Vì
sao giới trẻ VN không đón nhận phim “Sống cùng lịch sử”?
Huỳnh Anh Tú: Chúng Tôi Muốn Biết
Hòa
Ái, phóng viên RFA
2014-09-23
2014-09-23
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”.
Courtesy photo
Dự án Phim “Sống cùng lịch sử” có kinh phí của
Nhà nước lớn nhất nhằm truyền tải thông điệp lịch sử đến khán giả, đặc biệt đối
với thế hệ trẻ nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế nhưng, phim
phải ngừng chiếu sau vài ngày ra rạp và giới trẻ hầu như quay lưng với phim
được đầu tư lên đến 21 tỉ đồng. Hòa Ái tìm hiểu nguyên nhân vì sao giới trẻ
Việt Nam không đón nhận các thể loại phim lịch sử như vậy.
Nội dung không khách
quan?
Phim điện ảnh có tựa đề “Sống cùng lịch sử” do Hãng phim truyện
Việt Nam sản xuất với kỳ vọng tạo ra bước đột phá cho mảng phim lịch sử được
Phó Cục trưởng Cục Điện Ảnh, ông Phan Đình Thanh nhận xét đã hoàn thành xong sứ
mệnh mặc dù chỉ bán được vài vé trong mấy ngày chiếu rạp.
Việc ca ngợi bao nhiêu năm nay đã làm rồi và đối chiếu với sự
thật thì đã không tôn trọng sự thật, khác xa với sự thật. Em nghĩ đó là lý do
người ta không quan tâm đến nữa.
-Bạn Cương
-Bạn Cương
Nội dung phim nói về giấc mơ của một nhóm bạn trẻ khi đi du lịch
qua những chiến tích Điện Biên Phủ. Họ mơ thấy chính họ xuất hiện trong các
trận chiến năm xưa, gặp gỡ các anh hùng lịch sử, trong đó có hình ảnh của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, là một trong các vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử thế
giới, là anh hùng dân tộc đã góp phần giải phóng cho nước nhà khỏi chế độ cai
trị của Thực dân Pháp.
Về gốc độ khán giả, đạo diễn Nhuệ Giang cho rằng đây là bộ phim
hay, khai thác nhiều hình ảnh đẹp về các cuộc chiến đấu hoành tráng, các gương
mặt anh hùng tiêu biểu và bộ phim mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Đạo diễn phim,
NSND Nguyễn Thanh Vân nói bộ phim của ông không quá coi trọng yếu tố kinh doanh
mà chỉ tập trung truyền tải các thông điệp lịch sử đến khán giả. Một trong
những lý do bộ phim không được công chúng đón nhận mà đạo diễn Nguyễn Thanh Vân
đưa ra là do khâu quảng bá bộ phim kém, thiếu chiến lược trong khâu quảng cáo.
Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội bàn tán rằng phim “Sống
cùng lịch sử” đã được truyền thông trong nước quảng bá một cách rầm rộ. Nhiều
người quan tâm và chia sẻ ý kiến thông qua các kênh tin tức đề cập đến bộ phim
nhưng không muốn xem phim. Một số bạn trẻ từ Bắc chí Nam mà đài RFA tiếp xúc
cho biết bộ phim có được chiếu rộng rãi miễn phí thì các bạn vẫn không đến xem.
Bạn Cương ở Hà Nội nói lên suy nghĩ của mình:
Poster quảng cáo Phim Sống cùng lịch sử. Courtesy photo.
“Bộ phim về lịch sử, về Tướng Giáp và các nhân vật khác thì có
thể tìm được ở nhiều nguồn thông tin khác nhau chân thực và khách quan hơn.
Phim do ngân sách Nhà nước bỏ tiền ra đóng thì chắc có thể chỉ có mục đích duy
nhất là ca ngợi, không khách quan. Việc ca ngợi bao nhiêu năm nay đã làm rồi và
đối chiếu với sự thật thì đã không tôn trọng sự thật, khác xa với sự thật. Em
nghĩ đó là lý do người ta không quan tâm đến nữa”.
Hầu hết các bạn trẻ đều bày tỏ muốn xem một bộ phim lịch sử phải
chân thực, khách quan và phải đúng với một giai đoạn lịch sử nào đó. Còn bộ
phim được làm ra chỉ để ca ngợi và thần thánh hóa thì đã lỗi thời. Một số bạn
bày tỏ các phim lịch sử sẽ thật sự đi vào lòng người xem nếu phản ảnh đúng tính
chân thực, bằng không sẽ tạo hiệu ứng ngược.
Bạn Thanh ở Yên Bái chia sẻ:
“Em thấy những tư liệu lịch sử nói chung không phản ảnh sự thật
lắm nên các bạn trẻ chưa chú ý lắng nghe hoặc theo dõi những vấn đề đó. Nếu gắn
kết đúng lịch sử thì em nghĩ những bạn trẻ sẽ đón nhận những bộ phim đó. Còn
những câu chuyện bị hư cấu quá nhiều thì sẽ không được đón nhận”.
Cần thông tin trung thực
về lịch sử
Câu hỏi đặt ra là các phim lịch sử mà giới trẻ Việt Nam muốn xem
hiện nay sẽ như thế nào? Đa số các bạn trẻ cho rằng hơn bao giờ hết họ muốn tìm
hiểu về lịch sử cận đại của Việt Nam. Bởi vì các bài học lịch sử mà họ được học
trong sách giáo khoa được viết theo lối mòn tuyên truyền của “bên thắng cuộc”.
Các bạn trẻ khẳng định họ không hề quay lưng với lịch sử mà họ cần tìm kiếm
những thông tin trung thực về lịch sử. Những bộ phim phản ảnh tính chân thực
của lịch sử cận đại nếu được Nhà nước đầu tư và phát hành thì chắc chắn các bạn
trẻ sẽ nhiệt liệt đón nhận.
Bạn Cương nói thêm với đài ACTD về những phim mà
bạn cũng như bạn bè muốn xem:
Ví dụ dựng phim lịch sử dựa theo Đèn Cù, Đêm Giữa Ban Ngày hay
Điệp Viên Hoàn Hảo. Một góc nhìn mới. Chắc sẽ có khách…
-Bạn Cương
-Bạn Cương
“Ví dụ dựng phim lịch sử dựa theo Đèn Cù, Đêm Giữa Ban Ngày hay
Điệp Viên Hoàn Hảo. Một góc nhìn mới. Chắc sẽ có khách và có thể là rạp chiếu
phim sẽ không đủ chỗ mà có thể mang ra cả sân vận động Mỹ Đình hoặc nơi nào có
thể chứa được nhiều hơn lượng khán giả như thế… Sẽ thu hút được rất nhiều khán
giả”.
Cũng là phim tư liệu lịch sử, cũng không tốn kém trong khâu
quảng bá, bộ phim “Last days in Vietnam”, tạm dịch là “Những ngày cuối cùng ở
Việt Nam”, của đạo diễn Rory Kenedy, vừa được công chiếu hơn 1 tuần ở Mỹ và
buổi chiếu nào cũng đầy rạp. Bộ phim ghi lại khoảnh khắc của một dấu ấn lịch sử
không tươi sáng của Hoa Kỳ nhưng thế hệ trẻ vẫn đón nhận.
Hoa Kỳ chịu nhiều tổn thất về nhân mạng và vật chất trong chiến
tranh Việt Nam. Danh tiếng đồng minh của người Mỹ cũng bị tổn thương nặng nề
sau thất bại quân sự ở Việt Nam. Bài học lịch sử này được giảng dạy cho các thế
hệ mai hậu ở Hoa Kỳ bằng nhiều phương cách, trong đó có cả phim tài liệu, những
bộ phim không được dựng lên bằng hình thức tô vẽ, tuyên truyền mà chỉ đơn giản
với nguyên tắc “lịch sử phải gắn liền với sự thật”. Phải chăng đây là bài học
quý báu cho các nhà làm phim lịch sử ở Việt Nam?
Lịch sử và tuyên truyền
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-09-23
2014-09-23
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”.
Courtesy photo
Bộ phim mang đề tài lịch sử hiện đại của Việt nam là “Sống cùng
lịch sử” đã được nhiều người trong giới chuyên môn điện ảnh phân tích khía cạnh
điện ảnh cũng như quảng bá trên thị trường của nó. Bên cạnh đó sự ế ẩm của bộ
phim cũng phản ánh sự quan tâm của người Việt đối với lịch sử hiện đại của dân
tộc. Sau đây là ý kiến một số nhà giáo và trí thức về việc này.
Người Việt có quay
lưng với lịch sử không?
Bộ phim “Sống cùng lịch sử” đang gây xôn xao dư luận tại Việt
nam. Sự xôn xao này có nguyên nhân là sự ế ẩm của bộ phim, vì khi công chiếu
lần đầu tiên có bán vé, người ta chỉ bán được đôi ba vé. Bộ phim còn gây xôn
xao nữa là do số tiền to lớn mà nhà nước bỏ vào đó.
Nói là người Việt nam không quan tâm đến lịch sử là hết sức sai
lầm, chỉ có điều là lịch sử đó thể hiện qua cái hình thái như thế nào.
-GS Ngô Đức Thịnh
-GS Ngô Đức Thịnh
Một điều nữa cũng được mọi người bàn tán là chủ đề của bộ phim.
Bộ phim nói về trận đánh Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chủ đề lịch
sử được một số người cho rằng không ăn khách, vì không được công chúng Việt nam
quan tâm.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng di sản quốc gia không
đồng ý với nhận xét cho rằng người Việt nam không quan tâm tới lịch sử.
“Nói là người Việt nam không quan tâm đến lịch sử là hết sức
sai lầm, chỉ có điều là lịch sử đó thể hiện qua cái hình thái như thế nào. Ví
dụ như phim ảnh mà nó sai lệch, nó không đúng sự thật, thì người ta không quan
tâm. Và nó nặng tính tuyên truyền thì người ta không quan tâm. Trước kia ở Bảo
tàng dân tộc học có cái triễn lãm về thời bao cấp có rất nhiều người xem. Những
người làm phim biện bạch rằng như thế là quay lưng lại với lịch sử , hay không
quan tâm tới lịch sử, như vậy là hoàn toàn sai.”
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”. Courtesy photo.
Vấn đề thể hiện lịch sử như thế nào nói chung và giảng dạy môn
lịch sử như thế nào nói riêng, cũng đã được bàn đến từ bấy lâu nay ở Việt nam.
Người ta nhận thấy rằng học sinh không thích môn học lịch sử. Hồi năm ngoái,
học sinh một trường trung học ở Sài gòn đã ăn mừng vì họ không phải thi môn
lịch sử.
Các thầy giáo Đỗ Việt Khoa và Nguyễn Thượng Long có nói với phóng viên
Việt Hà lúc ấy rằng việc giảng dạy môn lịch sử theo kiểu chỉ có một chiều ta
thắng địch thua cho nên không hấp dẫn được thế hệ trẻ.
Thầy giáo Phùng Hoài Ngọc, nguyên Trưởng khoa ngữ văn, Đại học
An giang cũng cho rằng môn lịch sử ở Việt nam mang tính chính trị nhiều quá:
“Nói chung là cách viết lịch sử của mình nó kém, người ta mất
lòng tin. Đặc biệt là lịch sử hiện đại, nó bị chính trị quá nặng. Lịch sử trung
đại giai đoạn cuối thời nhà Nguyễn người ta cũng không thấy sự đánh giá trung
thực các nhân vật lịch sử. Trước nữa thời Lý Trần Lê thì không có vấn đề gì.”
Tuyên truyền chân thật
mới hiệu quả
Theo nhiều giáo viên thì thời lượng của phần nói về lịch sử hiện
đại, nhất là từ khi đảng cộng sản Đông dương được thành lập, chiếm một phần lớn
trong toàn bộ giáo trình sử ở các lớp trung học phổ thông. Và nội dung giảng
dạy mang nặng tính tuyên truyền. Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói về sự tuyên truyền
như sau:
“Tuyên truyền thì không có gì xấu cả nhưng tuyên truyền nhiều
khi lại sai lạc đi, và nó nhằm cái mục đích gì đó, người ta biết đấy là tuyên
truyền, chứ sự thực không phải là như vậy. Sự học của chúng ta là như vậy đấy,
nó nặng tính tuyên truyền.”
Theo ông khi muốn tuyên truyền thì phải nêu cái chân thật thì sự
tuyên truyền mới có hiệu quả. Theo nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trong một lần trao
đổi gần đây với chúng tôi, thì khi nghe những người cộng sản tuyên truyền thì phải
nghĩ đến những điều ngược lại.
Giữa kẻ thống trị và nhân dân - kẻ bị trị dường như chưa khi nào
cùng chung cái nhìn về Lịch sử, cho dù ai mà chả phải sống trong Lịch sử của
đất nước mình?
-Nhà văn Thùy Linh
-Nhà văn Thùy Linh
Trở lại bộ phim Sống cùng lịch sử, các nhân vật trong phim này
là những anh hùng như Phan Đình Giót, La Văn Cầu… là những người làm những việc
phi thường, hy sinh tính mạng cho chiến thắng của cách mạng. Những nhân vật anh
hùng như thế này được kể ra rất nhiều trong các bài giảng lịch sử cách mạng Việt
nam. Một trong những anh hùng đó là một người trẻ tuổi có tên là Lê Văn Tám đã
dùng thân mình để đốt kho xăng của kẻ địch. Theo tiết lộ gần đây của một người
làm trong lĩnh vực sử học là ông Trần Huy Liệu thì người anh hùng này chỉ là
một sản phẩm tưởng tượng.
Một nhân vật lịch sử có thật là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng
xuất hiện trong bộ phim “Sống cùng lịch sử”. Theo nhà giáo Phùng Hoài Ngọc, thì
những người muốn sử dụng ông Giáp để tuyên truyền đã thất bại:
“Khi ông Võ Nguyên Giáp mới mất thì có những nơi người ta
hiểu lầm sự thành kính với ông ấy và họ tranh thủ. Nhưng cuộc đời ông Giáp như
thế nào thì người ta biết hết rồi, trên mạng cũng nhiều, người ta muốn tuyên
truyền về ông Giáp thì đâu có bằng cái thực tế mà người ta biết.”
Sau khi việc công chiếu bộ phim bị thất bại và đã có nhiều lời
bình luận về thất bại đó trên báo chí, Nhà văn Thùy Linh viết về mối quan hệ
nên có giữa những người làm nghệ thuật và sự định hướng tuyên truyền của đảng
cộng sản:
“Đề tài phim lịch sử theo đơn đặt hàng nhà nước, ý muốn của nhà
nước, tiền thuế của nhân dân nhiều năm nữa vẫn vậy, như nhiều chục năm trước
đây. Đừng mong có tư duy khác, cách làm khác, nhất là cái nhìn khác về lịch sử,
mặc dù nhà nước mong nhân dân "sống cùng lịch sử' như cái cách họ mong
muốn...
Giữa kẻ thống trị và nhân dân - kẻ bị trị dường như chưa khi nào cùng
chung cái nhìn về Lịch sử, cho dù ai mà chả phải sống trong Lịch sử của đất
nước mình? Chỉ có cách để không bao giờ có những bộ phim ra rạp mà không có
khán giả là các nhà biên kịch và đạo diễn phải biết từ chối viết, đạo diễn
những kịch bản như thế này... Có biết từ chối không? Hãy để việc này cho ban
tuyên giáo. Phim của ban này làm thì bao nhiêu tiền cũng không ngạc nhiên. Và
không có khán giả đến rạp thì là chân lý rồi...”
Ông Phan Đình Thanh, Phó cục trưởng cục điện ảnh thì nói rằng bộ
phim “Sống cùng lịch sử” đã hoàn thành sứ mạng của nó, ông giải thích là chào
mừng các ngày lễ cách mạng theo đơn đặt hàng của nhà nước. Nhưng sự không quan
tâm của công chúng đối với “những câu chuyện lịch sử mang tính tuyên truyền”
thì chưa được một giới chức có trách nhiệm nào của Việt nam nêu lên và phân
tích cặn kẽ.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.