Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 27, 2014

Cao tốc lún và vết nứt lòng tin ở VN

Cao tốc lún và vết nứt lòng tin ở VN

Trà Trường Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245 km, tổng mức đầu tư tương đương 1,5 tỉ USD đã được đưa vào sử dụng sau 7 năm thi công.
Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại 5 tỉnh, thành mà tuyến đường đi qua, rút ngắn thời gian hành trình trước đây.
Sau hai ngày khánh thành, tuyến cao tốc này đã xuất hiện lún, phát sinh nứt tách biệt nền mặt đường theo hình cung tại Km 83 chiều từ Yên Bái về Phú Thọ.
Trên truyền thông đại chúng, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang cố gắng hết sức có thể để biện minh cho hiện trạng hư hỏng bất ngờ trên là do bất khả kháng, do khoảng cách vị trí xen giữa hai điểm khoan có địa chất bất thường, do mưa bão…
Ngoài vị trí đang bị lún nứt trên thì Bộ GTVT còn đang dự trữ 9 vị trí còn lại chắc chắn cũng sẽ xảy ra sự cố lún nứt tương tự, và là điều đã được tiên lượng để chối bỏ trách nhiệm tiếp theo.
Cũng dễ hiểu được mục đích biện minh này là muốn giữ uy tín, chối bỏ trách nhiệm của chính họ (Bộ GTVT và VEC).
Hầu hết trong phát ngôn của họ đều bất chấp, bỏ qua và đi ngược nhiều quy định, quy trình quy phạm bắt buộc của các tiêu chuẩn dành cho thiết kế và thi công đường cao tốc của Việt Nam TCVN 5729 : 2012. (Theo mục 9.2.6 - Yêu cầu thiết kế đối với nền đường cao tốc đắp trên đất yếu).
Quốc lộ 1A bị ngập trong đợt mưa bão năm 2013
Cụ thể:
  • Họ chấp nhận nứt là điều được tiên lượng thì việc bảo đảm tính ổn định toàn khối của nền đắp trên nền đất yếu là yêu cầu bắt buộc theo TCVN trên sẽ không còn giá trị.
  • Nếu cho là sai sót trong khoan địa chất thì số liệu quan trắc lún, dịch chuyển ngang, cắt cánh của nền đường trong quá trình thi công, trước khi xây dựng kết cấu áo đường không được thực hiện đúng quy định, hoặc chất lượng số liệu quan trắc không bảo đảm đủ tin cậy để phát hiện sai sót địa chất hi hữu giữa khoảng cách khoan trong thời gian thi công (hoặc gia tải nếu có). Điều đó mới dẫn đến nứt đường sau khi hoàn thiện mặt đường.
Bản chất của công việc theo dõi quan trắc lún, chuyển vị ngang, cắt cánh trong quá trình thi công nền đường đất yếu tuân thủ theo 22TCN 262 - 2000 và 22 TCN 211 - 06 không ngoài mục đích phát hiện kịp thời, để có biện pháp xử lý thích hợp trong thời gian thi công nền đường (nếu có), nhằm bảo vệ tính ổn định toàn khối, làm nền tảng quyết định triển khai tiếp mặt đường, nhất là cấp đường sử dụng tốc độ cao.

Bỏ qua các lý luận khôi hài “do lượng mưa lớn, đất nền và xung quanh bão hòa, tốc độ lún nhanh hơn dự kiến có thể là nguyên nhân sinh ra vết nứt”, lạm dụng quanh co tấm bản hiệu “Đường chờ lún” để đánh tráo khái niệm.
Còn lại bất cứ một biện minh nào, cho rằng đây là chuyện bất khả kháng, để bảo vệ hiện tượng nứt xé nền mặt đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng, chính là sự ngụy biện có mục đích nhằm bao che lợi ich riêng và trấn an dư luận cộng đồng.
Ở Việt Nam ngày nay căn bệnh biện minh, đánh tráo bản chất vụ việc một cách có định hướng, vì những lợi ích của cá nhân và tổ chức không còn là chuyện lạ.
Trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, y tế, điện, nước, hành chính, hành pháp, vi phạm nhân quyền…việc đánh tráo này vẫn xảy ra hàng ngày.
Lẩn tránh trách nhiệm, không dám đương đầu với sự thật để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, là tính cách mặc định mà hầu hết những người lãnh đạo ở Việt Nam đều mắc phải. Thử hỏi người dân xứ Việt đang ngóng chờ vào đâu?
Đừng để hiện tượng lún có kiểm soát trên đường thành vết nứt lòng tin của cộng đồng Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140925_lun_nut_duong_cao_toc_vietnam


Đểu cáng đã lên ngôi

Ngô Nhân Dụng

Phim “Sống cùng lịch sử” phải ngưng chiếu, trong thành phố Hà Nội, vì mỗi ngày chỉ có hai, ba người mua vé vào coi. Phim mới này, của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, được mô tả là làm ra để khen ông Võ Nguyên Giáp.

Cuốn phim làm tốn mất 21 tỷ đồng, tương đương với một triệu đô la Mỹ; dùng tiền nhà nước, tức là tiền của dân Việt Nam. Trước đó, năm 2010 đã có phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” tốn gấp năm lần, chi trên 100 tỷ; làm xong cũng đem cất trong kho.


Có người chỉ cho nhà sản xuất phim, có cách khiến dân Hà Nội kéo nhau đi coi phim về Tướng Giáp: Hãy xin Ðảng Cộng Sản ra lệnh cấm phim này! Cứ cái gì bị cấm thì người thế nào dân cũng tìm coi bằng được. Vào thế kỷ thứ 19 đã có một ông vua Hy Lạp dùng kế này.

Dân Hy Lạp hồi xưa không trồng khoai tây; mà bây giờ đó là một món ăn rất được ưa chuộng. Ðó là công của vua Óthon (tên ông có khi viết là Otho , hoặc Otto ; theo lối viết của người Hy Lạp, nay viết là Óthon ).

Vua Óthon (1815-1867) được các cường quốc đưa từ Bavaria sang làm vua xứ này khi mới 17 tuổi, sau khi dân nổi lên lật đổ đế quốc Ottoman . Nhưng khi trưởng thành ông rất yêu nước Hy Lạp. Nông dân Hy Lạp rất bảo thủ, không muốn trồng một thứ gì mới, kể cả khoai tây là món được đem giống từ Châu Mỹ về.

Muốn nông dân trồng khoai tây, vua Óthon đã ra lệnh cấm mua bán, tàng trữ khoai tây. Bị đế quốc Ottoman thống trị bốn thế kỷ, bị bóc lột không nương tay, nông dân Hy Lạp đã nhiễm một thói quen: Hễ cái gì nhà nước cấm thì ta làm, làm lén, càng cấm càng thèm, lén lút làm càng thích! Phàm người dân nước nào cũng vậy, họ thích ăn “trái cấm,” ở đây củ khoai có thể gọi là “củ cấm.”Thế là nông dân Hy Lạp đi gây giống khoai tây, lén trồng khoai trong vườn nhà mình, đêm đêm móc củ khoai lên mà ăn, cả nhà cùng sung sướng. Cuối cùng khoai tây trở thành một món quốc hồn quốc túy!

Một câu chuyện ly kì khác kể rằng vua Óthon cho người đi phao tin đồn rằng có một chiếc tàu thủy vừa cập hải cảng Piraeus , thành phố Athens , chở một đặc sản dành riêng cho hoàng cung, vì hoàng gia Bavaria đã quen món ăn chân quý đó rồi. Cấm không bán cho dân chúng, vì trình độ ẩm thực của họ còn thấp quá. Chiếc tàu thủy không cho ai canh gác, cho nên dân Hy Lạp ban đêm đã lén lên tàu lấy trộm về ăn thử. Và họ thấy quả nhiên ngon. Từ đó, họ thi đua trồng khoai tây.

Có thể nói cuốn phim “Sống cùng lịch sử” làm cho cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam mất mặt.

Bỏ hàng triệu đô la ra làm phim mà không có ai coi. Bây giờ, họ có thể gỡ thể diện, bằng một mật lệnh, bí mật nhưng cứ cho các công an dư luận đi rỉ tai cho mọi người biết, rằng cuốn phim đã bị cấm. Lý do, cũng cứ rỉ tai mà nói, là vì Bộ Chính Trị mới nhận được lá thư của bà Vân, vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn, lá thư dài tố cáo những tội lỗi của ông Giáp, do ông Lê Duẩn thì thầm bên gối cho bà nghe. Nhân danh là một đảng viên Cộng Sản, bà Vân đã đả kích thậm tệ việc tung hô Tướng Giáp trong đám tang của ông. Bà còn chỉ trích cả việc ông Giáp chọn chỗ đặt mồ của mình ở tuốt miền quê hương ông, xa hẳn Hà Nội. Tức là trước khi chết ông ta còn nhất định không chịu nằm chung một chỗ với đám quý tộc đỏ ở nghĩa trang Mai Dịch. Cứ nói rằng Bộ Chính Trị đã tỉnh ngộ, đánh giá cao đóng góp của đồng chí Vợ Hai Lê Duẩn, cho nên ra lệnh từ nay cấm không cho ai chiếu phim, coi phim “Sống cùng lịch sử”!

Người hiến kế cho đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có thiện trí muốn giúp ông thu được chút vốn về cho nhà nước. Nhưng kế này khó thực hiện, vì quên mất một điều: Phim Tướng Giáp không phải là khoai tây. Nông dân Hy Lạp nếm thử món khoai tây, thấy ngon thật cho nên đua nhau trồng chui, ăn chui. Còn cuốn phim “Sống cùng lịch sử” đã có người nếm thử rồi, mỗi ngày có tới hai ba người tò mò mua vé xem tại cả hai rạp hát; tổng cộng ba ngày có tới ít nhất 12 khán giả. Chắc hẳn 12 khán giả đều thấy lịch sử cuộc chiến 56 ngày đêm của ông Giáp cũng không ngon được như cái củ khoai tây, cho nên chẳng ai thèm đi xem nữa.

Có người giải thích tai nạn của phim “Sống cùng lịch sử”cũng là tai nạn của môn lịch sử tại Việt Nam hiện nay. Bà con còn nhớ mấy năm trước khi học trò biết tin môn sử học được bãi bỏ trong kỳ thi, các em đã làm lễ ăn mừng, đem tung hê hết các cuốn sách giáo khoa sử học, vứt từ trên lầu xuống đất, vui như coi pháo bông.

Nhưng giải thích như vậy không đủ. Nên nhớ khi học trò lớp 12 phải học môn lịch sử thì các em toàn phải học về công ơn của Ðảng Cộng Sản. Dân Việt Nam đã phải ăn cái món ăn tuyên truyền suốt ngày đêm, từ sáng đến tối, chán ứ đến mang tai rồi. Các em học sinh phải đi thi nên phải học, chỉ học thuộc lòng thôi chứ không được nghiên cứu, tìm tòi gì thêm cả. Cho nên, khi nghe tin được tha, không phải học nữa các em phải sướng như điên, biểu diễn màn xé sách tung hê. Kết tội các em không quan tâm đến lịch sử dân tộc là oan. Các em chỉ chán nghe tuyên truyền mà thôi. Như câu ca dao thịnh hành ở ngoài Bắc từ thời Hồ Chí Minh còn sống:

“Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày?”

Cuốn phim thất bại vì nó không phải lịch sử, nó chỉ là tuyên truyền mà thôi. Nói như một độc giả Bảo Minh ở Việt Nam sau khi đọc tin phim “Sống cùng lịch sử“ ế khách trên mạng VnExpress : “Làm phim về lịch sử nếu không trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững.” Cũng vì vậy, ông Nguyễn Thanh Vân cho biết đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng “không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý” chiếu một bộ phim mà họ biết trước sẽ ế khách.

Nhưng tại sao ông Nguyễn Thanh Vân và các cấp chỉ huy của ông trong ban văn hóa tư tưởng không đoán trước được phản ứng của khán giả trước khi bỏ tiền ra làm phim? Có một độc giả đã giải thích, “Người ta đâu cốt làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt.” Ðó có lẽ là lời giải thích đúng sự thật nhất. Nhưng nói vậy cũng chưa đủ. Vì muốn rút tiền thuế của dân ra chia nhau thì thiếu gì cách, đâu cứ phải làm phim? Lý do quan trọng hơn khiến người ta làm cuốn phim này, là họ đã hoàn toàn vô cảm. Vô cảm trước tâm trạng của người dân Việt Nam hiện nay. Họ không biết dân nghĩ gì, dân yêu cái gì, ghét cái gì. Hoặc biết, nhưng bất cần, theo chủ nghĩa Mặc Kệ.

Cứ xem như họ tổ chức cuộc triển lãm cũng “lịch sử” về Cải Cách Ruộng Ðất thì thấy. Họ không cần biết đến những người dân đã tự thiêu vì phẫn uất khi bị đảng và nhà nước cướp đất hiến cho tư bản đỏ lấy tiền bỏ túi. Ca ngợi cuộc Cải Cách Ruộng Ðất làm mấy trăm ngàn người chết oan là khiêu khích hàng triệu các con cháu họ còn sống. Khiêu khích tất cả những người dân mất ruộng cày vì chính sách tư bản hóa các đảng viên. Khiêu khích tất cả giới nghiên cứu lịch sử, giới trí thức Hà Nội. Vậy mà họ vẫn cứ làm được. Cũng chỉ vì họ hoàn toàn vô cảm.

Thêm một bằng chứng nữa về tình trạng vô cảm của các cán bộ Cộng Sản: việc đem một em bé gái tám tuổi ra tòa, xử tội vì em đã nhét hình Hồ Chí Minh vào trong quần, từ hai năm qua. Một em bé tâm thần không ổn định như vậy, chỉ đáng thương, nên đưa em đi chữa trị. Nếu có độc ác mà phạt em, thì cũng nên phạt lén lút, đừng đem ra công khai bêu rếu. Bêu xấu một em bé tám tuổi chưa đủ trí khôn, nhưng bêu rếu luôn cả già Hồ! Làm như thế nhưng họ không hề biết rằng đem ra câu chuyện hình Hồ Chí Minh nhét trong quần ra bêu là một việc làm đáng xấu hổ cho cả Ðảng Cộng Sản tử trên xuống dưới. Vì họ hoàn toàn vô cảm.

Tình trạng vô cảm của các cán bộ, các lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã hiển hiện từ nhiều năm qua. Thời Trường Chinh, Lê Duẩn , các cán bộ được đề bạt lên đều có ý thức về tác dụng chính trị của mỗi lời nói, mỗi hành động. Họ dối trá nhưng biết nói dối một cách khôn ngoan. Khôn ngoan tức là giữ được bộ mặt đạo đức giả, dân biết nghe nói dối mà không vạch mặt được.

Làm cán bộ Cộng Sản trước đây phải biết khéo léo mồm mép, nói cho giỏi. Nói cho giỏi tức là khả năng chính trị cao! Cho nên nhà thơ Nguyễn Duy mô tả xã hội Cộng Sản với hình ảnh: “Ðiếm cấp thấp lấy trôn nuôi miệng - Ðiếm cấp cao lấy miệng nuôi trôn.”

Ngày nay các cán bộ được cất nhắc không theo tiêu chuẩn khả năng chính trị nữa. Tiêu chuẩn chính bây giờ là tiền. Anh nào giỏi moi ra được nhiều tiền, có nhiều tiền để dâng lên cấp trên, thì anh ấy sẽ khá, sẽ thăng quan tiến chức, ngày càng lên cao. Cách đề bạt, tuyển chọn trong Ðảng Cộng Sản đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi theo con đường tư bản hóa cán bộ và đảng viên. Cho nên mới đẻ ra đám cán bộ không bao giờ để ý đến tâm trạng của người dân, vì họ không cần biết đến. Cho nên nhìn chung quanh thấy bao nhiêu chuyện lợm giọng, từ trò triển lãm cướp ruộng đến trò đem hình Hồ Chí Minh nhét vào quần ra tòa. Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết: “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa - Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!” Dân Việt phải chứng kiến cảnh “đểu cáng lên ngôi” đến bao giờ mới được tha?

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=195553&zoneid=7


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List