Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, September 23, 2014

Quan điểm của chính quyền CSVN về khiếu kiện đất đai


Cứu nước trên hết!

GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!

https://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU

Nguyễn Trọng Vĩnh

Chưa bao giờ thấy tình hình đất nước đáng lo như hiện nay:

Về kinh tế xã hội: Hàng chục vạn doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản, công nhân nhân viên mất việc, ngân sách thất thu, sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, người cày mất ruộng, tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ, tham ô, nợ xấu ngân hàng, thất thoát hàng ngàn ngàn tỷ, hàng hóa nước ngoài tràn ngập thị trường chủ yếu từ Trung Quốc, hàng xuất khẩu chủ lực lệ thuộc Trung Quốc về nguyên vật liệu, nhập siêu hàng năm trên dưới 20 tỷ đô la, nợ nước ngoài chồng chất vượt quá GDP, khoáng sản bị đào bới bung bét, rừng bị chặt phá vô tội vạ…Kinh tế sa sút gần đến đáy, tụt hậu rất xa so với các nước chung quanh. Tài nguyên phong phú mà dân nghèo, nước yếu, lệ thuộc.

Mọi mặt xã hội xuống cấp nghiêm trọng.


Về an ninh, quốc phòng: Nhiều điểm xung yếu về quốc phòng đã bán hoặc cho Trung Quốc thuê dài hạn. Họ đã mua được 3, 4 ngàn hecta rừng biên giới, đã đứng chân được trên cao nguyên chiến lược, đã vào “nuôi cá” trong quân cảng Cam Ranh, đương thực hiện dự án khu luyện thép Formosa và cảng Vũng Áng, thực tế là đương xây dựng căn cứ quân sự, họ thuê cảng Cửa Việt cũng đương thực hiện mục đích ấy; từ Kỳ Anh đến chân đèo Ngang, phía Đông đường quốc lộ 1, khoảng 20 km họ xây tường cao và làm gì trong đó không ai biết, mua một đoạn bãi biển Đà Nẵng, xây nhà kín cổng cao tường để làm gì cũng chẳng ai hay. 


Trung Quốc đã đánh chiếm được cao điểm 1059 trong huyện Vị Xuyên, Hà Giang, ngoài biển, trên cụm bãi đá Gac Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta mà họ đánh chiếm năm 1988, họ đương xây thành những đảo nhân tạo và thành căn cứ quân sự có sân bay, đường băng. Hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nơi có thể là đội quân thứ 5. Độc lập, chủ quyền của nước ta bị uy hiếp nghiêm trọng.

Thực trạng trên đây nói lên sự quản lý, điều hành yếu kém của người đứng đầu Chính phủ và sự lãnh đạo yếu kém của Ban lãnh đạo Đảng.

Cứ đà này tiếp tục, tình hình sẽ còn bi đát hơn, có thể dẫn đến vỡ nợ và có thể mất độc lập chủ quyền. Điều này có phần do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quá thân Trung Quốc, quá bảo thủ một thứ ý thức hệ không tưởng và quá sợ Trung Quốc đánh, không cho kiện Trung Quốc, không đấu tranh quyết liệt với những hành động xâm lấn và mưu đồ bá chiếm Biển Đông của họ, không muốn làm gì trái ý Trung Quốc, thả lỏng, nên họ muốn gì cũng được.


Trước hiểm họa của đất nước, đảng viên, cán bộ từ dưới lên, những ai còn có lòng yêu nước, còn thấm được ít nhiều tinh thần, khí phách Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, hãy thức tỉnh, dám nghĩ dám làm, dám thay đổi, cùng nhân dân chung tay cứu nước.


Con đường đúng đắn là:

- Đặt Tổ quốc lên trên hết, từ bỏ toàn trị, từ bỏ đường lối sai lầm bảo thủ, tư duy ý thức hệ hão huyền, thực hiện dân chủ với dân, tôn trọng các quyền và lợi ích của dân, gắn bó với dân để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đích thực.


- Vẫn duy trì mối quan hệ bình thường với Trung Quốc và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước nhưng phải phát huy tinh thần độc lập, tự chủ tách ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, kết bạn với tất cả các nước lớn như Nga, Nhật, Ấn, Mỹ…


Tôn trọng trí thức có chân tài, thực học, tâm huyết với sự đổi mới và phát triển đất nước, với các chuyên gia kinh tế giỏi, cùng nhau bàn bạc, tìm ra đường lối, kế sách đúng để tiến lên và bảo vệ vững chắc Độc lập, chủ quyền dân tộc.

Bảo thủ không thay đổi là có tội với lịch sử.

N.T.V.

 

Quan điểm của chính quyền CSVN về khiếu kiện đất đai

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
09222014-giaminh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg8584638.jpg
Nông dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012
 AFP photo




Tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng lại được các cấp chính quyền Hà Nội đề cập đến trong tuần qua tại hội nghị trực tuyến hôm ngày 19 tháng 9 của chính phủ do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cũng như tại phiên họp thứ 17 Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội một hôm trước đó tại Sài Gòn.
Có những điểm nào đáng chú ý qua những cuộc họp như thế về vấn đề liên quan đến nhiều người dân khắp cả nước bị thu hồi đất đai phải khiếu kiện bấy lâu nay?
Ý kiến các cấp chính quyền
‘Khiếu kiện, khiếu nại đông người là do bị lợi dụng, xúi giục.’ ‘Việc công dân đi khiếu kiện thường xuyên nhận được viện trợ 200 kilogram gạo, mỳ tôm từ một hội do các cá nhân thành lập từ năm 2013 để những công dân này tiếp tục lưu trú tại Hà Nội.’’ Và khi các công dân này ốm đau thì đựợc đưa đi bệnh viện và hỗ trợ bằng tiền mặt’.

Đó là những điểm trong báo cáo chính phủ được tờ Tuổi Trẻ trích dẫn trong bài viết đăng tải hồi ngày 18 tháng 9 về phiên họp thứ 17 của Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội Việt Nam. Tại phiên họp các đại biểu có ý kiến về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của chính phủ trong năm 2014.

Theo các vị trong Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì các đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, cũng như sự chống đối mang tính quyết liệt của người dân cho thấy phản ứng của họ đối với hoạt động kém hiệu quả và thiếu trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân trong quản lý Nhà nước cũng như trong công tác khiếu nại, tố cáo.

Dân oan phản bác
Đối với những kết luận trong báo cáo của chính phủ mà báo chí loan tải như vừa nêu, những người tham gia khiếu kiện lâu nay như anh Trịnh Bá Phương tại phường Dương Nội, quận Hà Đông cho rằng kết luận như thế là không chính xác.
Anh Trịnh Bá Phương xác định việc người dân tại phường Dương Nội suốt mấy năm qua phải đi khiếu kiện là vì cơ quan chức năng làm sai luật, không thực thi đầy đủ mọi qui trình khi tiến hành thu hồi đất của người dân và không thực thi quyết định của cấp trên. Anh phát biểu:

Trong thời gian qua từ năm 2008, người dân chúng tôi bắt đầu khiếu kiện, làm đơn tập thể gồm 356 hộ dân kiên quyết đến cùng giữ lại tư liệu sản xuất. Từ ngày đó đến nay không hề có ai xúi giục, kích động bà con phải đi ‘thế nọ’, phải đi ‘thế kia’.
Xuất phát từ chỗ mất tư liệu sản xuất, nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Sau khi bị chính quyền thu hồi đất, nhân dân kiên quyết sẽ phải đi khiếu kiện để đòi lại tư liệu sản xuất của nhân dân.
ttxva.net-400.jpg
Một vụ khiếu kiện đất đai đông người ở Hà Nội. Courtesy of ttxva.net
Ngay tại Dương Nội, họ đã không thực hiện theo đúng qui trình, thủ tục thu hồi đất. Họ không thực hiện điều 56,57, Nghị Định số 84. Có rất nhiều sai phạm.
Đã có quyết định của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 313 thể hiện rằng nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Trong quyết định đó họ cũng thừa nhận trong những năm qua chỉ chuyển đổi nghề nghiệp cho đúng 26 người dân.
Trong kết luận số 1078 của Thanh Tra Chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ kết luận không thể chuyển đổi được nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Họ dẫn chứng ra là lứa tuổi của nhân dân không đồng đều, dân không có bằng cấp, chỉ có thể bám vào ruộng đất mà thôi. Căn cứ theo kết luận của thanh tra chính phủ và quyết định số 313, nhân dân chúng tôi đang bị chính quyền thu hồi đất trái phép.
Là những người nông dân mất tư liệu sản xuất, không được giải quyết những oan sai nên những người dân như anh Trịnh Bá Phương không còn nguồn sống nào khác và phải nhờ đến sự hỗ trợ của những người hảo tâm. Anh cho biết:
Người dân đã mất hết tư liệu sản xuất, không còn nguồn để sống, không còn đất để trồng ra cây lúa nên nhân dân Dương Nội phải đi xin cứu đói nhiều năm. Xin cứu đói đến các cơ quan công quyền, khi đến Bộ Công an họ nói họ không có kho gạo; đến Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam họ cho được 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc. Sự trợ giúp của chính quyền đến nay, chúng tôi chỉ nhận được đúng 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc.
Nếu không nhận được sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, chắc chắn đã có người chết đói rồi.
Có rất nhiều người như bà Oanh, ông Liễu ở Bộ Nông nghiệp nói rằng nghĩa cử tương thân tương ái, yêu thương đồng bào và chia xẻ đó còn phải tuyên dương, trao bằng khen. Đó cũng chính là truyền thống của người Việt Nam, nên người dân nhận được sự trợ giúp đó.
Bất cứ hành vi ngăn cản nhận sự trợ giúp gạo để người dân duy trì cuộc sống và cả viện phí khi đi viện là không đặt truyền thống của người Việt Nam lên hàng đầu và không có tâm.
Tổ chức dân sự bất đồng
Những người vì lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người dân oan phải từ các tỉnh- thành về Hà Nội ăn chực nằm chờ tại các cơ quan Trung ương mong trường hợp của họ được giải quyết đã bỏ công, góp sức giúp cho những đối tượng đó, tỏ ra không bằng lòng khi việc làm của họ bị đưa vào báo cáo chính phủ như thế.

Anh Lã Việt Dũng từ Hà Nội lên tiếng:
Thật ra chúng tôi cũng hơi bất ngờ với bài báo như vậy. Trong bài báo còn có thông tin chính phủ báo báo với quốc hội vấn đề như vậy. Không biết đơn vị nào của chính phủ mà lại nói rằng khiếu kiện lâu là có xúi giục và từ năm 2013 có những nhóm như chúng tôi do hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền cho dân oan ăn uống và đi bệnh viện thì dân oan mới ở lại khiếu kiện lâu dài. Chúng tôi bất bình về thông tin như vậy, bởi vì nguyên nhân sâu xa là vấn đề đất của họ.

Một người cũng công khai lên tiếng kêu gọi ủng hộ cho những người dân oan phải sống lay lắt ở Hà Nội hay Sài Gòn, anh Bùi Tuấn Lâm, cũng tỏ ta bức xúc khi hay tin việc làm của bản thân bị nêu ra trong báo cáo của chính phủ:

Khi nghe như vậy, tôi thấy người ta ‘chụp mũ’ cho công việc của những người thực hiện. Những tổ chức hay cá nhân nào làm để giúp cho người ta với mục đích gì, tôi không biết. Riêng bản thân tôi, tôi là những chương trình đó vì nhân đạo. Tôi thấy bà con của mình, những người nông dân, những dân oan mất hết tư liệu sản xuất, họ cùng đường, kiệt quệ khi theo đuổi khiếu kiện về đất đai. Rõ ràng, người ta là những người bị liên lụy, mất quyền lợi cá nhân do những sai lầm của chính sách đất đai.

Tôi giúp họ trên tinh thần nhân đạo cùng là người Việt Nam, thấy người dân khỗ thì mình làm gì được thì làm.
Văn phòng chính phủ hay cơ quan chính phủ về đất đai mà nói như thế, tôi phản đối!
Thống kê trong báo cáo vừa nêu của chính phủ cho thấy trong năm nay số lượt đoàn đông người đến các cơ quan Trung ương tại Hà Nội và Sài Gòn tăng hơn 12% so với năm ngoái.

Báo cáo này nêu rõ có những đoàn gồm vài trăm người và thái độ của những người khiếu kiện được ghi nhận là bức xúc, và gay gắt. Vấn đề khiếu nại tố táo chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với tỷ lệ hơn 68%.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền của tỉnh Lâm Đồng, thuộc Ủy ban Pháp Luật Quốc hội được trích dẫn nói rằng có người dân đi mua đất với giá 20 triệu đồng một mét vuông, đến khi bị giải tỏa thu hồi thì Nhà nước đền bù có 2 triệu đồng. Nguyên văn lời ông này được trích dẫn ‘Đền bù như thế thì bố ai chịu được”.

Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất

Nhà văn Trần Mạnh Hảo
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Thương binh James Thạch dùng nỗi đau của mình xoa dịu nỗi đau người khác
  • Nghe HRW công bố phúc trình đầu tiên về nạn công an VN bạo hành
  • HRW yêu cầu Việt Nam cải tổ ngành công an
  • Nghe Mỹ công chiếu phim của cháu gái cố TT Kennedy về chiến tranh VN
  • Video Bê bối ‘dầu cống rãnh’ Đài Loan lan tới Việt Nam
  • Nghe HRW bác phản đối của VN về phúc trình công an bạo hành

Hình ảnh/Video

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 18/9/2014

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 19/9/2014

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 20/9/2014

21.09.2014
Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.

Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù. 

Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.
Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:
«Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!»

Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.

Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.

Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với nhà văn Trần Mạnh Hảo
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải cách ruộng đất là cái xấu xa, đảo lộn đạo lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán oan người ta, hàng vạn người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư luận trên internet phản ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất cập hại, họ vội vàng đóng cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá. Bây giờ còn rất nhiều người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống đây, sao lại bịp chúng tôi được?
Trà Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá là khoét lại nỗi đau chưa lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học lại bài học của chính mình. Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam muốn né tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên và muốn nhân dân phải quên đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ trích nặng hơn. Không nhắc thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng. Nên hiểu thế nào về những gì ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận Việt Nam có quá khắc khe hay không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật sự là một vết nhơ xấu xa nhất của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe, triển lãm. Mà triển lãm lại nói phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một sự bịp bợm, nói dối. Họ cứ quen thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền các phương tiện truyền thông, chứ giờ internet và Facebook đã là phương tiện truyền thông của mọi người.
Trà Mi: Có ý kíên cho rằng lịch sử không phải để thù hận, cho nên cũng có người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì làm sao? Anh bắn giết, hành hạ người oan. Người  qua không tội gì lại vu cáo, bịa chuyện để đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người như vậy, rồi ngồi khóc là xong tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp sinh ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, cháu đấu tố ông bà. Toàn tố điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng đất từ đầu chí cuối. Gia đình tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng tôi phải viết mấy bài trên Facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ thôi. Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền, đem cái xấu xa nhất của chế độ khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người nhịn được. Nếu họ triển lãm trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra để sám hối, để nhận lỗi của mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm cái cuộc dối trá như vậy. Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một thái độ đàng hoàng, tử tế. Khi thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không triển lãm nữa lấy lý do thiếu ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị đấu tố hầu hết là những địa chủ phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa ra đấu tố. Như bà Nguyễn Thị Năm là người có công vô cùng lớn với chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi ông Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản trong nhà và mang hết tài sản ra tặng. Thế nhưng cuối cùng họ lại đem bà ra bắn.
Trà Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo ông, vì sao nhà nước lại mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không phải là sớm hơn hay muộn hơn?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này được cấp cao nhất quyết định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ Văn hóa không có quyền làm chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được dân mấy chục năm nay rồi thì giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì dân bây giờ đã thức tỉnh.
Trà Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng đất như một cuộc cách mạng ‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút của nhà văn-nhà báo Trần Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế nào?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi nay đã bị nhà nước cấm, tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi cũng không muốn nhắc tới vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình nhà tôi, những người tố điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó hiện giờ vẫn còn sống trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó cũng có gọi điện thoại vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công giáo, lấy sự tha thứ làm trọng.’ Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự nhiên ông nhà nước triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì bắt buộc tôi phải lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải thực chất của Cải cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất, tôi đã viết một cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình tôi cũng khủng khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.

Trà Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại thời mốc quá khứ đen tối trong lịch sử Việt Nam, có thể cùng nhà văn Trần Mạnh Hảo nhìn lại những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân cũng là ngừơi tham gia đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi ngày Cải cách Ruộng đất trong thời thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký ức còn đọng lại trong ông là gì?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn quét trong làng xã, cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng đất. Tôi đã từng đi xem bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị quy là địa chủ và bị đưa ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi. Tôi cũng từng chứng kiến thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi phải nói là Cải cách Ruộng đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị bắn trong làng xã tôi hầu hết là từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ lại lôi ra bắn hết. Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm kháng chiến chống Pháp trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản, chủ tịch xã bị lôi ra bắn hết.
Trà Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng chính bản thân ông từng có hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng đất đó, ông có hiểu vì sao mình làm vậy không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi đều nghĩ là  họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên ‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp, bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi bố có bằng này thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố. Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.

Trà Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có lãnh hậu quả thế nào không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được thả vì gia đình tôi được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông ở gần làng tôi cũng bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy xuống thành phần. Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia đình.  Ngay cả em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết.

Trà Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến; tiêu diệt các thành phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy lại ruộng đất cho bần cố nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn tới sự đẫm máu và oan sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh cho hành động độc ác của họ. Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu. Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải cách Ruộng đất, vẫn rành rành ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông dương 1930. Trí thức và những người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội văn minh. Không có trí thức, không có người biết làm ra của cải thì không có xã hội văn minh. Ngay mục tiêu ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống con người mà cứ bảo trên đúng do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm cách mị dân thôi.
Trà Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ chia ít ruộng cho bần cố nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp hết, cho vào hợp tác xã. Nông dân vẫn tiếp tục khổ ai, còn khổ ải hơn xưa nữa, khốn khó vô cùng. Năm 1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là ‘hợp tác xã’, thì đâu thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân cày mất ruộng chứ. Lúc ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là ‘hợp tác xã,’ đày đọa con người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp tác xã, tôi biết, đói vô cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.

Trà Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho tới 6 thập niên sau?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng ta đã kinh qua rất nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc ác, chủ nghĩa duy ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy ác này để trở về với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân tộc, làm nhân dân cùng đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không chóng thì chày họ sẽ bị lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với đất nước. Mọi người chúng ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có mặt trên đất nước chúng ta.
Trà Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông, Cải cách Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất thì chết hết rồi. Bây giờ họ tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo kiểu của họ thế nào cũng được vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói mà. May mà những người như chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ kể lại những ký ức đau thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã lên tiếng. Không thể nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân dân mãi. Internet là phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
mediaViệt Nam đang tiến hành một đợt chống tham nhũng mới?REUTERS
Cuối tuần qua, báo chí trong nước rất chú ý đến hai vụ bắt giữ, một cựu lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng giám đốc một tập đoàn dược phẩm lớn có quan hệ với nhiều cơ sở Nhà nước. Hai vụ bắt giữ xảy ra chỉ ít ngày sau khi chính phủ Việt Nam công bố kết quả hoạt động công khai tài sản của gần 1 triệu công chức, bị báo chí trong nước chỉ trích mạnh mẽ vì không trung thực.
Nhân dịp này, dư luận đặt nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa hai vụ bắt giữ cuối tuần và thực hư của cuộc chiến chống tham nhũng do chính quyền tiến hành.
Ngày 20/09/2014, theo báo chí trong nước, ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), một trong các ngân hàng công lớn nhất nước, bị cơ quan điều tra Bộ Công an tạm giam. Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank bị bắt vì hành vi « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ». Theo nguồn tin từ cơ quan điều tra, đương sự đã tiếp tay cho một công ty in của Ngân hàng làm thất thoát hơn 90 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi. Cũng có tin ông Đỗ Tất Ngọc đã bị khởi tố và tạm giam vào ngày 17/09.
Trước đó, ngày 19/09, một đại gia khác, ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma, bị bắt và công ty bị khám xét trong đêm. VN Pharma là một tập đoàn dược phẩm mới ra đời nhưng đang nổi lên như một nhà cung cấp thuốc chủ yếu cho các cơ sở y tế công tại Việt Nam. Theo một số thông tin ban đầu Tổng giám đốc Công ty VN Pharma bị cáo buộc làm giả hồ sơ đấu thầu vào bệnh viện và dính líu đến buôn lậu. Cũng có nguồn tin cho biết công ty vừa trúng một đơn đặt hàng trị giá đến 800 tỷ đồng.
Hai vụ bắt giữ nói trên xảy ra đúng vào thời điểm sau khi Thanh tra chính phủ Việt Nam công bố trước Quốc hội bản tổng kết về hoạt động công khai, minh bạch tài sản liên quan đến gần một triệu cán bộ, công chức. Kết quả chỉ có một người bị xử lý kỷ luật vì không kê khai tài sản trung thực. Với kết quả như trên, chủ trương kê khai tài sản - từng được nhìn nhận như là cái gốc của việc chống tham nhũng – gây một thất vọng lớn trong dư luận.
Báo Lao động chạy tựa « Một cái ‘‘kết’’ không quả’’ ». « Gần triệu người kê khai tài sản, chỉ một bị kỷ luật vì không trung thực » là hàng tựa của báo Pháp luật Thành phố. Báo Người Lao động có nhiều bài viết về chủ đề này : « Khai mà không khai », « Kê khai tài sản : Huề cả làng ! »…
Trong bối cảnh này, trong công luận có nhiều câu hỏi : Chính quyền đang khởi sự một chiến dịch chống tham nhũng mới ?... Hay có thể vụ bắt giữ hai đại gia mới đây là một động thái của chính quyền nhằm xoa dịu sự bất bình cao độ trong xã hội trước sự thất bại của chủ trương công khai tài sản ?...
Sau đây mời quý vị nghe một vài nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, người dành nhiều chú ý cho cuộc chiến chống tham nhũng và vấn đề minh bạch thể chế tại Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (Hà Nội)22/09/2014Écouter
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh : “Về những vụ bắt bớ vừa rồi… tôi nghĩ đấy là những bước đi chống tham nhũng được các cơ quan điều tra chuẩn bị và đưa vào tầm ngắm từ lâu rồi…. Còn cái tin là một triệu người kê khai mà chỉ có một trường hợp bị đánh giá là không đúng sự thực đã được báo chí và các đại biểu Quốc hội phê phán…. Sự đánh giá đó và phát hiện đó cho thấy nỗ lực của việc công khai minh bạch của Việt Nam đang còn hết sức nửa vời và kém hiệu quả…
Gần đây ở Hà Nội đã có đưa ra những nghiên cứu sau khi thăm dò ý kiến các doanh nghiệp, cho thấy họ phải góp từ 73% đến 107% số lợi nhuận để cho những 'chi phí ngoài pháp luật'… Có một công trình đã công bố. Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mà số liệu được công bố trên báo chí cho thấy thực tế rất nghiêm trọng, (số tiền hối lộ - ndr) tương đương với 50% tổng số thu ngân sách…
Gần đây có một cuộc hội thảo công bố kết quả của Ngân hàng Thế giới, tiến hành tháng 12/2013, về công khai minh bạch đất đai… tôi phát hiện ra không có bất kỳ một sự công khai minh bạch nào về dự án được giao đất, về giá đất, về việc giao đất cho công ty nào, ai ký chịu trách nhiệm, khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc. Đấy là những thông tin hết sức thiết thân với người dân…
Tôi rất e ngại rằng nếu không có các nỗ lực công khai minh bạch nữa, thì sự minh bạch (được tuyên bố - ndr) vẫn chỉ là nửa sự minh bạch, và như vậy nó chưa phải là minh bạch”.
RFI : Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. 

Chuyện VN: Sập cầu sắp khánh thành

Cầu đã hoàn chỉnh 100% , còn 4 ngày nữa sẽ làm lễ khanh thanh cầu mới...thì tự nhiên , cầu sập 
Quá may cho nhiều người

Sập cầu sắp khánh thành

TP - Hai ngày qua, con sông Phú Thuận ở xã Nhơn Phú (Mang Thít, Vĩnh Long) bị chiếc cầu bê tông sắp khánh thành, sập xuống chắn ngang.
Chiếc cầu sập chắn ngang sông. Ảnh: Trung Tính
Chiếc cầu sập chắn ngang sông. 
           Ảnh: Trung Tính

 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com

 

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thi đi siêu xa l tin tc, đâu phi chúng mun làm gì thì làm.

Linh Nguyên

 

 

Ngốc ơi là ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là một đám hề ! 

Còn mụ "y tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng thừa . 

Xem kết quả , biết việc làm .

 

HY.

              

 

Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát...

 

Bó tay Bó tay ! Hết ý, hết ý kiến.

 

Cùng nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè !!!!

            


Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ

 


Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"

 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!

Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi

 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường

 

 

 

CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'

 

 

 

Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn

Già mà lắm con là lão Đỗ Mười

Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh

Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp

Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết

*

 

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu

Tham nhũng đớn hèn là cậu y tá (Nguyễn Tấn Dũng)

Ác thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng

Gian manh, trí trá  Nguyễn Sinh Hùng

Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa

*

Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân

Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh

Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền

Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ

Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng

*

Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng

Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh

Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận

Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang

Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải

*

Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng

Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan

Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải

*

Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh

Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm

Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri

Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân

Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng

*

Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh

Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị

Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ

Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm

Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo

*

Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh

Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng

Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin

‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình

Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng

*

Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng

Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình

CướpGiết la làng là Thống đốc Bình

Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát

Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)














Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-



Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man


Nhà báo Bùi Tín phản bác luận điệu xuyên tạc của báo QĐND ngày 26-08-2012.

https://www.youtube.com/watch?v=I2jL0S8GnoQ

 

 

 

SỐNG VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG, "CHÚA TRÙM THAM NHŨNG" 

TỤI MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON NGƯỜI -

 

 

__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/11/2024

My Blog List