Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, December 15, 2015

Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa?


Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-12-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa? Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10231876
Quảng cáo thương mại và áp phích tuyên truyền về chính trị trên mặt tiền của một cửa hàng ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 11 năm 2015
AFP photo

Chọn lựa của du học sinh
Về lại Việt Nam hay ở lại nước ngoài sau khi hoàn tất việc học tập, đó là câu hỏi đặt ra cho nhiều du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, cũng là câu hỏi của nhiều blogger Việt Nam, làm thành chủ đề được bàn tán khá nhiều trên không gian mạng trong tuần.

Việc bàn tán bắt đầu từ trang Facebook của Tiến sĩ Doãn Minh Đăng làm việc ở một trường đại học ở Cần Thơ. Ông Đăng là một trong những trường hợp khá hiếm hoi du học sinh Việt Nam trở về nước. Sau đó do không đồng ý với chủ trương của trường Đại học muốn “qui hoạch” ông làm cán bộ, ông rời khỏi đảng cộng sản và công khai chỉ trích chính sách của trường Đại học trên trang của mình.

Lý giải xung đột này, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học Việt Nam về nước từ châu Âu cho rằng nó xuất phát từ một quan niệm lỗi thời ở Việt Nam, xem trường Đại học như là một nơi sinh hoạt chính trị.

Nhiều độc giả, cũng như các blogger xem trường hợp Doãn Minh Đăng là tiêu biểu cho sự không dung hòa lẫn nhau giữa những người trẻ tuổi học hành ở các quốc gia tân tiến và môi trường làm việc tại Việt Nam. Môi trường đó có một đặc điểm mà nhiều người cho rằng nó đã làm chùn bước nhiều du học sinh muốn trở về quê hương, đó là sự không minh bạch.

Một blogger có nhiều năm sống tại Mỹ là Hiệu Minh, viết một bài khá dài có điểm lại lịch sử du học sinh Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay. Ông cũng có so sánh về một trường hợp làm việc, đặt câu hỏi là nếu một nhà khoa học giỏi như Giáo sư Ngô Bảo Châu phải làm việc trong khung cảnh hành chính luộm thuộm như Hà nội thì liệu ông có yên tâm mà làm toán hay không!

Từ chuyện du học sinh có về nước hay không, Hiệu Minh đề cập đến một cộng đồng trí thức người Việt ở nước ngoài, sở hữu một kho tàng tri thức mà Việt Nam chưa khai thác. Hiệu Minh nhắn gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng nếu những nhà trí thức người Việt ở nước ngoài đó có lên tiếng chỉ trích phê bình những chuyện trong nước thì hãy lấy làm mừng chứng đừng cho họ là thế lực chống phá.

Nhưng với tôi, cái quan trọng nhất là tôi được nói, dám suy nghĩ ngược chiều, quyền con người của tôi được coi trọng. Và tôi được tự do …trong tư tưởng cũng như trong hành động.

- Trang blog Giang Nam Lãng tử
Trên trang blog Giang Nam Lãng tử của một nhà giáo vùng Tây sông Hậu, độc giả thấy một bài viết không nêu tên tác giả, có lẽ là một du học sinh đã ở lại nước ngoài mà không về nước. Người viết giải thích lý do của quyết định ở lại nước ngoài, nó không phải là vật chất mà là tinh thần:
Nhưng với tôi, cái quan trọng nhất là tôi được nói, dám suy nghĩ ngược chiều, quyền con người của tôi được coi trọng. Và tôi được tự do …trong tư tưởng cũng như trong hành động.

Tôi vẫn về để thăm gia đình, bè bạn, tôi vẫn đau đáu với những thăng trầm của quốc gia, đau theo nỗi đau của người Việt. Nhưng tôi vẫn sẽ không về để lại chui vào một cái vòng lẩn quẩn mà tôi đã hết sức vùng vẫy để thoát ra.
Nhà báo người Việt sống tại hải ngoại là Ngô Nhân Dụng qui trách nhiệm cho chế độ hiện hành tại Việt Nam chính là nguyên nhân của nạn chảy máu chất xám mà Việt Nam đang gánh chịu:

Chế độ độc tài đảng trị đang gây ra cơn “xuất não” làm hao mòn nguyên khí dân tộc Việt Nam. Ðảng Cộng Sản có thể đang vỗ bụng tự khen là họ đã thu vào được 14 tỷ Mỹ kim kiều hối. Nhưng nước Việt Nam vẫn tiếp tục mất, dòng nguyên khí của quốc gia vẫn tiếp tục chảy ra nước ngoài!

Đại hội thi đua và bức tranh màu xám
Trong lúc các blogger bàn tán nhau về chuyện chảy máu chất xám thì nhà nước Việt Nam tổ chức một đại hội thi đua rất long trọng tại thủ đô Hà nội. Trong đại hội thi đua này một diễn giả cho rằng không nên đòi hỏi Tổ quốc đã làm gì cho mình mà hãy hỏi rằng mình đã làm gì cho Tổ quốc.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống phê bình diễn giả ấy rằng:
Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng, để chúng ta tôn trọng, thờ phụng. Tổ quốc không làm gì, không thể làm bất kỳ điều gì cụ thể cho bất kỳ ai cả. Vì vậy hỏi Tổ quốc làm gì là vô nghĩa. Vấn đề là Chính quyền, là người lãnh đạo đất nước. Những người đó có nghĩa vụ làm việc cho nhân dân. Chúng ta phải hỏi họ đã làm được gì cho dân cho nước. Khi những người lãnh đạo dùng câu trên thì một số kẻ muốn lợi dụng đồng hóa họ với Tổ quốc để trốn tránh trách nhiệm.

Trong những đại hội thi đua như thế người ta hay trao huân chương và phong danh hiệu anh hùng. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói rằng loạn huân chương và loạn anh hùng vẫn phát triển. Cứ loạn mãi như thế này chưa biết đất nước sẽ đi về đâu.

Đảng cộng sản muốn giữ các quyền chính trị kinh tế văn hóa, thì họ phải đánh đổi bằng chuyện bỏ độc quyền, nếu mà họ không làm cái đấy thì họ bị vứt vào sọt rác.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Một tác giả khác là ông Trần Quí Cao cũng chỉ trích những đại hội thi đua bằng một bài viết với tựa đề mang đầy tính châm biếm Thi đua đi nữa, thua đi mãi. Trong bài này tác giả cho rằng bức tranh xã hội Việt Nam không phải là những gì mà đại hội thi đua trưng bày ra, và được một nhà thơ ca ngợi :
Khi lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, nghĩa xóm làng, lòng trung thực, lòng nhân hậu… đều bị “đấu tố” bởi lực lượng cầm quyền chính thống của xã hội, thì xã hội đã bị băng hoại tới mức quá đáng sợ rồi. Nhà văn, nhà thơ hẳn phải có cái nhìn dự báo, phải thấy trước để biết sợ rằng nếu tiếp tục chính thể độc tài toàn trị thì Việt Nam sẽ tiến rất nhanh tới mức độ Bắc Hàn! Cho nên, cần đấu tranh trực diện với thế lực chính thống kia đang kéo đất nước ngược chiều tiến của văn minh nhân loại!

Đó cũng là điều lo ngại của tác giả Trần Minh Thảo viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng:
Mối họa Việt Nam bạo loạn, khởi nghĩa, nô dịch, tiêu vong vẫn là nỗi canh cánh trong lòng người viết, mặc cho ai đó chụp cho cái mũ phản động, chống phá cách mạng.

Tư bản hay cộng sản
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa đảng cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức đại hội toàn quốc của họ lần thứ 12. Người ta cho rằng đây là một đại hội quan trọng, vì đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, cả trên bình diện quốc tế lẫn tương lai không sáng sủa của nền kinh tế quốc gia.
000_Hkg10236275-400
Hình cố chủ tịch Hồ Chí Minh được bày bán cùng các hình ảnh về tôn giáo tại một cửa hàng ở Hà Nội ngày 08 tháng 12 năm 2015. AFP photo
Giáo sư Trần Văn Thọ, hiện sống ở Nhật Bản viết một bài góp ý rất công phu được đăng trên nhiều trang blog, nhưng chưa thấy xuất hiện trên báo chí Việt Nam. Giáo sư Thọ cho biết có hai vị Ủy viên Trung ương đảng cộng sản đã đọc và góp ý kiến cho bài viết của ông.

Nói về chế độ độc đảng hiện nay tại Việt Nam Giáo sư Thọ cho rằng trên thực tế trên thế giới cho đến nay chưa có nước nào theo chế độ độc đảng đã thực hiện được lý tưởng dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Lý tưởng mà Giáo sư Thọ vừa đề cập là câu khẩu hiệu người ta thấy các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hay nêu ra như mục đích mà họ mong muốn với chế độ chính trị hiện hành. 

Ông phân tích rằng trong giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay có thể chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất là những nhà quản lý thường xuyên đối diện với thách thức đặt ra trong thực tế. Những người này hiểu rõ một nhu cầu cần phải thay đổi. Nhóm thứ hai là những nhà lý luận của đảng, những người này kiên quyết duy trì chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, không mong muốn Việt Nam theo con đường Tư bản chủ nghĩa như các quốc gia phương Tây. 

Nhưng theo Giáo sư Thọ thì có một điều rất trớ trêu đối với chính những người này là họ quên rằng mình đang tiếp tục nhận viện trợ từ những nước tư bản, gửi con em sang du học tại những nước đó, và trong số du học sinh ấy có rất nhiều người muốn định cư lâu dài ở những nước theo chế độ mà các vị phê phán.
Ông Thọ kết luận rằng đối với đảng cộng sản thì đã đến lúc nên xa rời chủ nghĩa xã hội mới mong có thể tiếp tục lãnh đạo.

Cũng bàn đến đảng cộng sản nhưng không nói đến lý thuyết mà đến sự độc quyền lãnh đạo, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà nội nói về kinh nghiệm Hungary, quốc gia chuyển đổi thành công từ nền độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ một cách hòa bình vào năm 1989. Bài nói chuyện của ông được công bố trên trang blog Dân Quyền mang tựa đề là Bàn tròn Hungary:
Đảng cộng sản muốn giữ các quyền chính trị kinh tế văn hóa, thì họ phải đánh đổi bằng chuyện bỏ độc quyền, nếu mà họ không làm cái đấy thì họ bị vứt vào sọt rác.

Một cựu đảng viên cộng sản là Thiện Tùng kết án Chủ nghĩa xã hội đến Việt Nam như một tên tội đồ, nó để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Hôm nay nhắc lại nó để muôn đời sau hãy xa lánh nó.

Luật sư Lê Công Định, một cựu tù nhân chính trị, đồng thời là người có gia đình từng tham gia cuộc cách mạng cộng sản tại Việt Nam cũng rất gay gắt với học thuyết nền tảng của chế độ xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác Lê. Ông viết rằng về việc giảng dạy cái gọi là triết học tại Việt Nam:
Đối lập chính trị ở Việt Nam chưa trở thành lực lượng đối trọng đủ tầm cỡ của Đảng CSVN, hay cụ thể hơn là họ không lôi kéo được lòng dân. 

- Kami
Ngày nào cái vòng kim cô "chủ nghĩa Marx-Lenin" còn đeo trên đầu các giảng viên "triết học" và trên đầu hình nhân Hiến Pháp Việt Nam, thì ngày đó học triết chỉ để trả nợ quỷ thần mà thôi.
Và, hai con quỷ Marx và Lenin ngày nào còn được cúng bái, thì ngày đó dân tộc này vẫn bị ám, ngóc đầu không nổi, nói chi đến học triết!

Trở lại với chuyện đại hội toàn quốc của đảng cộng sản dự trù tổ chức vào năm 2016, người ta cho rằng chuyện cạnh tranh quyền lực giữa các phe nhóm đang diễn ra khốc liệt. Blogger Người Buôn Gió nhận thấy rằng các vị Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng có lẽ đang phê bình Thủ tướng đương nhiệm về cách điều hành quốc gia, và nạn tham nhũng, nhưng Người Buôn Gió cho rằng dù có là Thủ tướng nào đi nữa cũng không thoát khỏi sự lãnh đạo của đảng, và đương đầu với sự tốn kém của một bộ máy đảng cồng kềnh và vô tích sự.

Luật sư Lê Công Định cũng cho rằng vấn đề nằm ở hệ thống chứ không phải là một cá nhân nào.
Có vẻ như nhiều luồng ý kiến khác nhau đều có cùng một kết luận rằng đã đến lúc hệ thống ở Việt Nam cần phải được thay đổi, cần phải từ bỏ chủ nghĩa xã hội, nhưng blogger Kami cho rằng còn cần phải có một lực lượng chính trị đối lập với đảng cộng sản nữa, tương tự như lực lượng đối lập tại Miến Điện, quốc gia vừa thực hiện thành công cuộc bầu cử dân chủ. Kami viết trong bài Phải làm gì khi chủ nghĩa xã hội đã hết thời:

Đối lập chính trị ở Việt Nam chưa trở thành lực lượng đối trọng đủ tầm cỡ của Đảng CSVN, hay cụ thể hơn là họ không lôi kéo được lòng dân. Vì thế đến nay, lực lượng này chưa tạo ra được một nguy cơ hay áp lực cần thiết đáng kể để khiến chế độ hiện nay "rung rinh". Bài học chuyển đổi ở Myanmar đã chỉ cho thấy, một khi lòng dân đã quyết cộng với một lực lượng chính trị đối lập đủ mạnh, có chất lượng thì chắc chắn bất kể chế độ độc tài nào có sự tỉnh táo cũng buộc phải thay đổi. Ở Việt Nam hiện nay, lòng dân đã rõ, song nửa còn lại thì hầu như chưa có gì.

Và vì thế blgger này kết luận rằng tương lai thay đổi chính trị ở Việt Nam hãy còn xa.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List