Hiệp
Ước TPP – Triển Vọng và Thách Đố
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-10-07
2015-10-07
Hiệp định đối tác kinh
tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement, viết tắt là TPP) gồm 12 quốc gia thành viên bao gồm Úc, Brunei,
Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và
Nhật Bản.
Ba tháng sau khi làm các thị trường quốc tế rúng động vì tình
trạng suy nhược kinh tế, hôm Thứ Hai mùng năm vừa qua, Trung Quốc lại gây chú ý
vì vắng mặt trong một hệ thống hợp tác kinh tế đang thành hình trên vành cung
Thái Bình Dương. Đó là Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, được gọi tắt là
TPP, để tiến tới tự do thương mại giữa 12 quốc gia hàng năm sản xuất ra gần ba
chục ngàn đô la hay 40% sản lượng kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hệ thống hợp tác ấy từ nhiều giác độ khác nhau.
Nguyên Lam mở đầu với câu hỏi dành cho chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa như
sau:
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Mờ sáng Thứ Hai vừa qua, giờ miền
Đông Hoa Kỳ, 12 bộ trưởng hữu trách vừa thông báo thắng lợi lịch sử là đã hoàn tất
năm năm đàm phán để tiến tới chế độ tự do thương mại giữa 12 quốc gia trong
vành cung Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là Hiệp ước Đối tác TPP. Dĩ
nhiên là dư luận Việt Nam cũng chú ý đến bản hiệp ước vì Việt Nam là một thành
viên trong hệ thống hợp tác quy mô này, dù là thành viên có nền kinh tế non yếu
nhất và phải cải cách rất nhiều và rất nhanh hầu khai thác được một cơ hội phát
triển mới trong các thập kỷ tới. Trong chương trình kỳ này, xin đề nghị ông
phân tích cho nội dung của hợp tác và tính chất chiến lược của một trật tự kinh
tế mới vì quốc tế đều nói đến sự vắng mặt của Trung Quốc trong hệ thống đang
thành hình.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Một cách khái quát thì nội dung chi
tiết của các cam kết giữa 12 quốc gia về hơn 70 hồ sơ trình bày trong 30 chương
khá dài chỉ được công bố trong nhiều ngày tới. Lý do là các cơ quan chuyên môn
còn phải qua phần kỹ thuật là trình bày, rà soát ngôn từ luật pháp, phiên dịch
rồi kiểm lại văn bản, v.v… trước khi có một văn kiện được quốc hội các nước cứu
xét và phê chuẩn. Mặc dù nội dung chi tiết chưa được công bố sau năm năm và hơn
hai chục vòng thương thuyết, người ta cũng đặt nhiều kỳ vọng về hệ thống tự do
thương mai và đầu tư đang hình thành giữa 12 quốc gia có sản lượng kinh tế bằng
40% của toàn cầu.
- Song song, như cô vừa hỏi, người ta cũng chú
ý đến sự kiện Trung Quốc vắng mặt trong hệ thống tự do này khi nền kinh tế đứng
hạng nhì thế giới có dấu hiệu sa sút sau ba chục năm gây kinh ngạc. Vì vậy, bối
cảnh chung là
1) sự xuất hiện của một trật tự kinh tế mới
trên vành cung Thái Bình Dương, chủ yếu là Á Châu, khi
2) Trung Quốc chưa lên tới đỉnh với tham vọng
của một siêu cường đã lại có chỉ dấu thoái trào và
3) chi tiết của hệ thống hợp tác mới đang được
công khai hóa.
Những kinh nghiệm đó cho thấy giá trị của tự
do trao đổi và trong cụ thể thì dù Hoa Kỳ có thể hưởng lợi nhiều khi buôn bán
với 11 nước kia, mối lợi ấy vẫn chưa bằng những gì mà các nước chậm phát triển
nhất sẽ được sau này. Việt Nam là thành viên được mọi nơi đánh giá là sẽ có lợi
nhất...
Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Nguyên Lam: Chúng ta sẽ đi qua ba bước phân tích như ông vừa
tóm lược về bối cảnh. Trước hết, hệ thống hợp tác TPP đang thành hình là cái
gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta hãy cùng nhớ về một thời điểm then
chốt, gần như là điểm lật vào năm 2008. Năm đó, Hoa Kỳ vừa bị khủng hoảng tài
chính và toàn cầu bị nạn Tổng suy trầm khi Trung Quốc ào ạt bơm tiền kích thích
kinh tế để vượt Nhật Bản thành nền kinh tế đứng hạng nhì về sản lượng. Năm đó,
Hoa Kỳ mới chú ý đến sáng kiến hợp tác giữa bốn nước nhỏ là Singapore, Brunei,
Chile và New Zealand và xin tham gia để xây dựng hệ thống giao dịch tự do về
đầu tư và mậu dịch. Do sự tham gia của nền kinh tế dù sao vẫn giàu mạnh nhất, nhiều
nước lần lượt hưởng ứng và mở ra vòng đàm phán khi cơ chế tự do thương mại đa
phương là Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO lại lâm vào bế tắc từ Tháng 10 năm
2008.
- Thế rồi, Hoa Kỳ có lãnh đạo mới sau cuộc bầu
cử cuối năm 2008 then chốt đó và Chính quyền Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ
lại có xu hướng bảo hộ mậu dịch rất mạnh và mất cả năm suy nghĩ, cân nhắc rồi
mới hiểu ra lợi ích sâu xa của tự do mậu dịch để lại thúc đẩy việc đàm phán kể
từ năm 2010. Hai năm sau, nền kinh tế đứng hạng ba là Nhật Bản mới vào cuộc.
Tổng cộng là hiện có 12 quốc gia tham dự vào vòng đàm phán, nhưng không
mời Trung Quốc.
Nguyên Lam: Hèn gì người ta cứ nói là thương thuyết mất hơn năm năm mới
xong. Thưa ông, một cách khái quát thì các nước của hệ thống gọi là TPP đã đàm
phán với nhau về những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nguyên tắc chung mà họ nhắm tới là chế
độ trao đổi tự do, hết còn hàng rào quan thuế hay hạn chế, hạn ngạch về lượng
lẫn phẩm để nhờ quy luật thị trường mà đem lại thịnh vượng cho mọi đối tác
trong cuộc. Thể thức tiến hành là sự cam kết giải tỏa và cải cách để cùng tạo
ra sân chơi bình đẳng trong một thị trường chung cho cả tập thể. Khi ấy, vì
khác biệt về trình độ phát triển và hệ thống quản lý giữa các nước, họ phải đàm
phán và tranh đấu về thể thức, điều kiện và thời hạn giải tỏa để trong một vài
năm hay cả chục năm tới thì xây dựng được một trật tự mới.
- Một cách cụ thể thì sẽ triệt tiêu hơn 18
ngàn rào cản về thuế suất nhập nội để các nước tự do buôn bán với nhau theo một
trình tự thật ra khá phức tạp mà chúng ta chỉ hiểu ra dần dần khi nội dung của
bản hiệp ước được công bố. Nếu thấy ra các vấn đề có vẻ tạp nhạp như trứng,
sữa, gạo, hay cao cấp như xe hơi, dược phẩm được cãi cọ cùng với chuyện môi
sinh, công nghệ tin học, hay quyền sở hữu trí tuệ, ta phải hình dung ra một thế
giới mới của thế kỷ 21….
Trong hệ thống TPP, Việt Nam sẽ có hậu phương
lớn của 11 nước để từ bông vải qua dệt sợi mà tiến vào thị trường áo quần may
mặc hoặc từ các phụ kiện điện tử mà lên tới trình độ chế biến cao hơn, có giá
trị hơn. Với một hậu phương mới, kinh tế Việt Nam sẽ bớt lệ thuộc vào nguồn
cung cấp nguyên vật liệu của Trung Quốc nên khó bị Bắc Kinh khuynh đảo
Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Nguyên Lam: Như ông vừa trình bày thì cái trật tự kinh tế
mới chỉ bước vào giai đoạn hình thành và có phải là khi các thông tin chi tiết
được công bố thì người ta mới biết thêm về triển vọng hay các rủi ro của tương
lai không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là đúng như vậy và mọi số liệu về
lợi hay hại của tự do thương mại mới chỉ là dự phóng, căn cứ trên kinh nghiệm
của trăm năm tự do hay bảo hộ mậu dịch giữa các nước với nhau. Những kinh
nghiệm đó cho thấy giá trị của tự do trao đổi và trong cụ thể thì dù Hoa Kỳ có
thể hưởng lợi nhiều khi buôn bán với 11 nước kia, mối lợi ấy vẫn chưa bằng
những gì mà các nước chậm phát triển nhất sẽ được sau này.
Việt Nam là thành
viên được mọi nơi đánh giá là sẽ có lợi nhất nhưng chính vì vậy mà sẽ bị xu
hướng bảo hộ mậu dịch rất mạnh trong đảng Dân Chủ của nghiệp đoàn của nước Mỹ
xoi mói và đả kích nhiều nhất, nào là có điều kiện lao động tồi tệ hay nhân
quyền và môi sinh không được bảo vệ. Lý do mà tôi cho là lạc hậu của xu hướng
này là Việt Nam chiếm lợi thế nhờ nhân công rẻ lãnh lương thấp nên sẽ làm lao
động Mỹ mất việc. Nó cũng lạc hậu như lý luận tự do mậu dịch làm khu vực
chế biến tại Mỹ sa sút vì doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra ngoài. Trong các năm tháng
tới, ta sẽ còn thấy bùng nổ cuộc tranh luận này trong khi Việt Nam và nhiều xứ
khác phải ráo riết cải cách để thực hiện những cam kết của mình.
Nguyên Lam: Giữa các chi tiết trùng điệp và phức tạp về tương lai lồng
trong dự kiến hợp tác có quy mô toàn cầu, thưa ông, thế nào là một cách phán
đoán về lẽ đúng sai và được thua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng quy tắc phán đoán ở đây
có hai mặt. Về nhận thức thì thành phần nào có lợi nhờ tự do sẽ ít nói đến mối
lợi trong khi thành phần phải cạnh tranh thì chỉ nêu ra những điểm tiêu cực và
ồn ào đả kích làm dư luận càng khó hiểu ra lợi hại của thực tế, vì nhận thức
sai. Mặt kia về thực tế thì xứ nào sớm cải cách cơ chế để tiến tới tự do thì sẽ
thành công hơn các nước hay thành phần chỉ muốn bảo vệ nguyên trạng.
Cải cách
cơ chế cũng quan trọng như xây dựng hạ tầng cơ sở và bảo vệ nguyên trạng của
đặc quyền đặc lợi thì cũng tai hại như phá hủy cầu đường của chính mình. Cũng
vì thế mà thông tin sẽ giữ vai trò quan trọng cho nhận thức và ý chí cải cách
để giải phóng tiềm lực quốc gia, và ra khỏi sự kiềm tỏa của nhà nước.
Nguyên Lam: Hình như ông đang ám chỉ yêu cầu cải cách cho Việt Nam, là
gỡ bỏ nguyên trạng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước và cải thiện điều kiện
lao động, môi sinh hay nhân quyền để giải phóng sức sản xuất của người dân hầu
tiến tới thịnh vượng và phát triển. Thưa ông, ta bước vào phần thứ ba là vị trí
của Trung Quốc trong cái trật tự mới đang được hình thành. Ông nhận xét thế nào
về trật tự mới này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc đang đi vào nhiều năm thoái
trào, cũng sẽ phải cải tổ để chuyển qua hướng phát triển mới hầu khỏi bị nội
loạn. Nhưng tính chủ quan duy ý chí của lãnh đạo khiến họ đề xướng nhiều sáng
kiến to tát cho các nước, như mở ra Con Đường Tơ Lụa Mới với sáu hành lang kinh
tế dọc ngang từ Á sang Âu ngoài biển và trên đất liền, hoặc các dự án thành lập
ngân hàng đầu tư hay phát triển cấp vùng, v.v…. Đùng một cái người ta thấy ra
nhược điểm sinh tử của nền kinh tế mắc nợ đang bị suy trầm tại Trung Quốc trước
sự lúng túng can thiệp hay kiểm soát mà vẫn bất lực của lãnh đạo. Biến cố 2008
nay mới dẫn tới một bước ngoặt khác!
- Thế rồi, vào đúng lúc này, hệ thống TPP lại
có hy vọng thành hình sau năm năm trăn trở để từ nay các nước Á Châu có thể
phát triển gắn bó hơn với Hoa Kỳ và Nhật bản là hai đầu máy khác của kinh tế
toàn cầu. Trong vài năm nữa thôi, Nam Hàn và cả Đài Loan cũng sẽ gia nhập, khi
ấy, các nước sẽ có sự chọn lựa giữa hai hình thái phát triển gần như đối nghịch
về học thuyết kinh tế, giữa tự do kiểu TPP và kiểm soát kiểu Bắc Kinh. Hậu qủa
ngoài kinh tế của hình thái phát triển ấy là những cân nhắc về an ninh chiến
lược vì các sáng kiến kinh tế do Trung Quốc đề ra đều có nội dung và mục đích
là an ninh, nhằm củng cố vai trò và ảnh hưởng của Bắc Kinh trên các nước.
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối, thưa ông, Việt Nam nên tự chuẩn bị thế nào cho
tình huống mới mà đạt kết quả phát triển nhưng cũng tránh được nhiều rủi ro?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau ba thập niên trôi dần vào trật tự
Trung Quốc vì lãnh đạo chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của đảng độc quyền và tay chân
thân tộc ở dưới, Việt Nam có cơ hội thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế
lẫn bế tắc về lý luận và nhất là thoát khỏi vòng kiềm tỏa về an ninh chiến lược
của Bắc Kinh. Đấy là khung cảnh lớn của các bài toán chuyên môn về chính sách
và cải cách. Nếu muốn khai thác cơ hội mới cho thắng lợi thì Việt Nam phải thay
đổi tư tưởng và cải cách về tổ chức để người dân có quyền chọn lựa, một cách tự
do, để làm chủ vận mệnh của mình.
- Một thí dụ thiết thực là trong hệ thống TPP,
Việt Nam sẽ có hậu phương lớn của 11 nước để từ bông vải qua dệt sợi mà tiến
vào thị trường áo quần may mặc hoặc từ các phụ kiện điện tử mà lên tới trình độ
chế biến cao hơn, có giá trị hơn. Với một hậu phương mới, kinh tế Việt Nam sẽ
bớt lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Trung Quốc nên khó bị Bắc
Kinh khuynh đảo.
Các thị trường quốc tế đều đánh giá là từ hệ thống TPP, Việt
Nam có lợi nhất và Trung Quốc bị thiệt hại nhất. Việt Nam phải mau chóng cải
sửa để biến dự phóng ấy thành hiện thực. Lãnh đạo mà không dám hay không muốn
thì người dân phải làm vì đấy mới là tương lai xứng đáng của mình.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ chuyên gia
Nguyễn-Xuân Nghĩa về những phân tích này.
Việtnam cs:
nên học kái hay cũa người ta thay vì nói fét.
From:
Mai Anh Linh
Date: 2015-09-29
Subject: [School Lunch in Japan - It's Not Just About Eating! Giờ ăn trưa của học sinh Nhật
Date: 2015-09-29
Subject: [School Lunch in Japan - It's Not Just About Eating! Giờ ăn trưa của học sinh Nhật
Dạy cả cách ăn cách ở từ bé như thế này nên dân Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ!
Lunch
in Japan - It's Not Just About Eating!
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.