Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, October 8, 2015

Công nhân Việt Nam và TPP


Công nhân Việt Nam và TPP

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-10-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10072015-vn-workers-n-tpp.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Công nhân Việt Nam (minh họa)
Công nhân Việt Nam (minh họa)
AFP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam vừa được kết thúc đàm phán hôm ngày 5 tháng 10 vừa qua. Một trong những điều kiện mà phía Việt Nam chấp nhận là thực thi những biện pháp bảo vệ quyền của công nhân lao động, mà một biện pháp cụ thể là cho lập công đoàn độc lập.
Thực tế giới công nhân tại Việt Nam có nghe biết gì về TPP và yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho họ như thế không? Ngoài ra những nhà hoạt động vì quyền công nhân nói gì về việc hình thành công đoàn độc lập theo qui định của TPP?
Khái niệm xa lạ!
Trong khi truyền thông nhà nước loan tin khá nhiều về kết quả đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và những cơ hội cho Việt Nam khi tham gia một khối mậu dịch tự do lớn như thế; thì đa số những công nhân tại các tỉnh thành khi được hỏi về TPP đề tỏ ra ngơ ngác không biết gì.
Một nữ công nhân tại Quảng Nam cho biết cô đang làm việc cho một công ty tư nhân. Giờ làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều; và mỗi tuần tăng ca 5 ngày cho đến 8 giờ tối. Lương tháng được 3 triệu tám trăm ngàn đồng. Sau khi làm việc cô về nhà trọ nghỉ ngơi, chẳng có giờ để đọc báo; còn TV thì không có. Cô chỉ biết mỗi tháng đóng 10 ngàn tiền công đoàn phí; còn chuyện công đoàn có bảo vệ quyền lợi cho công nhân hay không thì cô không biết; và nếu thấy công việc đang làm quá nặng nhọc thì bỏ đi tìm nơi khác có mức lương cao hơn; chứ tại nơi cô làm lâu nay ở Quảng Nam chưa có chuyện công nhân đình công để đòi quyền lợi. Khái niệm TPP đối với cô hoàn toàn xa lạ vì chưa bao giờ được nghe đến:
“ Em cũng không biết nữa, khi mô tới hãy hay chứ giờ có biết gì đâu!”
Một nữ công nhân ở Nghệ An cũng cho biết hiện cô phải đóng một tháng 15 ngàn đồng tiền công đoàn phí; và tin tức về một công đoàn độc lập đối với cô cũng chưa bao giờ được nghe đến:
“ Lâu nay em không nghe nói gì hết! Em cũng không có gì để hiểu được vấn đề đó.”
Nhận thức của người lao động Việt Nam cũng nằm trong nhận thức chung của người dân Việt Nam; tức là họ vẫn rất mơ hồ thiếu hiểu biết về quyền con người trong đó có quyền của người lao động. Hiện nay nếu có biết chỉ biết đến công đoàn quốc doanh
LS Lê thị Công Nhân
Về tình trạng công nhân không biết tin tức liên quan việc thành lập công đoàn độc lập theo như yêu cầu của TPP, theo một nhà hoạt động cho người lao động Việt Nam, luật sư Lê thị Công Nhân thì đó là tình trạng chung ở Việt Nam, không riêng gì với người công nhân mà người dân nói chung cũng rất ít hiểu biết về quyền của họ. Luật sư Lê thị Công Nhân cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn chúng tôi vào tháng 9 vừa qua sau khi gặp một chuyên viên cấp cao Ủy ban Tài chính- Kinh tế Quốc tế Thượng Viện Hoa Kỳ, ông Jim Greene:
“Nhận thức của người lao động Việt Nam cũng nằm trong nhận thức chung của người dân Việt Nam; tức là họ vẫn rất mơ hồ thiếu hiểu biết về quyền con người trong đó có quyền của người lao động. Hiện nay nếu có biết chỉ biết đến công đoàn quốc doanh.”

Phát biểu của chính quyền
Ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán đúc kết TPP tại thành phố Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ, người đại diện Việt Nam, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trong cuộc họp báo chung với những đại diện của các nước khác lên tiếng cho rằng lâu nay Việt Nam từng là thành viên của tổ chức Lao động Quốc tế ILO và những điều kiện về lao động đưa ra trong thỏa thuận TPP không phải chỉ riêng của Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào mà là của ILO. 

Ông Vũ Huy Hoàng nói rằng Việt Nam là thành viên của ILO và cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ với các điều kiện của ILO. Ông nói thêm theo ông thì đó là cam kết và sự sẵn sàng mà Việt Nam sẽ thực hiện liên quan đến các vấn đề lao động.

Nhà hoạt động thuộc tổ chức Lao Động Việt, cô Đỗ Thị Minh Hạnh vào trưa ngày 7 tháng 10 trình bày ý kiến về phát biểu mà ông bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đưa ra như thế:
“ Thực sự mà nói Việt Nam nằm trong tổ chức Liên đoàn Lao động Thế giới ILO, trong đó cũng có những qui định cụ thể về quyền lợi người lao động. Tuy nhiên trong thực thế chúng ta có thể thấy được những người lao động Việt Nam phải chịu đựng như thế nào qua những cuộc đình công, qua những bức xúc của công nhân mà công nhân không được cất lên tiếng nói… Vừa qua những chủ xưởng bỏ trốn, để lại công nhân chịu những thất thoát rất lớn, trong tình trạng ‘dở khóc, dở cười’.
Việt Nam không những ký những qui ước với quốc tế với tư cách thành viên ILO, WTO, mà họ che mắt thế giới về sự thật trong nước bằng ngôn từ, bằng những báo cáo ảo, nói với thế giới Việt Nam có công đoàn thực sự và quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động; nhưng thực tế không phải như vậy
cô Đỗ Thị Minh Hạnh
Việt Nam không những ký những qui ước với quốc tế với tư cách thành viên ILO, WTO, mà họ che mắt thế giới về sự thật trong nước bằng ngôn từ, bằng những báo cáo ảo, nói với thế giới Việt Nam có công đoàn thực sự và quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động; nhưng thực tế không phải như vậy. Tuy nhiên với TPP này phải có sự khác biệt đối với WTO trước đây. Trước đây hoạt động đấu tranh cho giai cấp công nhân không được quan tâm chú ý; khi đó Lao Động Việt cũng chưa hình thành. Lao động Việt được thành lập năm 2006 mà tiền thân là Ủy ban Bảo vệ Người Lao động cũng như Công đoàn Độc Lập do chị Lê thị Công Nhân và một số công đoàn do anh Đoàn Huy Chương lập ra nhưng mang tính chất nhỏ; nên Việt Nam vẫn che mắt được thế giới. Nhưng trong tiến trình TPP thì ở Việt Nam cũng đã có ý thức đấu tranh cho công nhân nhiều hơn, nên Việt Nam khó che giấu sự thật mà họ đối đãi với công nhân như thế nào. Nếu họ không thực hiện những cam kết của họ đối với thế giới thì những người đấu tranh trong nước, đặt biệt những người đấu tranh cho nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam chắc hẳn sẽ đưa những tin tức dối trá này ra với thế giới”.


Kết quả
Thực tế cho thấy trong thời gian qua có một số ít công nhân được tiếp xúc với những nhà hoạt động công đoàn độc lập cũng như tiếp cận được thông tin trên mạng, nên có ý thức về một tổ chức đại diện cho họ hoàn toàn độc lập không theo hệ thống công đoàn nhà nước như bấy lâu nay. Một công nhân tại Bình Dương từng phát biểu khi được hỏi về cách thức giúp bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người công nhân, thì người này khẳng định phải có một công đoàn độc lập:
“Tôi nghĩ phải tạo điều kiện để công nhân có công đoàn, nghiệp đoàn để ví dụ khi có chuyện gì, có bất công gì thì nghiệp đoàn đó đứng về phía họ. Phải có nghiệp đoàn độc lập. Công nhân phải biết đoàn kết, biết đòi hõi quyền lợi và biết tìm hiểu về pháp luật hơn; không thể cứ kệ họ muốn làm gì thì làm, xong việc thì về nhà. Như thế là tạo điều kiện cho họ, dung túng cho họ nhiều hơn”

Hai nữ công nhân ở Nghệ An và Quảng Nam vừa nói cũng cho rằng dù hiện họ chưa được nghe nói gì về công đoàn độc lập cũng như hầu như chưa quan tâm mấy đến vấn đề đó; thế nhưng nay khi nghe đến điều đó họ cũng mong mỏi Việt Nam tham gia vào với thế giới và bảo vệ quyền lợi cho người công nhân một cách đàng hoàng hơn.

TPP: Cú sốc dịch chuyển lao động chăn nuôi

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-10-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10072015-vn-wuold-sacri-its-anim-husban-in-tpp.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Caytrongvatnuoi.com
Hàng triệu lao động trong ngành chăn nuôi gia cầm, heo, trâu bò của Việt Nam sẽ gặp cú sốc chuyển dịch nghề nghiệp, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP dự kiến có hiệu lực từ 2018. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.

Khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới được thiết lập qua Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP, trong tương lai đem lại cho Việt Nam nhiều hy vọng và những thách thức to lớn. Những con số đẹp như mơ được chính phủ Việt Nam công bố, như tăng GDP Tổng sản phẩm nội địa thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và tăng 33,5 tỷ USD vào năm 2025.


Lợi và hại của TPP
Ngay sau khi TPP hoàn tất đàm phán giữa 12 quốc gia thành viên hôm 5/10 tại Atlanta Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đại diện Chính phủ Việt Nam đã họp báo và nhìn nhận khi TPP có hiệu lực, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất.
Trả lời Nam Nguyên vào tối ngày 6/10, TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định là, nhìn tổng thể TPP có rất nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam trên cả ba khía cạnh xuất khẩu, tăng trưởng GDP, đầu tư và đặc biệt tác động đến quá trình cải cách mà Việt Nam đang thực hiện và muốn đẩy lên ở mức mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực kinh tế nào ở Việt Nam cũng được hưởng. TS Võ Trí Thành nhấn mạnh:
Gắn với các tác động tích cực ấy cũng hàm nghĩa về lao động và dịch chuyển lao động, sẽ có rất nhiều công ăn việc làm có thể là hàng triệu công ăn việc làm mới được tạo ra cho những ngành Việt Nam có lợi thế. Đây cũng là một cách để thu hút lao động từ các lĩnh vực khác, có thể chịu những tác động tiêu cực TPP như là ngành chăn nuôi
TS Võ Trí Thành
“ Gắn với các tác động tích cực ấy cũng hàm nghĩa về lao động và dịch chuyển lao động, sẽ có rất nhiều công ăn việc làm có thể là hàng triệu công ăn việc làm mới được tạo ra cho những ngành Việt Nam có lợi thế. Đây cũng là một cách để thu hút lao động từ các lĩnh vực khác, có thể chịu những tác động tiêu cực TPP như là ngành chăn nuôi. Thứ hai nữa rất quan trọng là sự dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp chế biến này, tạo điều kiện rất tốt cho Việt Nam tiến hành cải cách cơ cấu cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, mà ở đó vẫn còn khoảng 47% lực lượng lao động và năng suất tương đối là thấp…”

Theo ghi nhận của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, qui mô ngành chăn nuôi hiện vào khoảng hơn 17 triệu hộ, bao gồm gần 11 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi trâu bò. Trong số này chỉ có 23.000 hộ là chăn nuôi trang trại có áp dụng một phần hoặc toàn phần chăn nuôi theo công nghiệp hiện đại.
Trên thực tế ngành chăn nuôi Việt Nam đã gặp khó khăn và bế tắc từ lâu rồi. Chăn nuôi trâu bò thì không cần bàn vấn đề xóa sổ, vì năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu tới 115.000 trâu bò từ Úc để xẻ thịt. Còn lại là chăn nuôi heo, gà là lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất vì không có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Không phải tới khi đàm phán TPP chung cuộc được thông qua hôm 5/10 ở Atlanta, thì sự báo tử của ngành chăn nuôi mới được đề cập tới. Cuộc khủng hoảng của ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung được giới chuyên môn cho là hậu quả của tư duy tiểu nông, làm ăn nhỏ lẻ tự phát, không thể áp dụng khoa học công nghệ và tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việt Nam mỗi năm lại phải nhập từ 3 đến 4 tỷ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (Screenshot Nghề Nông)
Việt Nam mỗi năm lại phải nhập từ 3 đến 4 tỷ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (Screenshot Nghề Nông)
Ngoài ra theo các chuyên gia, chính sách đất đai chia nhỏ hàng chục triệu mảnh, vấn đề sở hữu toàn dân mù mờ và sự qui hoạch thiếu viễn kiến, còn khiến cho Việt Nam tuy sản xuất rất nhiều gạo để bán với giá rẻ, nhưng đồng thời mỗi năm lại phải nhập từ 3 đến 4 tỷ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Đây chính là hậu quả đau đớn nhất làm cho giá thành chăn nuôi ở Việt Nam rất cao không thể cạnh tranh với láng giềng, chưa nói tới công nghiệp chăn nuôi hiện đại của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Australia, các nước này cũng là thành viên TPP.
Thực trạng của ngành chăn nuôi
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, là doanh nhân từng có trại nuôi 20 ngàn con heo và 1 triệu con gà ở Đồng Nai, đã kể lại kinh nghiệm đắng cay của hoạt động chăn nuôi. Ông nói:
“Tôi làm trong ngành chăn nuôi nhiều năm, thứ nhất là về năng suất tại Việt Nam rất thấp kém. Ở trong nghề chúng tôi xác định là năng suất ở Việt Nam chỉ bằng 25% đến 30% của thế giới, so sánh với nền sản xuất cao như nước Mỹ thì bằng 30%. Như vậy không thể tồn tại được. Vấn đề thứ hai, tất cả những nguyên vật liệu cơ bản như bắp, đậu nành là hai nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi thì đều nhập khẩu từ nước ngoài, từ Mỹ và Nam Mỹ là chính. Từ đó dẫn tới giá thành rất là cao. Ngoài ra con giống cũng phải nhập khẩu, những chất phụ gia thuốc thú y…cũng đều nhập khẩu hết cho nên giá thành chăn nuôi Việt Nam gần như cao nhất thế giới. Tính cạnh tranh hầu như không có và khi hội nhập  nếu nói xóa xổ thì quá đáng nhưng thiệt hại rất nặng nề.”
Bức tranh tổng thể về sự thiệt hại của ngành chăn nuôi Việt Nam thật ra khá phức tạp. Hiện nay giá trị ngành chăn nuôi được cho là trên 10 tỷ USD, nhưng một báo cáo cho thấy chỉ riêng về thị phần gà công nghiệp trên cả nước, các hộ nông dân chỉ chiếm 3%, nhập khẩu 25% trong khi một nhóm nhỏ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh tới 72% thị phần

Bức tranh tổng thể về sự thiệt hại của ngành chăn nuôi Việt Nam thật ra khá phức tạp. Hiện nay giá trị ngành chăn nuôi được cho là trên 10 tỷ USD, nhưng một báo cáo cho thấy chỉ riêng về thị phần gà công nghiệp trên cả nước, các hộ nông dân chỉ chiếm 3%, nhập khẩu 25% trong khi một nhóm nhỏ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh tới 72% thị phần.

Hội nhập TPP với thuế nhập khẩu dự kiến bằng 0 cho các mặt hàng thịt gà, heo, trâu bò, trâu bò sống hay sản phẩm sữa, sẽ nhanh chóng thu hẹp ngành chăn nuôi Việt Nam, chỉ tồn tại một bộ phận nhỏ sản xuất những sản phẩm được ưa chuộng như gà ta, gà vườn, gà lông màu dành cho giới trung lưu. Trên thực tế người nông dân Việt Nam chăn nuôi nhỏ lẻ, theo kiểu để dành, nuôi để cải thiện thu nhập gia đình chứ họ không thực sự sống bằng nghề chăn nuôi. Một số nông dân khác làm công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài mà điển hình là CP Thái Lan, công ty này từng có thời gian chiếm 50% thị phần trứng gà, 30% thịt gà công nghiệp và 7% thịt heo của cả nước.

Hàng triệu hộ gia đình Việt Nam phải bỏ nghề chăn nuôi là điều khá chắc chắn. Nhưng bên cạnh người nông dân, chính các đại gia nước ngoài hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam như CP Thái Lan, Japfa Indonesia, Emnivest của Malaysia mới là đối tượng chịu tác động tiêu cực lớn nhất khi TPP hiệu lực.
__._,_.___


Việtnam cs: nên học kái hay cũa người ta thay vì nói fét.
From: Mai Anh Linh
Date: 2015-09-29
Subject: [School Lunch in Japan - It's Not Just About Eating! Giờ ăn trưa của học sinh Nhật
 
 Dạy cả cách ăn cách ở từ bé như thế này  nên​ dân Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ​!​
Lunch in Japan - It's Not Just About Eating!






Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List