Những công trình tiền tỷ mong
manh – Nguyên nhân, giải pháp và lòng tin
Cát Linh,
phóng viên RFA
2015-07-10
2015-07-10
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
Công trình tượng phật khổng lồ cao 15,2 m, nặng
hàng trăm tấn tại chùa Sắc Thiên Vương, thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh
Phụ bất ngờ đổ sập hôm 7/7/2015.
Courtesy photo
Không khó khăn để tìm thấy hàng loạt những con đường, những cây cầu
nói riêng và nhiều những công trình khác chung ở khắp các tỉnh thành Việt Nam
có chất lượng không như mong đợi của người dân. Chỉ trong vòng 3 tháng vừa qua,
báo chí trong nước đã lên tiếng phản ảnh 4 công trình xây dựng bị hư hại ngay
sau khi vừa khánh thành. Trong đó có cả công trình chỉ mới xong và bàn giao 50%
tiến độ thì đã có tình trạng xuống cấp. Các cơ quan chức năng và người dân có nhận
định gì qua những công trình này.
“Chỉ có ở tỉnh và địa phương”
Tất cả những công trình có giá trị tiền tỷ đó đều được thực hiện ở
các tỉnh thành, địa phương. Đặc biệt phần lớn đó là những xây dựng nhằm mục
đích phục vụ cho nhu cầu xã hội của người dân vốn đã có cuộc sống khó khăn
thuộc các huyện, tỉnh hoặc khu vực bên ngoài thành phố lớn.
Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng cũng xác nhận phần
lớn đều là những công trình xây dựng thuộc về tỉnh và địa phương:
Gần đây lại có những chuyện rất đáng lo ngại mà hiện nay dư luận rất
lo là chất lượng của các mặt đường bộ, cao tốc dùng vốn vay ODA để làm bị lún
xuống rất nặng nề, vừa mới xây xong không bao lâu thì chất lượng mặt đường kém.
-TS Phạm Sĩ Liêm
-TS Phạm Sĩ Liêm
“Những công trình thuộc đầu tư công, phần lớn là thuộc các tỉnh và
địa phương, chứ còn của trung ương thì không có tình trạng ấy.”
Trong một bài viết gần đây của trang báo điện tử thuộc Bộ xây dựng
có phản ảnh về con đường nối từ quốc lộ 1A đến xã Quỳnh Đôi và nối đường du
lịch sinh thái biển Quỳnh Bảng có chiều dài 9,5 km. Công trình này có trị giá
gần trăm tỷ và mới chỉ hoàn thành 50%, mặc dù thời gian thi công tính đến nay
là 8 năm.
Một ví dụ khác đó là công trình thoát nước kênh Ba Bò ở Bình Dương,
có vốn đầu tư là 345 tỷ đồng vừa khánh thành xong, sau một cơn mưa lớn thì đã
có hiện tượng lún, nứt ở khắp nơi. Hoặc ngôi trường phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm
ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam được đầu tư với kinh phí hơn 120 tỷ đồng hư hỏng
sau một học kỳ sử dụng.
Ông Liêm xác nhận tình trạng này cũng như thừa nhận mối lo ngại từ
người dân:
“Gần đây lại có những chuyện rất đáng lo ngại mà hiện nay dư luận rất
lo là chất lượng của các mặt đường bộ, cao tốc dùng vốn vay ODA để làm bị lún
xuống rất nặng nề, vừa mới xây xong không bao lâu thì chất lượng mặt đường
kém.”
“Hấp tấp, quản lý chưa
chặt chẽ”
Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến những
tình trạng tiêu cực trên:
“Có nhiều nguyên nhân. Một là họ dùng cái câu ‘Tân quan tân chính
sách’. Công trình đó có khi là của ông quan cũ, xây dựng chưa xong chưa hoàn
chỉnh thì ông quan mới đến thay. Cái thứ hai là hấp tấp trong các dự án như thế
này.”
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị nứt, lún mặt đường. Courtesy
photo.
Hấp tấp theo hàm ý của ông Liêm còn có nghĩa là bằng mọi cách để
dự án đó ra đời:
“Một dự án như thế thì có thể một số quan chức có thể kiếm chác trong
dự án đó. Thế cho nên họ làm thế nào cho dự án đó ra đời. Trong quá trình xây
thì họ đòi hỏi các khoảng của các nhà thầu các nhà cung ứng thiết bị, chứ không
phải họ quan tâm đến ích lợi của bản thân công trình ấy lắm.”
Một nguyên nhân khác mà theo ông Liêm là do từ sự quản lý và phân
cấp ban ngành:
“Hiện nay ở VN chính phủ phân cấp cho chính quyền các tỉnh rất nhiều
quyền. Các quyền họ thực hiện nhiều khi chính phủ trung ương không kiểm soát
được.”
Còn ở cấp địa phương, mà ông Liêm gọi đó là một khoảng sơn hà thì
ở đó, ông cho rằng không có sự chặt chẽ trong quá trình giám sát:
“Còn ở địa phương thì quyền của người đứng đầu chính quyền địa phương
to lắm nhưng giám sát thì lỏng lẻo. Có giám sát nhưng lỏng lẻo nên họ lợi dụng
những việc ấy để gây ra những hậu quả như thế.”
Liên quan chặt chẽ và đóng vai trò rất quan trọng trong suốt thời gian
thi công của công trình là bộ phậm giám sát qua nhận định của ông Liêm:
“Ở Việt Nam hiện nay chế độ giám sát không chuyên nghiệp. Và những
những nhân viên giám sát này nhiều khi bị mua chuộc.”
Do đó, theo ông Liêm, nếu muốn nâng cao chất lượng công trình xây dựng
thì phải xây dựng chế độ giám sát như ở các nước phát triển khác.
Hiện tại, ông Liêm cho biết số người làm việc trong ngành giám sát
công trình ở Việt Nam là rất ít. Thường là chủ đầu tư tự giám sát hoặc nhà thầu
tự giám sát. Vì lợi ích có liên quan nên dẫn đến sự giám sát không tốt:
“Bộ kế hoach đầu tư vừa rồi đưa ra một chủ trương cũng rất hay, là
bây giờ khoáng cho các tỉnh, thành 1 số tiền trong 5 năm rồi tự lo lấy. Tỉnh
nào cũng thế, nhiều hay ít chính phủ không thêm nữa.”
Theo ông Liêm, điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả của đầu tư hơn.
Người dân cần gì?
Với người dân thì có lẽ cái họ cần là chất lượng an toàn đối với
một công trình hơn là hoàn thành trong thời gian nhanh chóng. Một người dân làm
nghề lái taxi không muốn nêu tên cho biết:
Như hầm Thủ Thiêm, cứ theo tiêu chuẩn thế này thế kia, dí người ta
quá bây giờ nghe nước nó rò rỉ, chính bản thân mình không dám chui qua. Không
biết nó sập lúc nào.
-Một tài xế taxi
-Một tài xế taxi
“Thật ra không cần thiết phải làm hối thúc. Cứ làm sao cho nó bền,
chắc, lâu dài và thẩm mỹ. Đó là điều quan trọng nhất.”
“Như hầm Thủ Thiêm, cứ theo tiêu chuẩn thế này thế kia, dí người ta
quá bây giờ nghe nước nó rò rỉ, chính bản thân mình không dám chui qua. Không
biết nó sập lúc nào.”
Chính vì chứng kiến quá nhiều công trình kém chất lượng nên đã gây
cho họ cảm giác bất an, ngay cả những công trình hợp tác với nước ngoài.
“Hiện tại ở sài gòn thì công trình lớn nhất đang được mọi người quan
tâm là công trình tàu điện ngầm. Hiện tại chưa biết thế nào. Nếu công trình này
đưa vô hoạt động thì tất nhiên sẽ giảm được lượng giao thông quá tải, người dân
đi lại thuận tiện hơn. Nhưng thật sự rất băn khoăn là không biết công trình này
khi xây xong, đi vào giai đoạn đầu thì có an toàn không?”
Thật ra, trước khi nói đến thời gian, chất lượng, thẩm mỹ, giá trị
thì điều mà người dân cần nhất là sự minh bạch. Họ mong được lên tiếng đối với
những gì có liên quan đên đất nước mình.
“Người đứng ra giải quyết vấn đề phải trong sạch, vì nước vì dân. Chứ
không phải cứ đưa phong bì bỏ túi là duyệt. Bất kỳ một dự án nào cũng phải minh
bạch, công khai. Đưa lên báo chí cho dân chúng xem thế nào, duyệt hay không
duyệt.”
Và quan trọng hơn hết, họ bao giờ từ chối những mục đích thật sự
phục vụ cho nhu cầu của người dân, của xã hội.
“Nếu đúng giá trị thực tế và phục vụ được cho lợi ích của người
dân, của cộng đồng thì ủng hộ hết mình.”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.