Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, October 6, 2015

Lĩnh vực Trung Quốc không thể cạnh tranh


Lĩnh vực Trung Quốc không thể cạnh tranh

Huang Yanzhong và Elizabeth Economy

 (Where China Can’t Compete, Foreign Affairs, 21-9-2015)
Phạm Nguyên Trường dịch
Lời người dịch: Bài dịch này như một phản biện đề án Quy hoạch báo chí, nhất là báo chí của các viện nghiên cứu và các trường đại học, mà Bộ Thông tin – Truyền thông vừa mới đưa ra.

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, muốn Trung Quốc trở thành quốc gia có khả năng cạnh tranh trên trường quốc ta, từ lĩnh vực bóng đá đến tiền tệ. Nếu có chiến lược đầu tư đúng đắn về con người, tài chính và năng lực tổ chức thì không có lý do gì để ông không thành công. Nhưng trong lĩnh vực quan trọng nhất: phát triển những trung tâm phân tích [think tank], dường như Tập sẽ thất bại. 

Năm 2013, Tập kêu gọi xây dựng những trung tâm phân tích “với những đặc điểm của Trung Quốc” và coi đó là hướng ưu tiên chiến lược. Gần hai năm sau, tháng 1 năm 2015, kết quả chẳng có gì vui: khả năng dự báo kém, uy tín quốc tế thấp, và không có khả năng bán những kết quả nghiên cứu của Trung Quốc ra nước ngoài. Ông liền đưa ra những biện pháp mới, quyết liệt hơn, bằng cách tung ra kế hoạch xây dựng từ 50 tới 100 trung tâm nghiên cứu cao cấp, có khả năng cạnh tranh trên bình diện toàn cầu. Dù có những cam kết như thế, Trung Quốc cũng khó mà thực hiện được tham vọng của Tập.

Chắc chắn vấn đề không phải là thiếu các viện nghiên cứu hay thiếu người tài. Người ta nói rằng hiện có hơn 2.000 viện nghiên cứu chính sách, với 35.000 nghiên cứu viên và 270.000 nhân viên giúp việc. 95% trong số đó là của nhà nước. Tuy chậm, nhưng đã xuất hiện những trung tâm nghiên cứu không thuộc chính phủ, do những người giàu có tài trợ và có một sự tự chủ nào đó về mặt trí tuệ.
Nhưng xác suất để những viện nghiên cứu tư nhân này thực hiện được ước muốn của Tập: có những công trình nghiên cứu có giá trị trên trường quốc tế, là không lớn. Khoa học đơm hoa kết trái trong môi trường mở, tức là môi trường có sự tự chủ tương đối cao về đề tài nghiên cứu, về những ý tưởng mà người ta muốn thúc đẩy và về biện pháp tưởng thưởng. Nhưng Bắc Kinh thường xuyên ngăn chặn ước muốn vươn tới đỉnh cao của chính mình. Đầu tiên, họ giới hạn đề tài nghiên cứu. Ví dụ, năm 2014, tập trung vào 5 lĩnh vực: “chuẩn mới” trong nền kinh tế Trung Quốc, cải cách sâu rộng, xây dựng chế độ pháp quyền, kế hoạch 5 năm lần thứ XIII và chiến lược phát triển và chiến lược “một vành đai, một con đường”. Những đề tài như chế độ dân chủ hiến định và những giá trị phổ quát bị cấm. Ngoài ra, hầu như tất cả những đề xuất được Quỹ Khoa học Xã hội quốc gia thông qua đều phải phân tích ý kiến và tư tưởng của Tập Cận Bình.
Ngoài ra, những công trình nghiên cứu đi quá xa đường lối của Đảng hoặc nói thẳng về sự chuyên chế của Đảng thường bị cấm, chứ không được khuyến khích. Ví dụ, tháng 10 năm 2014 chính phủ đã cấm công bố các công trình nghiên cứu của Mao Yushi [Mao Vu Thức], một nhà kinh tế học nổi tiếng, người đã thành lập Viện nghiên cứu độc lập Unirule Institute [tạm dịch: Viện các quy tắc thống nhất] và được cho là ủng hộ những lý tưởng về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tự do. Do những lời phê phán di sản của nhà lãnh đạo quá cố Mao Trạch Đông mà Mao Yushi bị nhiều người bảo thủ về chính trị căm ghét. Ngay cả những nhà khoa học trong những viện nghiên cứu chủ chốt của Đảng, như Trường Đảng Trung ương cũng bị Bắc Kinh phê bình và yêu cầu có thái độ đúng đắn về chính trị. Một nhà nghiên cứu về chính sách của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã công khai đề nghị Trung Quốc tách ra khỏi Bắc Hàn đã bị cho thôi việc. Các nhà khoa học Trung Quốc không được khuyến khích đưa ra những đề xuất chính trị khác biệt với đường lối đang giữ thế thượng phong, mà đây lại chính là những tư tưởng mà các nhà lãnh đạo cần lắng nghe.

Muốn đạt đẳng cấp quốc tế, các tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc phải có khả năng hợp tác và cạnh tranh một cách công khai trên vũ đài quốc tế. Nhưng, hiện nay tình hình hoàn toàn ngược lại: tiếp cận với những ý tưởng và thậm chí gặp gỡ các học giả nước ngoài bị coi là nguy hiểm. 

Gần đây một nhà nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã kêu gọi lập cái gọi là “danh sách đen các học giả nước ngoài” để “cách ly họ với thị trường tư tưởng của Trung Quốc và cách ly với các nhà trí thức của Trung Quốc”. Chặn các trang tin tức của nước ngoài trên Internet cũng ngăn cản, không cho các học giả Trung Quốc phát triển một cách đầy đủ nhất nhận thức về cách người ở bên ngoài xem xét các sự kiện trên thế giới – và cả của Trung Quốc nữa. Một học giả Trung Quốc nhận xét trên WeChat: “Các trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc không có khả năng dự đoán một cách chính xác những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới”.
clip_image002
Cờ Trung Quốc được kéo lên trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh tại Sân vận động quốc gia, tháng 8 năm 2008.

Cuối cùng, ngay cả khi chính phủ rót những nguồn lực tài chính vào các viện nghiên cứu để tạo ra một cuộc “đại nhảy vọt trong các viện nghiên cứu” thì sự can thiệp quá sâu vào lĩnh vực quản lý và quá trình nghiên cứu có thể gây trở ngại cho mục đích của nó. 

Vì khi chính phủ tham gia quá sâu vào việc đặt ra những quy tắc về quy mô các văn phòng, số lượng các món ăn dành cho các cuộc hội nghị, cũng như thời gian của những chuyến công tác (năm ngày một nước, kể cả thời gian đi lại), thì có khả năng là các trung tâm nghiên cứu cũng như làm việc cho chính phủ nói chung sẽ ngày càng ít hấp dẫn đối với những trí thức hàng đầu của Trung Quốc. Chắc chắn là, nhiều học giả rất tài năng của Trung Quốc hiện đang làm trong các trường đại học và các viện nghiên cứu ở nước ngoài sẽ không muốn trở về Trung Quốc.

Chẳng bao lâu nữa Tập Cận Bình sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã đánh giá không đúng tầm quan trọng của việc có mặt của những người đại diện cho các trung tâm nghiên cứu Mỹ tại buổi nói chuyện của Tập Cận Bình ở Seattle, để họ có thể, như đại sứ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) nói: “nghe trực tiếp bài phát biểu quan trọng của chủ tịch Tập”. Đồng thời, Tập và phái đoàn của ông ta có thể nhìn thấy khán phòng và tự nhắc nhở mình về sức sáng tạo và sức mạnh của trí tuệ, khi người ta để cho trăm hoa đua nở.
H. Y & E. E.
Dịch giả gửi BVN.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



 

Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler

Trần Trung Đạo

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh4TYx-JNl4GtAdnuU3EnjX_f4nSZrhtQVduGKInn06gdidoZiq80dyQXeSImpOCZGlSIBUHXTziTqU9rsnviVQj9y2-kWiMsPxlQVpW7k2MTmMnBHx4JRYB94CaosaVWruvIJDJFGdwIo/s1600/tapcanbinh-hitler-danlambao2.jpg
- Lịch sử nhân loại đã chứng minh một chân lý rằng không có từ bi, bác ái nhân loại đã bị tận diệt từ lâu. Tuy nhiên, lịch sử loài người cũng không phải là con đường đầy xanh bóng mát mà là con đường có nhiều đoạn đầy máu nhuộm với sự xuất hiện của những sát nhân độc ác nhất trong lịch sử loài người như Hitler và hôm nay có khả năng một Tập Cận Bình. 

Đọc diễn văn của Tập Cận Bình mang tinh thần “hòa giải và hòa hợp nhân loại” tại Liên Hiệp Quốc hôm 28 tháng 9 vừa qua, tôi lại nhớ đến các diễn văn của Hitler đọc trước Quốc Hội Đức Quốc Xã về “Hòa giải và hòa hợp châu Âu” nhất là đối với Ba Lan trước 1939.


Vị trí Việt Nam ngày nay cũng có đặc tính chiến lược giống như vị trí Ba Lan trước Thế chiến thứ hai nên xin trích vài đoạn trong hai diễn văn của Hitler trước Quốc Hội Đức 21 tháng 5, 1935 và 7 tháng 3, 1936 để so sánh với diễn văn của Tập Cận Bình.

Hitler phát biểu trước Quốc Hội Đức Quốc Xã: “Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng... Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên. Tôi muốn nhân dân Đức ý thức rằng thật là phi lý khi cố gắng mang những thực tế thuộc về lịch sử vào vị trí đối lập với quyền lợi sống còn và những đòi hỏi về quyền được tồn tại rất dễ hiểu của họ.” 

(The German Reich and, in particular, the present German Government, have no other wish than to live on friendly and peaceable terms with all neighbouring States… I would like the German people to learn to see in other nations historical realities which a visionary may well like to wish away, but which cannot be wished away. I should like them to realise that it is unreasonable to try and bring these historical realities into opposition with the demands of their vital interests and to their understandable claims to live).

Một người bình thường dù Ba Lan, Đức hay một nước châu Âu nào đó khi nghe Hitler nói vậy thật khó mà tin không lâu sau đó Ba Lan là nước đầu tiên bị Hitler tấn công. 

Tập Cận Bình chẳng những ngọt ngào không kém mà gần như trích nguyên vẹn ý của Hitler khi họ Tập tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc 28 tháng 9 vừa qua kêu gọi “gác qua quá khứ hận thù để hướng tới tương lai”. 

Tập Cận Bình phát biểu tại Liên Hiệp Quốc: “Lịch sử là một tấm gương soi. Rút ra những bài học từ lịch sử là cách duy nhất để nhân loại tránh được việc lập lại tai họa đã xảy ra. Chúng ta nên nhìn lịch sử bằng một lương tâm trong sáng và kính trọng. Quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai có thể được làm tốt đẹp hơn. Khắc ghi lịch sử không phải để dưỡng nuôi thù hận lâu dài. Nhưng đúng hơn là để nhân loại không quên những bài học lịch sử. Khắc ghi lịch sử không có nghĩa để rồi bị ám ảnh với quá khứ. Nhưng đúng hơn là, khi làm như vậy, chúng ta nhằm tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn và trao ngọn đuốc hòa bình cho các thế hệ mai sau……Chúng ta nên xây dựng một tinh thần hợp tác qua đó các quốc gia đối xử nhau công bằng, cam kết để tham khảo lẫn nhau và bày tỏ sự hiểu biết hỗ tương. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền củng cố Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tương lai của thế giới tùy thuộc vào sự đóng góp của mọi quốc gia. Tất cả quốc gia đều bình đẳng. Những nước lớn, mạnh, giàu không nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu.”

(History is a mirror. Only by drawing lessons from history can the world avoid repeating past calamity. We should view history with awe and human conscience. The past cannot be changed, but the future can be shaped. Bearing history in mind is not to perpetuate hatred. Rather, it is for mankind not to forget its lesson. Remembering history does not mean being obsessed with the past. Rather, in doing so, we aim to create a better future and pass the torch of peace from generation to generation….We should build partnerships in which countries treat each other as equals, engage in mutual consultation and show mutual understanding. The principle of sovereign equality underpins the UN Charter. The future of the world must be shaped by all countries. All countries are equals. The big, strong and rich should not bully the small, weak and poor). 

Tập Cận Bình không đạo văn của Hitler nhưng đó là giọng điệu của những kẻ độc tài sắp giết người tập thể. 

Thật vậy, lúc 4:45 sáng ngày 1 tháng 9, 1939 Hilter tung 1.5 triệu quân Đức với chiến thuật chớp nhoáng tấn công Ba Lan. Hơn 6 triệu người Ba Lan (dân số Ba Lan 1939 là 35 triệu người) bị giết chết trong thế chiến thứ hai. Ngày Tập Cận Bình ra lịnh tấn công Việt Nam chưa được tiết lộ.

Trần Trung Đạo

__._,




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List