Kê khai tài sản quan chức: Báo
nhà nước cũng phải gào “Dối trá!”
Việt
Nam Đi Về Đâu: NỖI SỢ KHÔNG LỐI THOÁT CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM
Viết Lê Quân
Biệt thự ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng thanh tra Chính phủ
“Dột từ nóc dột xuống”
13 năm thực hiện chủ trương kê khai tài sản quan chức đã chỉ
biến thành một trò hề – trắng trợn bởi nền hành pháp và cay nghiệt cho mỗi
người dân.
Dân Trí – một trong những trang báo điện tử nhà nước có lượng
truy cập lớn nhất ở Việt Nam – cũng phải mát mẻ: Một số liệu cực kỳ hiếm thấy,
đáng ghi vào Kỷ lục Guinness, đó là tỉ lệ xấp xỉ 1/1.000.000 về sự trung thực
được nêu trong Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp
toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9/2014.
Cụ thể, trong số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm
2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ
luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Vào năm 2013, khi đánh giá về tình hình thực hiện việc kê khai
tài sản công chức ở Việt Nam, bà Lê Hiền Đức, Công dân chống tham nhũng, người đoạt
Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chỉ thở ra: “Khi
nghe thấy thông tin sẽ kiểm kê tài sản của cán bộ cao cấp, trung cấp tôi đánh
giá rất cao. Tôi nghĩ rằng phen này sẽ cháy nhà ra mặt chuột. Nhưng thực tế tôi
chưa thấy một lần kiểm kê tài sản của ai cả. Rất nhiều cán bộ, năm bảy biệt thự
hoàng tráng, chứ không phải là một vài cái nhà. Chúng tôi gọi là dột từ nóc dột
xuống”.
Một ngàn và trăm triệu
Thực ra, chủ đề kê khai tài sản công chức đã được đặt ra từ đại
hội đảng IX năm 2001. Tuy nhiên thời gian đã trượt qua hơn một con giáp mà tình
hình vẫn giậm chân tại chỗ.
Việc kê khai hiện nay chỉ dựa vào ý thức tự giác của người phải
kê khai, trong khi những người trực tiếp đi xác minh tài sản lại chủ yếu là
những người trong cùng đơn vị.
Ý thức tự giác của những người có chức có quyền thấp, vì chỉ cần
nhìn vào hố phân hóa thu nhập xã hội khủng khiếp ở Việt Nam là có thể đánh giá.
Việc công khai tài sản cũng không hề được minh bạch trên báo chí
theo bất cứ chủ trương nào. Một số cơ quan chính quyền cho rằng việc công khai trên
báo chí lại liên quan đến quyền tự do cá nhân được quy định trong hiến pháp.
Một thực tế là người khai man hay xác minh sai đều không chịu
bất cứ hình thức kỷ luật nào. Mặt khác, tình trạng những người có chức, có
quyền nhờ người thân đứng tên tài sản càng khiến người dân không tin vào chủ
trương kê khai tài sản.
Trong khi đó, dư luận người dân đã đồn đoán về tài sản của nhiều quan chức lên đến hàng trăm triệu USD cho mỗi đầu quan, trong khi thu nhập của gia đình nông dân chỉ chưa đầy 1.000 USD mỗi năm.
Trong khi đó, dư luận người dân đã đồn đoán về tài sản của nhiều quan chức lên đến hàng trăm triệu USD cho mỗi đầu quan, trong khi thu nhập của gia đình nông dân chỉ chưa đầy 1.000 USD mỗi năm.
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”
Không thể giải quyết được vấn đề kê khai tài sản nếu không thực
hiện ít nhất một số biện pháp như:
Cần dứt khoát kê khai “nguồn thu nhập” để từ đó phát hiện nguy
cơ tham nhũng, thay vì chỉ yêu cầu kê khai “tổng thu nhập”.
Cần có quy định nào buộc cán bộ, công chức phải giải trình tăng,
giảm tài sản, thu nhập để phát giác những tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham
nhũng.
Cần công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của những người
có chức, có quyền tại đơn vị công tác và ở tổ dân phố, để người dân giám sát.
Công khai trên báo chí tài sản một số quan chức bị dư luận phản ánh hoặc tố
cáo.
Ngoài việc kê khai tài sản nhà, đất và nguồn tiền cho vợ, con đi
học ở nước ngoài, còn phải kê khai cả tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.
Và nếu theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” có thể
thực hiện một biện pháp khác là phát huy vai trò phản biện và tố cáo của giới
blogger.
Đáp án nào?
Báo Dân Trí lại mỉa mai: Nói thẳng tưng, cái con số trên là không có thật. Là con số “ảo” và không loại trừ, đó là con số dối trá như các con số 1% công chức ngành nội vụ yếu kém, như 80% người dân hài lòng với dịch vụ hành chính công hay 1,84% người trong độ tuổi lao động Việt Nam thất nghiệp…
Báo Dân Trí lại mỉa mai: Nói thẳng tưng, cái con số trên là không có thật. Là con số “ảo” và không loại trừ, đó là con số dối trá như các con số 1% công chức ngành nội vụ yếu kém, như 80% người dân hài lòng với dịch vụ hành chính công hay 1,84% người trong độ tuổi lao động Việt Nam thất nghiệp…
Câu hỏi đặt ra là vì sao có con số “vĩ đại kinh hoàng” này?
Có lẽ ở đây có ba khả năng.
Xin
mượn hình ảnh một trò chơi dân gian “bịt mắt bắt dê” thủa ấu thơ để minh họa
cho đỡ… căng thẳng vì bức xúc.
Một là
sự dối trá đã trở thành siêu đẳng, có thể “bịt mắt” được những người “bắt dê”.
Thứ
hai là ngược lại, những người “bắt dê” trình độ quá kém và có thể cũng… không
muốn bắt?
Và thứ ba là… cả hai!
Và nếu
trong ba “giả thiết” ấy, bạn chọn “đáp án” nào? Một, hai hay…?
V.L.Q
Kê khai tài sản: chuyện hài
của chế độ
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-17
2014-09-17
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Đại diện Thanh tra Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống tham
nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội
ngày 15/9/2014.
Courtesy PLTPHCM
Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ
báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản
chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt
Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?
Từ dẫn đầu thế giới về
tham nhũng…
Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng,
nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong
khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ
quan chức năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình
to như thế nào.
Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng
chống tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được
trường hợp nào.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự
hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:
Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi
vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn
gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
-GS Nguyễn Thế Hùng
-GS Nguyễn Thế Hùng
“Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi
vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn
gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự
do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế
tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về
vấn đề kinh tế.”
Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc
hội ở Hà Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích
lời, cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham
nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ
rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi, nạn sách nhiễu
vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến.
Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một
vấn đề nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong
quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt
hại lớn về kinh tế.
…đến trò hài kê khai
tài sản
Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền,
nhưng nạn tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần
Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề
này:
“Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện
ai chủ trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy,
chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về dân chủ
nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch rồi đến tiếp
dân giải quyết cái này cái khác... không thiếu cái gì qui phạm pháp luật chứa
đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực hiện đến nơi đến chốn hay
không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”
Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng,
nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong
khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Photo courtesy of transparency.org
Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham
nhũng, mà một trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai
tài sản bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng
viên, sĩ quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành
viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9
khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe
gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc,
kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.
Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ
sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.
Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình
bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai tài
sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản và thu
nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức
cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.
Muốn tiến bộ, phải dân
chủ
Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình,
quyền tiếp cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền này. Đó
cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.
Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa
thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình
được.
-GS Nguyễn Thế Hùng
-GS Nguyễn Thế Hùng
Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng
sản toàn trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống
tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
“Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa
thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình
được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà nói chuyện
chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”
Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ
thể là kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp
phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một cách
tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công dân như quyền
lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và quyền tiếp cận thông tin…
Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng từ nửa thế kỷ qua bị treo không
có luật để áp dụng.
Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của
Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam
trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải kê
khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có đủ khả năng
để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại năm 2013 gần 1 triệu người
thuộc diện kê khai tài sản.
Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã
đưa ra các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ
chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.
Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải
thích được nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam
nên được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề cập
tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám sát hoàn
chỉnh và mang tính độc lập.
Kiểm kê tài sản 1 triệu
công chức: 1 người bị phạt
RFA-17-09-2014
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Trong tổng số gần một triệu công chức Việt Nam bị nhà nước buộc
kê khai tài sản, chỉ có một trường hợp bị cảnh cáo vì kê khai không trung thực.
Con số này được đưa ra trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ về
việc phòng, chống tham nhũng năm 2014.
Theo báo cáo trên, trong năm 2013, có tổng số 944.425 người đã
kê khai tài sản. Trong số gần một triệu người này, chỉ có 5 người bị liệt vào
dạng phải xác minh lại và chỉ có một người bị kỷ luật vì kê khai không trung
thực.
Phó chủ nhiệm uỷ ban Nguyễn Đình Quyền thừa nhận việc kê khai
tài sản để kiềm chế tham nhũng song vẫn còn rất hạn chế, do Việt Nam thiếu cơ
chế kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức.
Phó Tổng thanh tra chính phủ Trần Đức Lượng thì nói nguyên nhân
tham nhũng là do việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt.
Nhiều lãnh đạo chủ chốt vẫn thiếu gương mẫu trong giữ gìn phẩm chức, đạo đức
lối sống.
Hội đồng Liên tôn phản đối
việc giải tỏa cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm
cộng sản Hà Nội cướp đất và giết
người công khai
Gia Minh, biên tập viên
RFA, Bangkok
2014-09-17
2014-09-17
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Phối cảnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Photo: RFA
Chùa Liên Trì thuộc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, không theo hệ thống Phật giáo Nhà nước,
bị chính quyền địa phương yêu cầu đến cuối tháng này phải giao mặt bẳng cho
phường An Khánh, Quận 2. Biện pháp này được nói nhằm triển khai dự án Khu đô
thị mới Thủ Thiêm.
Tuy nhiên quyết định đó không được sự đồng thuận của chính vị
trụ trì của Liên Trì cũng như nhiều vị chức sắc tôn giáo cũng như người dân ở
nhiều nơi.
Hội đồng Liên tôn lên tiếng
Một nhóm các tu sĩ thuộc 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam gồm Phật
giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo vào cuối tháng 8 vừa qua ra thông
cáo trình bày về tình hình chùa Liên Trì tại phường An Khánh, Quận 2 thành phố
Hồ Chí Minh.
Theo thông cáo đó thì chính quyền địa phương có thư và phụ lục
gửi cho hòa thượng Thích Không Tánh, người hiện trụ trì tại chùa, về việc bồi
thường, cưỡng chế, giải tỏa chùa với thời điểm cụ thể là trong tháng 9 này.
Nhóm những người cùng ký vào thông cáo vừa nêu cho rằng dự án
khu đô thị mới Thủ Thiêm với qui hoạch 930 hec ta trong thời gian qua đã giải
tỏa 15 ngàn hộ dân cũng như một số cơ tôn giáo rồi. Tuy nhiên việc cưỡng chế
giải tỏa có nhiều khuất tất, không đúng luật dẫn đến khiếu kiện với tổng số đơn
nộp là 11 ngàn đơn.
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với qui hoạch 930 hec ta trong
thời gian qua đã giải tỏa 15 ngàn hộ dân cũng như một số cơ tôn giáo rồi. Tuy
nhiên việc cưỡng chế giải tỏa có nhiều khuất tất, không đúng luật dẫn đến khiếu
kiện với tổng số đơn nộp là 11 ngàn đơn
Cho đến lúc này chỉ còn 3 cơ sở tôn giáo trong khu vực bị qui
hoạch là Chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Hai
cơ sở này thuộc Công giáo.
Theo thông cáo của các vị chức sắc thuộc 5 tôn giáo thì theo kế
hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là một khu dân cư chứ không phải là một khu công
nghiệp hay quân sự, nên sự tồn tại của các cơ sở tôn giáo là bình thường vì đó
là nhu cầu tâm linh của con người.
Người trong cuộc trình bày
Thượng tọa Thích Không Tánh cho biết yêu cầu của chính quyền địa
phương đối với chùa Liên Trì như sau:
Chính quyền vẫn theo ý của họ thôi. Họ gửi quyết định xuống qui
định từ ngày 8 tháng 9 đến 30 tháng 9 sẽ giải tỏa nếu chùa không nhận bồi
thường thiệt hại 5 tỷ 4. Tôi nhất định không nhận, họ nói nhận hay không nhận họ
vẫn tiến hành theo trình tự pháp luật. Họ gửi xuống một phương án và quyết định
làm sao thì làm đến 30 tháng 9 này phải giao cho họ mặt bằng đất trống chùa cho
Nhà nước để Nhà nước làm đô thị mới Thủ Thiêm gì đó.
Theo Thượng tọa Thích Không Tánh có một lý do khác nữa mà cơ
quan chức năng địa phương sốt sắng trong việc giải tỏa chùa Liên Trì là vì chủa
của ông trụ trì không nằm trong hệ thống Phật giáo Quốc doanh do Nhà nước kiểm
soát:
Họ không nói đưa cho một khu đất khác và đền bù một số để xây
dựng lại gì hết. Họ áp lực mình nhận 5 tỷ tư rồi đi đâu thì đi, coi như họ xóa
sổ hẳn Chùa Liên Trì.
Theo thông cáo của các vị chức sắc thuộc 5 tôn giáo thì theo kế
hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là một khu dân cư chứ không phải là một khu công
nghiệp hay quân sự, nên sự tồn tại của các cơ sở tôn giáo là bình thường vì đó
là nhu cầu tâm linh của con người
Chúng tôi biết Nhà nước không ưa Chùa Liên Trì từ lâu vì chùa
không chịu theo hệ thống quốc doanh của Nhà nước, chúng tôi thuộc Phật giáo
Thống Nhất nên bị cô lập, đàn áp, khó khăn, bao vây, phong tỏa bao nhiêu năm.
Bây giờ họ dùng biện pháp giải tỏa và dẹp Chùa Liên Trì đi.
Như đã nêu, ngoài chùa Liên Trì tại khu vực qui hoạch Khu đô thị
mới Thủ Thiêm còn có Tu viện Mến Thánh Giá. Một sơ tại đó cho biết tình trạng
của Nhà dòng và nguyện vọng của những nữ tu tại đó:
Sự thật thì Nhà nước họ muốn mình đi để chỗ này họ làm đô thị
mới. Nhưng cho đến giờ này mỗi lần mời đi họp nhà dòng đều nói đây là quyết
định của 600 người. Trước mắt là chiều dài, sang năm chúng tôi kỷ niệm 175 năm,
nên không thể đi dễ dàng như thế.
Phát triển thì Nhà Dòng hưởng ứng; nhưng tôi thấy chỉ có ‘một
chút xíu’ gần biển này thôi, có một nhà dòng thì cũng có gì mà cản trở lắm đâu;
chứ phải chi nó nằm gần bờ sông Sài Gòn, mặt tiền quá!
Họ muốn thì họ muốn, nhưng chúng tôi vẫn cầu nguyện, cố gắng giữ
lập trường của mình như vậy. Nhà Dòng đã giao cho Nhà nước hơn 100 mẫu, dân
chúng đã sử dụng rồi, chỉ còn có 3 mẫu mà còn bắt đi nữa thì ‘hơi’ oan ức cho
Nhà Dòng. Chúng tôi đề nghị với Nhà Nước nên cứu xét lại và có tình cảm một
chút. Phải chi chỉ có 3 mẫu này thôi mà đi thì cũng can tâm; đây mất hết cả 100
mẫu rồi mặc dù Nhà Dòng có bằng khoán.
Dù còn 3 mẫu, Nhà Dòng cũng trông cậy những người có kiến thức,
có tình nghĩa. Nhà Dòng trước mắt cứ an tâm cầu nguyện xin những người cầm
quyền họ biết lẽ công bằng. Chứ bây giờ người ta dùng quyền, mà đương nhiên Nhà
nước có quyền rồi!
Ủng hộ khắp nơi
Vào ngày 15 tháng 9, các tu sĩ ra thông cáo về tình hình chùa
Liên Trì cũng có kêu gọi mọi người cùng góp sức ngăn chặn việc xóa bỏ những cơ
sở tôn giáo như tại khu vực có kế hoạch triển khai dự án khu đô thị mới Thủ
Thiêm, mà chùa Liên Trì là đối tượng trong tháng 9 này.
Kêu gọi ‘Cùng lên tiếng vì tự do tôn giáo tại Thủ Thiêm’ được
đưa lên trang mạng Change.org để mọi người ký tên. Thông tin cho biết sau 30
tiếng đồng hồ có gần 600 người cả trong và ngoài nước đã ký tên ủng hộ cho kêu
gọi này.
Chị Trần thị Nga ở Phủ Lý, Hà Nam, một trong những người đã ký
tên ủng hộ kêu gọi cho biết lý do chị tham gia lên tiếng như sau:
Ở bất cứ khu vực nào cũng cần có nơi thờ tự tôn giáo, bởi vì con
người ta bất kể ai cũng cần có niềm tin- tín ngưỡng thì mới có mục đích đi đến
chân- thiện- mỹ trong cuộc sống của con người. Còn nếu không có bất kể niềm tin
tôn giáo nào thì con người ta trở nên vô cảm với tất cả mọi thứ và vấn đề đạo
đức bị suy thoái. Khi không có niềm tin tôn giáo thì con người ta không có niềm
tin vào bất cứ điều gì và họ làm những điều ác, việc thất đức rất dễ dàng.
Kêu gọi ‘Cùng lên tiếng vì tự do tôn giáo tại Thủ Thiêm’ được
đưa lên trang mạng Change.org để mọi người ký tên. Thông tin cho biết sau 30
tiếng đồng hồ có gần 600 người cả trong và ngoài nước đã ký tên ủng hộ cho kêu
gọi này
Một bạn trẻ tại Úc, anh Don Lê, tham gia ký tên và cho biết quan
điểm về việc ký tên như thế:
Những tổ chức tôn giáo họ làm việc nhiều với cộng đồng; và theo
tin tôi đọc được thì họ làm được nhiều công việc xã hội; nếu mất không có sự
hợp tác của tổ chức tôn giáo thì rất buồn cho cộng đồng người Việt tại quận đó.
Người trong cuộc bị giải tỏa tại khu vực Thủ Thiêm, cũng như
nhiều người bị thu hồi đất ở khắp nơi tại Việt Nam đều bày tỏ ủng hộ với việc
cơ quan chức năng thu hồi nhà cửa, cơ sở của họ cho công cuộc phát triển chung.
Thế nhưng trong thực tế chính quyền đã không thực hiện đúng những gì đưa ra
trong qui hoạch, thậm chí còn thu hồi một cách bất minh không theo luật. Điều
đó khiến người bị thu hồi phải khiếu kiện. Tình trạng này xảy ra đã lâu và vẫn
tiếp diễn như tại Thủ Thiêm cũng như những nơi được gọi là ‘đất vàng’ hiện nay.
Quá Nhục Nhã
- Ngày 14 tháng 09 năm 2014 -
t
Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện đại sứ quán Việt
Nam tại Nhật
Sau nhiều vụ việc làm ăn
bẩn thỉu, gian lận, trộm cắp của cơ quan chức quyền Việt Nam tại Nhật như:
- Vụ PCI (một tập
đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu
các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam)
- Vụ nhân viên, tiếp viên
và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm
mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ
- Vụ “tu nghiệp sinh”
Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc
lột như nô lệ
- Vụ lãnh sự quán VN tại
Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người
- Vụ đại sứ quán
VN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện.
Trên nhiều diễn đàn điện
tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người VN, đuổi hết
người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam.
Có người so sánh viện trợ
cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được
dùng để nuôi bọn “giòi bọ” ở Việt Nam ...
Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng
đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.
đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.
Người phát ngôn của
Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của
Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị
ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan
tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto
bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người VN đang ăn cắp hàng hóa của một trung
tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây
dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp
“xuất khẩu lao động” của phỉ quyền VN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên
không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để
đi ăn cắp các mỹ phẩm...
Báo chí Nhật cho biết,
cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người VN liên quan tới tổ chức trộm
cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh” VN
sang làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế
hợp tác điều tra.
Xấu hổ, phi công Ðặng
Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại
phi trường Fukuoka
(Hình: Kyodo News)
(Hình: Kyodo News)
Hôm 17 tháng 12, cảnh sát
Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận
chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm
cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức
trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho
biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu
hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.
Theo báo điện tử
VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã
khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi
công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật
công bố thông tin.
“Tu nghiệp sinh” XHCNVN tại
Nhật - một loại nô lệ
Cảnh sát Nhật áp giải phi
công Ðặng Xuân Hợp.
(Hình: Kyodo News)
(Hình: Kyodo News)
Vụ bê bối liên quan tới
Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức-vận
chuyển-tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã
cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh” VN tại
Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ
chức.
Về lý thuyết, “tu nghiệp
sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả
lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Ðó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở
Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.
Bất công thứ hai là muốn
được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu
Yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động
sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn
Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội VN được cử
sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu
cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm
bảo vệ quyền lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Ða số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp
sinh” vì thu giữ giấy tờ tùy thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.
Gần như tất cả “tu nghiệp
sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được
trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập
tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp
70,000 Yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc
Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một
mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng
tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoặc có lỗi
lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn,
Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi
thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Ðó là chưa kể, mỗi tháng, một tu
nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 Yen “quản lý phí”.
Một blogger người Việt có
nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải
dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn,
uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn Hàng
không VN mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình
cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người
của chính phủ VN như họ đã tuyên bố”.
Viên chức ngoại giao VN
tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của VN tại Nhật
cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.
Từ dư luận, báo chí Nhật
đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của VN tại Nhật bán giấy
tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport
từ lãnh sự quán VN tại Osaka với giá chỉ có 30,000 Yen, dù anh ta hoàn toàn
không phải là công dân VN và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ “Quốc tịch VN trị giá 30,000 Yen”, tòa đại sứ VN tại Tokyo cũng đang nằm trong
tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng
lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những
giấy tờ do tòa đại sứ VN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng
thực lại, rằng con dấu của
Tòa Ðại sứ VN trên giấy tờ là dấu... thực.
Vụ mới nhất, đang khiến
dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của tòa đại sứ VN tại Nhật lăng mạ công đoàn tỉnh
Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc
Tổng Công Ðoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự ủy thác của tổ chức công đoàn
đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64
“tu nghiệp sinh” VN, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía chính quyền VN
và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.
Sau khi Airoren liên lạc
với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi
quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của tòa đại sứ VN tại Nhật gọi lên “làm
việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ
với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó
trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được
chuyển cho Airoren,Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền VN, yêu
cầu thủ tướng VN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện đại sứ quán VN ra tòa án
Nhật.
Trước sự kiện này,
blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại
sứ là đảng viên. Họ phải hiểu rằng Ðảng cộng sản là đại diện của giai cấp công
nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là
nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân
dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát
viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không VN, có cha từng
là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật:
Tôi
không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến,
dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.