'Cần
không gian cho quan điểm đa nguyên'
Cập nhật: 13:31 GMT - thứ hai, 2 tháng 12, 2013
Một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva
Việt Nam cần có một
không gian cho "những quan điểm đa nguyên", trong đó có việc cho phép
nhà xuất bản tư nhân, và sử dụng nhiều loại sách giáo khoa trong trường học, theo một chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Bà Farida Shaheed, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các quyền văn
hóa, lần đầu tiên có chuyến thăm Việt Nam trong tháng 11.
Sau chuyến thăm 12 ngày tới nhiều vùng nông thôn, miền núi và
thành thị ở Việt nam, bà Farrida Shaheed đưa ra bản Kết luận và Kiến nghị sơ
bộ, bày tỏ lo lắng về một số vấn đề như tự do sáng tạo, quyền văn hóa của con
người (đặc biệt là các dân tộc thiểu số), và giáo dục lịch sử.
Bà Shaheed cũng gặp gỡ các nghệ sỹ và nhà quản lý văn hóa, nghiên
cứu văn hóa và cho rằng Việt Nam “cần đảm bảo tự do hơn cho các biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo,
tuân theo tiêu chuẩn quốc tế”.
‘Quan ngại sâu sắc’
Đại diện của LHQ nói bà “quan ngại sâu sắc trước tình trạng một số nghệ sỹ bị tầm soát,
sách nhiễu, hoặc bị giam giữ".
“Trong các cuộc thảo luận của tôi với chính quyền, tôi đã nêu ra
những trường hợp bị kết tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự do 'tiến hành tuyên
truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.'”
Bà nhận xét: "Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng thường rất khó có
thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều quy định và sự thiếu rõ ràng, cụ thể
trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là không."
"Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng
thường rất khó có thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều quy định và sự
thiếu rõ ràng, cụ thể trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là
không."
Bà Farida Shaheed
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ cũng nhận thấy đời sống và văn hóa
của nhiều cộng đồng địa phương hoặc thiểu số “đã bị các chương trình phát triển
phá vỡ hoàn toàn”.
Ví dụ được đưa ra là việc người dân ở giáo phận Cồn Dầu, Đà Nẵng
bị cưỡng chế di dời cho một dự án phát triển nhà tư nhân lớn.
“Nhìn chung hơn, tôi
khuyến nghị Chính phủ đảm bảo việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho
nghững cộng đồng có ước muốn giữ và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông nghiệp, vào rừng, chăn
nuôi hay đánh cá.”
Vấn đề được nêu ‘đặc
biệt quan ngại’ là mô hình du lịch văn hóa, khi người dân “được yêu cầu trình
diễn chứ không phải thực sống đời sống văn hóa riêng của họ”.
Cụ thể, bà Shaheed nêu rằng người ta làm như vậy để hoặc lưu giữ
mô phỏng một số khía cạnh trong văn hóa hoặc thay đổi một số khía cạnh trong văn
hóa để làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Ví dụ điển hình là văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể, nhưng việc biểu diễn theo yêu cầu của khách du lịch ở
một số nơi “làm mất đi tầm quan trọng văn hóa ban đầu của sinh hoạt này”.
Cồng chiêng đối với nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Trung
và Tây Nguyên được coi là loại nhạc cụ linh thiêng, quý giá và chỉ được dùng ở
những dịp lễ đặc biệt.
Bà Shaheed khuyến nghị, chính phủ có trách nhiệm đảm bảo rằng du
lịch không “vắn tắt hóa con người xuống thành một số hình thức thể hiện văn hóa
của họ mà không thừa nhận tính nhân văn trong đó”.
Nhiều nơi người dân phải biểu diễn văn hóa thay vì thực hành văn
hóa như trong cuộc sống của họ
Bộ sách lịch sử duy nhất
Vấn đề xuất bản cũng được đề cập tới trong báo cáo, rằng Việt Nam còn thiếu các nhà xuất bản tư nhân,
điều này làm giảm hẳn những tiếng nói độc lập cần được chú ý tới.
“Một trong những vấn đề then chốt với Việt Nam ngày nay là có một
không gian cho các cuộc tranh luận và biểu đạt những quan điểm đa nguyên.”
"Sự thiếu vắng các nhà xuất bản tư nhân đã làm
giảm đáng kể phạm vi cất lên của những tiếng nói độc lập có thể được nghe thấy.
"
Bà Farida Shaheed
Bà lấy ví dụ minh họa là Việt Nam chỉ dùng duy nhất một bộ sách
dạy lịch sử, trong khi đây là môn học khuyến khích cho cách tư duy phê phán,
học bằng phân tích và tranh luận, so sánh đa chiều “hơn là ấn trẻ em vào quan
điểm đơn chiều”.
“Cơ chế chính trị và cấu trúc chính quyền hiện nay ở Việt Nam,
cùng với rất nhiều các hội đoàn thể đang hoạt động chủ yếu như các phương tiện
truyền đạt những quyết định của chính phủ, để lại không gian rất nhỏ bé cho xã
hội dân sự tự biểu đạt mình, đặc biệt với những người làm công tác nghiên cứu
hay các nghệ sỹ và những người khác có thể có tư duy phê phán đối với những
chính sách của Chính phủ,” báo cáo viết.
Những sáng kiến của Việt Nam được bà Shaheed tích cực hoan nghênh
là tài liệu hóa và bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số; giáo dục song ngữ cho
người H’Mong, Kh’Mer và J’rai và khuyến khích những dự án như thế cần được
nghiên cứu và tham gia ra quyết định bởi các chuyên gia và cộng đồng dân cư
liên quan.
Báo cáo viên về quyền văn hóa đặc biệt nhấn mạnh rằng, toàn bộ ý
kiến bà đưa ra trong bản báo cáo sơ bộ đều là trung lập, do tư cách độc lập và
vị trí danh dự, không phải với tư cách là một nhân viên của LHQ.
Báo cáo và khuyến nghị cụ thể sẽ được bà Farida Shaheed trình bày
trước Hội đồng Nhân quyền vào tháng 03/2014 tại Geneva.
Hôm 12/11, Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng
Nhân quyền của LHQ với kết quả 184/192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu
trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.