Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, September 23, 2014

Dân Nga biểu tình phản chiến ở Moscow



Cấm vận Nga đã tác động đến đời sống người dân. Phải chăng đây là khởi điểm cho sự cáo chung  triều đại Putin?

Dân Nga biểu tình phản chiến ở Moscow

Thứ hai, 22 tháng 9, 2014

Hàng chục ngàn người đã tuần hành ở thủ đô Moscow của Nga để phản đối sự can dự của Nga vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Người biểu tình mang theo cờ Nga và Ukraine hô các khẩu hiệu: ‘Không chiến tranh’ và ‘Hãy ngưng nói dối’.
Một người biểu tình tên Daniel nói anh không muốn nhìn thấy Tổng thống Vladimir Putin và những người có quyền thế ở Điện Kremlin tiếp tục thực hiện những hoạt động chính trị mà anh cho là có tính chất phá hoại.
"Tôi nghĩ rằng đây là một sai lầm rất lớn. Ông ấy đang đưa nước Nga vào tình trạng hỗn loạn, vô pháp luật, và đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít. Không nên làm như vậy."
Các cuộc tuần hành tương tự cũng diễn ra ở St Petersburg và các thành phố khác của Nga.
Ukraine cáo buộc Nga vũ trang cho phiến quân ly khai ở miền đông và đưa quân qua biên giới vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Nga vẫn một mực bác bỏ cáo buộc này.
Hơn 3.000 người đã chết trong giao tranh kể từ tháng Tư.
Một lệnh ngừng bắn đã được ký kết hôm 5/9 nhưng đã liên tục bị vi phạm.

‘Đối ngoại hung hăng’

Những người biểu tình đã đi từ Quảng trường Pushkin đến Đại lộ Sakharov ở trung tâm Moscow.
Các nhà tổ chức đã hy vọng họ có thể thu hút 50.000 người tuần hành để lên án điều mà họ gọi là ‘chính sách đối ngoại hung hăng’ của Chính phủ Nga.
Cảnh sát Moscow cho biết có khoảng 5.000 người tham gia nhưng một phóng viên của hãng tin Mỹ AP ước tính đám đông biểu tình có ít nhất 20.000 người.
"Phe hòa bình đã chiến thắng hôm nay. Còn phe chiến tranh đã thua. Điều này thật tuyệt."
Oleg Kashin, nhà báo của tờ Kommersant, viết trên mạng xã hội
Cảnh sát đã tăng cường an ninh ở Moscow và chỉ có một vụ xô xát không đáng kể giữa các nhóm biểu tình đối lập.
Đây là cuộc tuần hành phản chiến lớn đầu tiên ở Nga kể từ khi chiến sự bùng nổ năm tháng trước đây ở các khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Một số người biểu tình ủng hộ phe ly khai ở Ukraine cũng tổ chức tuần hành ở Moscow.
Trong lúc này, ở Ukraine giao tranh được cho là vẫn tiếp diễn vào ngày 21/9 ở gần thành phố Donetsk bất chấp một thỏa thuận đạt được vào ngày19/9 thiết lập một vùng đệm rộng 30 cây số.
Chính quyền Kiev nói quân đội của họ sẽ không rút cho đến khi nào phe ly khai thân Nga ngừng bắn và quân đội Nga rời khỏi Ukraine.
Chính phủ Nga luôn bác bỏ sự can dự của họ ở Ukraine
Ông Andriy Lysenko, phát ngôn nhân quân đội Ukraine, cáo buộc lệnh ngừng bắn tiếp tục bị vi phạm.
“Trong vòng 24 giờ qua, chúng tôi đã mất hai quân nhân và tám người khác bị thương,” ông nói trước báo giới.
Trên mạng xã hội đã có những phản ứng trước cuộc tuần hành phản chiến ở Moscow:
Nhà báo Vladimir Varfolomeyev thuộc đài phát thanh Ekho Moskvy viết: “Theo ý kiến của tôi là con số 50.000 người biểu tình là hơi dè dặt. Nhiều khả năng con số thực cao hơn.”
Còn ông Oleg Kashin, nhà báo của tờ Kommersant, bình luận: “Phe hòa bình đã chiến thắng hôm nay. Còn phe chiến tranh đã thua. Điều này thật tuyệt.”
Bà Kristina Potupchik, một tay blog ủng hộ Điện Kremlin, viết: “Những người tổ chức biểu tình quên một điều rằng hiện tại ở Ukraine đang có ngừng bắn mà một phần là nhờ vào nỗ lực cá nhân của Tổng thống Putin.”





Đẳng cấp của mỗi dân tộc có sự khác biệt?
Học sinh-sinh viên Hồng Kông tuyên bố nghỉ học, nhằm phản đối luật bầu cử do Bắc Kinh áp đặt. Facebook du Scholarism
Để bảo vệ quyền được đi bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, hàng ngàn sinh viên Hồng Kông sẵn sàng nghỉ học để đi biểu tình. Sinh viên tại 25 trường đại học và cao đẳng Hồng Kông chuẩn bị xuống đường suốt tuần tới với hy vọng tiếp sức cho các phong trào dân chủ tại thuộc địa cũ của Anh Quốc.
Bản tin của AFP hôm nay cho biết, giới sinh viên Hồng Kông vẫn không chấp nhận những áp đặt của Bắc Kinh liên quan đến cuộc bầu cử 2017. Tháng 8 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đưa ra một dự luật bầu cử cho Hồng Kông. Theo đó, trong cuộc bầu cử chọn lãnh đạo Hồng Kông năm 2017, cử tri được đi bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các ứng cử viên vào chức vụ lãnh đạo tối cao của Hồng Kông phải là những người đã được Bắc Kinh chấp thuận.
Dự luật bầu cử Hồng Kông được Bắc Kinh đưa ra còn phải được nghị viện Hồng Kông thông qua và chỉ có hiệu lực nếu được ít nhất 2/3 nghị viện Hồng Kông tán đồng. Trung Quốc cảnh cáo trước : trong trường hợp dự luật bầu cử Hồng Kông không được thông qua, thì Bắc Kinh sẽ duy trì thể thức chỉ định lãnh đạo đặc khu kinh tế Hồng Kông như hiện tại.
Lập tức phong trào dân chủ do nhóm Occupy Central dẫn đầu lên án chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát các hoạt động chính trị của Hồng Kông. Các nhà đấu tranh dân chủ, đại diện của giới công đoàn, sinh viên, công chức … đòi tiến hành một phong trào « bất phục tùng dân sự ». Mục tiêu là đòi Trung Quốc xét lại quyết định đã đưa ra vào tháng trước về luật bầu cử của Hồng Kông. Trong khuôn khổ cuộc đọ sức đó, kể từ ngày mai -22/09/2014 cho đến cuối tuần (thứ Sáu, 26/09/2014) sinh viên 25 trường đại học Hồng Kông nghỉ học để xuống đường phản đối Trung Quốc.



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List