Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, December 3, 2013

VẠCH TRẦN SỰ THẬT MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA CÔ THU UYÊN (VTV)


 

Thứ hai, ngày 25 tháng mười một năm 2013


VẠCH TRẦN SỰ THẬT MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA CÔ THU UYÊN (VTV)



 

Sự thật về Chương trình 

"NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11"

 

Minh Nguyễn 

Cách đây năm năm, vào đêm mồng 4 tháng 10 năm 2008, có lẽ chưa bao giờ những người thân của gia đình Đại tá Đinh Hữu Tấn, các bạn bè là cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320B cũng như những cựu chiến binh thuộc các đơn vị mà ông Tấn từng lãnh đạo trước đó và sau này, lại xúc động đến như thế, khi tất cả được chứng kiến khoảnh khắc người lính già đang bị căn bệnh Parkinson làm chân tay run lẩy bẩy, chồm bật dậy, lật đật ôm chầm lấy cậu con nuôi Võ Văn Phước từ trong sân khấu mếu máo bước ra trường quay. Hai cha con nghẹn ngào không nói nên lời, nước mắt chảy tràn, khiến tất cả bỗng chốc lặng đi.

 

Đó là buổi truyền hình trực tiếp chương trình NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY (NCHCCCL) trên VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam lần thứ 11. Điều đặc biệt gây xúc động đối với khán giả còn vì, đây là sự đoàn tụ hiếm hoi giữa một cán bộ chỉ huy Quân đội trong cuộc giao tranh đẫm máu, đã nhận một em bé con một người lính bên đối phương làm con nuôi, khi em bị lạc gia đình giữa dòng người di tản đang hoảng loạn. Mặc dù theo lệnh của trên, anh phải giao lại cho bộ đội địa phương, nhưng không vì thế mà anh quên được tình cảm của cậu bé đối với mình trong những ngày ngắn ngủi ấy. Anh đã đưa cậu bé đi từ Cheo Reo Phú Bổn, dọc theo đường Bảy, hành quân vào Nam chiến đấu, rồi dừng lại ở Củ Chi. Những năm tháng sau chiến tranh, anh mòn mỏi hỏi thăm về Võ Văn Phước, viết cả lên báo Cựu chiến binh và nhờ rất nhiều người tìm kiếm thêm, nhưng bặt vô âm tín.

 

Đại tá Đinh Hữu Tấn tìm lại được đứa con nuôi, không chỉ làm cho tinh thần anh thoát khỏi sự bứt rứt nhớ thương trong mấy chục năm qua, mà cả gia đình anh và bạn bè khắp nơi đều nhận thấy niềm vui của anh đã trọn vẹn. Tôi là người rất thân với Đại tá, cho nên niềm vui của anh cũng là niềm vui của tôi và gia đình tôi. Tôi từng được anh kể nhiều về những ngày cuối cùng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc ấy. Chuyện về Võ Văn Phước bao giờ cũng được anh nói nhiều, viết nhiều. Chính vì thế, khi nhận được tin của chương trình NCHCCCL báo về gia đình, anh phấn khởi và hồi hộp lắm. Anh sắp xếp và chuẩn bị. Anh điện cho tôi và nhiều người thân về những kế hoạch, những dự định về tương lai khi có thêm một thành viên mới trong gia đình mình. Cứ như vợ chồng người lính già vừa sinh thêm một đứa con trong cuộc đời đã quá chiều muộn rồi. Anh nói: “Mình có ít tiền tiết kiệm đã thủ sẵn túi rồi nhé”. Tôi hỏi: “Thế anh có định đưa cháu về ngoài Bắc cùng anh không?”. “Cũng có thể lắm chứ!”. Rồi anh cười, tiếng cười của một người lính già mà nghe sao trẻ trung như của một chàng thanh niên mới lớn thế không biết. “Mình cứ nghĩ nó vẫn còn tý tẹo cậu ạ. Thằng bé nó hay lắm, nó tình cảm lắm, đêm ngủ nó thủ thỉ với mình đủ điều... không biết bây giờ nó bao lớn, không biết nó có nhận ra mình nữa không đây!”.

 

Thế nhưng, sau cuộc gặp mặt, được biết cuộc sống hiện tại của Phạm Văn Long (tên mới của Võ Văn Phước theo giới thiệu của MC Thu Uyên cho Đại tá Tấn) và vợ con cũng rất ổn. Vì thế, anh em chúng tôi theo gia đình Long lên thăm bố mẹ vợ của anh ta ở Tân Uyên Bình Dương mà thôi chứ không còn dự định gì khác như tôi nghĩ lúc đầu. Ở đây chúng tôi được biết vợ chồng Long - Trang cũng có một nếp nhà nhỏ cạnh nhà bố mẹ vợ, lại được gia đình bên vợ cho một vườn cao su sắp thu hái. Hiện tại vợ đi làm công nhân, còn chồng ở nhà lo toan mọi việc trong gia đình. Đại tá đã có những tình cảm hết sức mặn nồng khi gặp gỡ với gia đình bên vợ của Long/Phước. Hôm ấy, có bao nhiêu tiền mang theo anh đưa hết cho vợ chồng Phạm Văn Long. Anh nói với ông Lữ thân sinh ra cháu Trang: “Tôi không biết phải cảm ơn ông bà như thế nào nữa, vì ông bà và gia đình trong một thời gian dài đã giúp đỡ con chúng tôi nên người, lo cho nó có vợ có con đề huề như thế này, thật cảm động lắm. Nhưng cũng nói thật với ông bà, nếu như thằng Phước ở với chúng tôi ngay từ bé, nó không đến nỗi lận đận như trước khi đến với con ông bà đâu. Sự đời tréo ngoe như thế ai mà biết được, phải không ông? Và lúc này, cũng xin ông bà thông cảm cho, tôi chưa có điều kiện lo được cho các cháu. Vì vậy, một lần nữa, tôi lại nhờ ông bà, ông bà hãy thay chúng tôi giúp đỡ các cháu trong thời gian tới. Chưa biết rồi cuộc sống tới đây sẽ như thế nào, nhưng tôi tin – rất tin rằng – sau lần gặp gỡ này, các cháu sẽ nỗ lực vươn lên. Tôi và ông bà sẽ không phải hổ thẹn về chúng đâu!...”.

 

clip_image002

Vợ chồng Đại tá Đinh Hữu Tấn và gia đình Phạm Văn Long cùng bố mẹ vợ
.

clip_image004

Vợ chồng Đại tá và vợ chồng Phạm Văn Long
.

Sau khi vợ chồng anh Đinh Hữu Tấn ra Bắc, gia đình Phạm Văn Long vẫn thường xuyên xuống gia đình tôi chơi. Tôi có hỏi Long nhiều chuyện về gia đình trước lúc bị thất lạc. Nhưng thật kỳ lạ, Long không hề nhớ một chuyện gì về gia đình mình hồi còn nhỏ. Khi trả lời tôi, cậu ta thường nhìn đi chỗ khác và hay nói lảng sang những chuyện không đâu. Rồi một lần chỉ có cô Trang đưa hai cháu xuống. Cô báo tin có một người đến nhận Phạm Văn Long là con đẻ sau khi xem NCHCCCL. Ông ta nói nếu hai vợ chồng đồng ý thì đến quê ông ta mà ở. Nhưng vợ chồng Long không chịu. Tôi không nhớ chi tiết quê hương của người tự nhận cha kia ở đâu, nhưng tôi có khuyên cô Trang về nói với Long: Để biết sự thật, trước hết phải xác định ADN xem như thế nào. Nếu mà xác định đúng thì bố con nên nhận nhau, vì dù sao ông ấy cũng là cha đẻ của mình, ông không có lỗi khi để đứa con bị thất lạc. Một lần khác Trang xuống báo tin Long bỏ đi theo một người nào đó ở Vũng Tàu biệt tăm biệt tích... Sự bỏ đi này cũng giống như trước khi có cuộc tìm kiếm của nhân viên trong chương trình NCHCCCL. Họ đã tìm thấy Long cũng dưới Vũng Tàu, sau đó Long mới trở về với gia đình để gặp “bố nuôi”. Rồi Trang báo tin thêm người nhận cha của Long không muốn xác định ADN, ông ta nói: “Xác định ADN tốn 20 triệu, chi bằng tiền đó tao cho chúng mày!”. Tôi hơi lạ về những chuyện mà cháu Trang kể nhưng không muốn đi sâu tìm hiểu, và sự thể sau này như thế nào tôi cũng không được biết. Bẵng đi một thời gian dài sau đó, Trang lại đưa con xuống chơi, nói là Long đã về, nhưng không nói vì sao anh ta không cùng xuống. Lần ấy sắp nghỉ hè. Hai vợ chồng định đưa con ra thăm bố nuôi ở Thanh Hóa nhưng ngặt nỗi không có tiền đi lại. Lần nào cháu Trang đưa các cháu xuống tôi cũng cho các cháu tiền, lần ấy tôi cho Trang mượn đủ tiền tàu xe đi lại. 


Vào năm 2011, đột nhiên tôi nhận được một tập tài liệu đánh máy rất dày do anh Đinh Hữu Tấn gửi tới. Trong tập tài liệu có một bức thư viết tay của anh Tấn. Bức thư với nét chữ nguệch ngoạc, rời rạc. Hình như anh viết trong một trạng thái tinh thần không ổn. Chưa bao giờ anh viết cho tôi một bức thư với tâm trạng lạ lùng như thế, nó có vẻ day dứt và... thế nào ấy, rất lạ! Thậm chí tôi không nhận ra giọng văn thường ngày vốn dĩ rất dí dỏm tình cảm của anh nữa. Anh nói chuyện về đứa con nuôi, rồi chuyển sang nói những chuyện đâu đâu, rất lẫn lộn. Tôi không hiểu. Sau này tôi mới biết anh đã chớm bị một chứng bệnh mới: trầm uất, về sau nữa thì chuyển thành bại não rồi mất hẳn trí nhớ. Cuối thư đó anh nói: “Em xem mớ tài liệu này và khuyên anh nên như thế nào nhé”! Và anh ghi lại địa chỉ của người gửi tài liệu cùng với những số điện thoại cần tìm.


Tôi ngẩn ngơ một lúc rất lâu. Sau khi tĩnh tâm lại tôi mở tập tài liệu ra... Trời đất. Thì ra chương trình NCHCCCL lần thứ 11 ấy có vấn đề hết sức nghiêm trọng. Phạm Văn Long không phải là Võ Văn Phước! VTV đã hư cấu câu chuyện vốn dĩ rất đẹp đẽ của Đại tá Đinh Hữu Tấn, phù phép biến một Võ Văn Phước mạo danh, sum họp với người lính già hiền lành, chất phác, bao năm trời mòn mỏi mong gặp lại người con nuôi của mình y như thật, làm cho triệu triệu người trên đất nước này thổn thức xúc động rơi nước mắt cùng với những người thật trên trường quay hôm đó của VTV1. Một sự giả mạo lạnh lùng, làm tôi không thể nghĩ Đài Truyền hình Việt Nam lại có thể đang tâm dàn dựng để lừa dối người xem như thế.


Bức thư của người gửi tập tài liệu nói anh biết rất rõ đội tìm kiếm trong chương trình NCHCCCL gồm những ai và việc tìm kiếm con nuôi của Đại tá Đinh Hữu Tấn do Phan Hiếu đảm nhiệm. Một ngày nọ, Phan Hiếu báo đã tìm ra Võ Văn Phước được đổi tên là Phạm Văn Long ở ấp Phú Bưng, xã Phú Chanh, Tân Uyên, Bình Dương. Thế nhưng trong CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SÀI GÒN BUỔI SÁNG, nơi đang hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình NCHCCCL, có những người khẳng định Phạm Văn Long không thể là Võ Văn Phước. Sau đó Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng đã họp, xác định điều đó và đuổi việc Phan Hiếu. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì chương trình NCHCCCL vẫn cứ tổ chức để Phạm Văn Long không phải con nuôi Đinh Hữu Tấn “sum họp” với ông. Bức xúc trước sự việc đó, một nhân viên trong đội tìm kiếm đã tự bỏ tiền ra tổ chức tìm cho ra Võ Văn Phước và đã tìm thấy qua rất nhiều lần đi lại hỏi han những người quanh khu vực Củ Chi.


Có một chi tiết khá thú vị. Bà Võ Thị Dơi mẹ đẻ của Võ Văn Phước (thường trú tại: thôn Phước Hữu, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu), sau khi xem chương trình NCHCCCL, đã lần mò tìm đến gia đình Long ở Bình Dương. Tại đây Phạm Văn Long thú nhận mình không phải là Võ Văn Phước, mà chỉ là bạn với Võ Văn Phước mà thôi. Cuối cùng Long đã dẫn bà Dơi đến nhà Phước. Thế là, khi người nhân viên điều tra tìm kiếm Võ Văn Phước, sau khi tìm đến các nhân chứng khác, cuối cùng anh tìm đến nhà Võ Văn Phước, thì hai mẹ con đã sum họp. Nhờ cuộc sum họp này Phước mới đủ căn cứ làm hộ khẩu và chứng minh nhân dân, chấm dứt 46 năm không có giấy tờ tùy thân. Sự kiện Phạm Văn Long thú nhận không phải Phước mà chỉ là người quen của Phước, càng chứng tỏ Long đã cố tình mạo danh để nhận con nuôi với người bố chưa từng gặp mình bao giờ. Trách chi, trong chương trình phát trực tiếp Long chỉ nhận mình mới hai, ba tuổi lúc gặp ông Tấn nên không biết gì cả, trong khi Đại tá Đinh Hữu Tấn nói gặp Phước khi ấy đã 6, 7 tuổi rồi.

 clip_image007

Gia đình Võ Văn Phước thật và ông bà Đinh Hữu Tấn


Cuối thư người nhân viên điều tra viết: “Thưa bác, nếu sức khỏe của bác tốt, xin mời bác vào Sài Gòn một chuyến để gặp lại Phước và gia đình Phước. Hoặc ngược lại, nếu được sự cho phép của bác, cháu sẽ bố trí cho vợ chồng Phước ra Thanh Hóa gặp bác vào dịp hè năm nay. Cháu xin lo tất cả kinh phí nếu bác vào Sài Gòn, hoặc gia đình Phước ra Thanh Hóa”.


Còn khuyên gì nữa, tôi nói với Đại tá trên điện thoại, hãy nhận lời để anh nhân viên điều tra tốt bụng hiếm có này bố trí cho các cháu ra thăm, sức khỏe của anh bây giờ sao đi lại được. Đại tá cười lớn: “Lúc thì không có đứa con nào, bây giờ thì có tới hai đứa. Thôi thì mình nhận cả hai, càng đông con càng vui!”.


Câu chuyện về chương trình NCHCCCL lần thứ 11 mà Thu Uyên đã phát sóng bất chấp sự phản đối của những người khác, Đại tá Đinh Hữu Tấn nói: “Dù sao tôi thấy những người làm chương trình cũng rất tận tình với mình. Họ đã cho tôi tiền đi lại, vào Sài Gòn được tiếp đón chu đáo, lại có chỗ ăn ở đàng hoàng, còn mong gì hơn thế! Trong lúc trước đây mình đi tìm kiếm, phải chi phí đi lại rất tốn kém, mà cũng không tìm ra. Còn... Phạm Văn Long không phải Võ Văn Phước là điều rất đáng tiếc. Nhưng, trong xã hội mà chúng ta đang sống, có biết bao nhiêu chuyện đáng tiếc như thế đang xảy ra hàng ngày hàng giờ ai mà đếm xuể. Có những chuyện còn tày đình hơn thế rất nhiều, ví dụ như nạn tham nhũng chẳng hạn. Chúng ta nói chống, chống triệt để, chống đến cùng, nhưng thực chất toàn là đấm bị bông cho vui thôi. Hay các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, “những quả đấm thép” đang ngày càng “đấm” vào nền kinh tế đất nước thì sao? Cho nên tôi cũng không muốn bới móc chuyện này ra làm gì, mình mệt mỏi lắm rồi, để như vậy đi. Nhưng tôi tin chắc, cái gì xấu xa thì cuối cùng, dù bọc kỹ đến đâu cũng tự nó lòi ra thôi”.


Chiều ý anh, tôi cũng để sự việc khép lại. Tuy nhiên, tôi thấy thật tội cho Võ Văn Phước, người con nuôi chính thức của ông. Cuộc sống của Phước rất lận đận. Giá như không có Phạm Văn Long xen vào hay chỉ cần Phạm Văn Long chỉ dẫn cho những người tìm kiếm biết về Võ Văn Phước, thì câu chuyện đâu đi xa đến thế này (tất nhiên không thể kết luận đây là dụng ý của cá nhân Phạm Văn Long bởi nếu là dụng ý cá nhân thì Long đã không dễ dàng thú nhận với bà mẹ đẻ của Phước và dẫn bà đến nhà Phước, điều đó chứng tỏ lương tâm Long thật ra vẫn còn trong trắng; nhưng Long chịu sự chỉ đạo từ đâu để có chuyện đóng kịch “thế chân” Võ Văn Phước trên sân khấu truyền hình thì phải xác định thật rõ ràng). Và giá như Võ Văn Phước được đoàn tụ cùng cha nuôi chính thức của mình ngay trong cuộc gặp gỡ đầu tiên do Đài Truyền hình bố trí, thì cuộc hội ngộ trọn vẹn biết bao nhiêu. Dù rằng Võ Văn Phước đã được gặp cha nuôi do kinh phí của nhân viên điều tra (vì cảm kích và bức xúc đã tự bỏ tiền túi) đài thọ, nhưng trong con mắt của những người chứng kiến chương trình giả mạo như ông Năm Nhuần, Huyện đội trưởng Huyện đội Củ Chi, Đại tá Dương Quốc Minh, Huyện đội phó và vợ ông là bà Huỳnh Thị Thảo, người có công nuôi Võ Văn Phước, không thể nói họ không bị tổn thất niềm tin rất nặng vào Đài Truyền hình Trung ương vì đã lừa đảo chính họ. Và nếu như, hàng chục triệu người xem truyền hình buổi phát sóng trực tiếp lần thứ 11 biết rằng đấy là một buổi sum họp ngụy tạo, chắc chắn họ vô cùng thất vọng về chương trình này và sẽ nghĩ rộng đến nhiều chương trình truyền hình khác nữa mà bao nhiêu con người hàng ngày để mắt trông vào, không hiểu có mấy phần là sự thật và mấy phần là dàn dựng ra, như người ta dàn dựng vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, bắt Chấn tập dượt cách giết người để quay phim lại trước khi xử án. Tôi lại lan man nghĩ ngợi, những việc phải dàn dựng do áp lực này khác từ đâu đó, thôi thì không nói, còn ở đây, có áp lực gì đâu mà phải lừa dối các bậc cao niên đáng kính như người lính già từng trải bao phen chinh chiến, chỉ huy Trung đoàn lập nhiều chiến công Đinh Hữu Tấn? Có thế do mối lợi tiền bạc nào đó được Nhà nước cấp cho theo quy định của chương trình này chăng? Nếu thế thì những người làm chương trình như Thu Uyên có trách nhiệm đến đâu? Bởi vì đây là một sự vô lương trắng trợn mà không hề biết rằng chính họ đã làm cho đạo đức xã hội bị xói mòn. Ai còn tin được phát ngôn thật giả ở những con người như thế nữa.

 


Mới đây, xem Chuyên mục phỏng vấn trên (VTV News) có bài “Trò chuyện với nhà báo Thu Uyên”. Một bạn đọc hỏi:Tôi đã theo dõi chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly và giờ là Trở về từ ký ức của nhà báo Thu Uyên. Tôi rất cảm động mỗi khi xem chị dẫn và tôi cảm nhận được cảm xúc thật của chị trong đó. Nhưng tôi có thắc mắc, như trong Như chưa hề có cuộc chia ly, chị đã khóc rất nhiều và có bao giờ chị mệt mỏi vì điều đó?”. Nhà báo Thu Uyên trả lời: “Khi thấy các gia đình được đoàn tụ, cảm xúc của chúng tôi rất lạ lùng, chúng tôi chảy nước mắt và cười, tôi nói như thế thay cho cả ê-kíp cả chương trình chúng tôi. Để làm nên một cuộc đoàn tụ, mất rất nhiều thời gian và trong cả quá trình đấy, chúng tôi vì có rất nhiều việc phải làm nên không phải khóc nhiều lắm dù đó là những câu chuyện rất bi thương. Mệt mỏi thì có mệt mỏi nhưng vì nghĩ không thể để những người gửi thư cho chương trình phải chờ đợi lâu và thất vọng nên chúng tôi rất cố gắng. Và thật kỳ lạ là chúng tôi càng cố gắng làm thì dường như càng có thêm sức.”


Không biết nên bình luận phần trả lời của nhà báo Thu Uyên như thế nào khi xem những chuyện giả như thật của chị trên truyền hình NCHCCCL lần thứ 11 năm ấy nhỉ?


Nếu tôi để sự việc này trôi qua, thì chính tôi cũng không thể thanh thản. Vì vậy, hôm nay tôi viết lại câu chuyện về Võ Văn Phước để khán giả truyền hình trên cả nước vốn rất yêu thích chương trình NCHCCCL của Đài truyền hình Việt Nam được biết sự thật. Tôi có tất cả các địa chỉ cần liên hệ. Nếu các bạn xem truyền hình cần giải đáp thắc mắc thì liên hệ với nhân vật chính Võ Văn Phước: Thường trú tại 137 Đoàn Minh Triết – Ấp Tháp – xã Thái Mỹ – huyện Củ Chi, ĐT: 0165 834 6104 sẽ được biết tất cả. Còn nếu như các bạn vẫn chưa hẳn tin, tôi xin cung cấp số điện thoại của bà Huỳnh Thị Thảo: 0837 950 560 người trực tiếp nuôi Phước từ nhỏ cùng bà Năm Sương: 0168 349 4548 để các bạn kiểm chứng thêm.


Nếu bạn nào cần xem lại chương trình NCHCCCL lần thứ 11 thì theo đường dẫn sau đây. Tuy nhiên chương trình có hai cuộc đoàn tụ. Cuộc đoàn tụ giữa Đại tá Đinh Hữu Tấn và Phạm Văn Long là phần 2 từ phút thứ 38 đến hết.  http://haylentieng.vn/tvshow/nhu-chua-he-co-cuoc-chia-ly-so-11/


SG, ngày 10-11-2013 
M.N. 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Nguồn: BVN


 

Chủ nhật, ngày 01 tháng mười hai năm 2013


THU UYÊN ĐỪNG ĐI LẠI VẾT XE ĐỔ CỦA "CÔ LƯỢM" Ở HUẾ NGÀY NÀO!



 

Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”: 

Niềm tin bị đánh cắp khi “giả, thật” dùng dằng 

 

Linh Trần


 

Dư luận đang ồn ào chuyện “hai nhân vật” trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” được xác định là giả. Những người làm chương trình đã lên tiếng, nhưng đó là “giải trình” cho rõ. Những cuộc “bút chiến” chưa có điểm dừng. Xin đừng đẩy niềm tin đến bên bờ vực, khi “thật, giả” vẫn cứ dùng dằng. 

 

 

Từ những cái sai...

 

“Như chưa hề có cuộc chia ly” (NCHCCCL) là chương trình mang đầy ý nghĩa nhân văn, là nhịp cầu để bao đứa trẻ vì nhiều lý do bị thất lạc, tìm lại được cha mẹ, cội nguồn, như lời anh Nguyễn Hữu Thành (quê ở Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp) chia sẻ, sau khi dư luận biết được một sự thật. Chương trình đã tìm được mẹ cho anh, nhưng ba năm sau, khi anh thử ADN thì cả hai không cùng huyết thống. 

 

Anh Thành vào cô nhi viện khi tròn 2 tháng 10 ngày tuổi. Anh tìm đến chương trình đăng ký tìm mẹ, với khát khao là con cái tìm được cội nguồn. Với thông tin mong manh từ cô nhi viện, đó là tờ ủy thác, ghi tên người mẹ là Lê Thị Út, sinh năm 1949, ngụ tại An Hữu, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường, Lê Văn Được là người làm chứng. 

 

Theo “giải trình” của ông Đỗ Minh Hoàng - Tổng Giám đốc Cty Truyền thông Sài Gòn buổi sáng (TTSGBS) - đội trưởng đội tìm kiếm - đối tác sản xuất chương trình NCHCCCL: Có 4 đội tìm kiếm suốt 4 tháng trời vẫn không tìm ra. Cuối cùng, đội viên tìm kiếm Lý Trung Dũng nhận được thông tin từ công an xã Thiện Trung (Cái Bè, Tiền Giang), cho biết trong ấp có một gia đình phải cho con đi (vì bí mật công tác, không thể công khai được, người mẹ nhờ chị gái gửi con vào cô nhi viện), mượn tên người hàng xóm là Lê Thị Út, người mẹ lúc đó là du kích”.

 

Theo Cty TTSGBS nhận định thì thông tin khai trên tờ ủy thác là giả vì gia đình bà Lê Thị Út (người cho bà Nguyễn Thị Nguyệt mượn tên) khẳng định thời điểm, địa điểm cho con đi trùng khớp với hồ sơ tìm kiếm. Chính vì “bác” thông tin duy nhất mà anh Thành có được đó là tờ uỷ thác, chương trình NCHCCCL đã tổ chức đoàn tụ cho anh Thành và bà Nguyễn Thị Nguyệt - người mẹ du kích - trong sự xúc động của ê kíp thực hiện, người trong cuộc và khán giả truyền hình. Chương trình cho rằng đây là “sự trùng hợp hiếm có”. 

 

Mặc dù đã nhận được mẹ, nhưng anh Thành vẫn có cảm giác xa lạ suốt gần ba năm, anh bí mật lấy tóc, móng tay của bà Nguyệt, nhờ giám định gene. Kết quả giám định, anh Thành và bà Nguyệt không phải là mẹ con. Ông Đỗ Minh Hoàng cho hay, đầu năm 2010, Trung tâm ADN mới nhận hỗ trợ chương trình giám định, từ đó mới có việc giám định gene để xác định chính xác quan hệ huyết thống của những người tìm kiếm thân nhân. 

 

Trường hợp “nhầm” thứ hai của chương trình NCHCCCL là câu chuyện đầy xúc động của đại tá Đinh Hữu Tấn, cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320A. Ông Minh Nguyễn (trú tại quận Gò Vấp, TPHCM) - người thân của đại tá Đinh Hữu Tấn (hiện ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa) kể lại rằng: Đã gần 40 năm có lẻ, anh Tấn vẫn bứt rứt nhớ thương đứa con nuôi chừng 7 tuổi - tên Võ Văn Phước - là con của một người lính bên đối phương. Phước lạc mẹ trong dòng người di tản ở đường 7 (Phú Bổn, Gia Lai). 

 

Đại tá Tấn đem theo Phước cùng đơn vị, khi về đến Củ Chi (TPHCM), vì yêu cầu công tác, anh đã giao Phước cho du kích Củ Chi. Anh xem chương trình NCHCCCL, thấy rất xúc động nên đã nhờ chương trình NCHCCCL, tìm cậu con nuôi Võ Văn Phước.

 

Ông Minh Nguyễn kể tiếp: Tối 4.10.2008, chương trình NCHCCCL truyền hình trực tiếp số 11, có lẽ chưa bao giờ, gia đình đại tá, bạn bè, các cựu chiến binh xúc động đến như thế, khi tất cả được chứng kiến khoảnh khắc người lính già đang bị bệnh parkinson, chân tay run lẩy bẩy, chồm bật dậy ôm chầm lấy cậu con nuôi Võ Văn Phước từ trong sân khấu mếu máo bước ra trường quay. Hai cha con nghẹn ngào không nói lên lời, nước mắt chảy tràn, khiến tất cả bỗng chốc lặng đi. 

 

Khi hay tin chương trình NCHCCCL báo tin đã tìm được Võ Văn Phước, đại tá Tấn điện cho bạn bè, đồng đội về những dự định về tương lai khi có thêm một thành viên mới trong gia đình. Ông nói với ông Minh Nguyễn: “Mình có ít tiền tiết kiệm đã thủ sẵn vào túi rồi nhé”. Khi được hỏi có định đưa Phước về Bắc sống không. Vị đại tá cười hóm hỉnh: “Cũng có thể lắm chứ” và nhớ da diết rằng “thằng bé nó hay lắm, tình cảm lắm, đêm ngủ nó thủ thỉ với mình đủ điều, không biết có còn có nhận ra mình nữa không đây?”.

 

Gặp con nuôi, vị đại tá hài lòng vì cuộc sống của vợ chồng Phạm Văn Long (tên mới của Võ Văn Phước theo lời giải thích của chương trình là Phước đã đổi tên thành Long) khá ổn, số tiền dành dụm ông đưa cho vợ chồng Long. Khi gặp gia đình thông gia, ông nghẹn ngào nói: “Tôi không biết cảm ơn ông bà như thế nào nữa, gia đình đã giúp đỡ con chúng tôi nên người, lo cho nó có vợ con đề huề thế này, cảm động lắm”. Vị đại tá già cứ day dứt, nếu như Phước ở với ông bà từ bé thì đâu có lận đận. Tình cảm cha con tưởng như không ai có thể “cầm cưa” xẻ ngang được.

 

Thế nhưng, khi Phạm Văn Long xuất hiện trên truyền hình thì có người đã đến nhận Long là con đẻ. Chuyện gì đã xảy ra trong ba năm “cha con nuôi” đoàn tụ? Ông Minh Nguyễn cho biết: Vào năm 2011, tôi nhận được tập tài liệu do anh Đinh Hữu Tấn gửi, trong đó có một bức thư viết tay, nét chữ rời rạc, hình như anh Tấn viết trong một trạng thái tinh thần không ổn, có vẻ day dứt...cuối thư có dòng chữ khiến tôi rất lưu tâm: “Em xem tài liệu này và khuyên anh nên như thế nào” kèm địa chỉ và điện thoại của người gửi tập tài liệu.

 

Tìm người cung cấp tài liệu, ông Minh Nguyễn mới hay, Phạm Văn Long không phải là Võ Văn Phước. Sự việc “nhầm” này, theo ông Đỗ Minh Hoàng - Tổng GĐ Cty TTSGBS cho biết sẽ thông tin sau lời giải trình về trường hợp “nhầm” của anh Nguyễn Hữu Thành trên trang web “Như chưa hề có cuộc chia ly”.

 

Sự tình là, Phan Hiếu là người được TTSGBS giao đi tìm Võ Văn Phước. Hiếu báo cho biết đã tìm thấy, bây giờ Phước mang tên Phạm Văn Long ngụ tại ấp Phú Bưng (Phú Chanh, Tân Uyên, Bình Dương), nhưng trong Cty có người khẳng định Long không phải là Phước, Cty TTSGBS đã xác minh và đuổi việc Phan Hiếu, nhưng việc tổ chức cho Phạm Văn Long gặp đại tá Đinh Hữu Tấn vẫn diễn ra.

 

Một nhân viên trong Cty TTSGBS thấy tình cảm của vị đại tá già dành cho con nuôi nên day dứt, không can tâm đã bỏ tiền túi đi tìm Phước. Mẹ đẻ của Phước là bà Võ Thị Dơi đang ở Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) xem chương trình NCHCCCL đã đến tìm Long, lúc này Long thú nhận không phải là Phước, dẫn bà Dơi đi gặp Phước.

 

Hay chuyện “thật, giả”, đại tá Đinh Hữu Tấn cười lớn: “Lúc thì không có đứa con nào, bây giờ thì có tới hai đứa. Thôi thì mình nhận cả hai, càng đông con càng vui”. Vị đại tá đầy vị tha nói rằng: Dù sao tôi thấy những người làm chương trình rất tận tình. Họ cho tôi tiền đi lại, vào Sài Gòn được tiếp đón chu đáo, còn mong gì hơn thế. Trước đây mình đi kiếm, phải chi phí tốn kém mà không tìm ra. Còn Phạm Văn Long không phải là Võ Văn Phước là điều rất đáng tiếc...”. Cũng như anh Nguyễn Hữu Thành - dù biết mẹ Nguyệt không phải là mẹ đẻ, nhưng anh vẫn coi là mẹ.

 

“Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”

 

Câu chuyện nhầm Võ Văn Phước chưa có phản hồi từ TTSGBS, thì trên facebook của luật sư (LS) Trần Đình Triển đã có bài về chuyện “nhầm” của Nguyễn Hữu Thành. Lời lẽ trong bài của LS đã “thêm dầu vào lửa”, buộc ông Đỗ Minh Hoàng lên tiếng giải trình. Cuộc săn tìm “nhân vật” được cả hai bên vào cuộc, anh Thành cũng được LS Triển tìm đến, ông Minh Nguyễn cũng được những người của chương trình và LS Triển tìm. Chương trình NCHCCCL thì tố LS Triển vu khống. LS Triển cũng tố Thu Uyên - người thực hiện chương trình - thì “càng nói càng lộ dối trá”.

 

Cuộc “bút chiến” ngày càng căng thẳng, LS Triển cũng “tung” cuộc điện thoại đã nói chuyện với anh Thành, chương trình NCHCCCL cũng “trưng” clip về phát biểu của anh Thành. Nghe nói, hai bên đã đang đưa nhau ra phân xử bằng kiện tụng. Cuộc “bút chiến” xem chừng chưa có điểm dừng. Ông Đỗ Minh Hoàng - Tổng Giám đốc Cty TTSGBS - vẫn quả quyết rằng: “NCHCCCL” không bao giờ lừa dối khán giả và những người bị chia ly. LS Trần Đình Triển thì vẫn quả quyết là có bằng chứng chương trình chưa nói lời xin lỗi với “nạn nhân”.

 

Vì sao LS Trần Đình Triển lại “nhảy” vào cuộc vụ này? Dư luận cũng đã có nhiều chiều ý kiến. Phải chăng nguyên do là hơn một tháng trước , chương trình “Trở về từ ký ức” đã có clip về một số nhà ngoại cảm, tìm hài cốt liệt sĩ, nhưng khi giám định thì không phải là xương người, trong đó có một nhà ngoại cảm - người đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với văn phòng LS Vì Dân do ông Trần Đình Triển làm trưởng văn phòng. Hai bên cũng đã “bút chiến”, cũng “dọa” nhau làm đến cùng. Chuyện “ngoại cảm” vừa lắng xuống, nay lại bùng lên chuyện “nhầm’ của chương trình NCHCCCL.

 

Sáng 29.11, ông Minh Nguyễn nói với tôi rằng, ông cũng định khép lại như lời đại tá Đinh Hữu Tấn, nhưng khi đọc những câu trả lời của những người thực hiện NCHCCCL, ông không hài lòng - kể cả những cuộc điện thoại gọi trực tiếp cho ông. Đó là sự vòng vo, không nhìn thẳng vào cái sai. Tục ngữ có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Ông đã trải lòng qua bài viết “Nói thêm về lời xin lỗi của ngôi sao truyền hình” nói rõ vì sao ông phải nói lên sự thật. Được biết, chị Thu Uyên - người thực hiện chương trình NCHCCCL hứa sẽ có buổi gặp ông Minh Nguyễn.

 

Biết rằng còn mấy ngày nữa là chương trình NCHCCCL tròn 6 năm hoạt động. 397 cuộc đoàn tụ, trên 600 cuộc tìm ra, trên 70.000 thông tin đăng ký tìm người thân. Đây là một chương trình được dư luận đánh giá cao, những cuộc đoàn tụ những tưởng sẽ không bao giờ đến với những người bị thất lạc gia đình. Nước mắt, niềm vui của ngày gặp mặt đọng lại trong tâm trí hàng triệu khán giả của chương trình. Sai là không thể tránh khỏi, nói như lời đại tá Đinh Hữu Tấn: “Trong xã hội chúng ta đang sống, có biết bao chuyện đáng tiếc như thế đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ, không ai đếm xuể. Còn những chuyện tày đình hơn thế rất nhiều...”.

 

Sai thì đã rõ. Nhưng, ôi chao, một lời xin lỗi sao mà khó thế. Xin đừng đi lại vết xe đổ của “cô Lượm” ở Huế ngày nào. Một khi, cứ “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại” sẽ đẩy niềm tin của dư luận đến bờ vực, khi mà “thật, giả” vẫn cứ dùng dằng.

 


 

 

Thứ tư, ngày 27 tháng mười một năm 2013


BỊ PHÁT GIÁC, CÔ THU UYÊN (VTV) ĐÃ PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO?


NÓI THÊM VỀ CÁCH XIN LỖI 

CỦA MỘT NGÔI SAO TRUYỀN HÌNH TRÊN VTV

 

Minh Nguyễn 

 


Tôi vốn rất yêu mến ngôi sao truyền hình Thu Uyên (T.U.) kể từ khi chị phụ trách tổng hợp thời sự Quốc tế cuối tuần trên VTV1. Bẵng đi một thời gian khá dài, sau đó chị chuyển qua Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL). Chương trình ra mắt cuốn hút tôi ngay và thực tình khi xem lòng tôi rất xúc động. Thế là cứ đầu mỗi tháng tôi hay gọi cho Đại tá Đinh Hữu Tấn để anh cùng theo dõi NCHCCCL. Rồi anh tin tưởng đăng ký với Chương trình về trường hợp của anh để Chương trình tìm giúp...

 

Cho nên khi viết bài SỰ THẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11 (xem tại đây) tôi cố gắng viết thật khách quan, chỉ lấy những tài liệu từ anh Đinh Hữu Tấn gửi tới, thậm chí bỏ qua rất nhiều những phần nặng nề gay gắt nhất có trong tài liệu (Điều này tôi đã nói khi T.U. gọi điện cho tôi). Hôm LS Trần Đình Triển đến tìm hiểu rồi đưa bài của tôi lên Facebook, tôi không thật thấy yên lòng. Vì tôi biết trên Facebook sự việc có thể bị đẩy đến những hệ lụy chê khen quá lời. Tôi chỉ muốn bài của tôi đăng trên một tờ báo chính thống có độ tin cậy. Nếu không thì trên một trang mạng uy tín như trang Bauxite Việt Nam do những nhà trí thức nghiêm chỉnh điều hành. Tôi thiết nghĩ, mình là người chân chính, thì mình phải nói lên sự thật. Khi bài của tôi vừa lên Facebook của Trần Đình Triển, nhiều comment nhắn tin hỏi tôi tới tấp. Tôi khuyên các bạn bình tĩnh, chờ bài chính thức trên Bauxite Việt Nam xuất hiện. Thế rồi Bauxite Việt Nam cũng lên bài. Ngay sáng sớm, vợ Đại tá Đinh Hữu Tấn điện vào “Hôm qua, một cô tên Linh thuộc Chương trình NCHCCCL gọi điện đến cho chị. Họ hỏi thăm gia đình qua quýt rồi hỏi Nguyễn Minh có quan hệ như thế nào với anh chị. Chị nói không có ai là Nguyễn Minh, mà Minh Nguyễn thì có. Cô Linh vội chữa: Vâng Minh Nguyễn. Chị nói đó là một người rất thân thiết với gia đình. Rồi họ hỏi địa chỉ, ghi lại số điện thoại... có thể hôm nay họ gọi cho chú đấy”.

 

Đang ăn cơm tối tôi nhận được cuộc gọi có số lạ 0962287xxx.... Tôi không trả lời. Cuộc gọi tiếp tôi bắt máy, thì ra đó là ngôi sao truyền hình Thu Uyên, tôi hẹn lát nữa gọi lại vì tôi đang ăn cơm. Đúng hẹn, Thu Uyên: “Có phải chú A.C. không ạ”. “Vâng tôi nghe, chị gọi tới có chuyện gì không thế?” “Chú còn nhớ cháu không?” “Nhớ chứ”. “Cháu mới xem trên Bauxite bài viết của chú...

 

Thế rồi ngôi sao truyền hình VTV bắt đầu trần tình về vụ Chương trình NCHCCCL lần thứ 11; rằng khi Chương trình bố trí cho Long và chú Tấn nhận nhau Chương trình chưa hề biết Long là giả mạo; rằng đến lúc mọi người biết sự giả mạo thì cháu vẫn hoàn toàn chưa biết, chưa biết tý gì cả. Mãi rất lâu sau cháu mới biết và cháu đã xin lỗi chú Tấn rồi; rằng cháu làm chương trình này với tâm nguyện đem đến sự đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán với một tấm lòng trong trắng không hề gợn sự dối lừa, không hề giả dối lương tâm, chỉ mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho mọi người mà thôi. Rồi T.U. chuyển sang hỏi tôi tập tài liệu, rồi tự trả lời ngay, à... đấy là báo cáo của Lê Cao Tâm. Lê Cao Tâm lúc ấy là Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng (CT TTSGBS) chú ạ, báo cáo ấy là lời xin lỗi chú Tấn đấy. Mà sao chú có thể quy kết về cháu và VTV nặng lời như thế chứ, chúng cháu có làm điều gì xấu đâu. Cháu rất quý chú Tấn, biết chú và chú Tấn có những tập thư trao đổi rất tình cảm, cả hai người đều yêu thích văn học. Cháu rất buồn vì chú...

 

Thu Uyên nói một thôi một hồi làm tôi gần như bị đóng đinh tại chỗ. Tôi bắt đầu bình tâm lại. Tôi chậm rãi trả lời những vấn đề đặt ra của T.U. trong bài viết của tôi. Tôi nói để T.U. biết đây là tài liệu do Đại tá Đinh Hữu Tấn gửi cho tôi chứ tôi không tự bịa ra để viết, và chính người viết tài liệu này đã tìm ra Võ Văn Phước, rồi lại cho tiền để Phước ra Thanh Hóa gặp bố nuôi. Tôi chỉ muốn viết sự thật, mà sự thật thì đã hiển hiện, những bức ảnh nói lên điều đó, những địa chỉ và số ĐT của Phước và những người ở Huyện đội Củ Chi trước đây từng được Chương trình NCHCCCL lần thứ 11 phỏng vấn nói lên điều đó, và họ đang mất lòng tin vào VTV, không còn tin vào Truyền hình Trung ương nữa. Sự không còn tin vào Chương trình NCHCCCL là có thật chứ tôi không bịa. Đáng lý trước khi ĐT cho tôi, chị nên ĐT tới mảnh đời bất hạnh Võ Văn Phước, để hỏi cậu ấy xem tình hình như thế nào, đời sống ra sao, rồi ít ra cũng thay mặt Chương trình có một lời xin lỗi vì đã sơ suất không tìm ra người bố nuôi thật sự cho Phước, chứ sao lại gọi cho tôi. Sau đó tôi có nói: “Cách đây hơn một tuần, trước khi bài báo gửi đi, tôi có gọi đến “Hãy lên tiếng” muốn tìm Giám đốc CT TTSGBS, nhưng họ không cho gặp, bắt phải đến CT ở Quận 4, tôi không đến được. Nói thế để chị thấy, tự bản thân tôi cũng có trách nhiệm với những gì mình viết ra. Người viết có trách nhiệm là như thế. Tôi chỉ muốn nói ra một sự thật và mong chị cũng nên nhận lấy những gì sai sót của chương trình trong lần thứ 11 ấy”.

 

Khi ngôi sao truyền hình nhấn mạnh đến sự nhầm lẫn chỉ được phát hiện ra sau đó rất lâu chứ không phải biết mà cứ cho gặp mặt, tôi rất lấy làm lạ, thật trái ngược với những gì tập tài liệu mà tôi có. Chính vì thế tôi mới viết trong bài báo: “Thế nhưng trong CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SÀI GÒN BUỔI SÁNG, nơi đang hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình NCHCCCL, có những người khẳng định Phạm Văn Long không thể là Võ Văn Phước. Sau đó Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng đã họp, xác định điều đó và đuổi việc Phan Hiếu. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì chương trình NCHCCCL vẫn cứ tổ chức để Phạm Văn Long không phải con nuôi Đinh Hữu Tấn “sum họp” với ông”. Nếu như T.U. nói đúng thì lúc Chương trình cho phát sóng Hiếu vẫn còn trong đội tìm kiếm chứ chưa thể bị đuổi. Mà chưa bị đuổi thì thông thường người được phân công tìm Võ Văn Phước sẽ tiếp gia đình Đại tá Tấn. Vậy tại sao Hiếu không tiếp ông mà một người tên Hoàng hay tên gì đó tiếp đón? Tôi hỏi ý này. T.U. nói: “Cậu tiếp chú Tấn tên là Khoa, còn Hiếu... Hiếu bị đuổi việc rồi”. “Tại sao?” “Vì cậu ta vô kỷ luật” (!?). Đúng là MC, đối đáp rất nhanh khi gặp những tình huống bất ngờ. Trong tập tài liệu tôi đang giữ làm căn cứ còn nói T.U. và chồng có 70% cổ phần trong CT SGBS. Vậy khi họp lãnh đạo tại sao cô không được biết việc Long là giả mạo, mà mãi rất nhiều năm sau này cô mới được biết?!!! Tôi hỏi tiếp sang chuyện khác: 

 

– Chị nói rất lâu sau chị mới biết sự thật giả, vậy sao chị không tìm cách giải thích cho gia đình chú Tấn biết việc nhầm lẫn của chương trình?

 

– Cháu đã xin lỗi chú ấy rồi!

 

– Vào lúc nào?

 

– Vào thời gian... chú đột quỵ lần thứ nhất, cũng... cách đây mấy năm rồi đấy.

 

– Chị xin lỗi trực tiếp với chú Tấn à?

 

– Vâng, cháu gọi điện ra nói trực tiếp với chú ấy.

 

Từ khi kết thúc chương trình NCHCCCL 11, hai vợ chồng anh Đinh Hữu Tấn chưa bao giờ nói với tôi rằng T.U. gọi điện ra hỏi thăm, thế thì làm sao khi anh đột quỵ lại có chuyện T.U. gọi điện ra xin lỗi. Hơn nữa sau đột quỵ, mỗi lần muốn gặp gia đình anh Tấn, bao giờ những người thân trong họ hàng hoặc bạn bè dù gọi số ĐT di động của anh ấy, cũng phải qua vợ anh, sau đó có muốn gặp anh thì chị mới đưa ĐT cho anh chứ anh không tự bắt máy được nữa. Vậy làm sao T.U. gọi ra chỉ để mình anh nghe, còn vợ không biết tý gì? Vả lại, cứ gì phải có lời xin lỗi trực tiếp ông Tấn. Khi thấy sai sót, tại sao Chương trình không xin lỗi ngay trên buổi truyền hình trực tiếp ngay sau đó, để không những gia đình ông Tấn, mà hàng triệu triệu người xem truyền hình được biết thì có phải hay biết bao nhiêu không. Bởi vì chương trình NCHCCCL đã vượt qua giới hạn cá nhân, mang tính toàn quốc toàn cầu, như ta đã biết. 

 


Nhưng thật ra, chúng tôi không cần lời xin lỗi, mà cần nhân cách trung thực của người làm Truyền hình. Đừng để những giọt nước mắt rơi không đúng chỗ! Đừng để lời xin lỗi cứ mãi chỉ là lời xin lỗi. Còn nhớ đại biểu Dương Trung Quốc từng thẳng thắn chất vấn Thủ tướng N.T.D.: “Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?” Đáng lẽ các MC trên truyền hình cần khắc ghi câu chất vấn nằm lòng này để ứng xử sao cho hợp lẽ trước NHÂN DÂN. Đằng này T.U. cứ nhắc đi nhắc lại “Sai sót của chương trình lần ấy, cháu luôn nhắc các em làm chương trình sau này nhớ đến để các em rút kinh nghiệm”. 

 

(Để chắc chắn lời khẳng định của mình, sau khi nói chuyện với T.U. tôi gọi điện ngay cho chị Tạ Thu Nhuần để hỏi xem T.U. có xin lỗi như cô ấy nói không. Chị Nhuần khẳng định: “Chưa bao giờ cô ấy gọi điện ra thì làm gì có chuyện xin lỗi. Bịa đấy!”).

 

Tôi đang ngẫm nghĩ thì T.U. nói tiếp “Với lại Cao Tâm viết báo cáo là để xin lỗi chú Tấn đấy ạ”. Đến đây thì tôi hoàn toàn thất vọng về ngôi sao truyền hình này. Trong tập tài liệu mà nhân viên điều tra gửi cho anh Đinh Hữu Tấn hoàn toàn nói về sự giả dối của chương trình NCHCCCL, chứ không hề là một báo cáo gửi ra xin lỗi gia đình. Tôi định nói thêm vài điều nữa nhưng ngôi sao truyền hình không nghe, cúp máy, không một lời tạm biệt xã giao, chỉ còn lại những tiếng tuýt tuýt. Thái độ của T.U. khác hẳn những gì trước ống kính máy quay, khác hẳn những gì chị từng nói khi có người hỏi: Chị đã bao giờ thất bại: “Tôi luôn là người bắt đầu, chẳng hiểu vì sao lại vậy và tôi cố gắng để không bao giờ thất bại". Trách chi gần cuối buổi nói chuyện T.U. tỏ ra gay gắt: “Cháu bị chú đánh rất đau, nhưng cháu sẽ không đầu hàng đâu, cháu sẽ bắt Cao Tâm làm rõ vấn đề này”. 

 

Mấy ngày trước tôi đọc trên “Quê choa” bài Đã xác định được người đánh đập, ép cung ông Chấn?!” Bài báo mở đầu nói các điều tra viên đồng loạt phủ nhận việc ép cung ông Chấn, kể cả Chánh án Tòa án NDTC cũng lên tiếng “Nếu có đánh đập, ép cung thì phải chứng minh”. Làm sao có thể chứng minh được: Không hình ảnh, không ghi âm, không ghi hình, không nhân chứng, không thương tích... Cuối cùng một kịch bản hoàn hảo “Hôm nay chúng tôi xin công bố danh tính của người trực tiếp đánh đập, ép cung ông Chấn đó là … Điều tra viên Nguyễn Văn X, nhưng đồng chí này đã chết vì bị tai nạn giao thông cách đây mấy năm. Chấm hết!”

 

Vậy, nên hiểu việc T.U. gọi điện ra nhà Đại tá Đinh Hữu Tấn xin lỗi là có dụng ý gì nhỉ? Tôi tạm “dịch” ý đồ của chị như thế này xem có đúng không nhé: Tôi đã xin lỗi rồi, ai dám nói chưa xin lỗi thì cứ hỏi Đại tá Đinh Hữu Tấn mà xem? Nếu ông ấy không nhớ thì chẳng qua bây giờ ông ấy mất trí nhớ chứ không phải tôi chưa xin lỗi đâu nhé! Nhé! Nhé! Đúng là “bótaychấmcom”.

 

Và khi bài báo này được đăng, cũng có thể Thu Uyên sẽ phản bác lại: “Tôi không gọi điện cho ông ta, hoặc là ông ta đã bịa ra mọi chuyện. Nhưng ngôi sao truyền hình Thu Uyên nên nhớ điều này: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại, không phải bất cứ lời nói nào cũng bị gió bay mất đâu nhé!

 

26/11/2013 
M.N. 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

Nguồn: BVN

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List