Những
nguyên do đưa Trung cộng đến sụp đổ
Viêt Nam
phải quyết định, chọn lựa giữa dân chủ Mỹ hay độc tài như TQ
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Chu Chi Nam, Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Mặc dầu nước Tàu hiện nay, về tổng sản lượng, nếu tính theo khả
năng mua bán, thì đã vượt Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là 17 416 tỷ $, Trung cộng là 17 632
tỷ $. Nhưng lại rất có nhiều nhà chuyên môn, nhiều quyển sách tiên đoán về sự
sụp đổ của Trung cộng. Những bài viết và sách vở này phần đông chỉ đề cập đến
những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi,
ngoài những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn, xin đưa ra nguyên nhân dài hạn.
I)
Nguyên nhân dài hạn: căn bản triết lý và đạo đức
Sự quan trọng của
triết lý và đạo đức
Triết lý và đạo đức không những giữ một vai
trò rất là quan trọng cho đời sống mỗi con người mà còn cho cả một quốc gia dân
tộc. Người nào có một triết lý đạo đức sống đúng và tốt, thì chúng ta thấy
không những họ sống sung sướng, an hòa với chính bản thân mà còn hòa hợp với
người khác và vũ trụ.
Đối với một dân tộc cũng vậy. Triết lý, đạo
đức là nền tảng trên đó quốc gia, dân tộc đó được xây dựng. Nếu nền tảng sai,
thì chẳng khác nào xây dựng trên đống cát.
Nguyên do sâu xa khiến Trung cộng sẽ sụp đổ là
xây dựng trên một nền tảng triết lý đạo đức sai lầm: Lý thuyết Mác Lê Mao. Thật
vậy, trong thời gian chống nhà Mãn Thanh (1644 – 1911), cũng là thời gian nước
Tàu bị liệt Cường xâu xé (1840 – 1911), một số trí thức tả của Tàu, như Trần
độc Tú, Lý đại Siêu, Mao trạch Đông, Chu ân lai, Đặng tiểu Bình v.v…, không
những kết án nhà Mãn Thanh mà còn kết án cả nền văn hóa văn minh Tàu, vội vã
nhập cảng cái cặn bã của nền văn hóa triết học tây phương, đó là thuyết Mác Lê.
Tiếc rằng trình độ học vấn của những người trí
thức trên, vào thời đó theo học chương trình học mới mở ra của Pháp, ở vào
trình độ Sơ học yếu lược, tức khoảng tiểu học, hay trên tiểu học một chút. Thử
hỏi ở trình độ đó, họ làm sao có thể ý thức nổi cái hay cái dở của văn hóa văn
minh đông phương và tây phương, vội vã từ bỏ văn hóa văn minh đông phương, như
Mao đã nói: "Khổng tử là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến".
Ở điểm này, có người đưa ra lập luận: Nhìn vào
lịch sử Tàu và Việt Nam, những người như Lưu Bang lập nên nhà Hán, Chu nguyên
Chương lập nên nhà Minh và nhiều người khác của Tàu, ở Việt Nam thì Lê Lợi lập
nên nhà Lê, tất cả những người này cũng đều xuất thân bần hàn. Lập luận trên có
phần đúng, nhưng là phần nhỏ, còn phần lớn là sai, Sai ở chỗ, những người như
Lưu Bang, Lê Lợi, không đòi xóa bỏ, chống lại cả một nền văn hóa cổ truyền như
Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những người lãnh tụ đảng Cộng sản cho tới ngày
hôm nay.
Lại có ý kiến cho rằng: Nước Tàu hiện nay đang
phục hồi Khổng Tử, cho xây dựng Viện Khổng Tử ở khắp nơi. Thực ra, Chính quyền
Trung Cộng hiện nay dùng Khổng tử như một công cụ để thực hiện chính sách đè
đầu đè cổ dân và bành trướng ra thế giới, những phần có tính cách nhân bản của
Khổng Tử, dân chủ của Mạnh Tử thì họ bỏ đi, chỉ giữ lại phần tôn quân để nhằm
duy trì chế độ và tinh thần Đại Hán nhằm bành trướng ra nước ngoài.
Từ thời Trần độc Tú, Mao trạch Đông của Tàu,
và Trần Phú, Hồ chí Minh của Việt Nam đã nhập cảng lý thuyết Mác Lê, cho đây là
thần dược, lý thuyết "khoa học nhất", không những chữa trị bệnh
"thiếu độc lập", mà còn cả bệnh chậm tiến.
Tiếc thay lý thuyết Mác chỉ tự cho là khoa học
(1), nhưng thực tế chẳng khoa học chút nào cả, đến nay người ta đã áp dụng lý
thuyết này cả gần 100 năm, nhưng hoàn toàn thất bại, không đưa đến phát triển,
mà còn đưa đến tụt hậu. Vì bên cạnh còn có lý thuyết của Lénine, một hình thức
đưa xã hội về thời quân chủ, ngày xưa với ông vua toàn quyền sinh sát, định đoạt
vận mệnh của dân, của đất nước, ngày nay với ông Tổng bí thư đảng cộng sản thì
cũng vậy.
Lý thuyết của Marx, chủ trương duy vật biện
chứng và duy vật sử quan, cho rằng tất cả đều là do vật chất mà đến, chủ trương
đấu tranh giai cấp, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đã hoàn toàn đi ngược
lại truyền thống triết lý, đạo đức đông phương nói chung và Tàu nói riêng.
Truyền thống đạo đức của Tàu lấy Nho giáo làm đầu, quan niệm: "Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" tức lấy lòng thương người làm trọng, ăn ở
với nhau phải biết ơn những người đã nuôi nấng, giúp đỡ, dạy giỗ mình, đồng
thời phải có luật lệ, trọng chữ tín và trau dồi trí tuệ. Trong khi đó Marx và
những người cộng sản chủ trương phá hủy tất cả những gì là đạo đức, văn hóa,
văn minh cổ truyền.
Truyền thống triết lý vũ trụ quan của Tàu bắt
nguồn từ quan niệm của Kinh dịch, theo đó con người và vạn vật là do sự phối
hợp vật chất và tinh thần, có biến đổi nhưng là một sự biến đổi hổ tương, qua
câu:
"Âm dương tương
sinh, dài ngắn tương hình, cao thấp tương khuynh…" khác hẳn quan niệm biến đổi biện chứng triệt tiêu của
Marx, cho rằng "Phản Đề" phải tiêu diệt "Đề" để làm ra
"Tổng Đề", áp dụng vào xã hội con người, thì giai cấp này phải tiêu
diệt giai cấp khác để làm ra giai cấp mới. Thêm vào đó Marx lại cho rằng con
người là đến từ vật chất, từ loài thú vật qua một sự biến chuyển lâu dài, nên
trong xã hội cộng sản con người coi nhau như loài vật, tìm cách cấu xé nhau để
sinh tồn, không còn một chút gì là đạo đức, như chúng ta đang chứng kiến trong
những xã hội cộng sản còn xót lại, mà điển hình là Trung cộng và Cộng sản Việt
Nam hiện nay.
Cũng có người nói: Hiện nay ở Trung cộng và
Việt Nam không còn gì là tư tưởng Mác Lê, cộng sản. Điều đó cũng chỉ có một
phần nhỏ là đúng, còn phần lớn là sai, vì cả 2 hiến pháp của 2 nước này vẫn qui
định: chế độ xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác Lê, và trong đời sống hàng
ngày vẫn chủ trương triết lý duy vật, cho rằng con người đến từ con vật, cho
nên những người cộng sản, bắt đầu ngay từ Trung Ương Đảng, Bộ Chính trị, luôn
tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, như đang diễn ra ở tại Trung cộng, Tập cận Bình
đánh Chu vĩnh Khang, Từ tài Hậu, ở Việt Nam, thì Nguyễn bá Thanh bị đầu độc.
Xây dựng chế độ trên nền tảng một lý thuyết
triết lý, đạo đức sai lầm mà ngày hôm nay cả thế giới đều biết, vì nó đã hoàn
toàn thất bại trong việc thử nghiệm gần một thế kỷ qua, đó chính là xây lâu đài
trên bãi cát và đồng thời cũng là nguyên nhân xâu xa đưa đến sự sụp đổ trong
tương lai của 2 chế độ Trung cộng và Cộng sản Việt Nam.
Trung cộng vẫn lùng thùng trong nền văn minh
định cư nông nghiệp, với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ.
Theo một số sử gia và nhà nhân chủng học, thì
nhân loại đã trải qua năm nền văn minh: Lúc con người mới xuất hiện trên trái
đất, thì sống quanh quẩn trong hang đá của mình, hái trái cây và săn bắn.
Đó là văn minh trấy hái (Civilisation de
cueillette). Nhưng rồi hoa trái, súc vật cũng trở nên khan hiếm, nó phải đi xa
kiếm ăn, nó bước sang nền văn minh du mục (Civilisation nomade). Ngay dù đi xa,
nhưng thức ăn cũng khan hiếm, nó bắt buộc phải trồng trọt, nuôi súc vật. Từ đó
bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp (Civilisation d’agriculture). Với
nền văn minh này con người có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình như
nhà ở, ăn mặc. Một khi những nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người bước
sang trao đổi, như khi nó trồng lúa, nhưng nó muốn ăn mì thì nó trao đổi với
người trồng mì, khi nó ăn no, nó lại muốn ăn ngon, thì nó mua thêm gia vị, khi
nó dệt vải, nhưng nó muốn mặc lụa thì nó trao đổi với người dệt lụa. Nó bước
sang nền văn minh thương mại (Civilisation marchande). Con đường Tơ lụa và con
đường Gia vị có từ đó. Nhưng ngày hôm nay con người đã phát minh ra téléphone,
máy điện tóan, con người không cần đi xa để trao đổi, nó bước sang nền văn minh
tri thức điện toán (Civilisation informatique).
Mỗi một thời văn minh tương xứng với một hình
thức tổ chức nhân xã khác nhau: văn minh đầu là chế độ gia tộc, văn minh thứ
nhì là chế độ bộ lạc, văn minh thứ ba là chế độ quân chủ. Nhưng bước sang nền
văn minh thứ tư và thứ 5 ngày hôm nay, là chế độ tự do, dân chủ và kinh tế thị
trường. Về sản xuất kinh tế, với 3 nền văn minh đầu, sức mạnh lao động chủ yếu
là sức mạnh bắp thịt chân tay. Nhưng vào 2 thời văn minh sau, sức mạnh lao động
chủ yếu là trí óc con người.
Nước Tàu là một nước bắt đầu nền văn minh định
cư nông nghiệp, với mô hình tổ chức nhân xã là chế độ quân chủ rất sớm. Nhưng
người ta có thể nói, nước Tàu cho tới ngày hôm nay vẫn lùng thùng trong nền văn
minh này và chế độ chính trị quân chủ, vì tư tưởng của Lénine không có gì hơn
là tổ chức một đảng độc tài, cướp chính quyền, và một khi cướp được chính quyền
rồi, thì tổ chức một nhà nước độc tài, đảng đứng đằng sau, để giữ chính quyền.
Hình ảnh một ông Tổng bí thư và một ông vua
độc tài ác ôn thời xưa cũng giống nhau. Thí dụ điển hình ngày hôm nay là chế độ
cộng sản độc tài Bắc Hàn.
Vì vậy, chúng ta có thể nói, nếu Trung cộng
vẫn lùng thùng trong mô hình tổ chức nhân xã quân chủ, thời văn minh định cư
nông nghiệp, thì đây là một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ
của chế độ.
II)
Nguyên nhân trung hạn
Dân số già nua:
Với chính sách hạn chế một con, áp dụng trong
30 năm qua, cộng thêm với tinh thần "Trọng nam, khinh nữ" cổ truyền,
những người sinh ra con gái, nhiều khi tìm cách cho hoặc giết nó đi, để hy vọng
lần sau có thể sinh con trai, đã đưa nước Tàu không những vào tình trạng trai
thừa, gái thiếu, mà còn làm dân tộc này trở nên già nua, những trai trẻ có thể
làm việc để sản xuất thì càng ngày càng thấp so với lớp già không những không
thể làm việc, mà còn là một gánh nặng càng ngày càng tăng. Nhiều người coi thường
chính sách dân số (démographie), nhưng đây là một yếu tố quan trọng và quyết
định sự sống còn và tăng trưởng của một dân tộc. Tất nhiên ngày hôm nay chính
giới Trung cộng đã chấp nhận chính sách 2 con, tuy nhiên, trong thời gian trung
hạn: ba, bốn mươi năm tới, hậu quả của chính sách một con còn đè nặng lên sự
tăng trưởng của Trung cộng.
Tham nhũng:
Ngày hôm nay, ngay những người dân Tàu bình
thường nhất cũng nhìn thấy rõ tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, từ trên
xuống dưới, từ dưới lên trên. Nặng nề nhất là ở quân đội, một ông đại tá muốn
lên tướng thì phải hối lộ cho cấp trên khoảng 1 triệu $, sau đó lên tướng rồi,
thì quay lại tìm cách tham nhũng dân và cấp dưới. Nạn lính kiểng, lính có tên,
nhưng không có thực để lãnh lương lan tràn ở mọi quân chủng và quân khu. Trong
ngành công chức cũng vậy. Riêng ở tỉnh Hồ Bắc, công chức có tên trên giấy tờ,
để lãnh lương chính phủ, nhưng không có thực, lên đến 55 000 người. Chính sách
chống tham nhũng của Tập cận Bình chỉ nhằm chống những người trước đây đã chống
hay đang chống ông, chứ thực ra ngay cả người dân họ cũng thừa biết ngay gia
đình họ Tập cũng tham nhũng. Như việc họ Tập thâu hồi hộ chiếu để ngăn cản
người ra nước ngoài, nhưng chính con gái ông đang du học ở Hoa Kỳ.
Bất công xã hội:
Tại Trung cộng hiện nay, tình trạng bất công
xã hội trở nên vô cùng trầm trọng. Người giầu thì giầu quá, kẻ nghèo thì chật
vật kiếm ăn từng bữa.
Đảng Cộng sản Trung cộng và Việt Nam, miệng hô
hào là đấu tranh cho công nhân và nông dân, nhưng 2 giai tầng ở 2 nước này là
bị bóc lột nhiều nhất, không những bởi những ông tư bản trắng đến từ nước
ngoài, mà còn bởi những ông tư bản đỏ, đấy là tư bản nhà nước, các ông cán bộ
các cấp. Người nông dân thì bị trưng thu đất đai nhà cửa, người công nhân thì
làm đầu tắt mặt tối, không có bảo hiểm xã hội, không có an toàn lao động. Tai
nạn lao động, như xập hầm, xập cầu v.v…, thường xảy ra mỗi ngày. Tỷ lệ tai nạn
lao động ở Trung cộng là vào hàng cao nhất.
Bất ổn xã hội, mỗi năm có đến 200 ngàn cuộc
biểu tình chống đối chính phủ:
Từ bất công xã hội dẫn đến bất mãn của dân.
Dân biểu tình vì bị cướp nhà, cướp đất, thợ thuyền biểu tình vì làm việc quá cơ
cực, nhưng đồng lương không đủ sống. Đấy là chưa nói đến chính sách đàn áp đối
lập và những dân thiểu số như dân Di ngô Nhĩ, Mãn, Tạng, và như chúng ta đã
thấy cuộc biểu tình của dân Hồng Kông vừa qua. Năm 2014 có tới 200 ngàn cuộc
biểu tình chống chính phủ, có những vụ đưa đến cả ngàn người chết và bị thương.
Chính vì lẽ đó mà có nhiều người cho rằng
Trung cộng sẽ sụp đổ như Liên sô và sẽ vỡ ra từng mảnh, vì nhìn vào tiến trình
suy thoái của Trung cộng ngày hôm nay thì cũng giống như Liên sô trước kia.
Brejnev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô,
trước khi chết đã phải than:
"Xã hội chủ nghĩa
gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp
giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó đi coi hát hay làm việc
riêng."
Tình trạng Trung cộng và Cộng sản Việt Nam
hiện nay cũng diễn ra y hệt. Lịch sử nhiều khi lập lại là như vậy.
Những hãng xưởng ngoại quốc bắt đầu rút khỏi
Trung cộng:
Không nói chi đến những nước khác, chỉ nói đến
Hoa Kỳ, vì nước này là nước có nhiều hãng xưởng làm ăn ở Trung cộng. Và cũng
không nói quá chi tiết chỉ cần nói đến 2 hãng lớn nhất là Best Buy và Wall
Mart. Best Buy đã thu hồi 150 xưởng làm ăn ở Trung cộng về Hoa Kỳ, Wall Mart đã
thu hồi hơn một nữa công xưởng. Tại sao? - Trước đây nhân công rẻ, nhưng ngày
hôm nay không còn nữa, thêm vào đó lại có chính sách kỳ thị hãng xưởng ngoại
quốc.
Để sản xuất một món đồ trị giá thành là 1 $ ở
Hoa Kỳ, thì ngày hôm nay ở Trung cộng là 0,96 $, thêm vào đó lại biết bao nhiêu
phiền toái về tham nhũng và giá vận chuyển.
Nước Tàu không phải là nước đất lành chim đậu
:
Người giàu và người giỏi bỏ nước ra đi. Theo một
cuộc thăm dò của một cơ quan nghiên cứu, gần đây, vào năm 2014, gần 400 gia
đình giàu có nhất nước Tàu, thì 64 % muốn bỏ ra nước ngoài sinh sống, 85% muốn
ra nước ngoài hay muốn gửi con ra nước ngoài để tìm chỗ tựa thoát thân mai sau.
Hiện nay, gần 300 ngàn sinh viên Tàu du học tại Hoa Kỳ, đứng đầu, chiếm 1/3
tổng số sinh viên ngoại quốc. Nhưng phần lớn sinh viên tốt nghiệp thì ở lại Hoa
Kỳ và còn kéo theo gia đình.
Một chế độ có thể ví với một cây cổ thụ, những
người đứng dưới gốc cây là những thành phần được ân sủng bởi chế độ. Nay họ cứ
lấy đất từ gốc cây, bằng cách gửi con ra nước ngoài, hay gửi tiền ra làm ăn ở
nước ngoài, thì sớm muộn cây đó cũng trốc gốc.
Đó là những lý do trung hạn đưa chế độ Trung
cộng đến chỗ sụp đổ.
III)
Nguyên nhân ngắn hạn
Chính sách chống tham nhũng và ý định của Tập
cận Bình định làm tổng hợp lý thuyết Mác - Lénine - Mao với truyền thống triết
lý văn hóa đạo đức Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa, đó là 2
nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của Trung cộng.
Từ ngày Tâp cận Bình lên ngôi tới nay, đã được
2 năm. Trong vòng 2 năm, họ Tập đã thi hành một chính sách chống tham nhũng, đi
đến việc thanh trừng gần 200 ngàn đảng viên, viên chức cao cấp trong quân đội,
trong guồng máy nhà nước, trong đó có 40 Thứ trưởng, nhiều Tướng lãnh cao cấp
như Từ tài Hậu v.v…
Thực ra chính sách chống tham nhũng của họ Tập
chỉ là bề ngoài, thực chất ở bên trong là sự tranh giành quyền lực. Tại sao? Vì
như trên đã nói, tham nhũng ở Tàu hiện nay là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
Ngay cả họ Tập cũng tham nhũng, vì vậy họ Tập chỉ chống những người nào tham
nhũng mà chống ông, còn những người nào tham nhũng mà không chống ông, thì
không bị thanh trừng.
Đó là một cuộc tranh đấu quyền lực một sống
một còn.
Có thể nói cuộc tranh đấu quyền lực bắt đầu từ
ngày Bạc hy Lai bị đưa ra tòa ngày 13/9/2012. Người ta còn nhớ Vương lập Quân,
nhân vật thứ nhì của Trùng Khánh, đặc trách về công an, mật vụ, tay em đắc lực
của vợ chồng họ Bạc, làm bất cứ việc gì do vợ chồng này sai khiến. Bạc hy Lai,
Tỉnh ủy Trùng Khánh, nhân vật đang lên lúc bấy giờ trong Đảng và trong giới
chính trị, cho rằng mô hình quản trị Trùng Khánh, theo đó là trở về tư tưởng
của Mao, chủ trương chủ nghĩa quốc gia cực đoan, mô hình này đáng được áp dụng
cho toàn nước Tàu trong tương lai.
Một hôm Vương lập Quân chạy trốn vào Tòa Tổng
lãnh sự Hoa Kỳ ở Trùng Khánh, xin tỵ nạn, nói rằng vợ chồng Bạc hy Lai muốn
giết ông. Tất nhiên cơ quan Hoa Kỳ ở đây chấp nhận, nhưng sau khi liên lạc với
Bắc kinh, và chỉ một thời gian sau, Bắc kinh gửi người xuống hộ tống họ Vương,
mang về thủ đô, lúc đó Hồ cẩm Đào vẫn còn giữ chức Tổng bí thư.
Sự việc Bạc hy Lai không phải chỉ là tham
nhũng, giết người, như vợ họ Bạc đã đầu độc ám sát một thương gia người Anh, mà
còn là âm mưu đảo chính Tập cận Bình.
Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, người đỡ đầu
của họ Tập, nay thấy rằng ông này không còn nghe lời mình nữa, nên đã cùng Chu
vĩnh Khang, nhân vật quyền lực thứ 3 hay thứ 4 lúc bấy giờ, Bộ trưởng Công an
va dầu khí, và Từ tài Hậu, Phó Quân ủy Trung Ương, nhân vật thứ nhì trong Quân
đội, cả 3 sửa soạn một cuộc đảo chính.
Nhưng âm mưu đảo chính này, bị Hồ cẩm Đào,
đương kim Tổng bí thư, cùng với Ôn gia Bảo, đương kim Thủ tướng, phá vỡ.
Cũng theo những nguồn tin đáng tin cậy, thì
sau khi âm mưu đảo chính bị phá vỡ, Chu vĩnh Khang đã nhiều lần tìm cách ám sát
Tập cận Bình, nhưng không thành.
Ngày 30/6/2014, Tập cận Bình mở Hội nghị Cục
Bộ Chính trị, tuyên bố khai trừ Từ tài Hậu ra khỏi Đảng. Ngày 29/7/2014, Đảng
Cộng sản Trung cộng tuyên bố điều tra Chu vĩnh Khang, 300 người của họ Chu bị
thẩm vấn liên quan đến tài sản trị giá hơn 14,5 tỷ $. Ngày 16/1/2015, trong
trang web của Ủy ban Trung ương đăng thông tin chính thức điều tra Thứ Trưởng
Bộ An ninh Mã kiện, vì tham nhũng. Theo một viên chức của Bộ này, họ đang gặp
những vấn đề trầm trọng. Vụ án Mã Kiện liên quan đến Ủy viên thường trực Bộ
Chính trị Chu vĩnh Khang.
Trước đó một ngày, ngày 15/1, Quân đội Trung
cộng lần đầu tiên công bố danh sách 16 tướng lãnh đang bị điều tra vì tội tham
nhũng. Mười sáu người này nằm rải rác khắp các Tổng cục, Quân chủng, Quân khu
và các Trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ngoài Chủ nhiệm bộ môn Chính trị thuộc Học
viện Chính trị Nam kinh, Mã hướng Đông, những người còn lại, đều từ hàm thiếu
tướng trở lên, trong đó có 5 tướng giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội.
Cuộc tranh giành quyền lực hiện xảy ra ở Trung
cộng là một cuộc đấu tranh một sống một còn, giữa Giang trạch Dân, cựu Tổng bí
thư, và Tập cẩn Bình, đương kim. Vì vậy mà họ Tập tuyên bố ngày 26/6/2014: "Tôi
không màng đến sự sống chết, không màng đến tiếng tăm của tôi còn hay mất, tôi
nhất quyết chống tham nhũng."
Bởi lẽ đó, nhiều người cho rằng cuộc chống
tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong là cuộc đấu đá quyền
lực một sống một còn, và đấy cũng là nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của chế
độ.
Nguyên do gần thứ hai là ý đồ làm tổng hợp lý
thuyết Mác - Lê - Mao và truyền thống văn hóa Tàu.
Trong bài diễn văn đọc vào ngày 13/10/2014, họ
Tập tuyên bố: "Đảng Cộng sản chúng ta là đảng mác xít kiên định và
tư tưởng dẫn đường của chúng ta là tư tưởng Mác - Lê - Mao và chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung quốc. Đồng thời chúng ta không phải là những người hư vô lịch sử
và hư vô văn hóa. Chúng ta không thể dốt nát lịch sử của đất nước mình và chúng
ta không thể coi thường bản thân."
Họ Tập sau này còn nhiều lần tuyên bố muốn làm
ra một ý thức hệ mới cho Trung cộng, tổng hợp ý thức hệ Mác và truyền thống tư
tưởng đạo đức của Tàu. Đây là một ý đồ, mới nghe và không suy nghĩ kỹ, thì thấy
rất là hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì thấy ý đồ này đi ngược với đà
tiến bộ của văn minh nhân loại và là"Dã tràng xe cát bể đông, nhọc nhằn
mà chẳng nên công cán gì".
Như một nhà tư tưởng đã nói: Thế giới biến
chuyển từng ngày từng giờ, lúc nào cũng có những phát minh sáng kiến mới. tạo
ra một ý thức hệ chẳng khác nào đóng khung thế giới trong một lồng kính, bắt nó
không tiến triển nữa.
Ngay câu trên của họ Tập, chúng ta đã thấy đầy
mâu thuẫn. Nói đến tư tưởng của Mao, người ta không quên câu nói: "Khổng
tử chỉ là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến", như đã nhắc ở trên.
Ngay việc cho lập tượng Khổng tử ở quãng
trường Thiên an môn, bên cạnh hình của Mao, cách đây mấy năm, đã chứng tỏ trình
độ thấp kém thiếu suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung cộng, vì là hai hình ảnh đối
chọi và mâu thuẫn, Mao đã chửi Khổng. Tất nhiên không phải là tất cả, cũng có
người nhìn ra vấn đề, nên đã cho rời bức tượng cao, cả bao thước, nặng cả tấn,
này đi. Việc làm đó không phải người dân thường có thể làm được, mà phải phe
nhóm trong Bộ Chính trị hay Trung Ương đảng. Bức tượng được lấy đi, mấy ngày sau
lại được dựng lên. Lúc đầu người ta chưa rõ, nhưng ngày nay, người ta thấy viện
Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới chỉ là một cơ quan tuyên truyền của Trung
cộng, nhằm tuyên truyền đường lối của chính phủ, một hình thức bành trướng,
khác hẳn truyền thống giáo dục và nghiên cứu độc lập, không lệ thuộc chính trị
của các nước dân chủ. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ, Ca na đa và Thụy Điển đã cho đóng
cửa những viện này.
Làm tổng hợp tư tưởng của Marx là duy vật chủ
nghĩa với triết lý, đạo đức truyền thống Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước
với lửa.
Truyền thống Tàu là duy ý (idéalisme), trong
khi tư tưởng Marx là duy vật (matérialisme). Chính Marx nói: Có duy ý thì không
có duy vật. Và có duy vật thì không có duy ý. Chính vì vậy, mà có người cho
rằng việc làm tổng hợp duy ý và duy vật của họ Tập, không những không làm được,
mà còn gây mâu thuẫn trong lãnh vực tư tưởng và ngay trong nội bộ đảng, đó là
nguyên nhân ngắn hạn đưa đến sự sụp đổ của Trung cộng.
Một chế độ sụp đổ tất nhiên có rất nhiều lý
do. Nhưng đại để có thể tóm lược trong 3 nguyên do chính sau đậy: Một số trong
giới lãnh đạo chính trị tự thay đổi chế độ, đó là cách mạng từ trên xuống dưới,
có thể nói một phần là trường hợp của Liên sô năm 1990, hay của nước Nhật thời
Minh trị Thiên Hoàng, hoặc do dân nổi lên, thay đổi chế độ, đó là cách mạng từ
dưới lên trên, hay là tổng hợp từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, tất
nhiên đồng thời, đôi khi cũng có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Một sử gia, khi nguyên cứu sự sụp đổ của những
chế độ, triều đại, đế quốc, đã đi đến kết luận: "Bất cứ chế độ, triều đại
nào sụp đổ cũng là do chính mình làm, tự mình suy thoái trước, sau đó người
khác tới xô, làm sụp đổ sau."
Chế độ cộng sản Tàu, và cả chế độ cộng sản
Việt Nam, vì đi trái lòng dân, đi ngược đà tiến bộ của văn minh nhân loại, sớm
muộn sẽ sụp đổ từ những nguyên do sâu xa, trung hạn, ngắn hạn, nguyên do nội
tại và ngoại tại. (1)
Paris ngày 15/02/2015
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.