Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, December 5, 2013

Xã hội dân sự: Kiện các nhà máy thủy điện, Tại sao không?


 


Xã hội dân sự: Kiện các nhà máy thủy điện, Tại sao không?


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-12-04

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


12042013-sue-hyr-plan-w-no.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Một khu chợ ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi sau cơn lũ hồi tháng 11 vừa qua.

Một khu chợ ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi sau cơn lũ hồi tháng 11 vừa qua.

RFA


 

 

 

 

Việc các nhà máy thủy điện tại miền Trung đồng loạt xả lũ làm chết người và thiệt hại tài sản được công luận rất quan tâm. Báo chí nhà nước cũng đã đưa ý kiến của các quan chức về khả năng các nhà máy này phải đền bù thiệt hại cho người dân. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, hiện làm việc ở Đà Nẵng đang xúc tiến việc thu thập các thông tin, nhân chứng, tìm luật sư để đại diện cho các gia đình người dân bị thiệt hại, kiện các nhà máy thủy điện. Từ Hà nội, anh Thạnh cho chúng tôi biết,

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh: Chào anh Kính Hòa, chào thính giả của đài RFA, tôi là một người con của đất Bình Định miền Trung. Vùng của tôi không phải là rốn lũ nhưng cũng bị ảnh hưởng của bão lũ và thiên tai hàng năm. Trong vài ba năm trở lại đây có một vấn nạn thường xuyên xảy ra ở miền Trung, đó là lũ lụt hợp với xả lũ của các hồ thủy điện làm cho vấn đề bão lụt ngày càng trở nên khốc liệt và nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản rất lớn. Đó là một thực tế.

Tôi biết vụ kiện này rất khó khăn, có độc giả nói thẳng với tôi là không tưởng...Tôi đồng ý như vậy. Tôi nghĩ rằng phải làm sao cho dư luận họ thấy được đây là một vấn đề không phải chỉ của người dân miền Trung mà là của tất cả những người dân VN

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh

Thực tế này kéo dài, mỗi năm như thế đài, báo và dư luận lên tiếng mà đều chìm xuồng đi vào dĩ vãng. Năm nay tai họa đó lại lặp lại và tôi nghĩ rằng phải làm điều gì đó, phải có một vụ kiện để công lý được thực thi, để tai họa này không còn giáng xuống người dân miền Trung nghèo khó nữa. Đó là ý tưởng.

Một nhà máy Thủy điện ở miền Trung (minh họa/kinhtenongthon.com)

Một nhà máy Thủy điện ở miền Trung (minh họa/kinhtenongthon.com)

Về đường đi thì tôi biết vụ kiện này rất khó khăn, có độc giả nói thẳng với tôi là không tưởng, hay là kiến kiện khoai. Tôi đồng ý như vậy. Tôi nghĩ rằng phải làm sao cho dư luận họ thấy được đây là một vấn đề không phải chỉ của người dân miền Trung mà là của tất cả những người dân Việt Nam yêu chuộng công lý và lẽ phải.

Sau đó tôi sẽ tìm kiếm những người ủng hộ mình để lập nên một ủy ban hỗ trợ cho những người dân miền Trung tiến hành vụ kiện. Bởi vì khi tôi đi tiếp xúc những người bị hại và hỏi họ tại sao không kiện để đòi công lý cho mình và tránh thiệt hại cho những người khác về sau, thì họ nói rằng đến miếng ăn mà họ còn tối tăm mặt mũi, thì còn đâu mà đi kiện tụng. Cho nên tôi nghĩ là phải có một ủy ban giúp đỡ họ bằng cách hỗ trợ họ trong việc tìm luật sư, chuyên gia, còn họ chỉ ủy quyền thôi, thì như thế sẽ khả thi hơn trong tiến trình kiện tụng.

Kính Hòa: Sau đợt lũ làm chết mấy chục người vừa rồi thì có một giáo sư nói rằng các đập thủy điện ở miền Trung không ảnh hưởng gì tới lũ. Anh thấy thế nào?

Quan điểm của chúng tôi là khi nhà máy thủy điện được xây dựng nên thì nó như một đơn vị kinh tế trong muôn vàn đơn vị kinh tế và doanh nghiệp, với nguyên tắc là lời ăn lỗ chịu, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh: Hiện có nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà chính trị chồng chéo và khác biệt nhau. Có nhiều người nói rằng các hồ thủy điện làm giảm các cơn lũ, lượng nước xả ít hơn lượng nước vô hồ. Người khác lại nói là thiên tai gần đây khốc liệt hơn, và ghi nhận rất nhiều về việc thủy điện xả lũ. Cần phải có những số liệu để định lượng được là vai trò của nó như thế nào, ảnh hưởng của nó lên thảm họa thiên nhiên hàng năm ra sao, để qui trách nhiệm, hay cải tiến các hệ thống thủy điện ở đây để làm sao tận dụng được tiềm năng của nó đồng thời tránh được thiên tai cho người dân.

Người dân di chuyển đồ đạc do lũ tràn về tại Qui Nhơn, Bình Định hôm 16/11/2013.

Người dân di chuyển đồ đạc do lũ tràn về tại Qui Nhơn, Bình Định hôm 16/11/2013. AFP

Kính Hòa: Có một câu hỏi cụ thể đặt ra là nếu anh và những người đồng chí hướng giúp người dân miền Trung thực hiện vụ kiện thì có một địa chỉ cụ thể, một công ty hay một pháp nhân nào cụ thể để kiện?

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh: Quan điểm của chúng tôi là khi nhà máy thủy điện được xây dựng nên thì nó như một đơn vị kinh tế trong muôn vàn đơn vị kinh tế và doanh nghiệp, với nguyên tắc là lời ăn lỗ chịu, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Chúng tôi nhắm vào các nhà máy thủy điện trên thượng lưu mà danh sách đã được báo chí chính thống nêu lên, ví dụ như 15 nhà máy đồng loạt xả lũ trong đợt mưa lớn vừa rồi. Chúng tôi nhắm vào những địa chỉ cụ thể như vậy.

Tôi nghĩ rằng vụ kiện của tôi sẽ đạt những điều khác trước khi tìm được công lý cho những người bị hại, đó là ý thức của người dân về cái quyền đi kiện tụng để đòi công lý cho mình

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh

Kính Hòa: Ở Việt Nam, việc người dân đi kiện những công ty lớn, những công ty nhà nước chưa nhiều, và dường như không đạt kết quả gì khả quan. Trở lại ý ban đầu anh có nói về con kiến đi kiện củ khoai, anh thấy rằng việc này có quá sức mình không?

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh: Nói chung là nếu cho rằng kiện để được phán xử minh bạch tại tòa như trong một xã hội dân sự thì tôi thấy rất là khó. Nhưng tôi nghĩ rằng đi tìm công lý ở đâu cũng rất là gian nan, nhưng nếu đi thì cũng có ngày đến. Tôi nghĩ rằng vụ kiện của tôi sẽ đạt những điều khác trước khi tìm được công lý cho những người bị hại, đó là ý thức của người dân về cái quyền đi kiện tụng để đòi công lý cho mình, người dân có quyền lên tiếng phản kháng khi bị thiên tai bão lũ, với một mối nghi ngờ về thảm họa như thủy điện chẳng hạn.

Cái quá trình kiện như vậy giúp tôi tự tin hơn trên đường đi của mình. Tôi tin chắc rằng chuyện xả lũ không chấm dứt trong năm nay mà kéo dài sang năm hay năm sau nữa, tôi muốn gióng lên tiếng nói từ lương tâm và trách nhiệm của một công dân. Tôi kỳ vọng rằng sẽ có nhiều người đồng hành với tôi để cất lên tiếng nói mạnh mẽ hơn. Nhờ đó mà những người có vai trò trách nhiệm như các chủ nhà máy thủy điện, các chính trị gia, các nhà qui hoạch sẽ có trách nhiệm hơn trong việc làm của mình, giảm các tai họa đến với người dân nghèo và gia đình họ.

Kính Hòa: Cám ơn anh đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List