CHẾ ĐỘ NGỤC TÙ Ở TÂY VÀ Ở
TA
T.K.TRAN
Ở đâu cũng vậy, khi một công dân vi phạm luật pháp thì họ sẽ bị
trừng phạt vì lỗi lầm của chính họ và hình phạt cũng là để răn đe những người
khác trong xã hội. Song cách thức áp dụng luật pháp, mức độ trừng phạt và
phương cách thực thi bản án ở mỗi quốc gia thì khác nhau. Điều này chính là một
trong những thước đo mức độ văn minh và tính nhân bản của chính quyền từng quốc
gia.
Trong thời gian qua, ở Đức và ở Việt Nam, mỗi nơi có một bản án
được sự chú ý đặc biệt của công luận trong nước và cả thế giới. Cả hai bị cáo
là người có tiếng tăm trong xã hội, dù là mỗi người nổi tiếng theo cách riêng.
Cả hai người chịu bản án nặng gần bằng nhau.
Nhưng hai cách xử án và thụ án khác nhau có thể xem như biểu hiệu
cho hai chế độ pháp luật khác nhau.
Từ bản án “ba năm sáu tháng tù giam“ của Uli Hoeneß ở Đức...
Uli Hoeneß là một người rất nổi tiếng ở Đức. Ông từng là một cầu
thủ đá bóng có hạng của đội tuyển quốc gia thời trai trẻ. Sau này ông đã là chủ
tịch hội đồng quản trị của đội bóng Bayer München (Bavaria Munich), một đội
bóng danh tiếng nhất nhì thế giới, từng nhiều năm vô địch nước Đức, vô địch
giải Champions League, chiến thắng những đội bóng hàng đầu ở Âu Châu. Đội bóng
này cũng đã cung cấp phần lớn cầu thủ cho hội tuyển Đức, đội đã dành ngôi vô
địch túc cầu thế giới ở Brazil năm nay.
Sở dĩ dài dòng giới thiệu như trên để nhìn thấy vị thế cao của Uli
Hoeneß trong thể thao Đức nói riêng và thanh danh của quốc gia Đức nói chung
trên trường quốc tế.
Uli Hoeneß còn là triệu phú do tài mua bán chứng khoán. Ông đã
kiếm hàng triệu Euro từ những vụ mua bán cổ phiếu. Và rồi “lỗi lầm lớn nhất của
đời ông“(nguyên văn lời Uli Hoeneß) là giấu sở thuế số thu nhập kếch sù, không
khai thuế thu nhập. Nhưng rồi mọi chuyện cũng phải lòi ra. Uli Hoeneß bị kết án
ba năm sáu tháng tù về tội trốn thuế 28,5 triệu Euro. Tháng sáu vừa qua ông
khăn gói vào nhà tù, sống như hàng ngàn phạm nhân khác, chịu những ràng buộc
trong trại giam như những phạm nhân khác, làm việc trong kho quần áo của nhà
giam với tiền lương quãng hơn 1 Euro/giờ, không hơn các pham nhân khác.
Nhân việc lao tù của Uli Hoeneß có thể nói sơ lược về chế độ tù ở
Đức: Sau khi người phạm nhân bị phán quyết tù giam của tòa án, rất hiếm khi
người tù phải hoàn toàn ở trại giam suốt thời gian bị kết án. Bình thường là họ
chỉ ở tù quãng 2/3 hay có thể chỉ một nửa thời gian bị kết án.
Thời gian còn
lại được chuyển thành tù treo. Mười tám tháng trước khi ra tù, phạm nhân có thể
xin chỉ ở tù ban đêm. Ban ngày phạm nhân có thể rời trại giam để làm việc ở
ngoài như những thường dân khác. Sau giờ làm việc, phạm nhân trở về trại giam
để ngủ.
Lúc phạm nhân làm việc ở ngoài trại giam, không có nhân viên trại giam
đi theo để giám thị (gọi là Freigang) nếu tội phạm là những trường hợp
tội bình thường. Cũng có trường hợp có nhân viên trại giam đi theo giám sát
(gọi là Außenbeschäftigung) Những phạm nhân được hưởng những qui định
trên phải hội đủ một số điều kiện, đặc biệt là phạm tội không có nguy hại tới
an ninh của xã hội. Ngoài ra người tù cũng được rời trại giam,đi phép thường
niên (Urlaub), thường là để về thăm nhà (1).
Trở lại bản án của Uli Hoeneß, báo chí Đức (2,3,4) trong mấy ngày
nay đã cho rằng có khả năng ông sắp được phép rời trại giam ban ngày, chỉ ở
trại giam ban đêm trong mười tám tháng tới đây, khi một nửa án tù của ông được
hoán chuyển thành án treo. Mọi phạm nhân khác có đủ điều kiện đều được hưởng
những qui định đó, không riêng gì Uli Hoeneß. Được đãi ngộ này không phải vì
ông là người có tiếng tăm.
Tới bản án “ba năm tù giam“ của Bùi Thị Minh Hằng ở Việt Nam....
Bà Bùi Thị Minh Hằng cũng là một phụ nữ có tiếng tăm ở Việt Nam,
không phải vì bà là triệu phú trốn thuế như Uli Hoeneß, nhưng vì những hoạt
động nhân quyền cổ vũ dân chủ, chống đối nhà nước độc tài. Ngày 26 tháng 8 vừa
qua, tòa án đã xử phạt bà ba năm tù giam, người đồng hành Nguyễn Văn Minh hai
năm sáu tháng tù và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh hai năm tù vì tội “cản trở lưu thông,
rối loạn trật tự công cộng“.
Bà Hằng bị bắt hồi tháng Hai trên đường tới thăm
ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà bất đồng chính kiến ở tỉnh Đồng Tháp. Cùng đi
với bà Hằng còn có hàng chục người khác, trong đó có bà Quỳnh, một nhà hoạt
động trẻ khác và ông Minh, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Theo cáo trạng buộc
tội, bà Hằng và nhóm thân hữu đã đi xe máy hàng ba làm cản trở lưu thông. Vụ
bắt bớ ngay trên đường phố gây tụ tập đám đông dân chúng làm ách tắc giao thông
trên 2 tiếng đồng hồ.
Bản án “cản trở lưu thông“ thực ra là hành động nham hiểm nhằm trả
thù các hoạt động nhân quyền của bà. Ai cũng biết. Cả thế giới cũng quan tâm,
đã lên án sự kiện này (5,6,7,8,9). Song còn gì để nói thêm?
Còn có gì để nói thêm ?
Điều đáng nói thêm thứ nhất là bà Hằng khó lòng mong chờ là nhà
cầm quyền chuyển án của bà thành án treo sau một năm rưỡi ngồi tù, hay là bà
chỉ phải ở trại giam ban đêm như trong chế độ giam giữ ở Đức. Đó là những điều
huyền-hoặc, mơ tưởng, không thể có ở Việt Nam, mặc dù tội danh chính thức của
bà “cản trở lưu thông“ không thể ảnh hưởng tới an ninh xã hội.
Cái mà bà Hằng
phải tính đến, là khi bản án gần mãn hạn họ lại bịa ra một tội danh nào đó phạt
tù bà thêm dăm năm nữa, như trường hợp của bà Mai Thị Dung, Phật tử Hòa Hảo
(10), hay có khi bà chết trong tù vì.... “tự tử“, mặc dù thi thể người “tự tử“
đầy thương tích như những vụ công an giết người trong tù mà những tổ chức nhân
quyền thế giới đã báo động (11), hay chết vì lây những chứng bệnh hiểm nghèo,
như trường hợp tù nhân Huỳnh Anh Trí.
Điều đáng nói thêm thứ hai là bà Hằng bị ba năm tù vì “cản trở lưu
thông“. Vậy án tù nào dành cho nhà nước khi nhà nước huy động hàng trăm công an
nổi công an chìm để cố tình “cản trở lưu thông“ ngăn chặn khoảng 200 người
không cho đến tham dự phiên tòa xử bà Hằng cũng như hành hung khoảng 40 blogger
khác? (5,12)
Điều đáng nói thêm thứ ba là với kiểu cách “hèn với giặc, ác với
dân“ của nhà nước như hiện nay, họ chỉ làm nhân dân thêm phẫn uất, biến những
người dân hiền lành thành những nhà chống đối. Rồi ra lại xuất hiện thêm hàng
chục hàng trăm bà Bùi Thị Minh Hằng khác nữa. Họ có bỏ tù cả nước được không?
oOo
Chúng ta không thể so sánh luật pháp ở Đức với luật pháp ở Việt
Nam. Bởi vì, như một thành ngữ Đức nói, người ta không thể so sánh một quả lê
với một quả táo. Nhưng qua các bản án này người ta cũng có thể dễ dàng nhận
thấy thế nào là tôn trọng nhân phẩm con người, dù là phạm nhân, và thế nào là
khinh rẻ nhân dân, là phương pháp tà đạo để trấn áp những đòi hỏi nhân quyền
chính đáng.
T.K.T
Tác giả gửi BVN
Tham khảo:
(1) Điều 13 luật Bayerisches Strafvollzugsgesetz
(2) Die Welt 15.09.2014
(5) http://fvpoc.org/2014/08/29/phong-vien-khong-bien-gioi-blogger-co-tieng-tam-da-bi-ket-
an-ba-nam-tu/
(11) http://www.hrw.org/de/news/2014/09/15/vietnam-tod-und-verletzungen-
polizeigewahrsam-weit-verbreitet
Thủ tướng Đức Angela
Merkel và Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong buổi họp báo chung tại
Berlin ngày 19/09/2014. REUTERS/Thomas Peter
Tranh chấp trên biển Philippines-Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí
cao trong chương trình nghị sự cuộc hội đàm giữa Tổng thống Philippines với Thủ
tướng Đức Angela Merkel vào hôm qua 19/09/2014 tại Berlin. Đây là chặng cuối
cùng nhân vòng công du 4 nước Châu Âu của ông Aquino, lần lượt đưa ông qua
Madrid, Bruxelles, và Paris.
Tương tự như các lãnh đạo khác của Liên Hiệp Châu Âu, Tây Ban Nha
và Pháp, bà Merkel tuyên bố ủng hộ lập trường của Manila, theo đó tranh chấp
lãnh thổ nên được giải quyết một cách hòa bình trước tòa án quốc tế.
Theo ghi nhận của báo chí Philippines, phát biểu nhân một cuộc họp
báo chung tại Berlin ngay sau khi Tổng thống Philippines đến Đức, bà Merkel đã
kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philippines và các nước
khác thông qua các cơ chế đã được luật pháp quốc tế quy định.
Khi được hỏi về khả năng nước Đức có thể làm gì để giải quyết các
cuộc tranh cãi về chủ quyền tại Biển Đông, bà Merkel xác định rằng hiện thế
giới đang có các định chế quốc tế để giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó, lãnh
đạo Đức cho rằng : « Một
cách tiếp cận hòa bình và ngoại giao luôn luôn là phương thức được ưu tiên… Đó
là con đường mà chúng ta cần phải lựa chọn ».
Về phần mình, Tổng thống Philippines cho biết rằng ông và bà
Merkel « chia sẻ niềm
tin » là tranh chấp « phải
được giải quyết một cách hòa bình và phải dựa trên luật pháp quốc tế ».
Trước nước Đức, Tổng thống Philippines cũng đã tranh thủ được hậu
thuẫn của Liên Hiệp Châu Âu, Tây Ban Nha và Pháp trên vấn đề Biển Đông. Từ Chủ
tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso cho đến Tổng thống Pháp François
Hollande, tất cả đều cho rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết một
cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982. Vào hôm nay, Tổng thống Philippines rời Berlin
để bay sang Mỹ.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.