Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, January 10, 2015

CS Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc?

 CS Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc?

Xe chở hàng hóa từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh ở Việt Nam.Xe chở hàng hóa từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh ở Việt Nam.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

04.01.2015
Năm 2014 khép lại trong bối cảnh bức tranh kinh tế nước nhà vẫn nham nhở với sự lấn át của những mảng màu u tối: gần 68.000 doanh nghiệp Việt Nam giải thể hoặc ngưng hoạt động, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cả năm 2014 chỉ có gần 75.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,7% so với năm ngoái; cả ngành công nghiệp không có lấy một doanh nghiệp nào làm được con ốc vít cho ra hồn; năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/18 Singapore, 1/6 Malaysia và 1/3 Thái Lan & Trung Quốc; v.v.

Đặc biệt, trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước và quan chức chính phủ tỏ ra hoan hỉ trước “thành tích” tăng trưởng vượt chỉ tiêu đề ra (5,93% so với 5,8%) và con số nhập siêu 2 tỷ USD thì người ta dường như lại cố tình bỏ qua một sự thật nhức nhối mà lẽ ra phải được báo động ở mức thảm hoạ – đó là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc.

Cách đây đúng một năm, tác giả bài viết này đã có bài phân tích trên VOA với tiêu đề “Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc”.

Một năm sau, điều mà tác giả từng gióng lên hồi chuông báo động trên đây lại càng… đáng báo động: Trong khi tốc độ gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ tăng 13% thì tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng đến 18%; hệ quả là tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 1,5 % so với năm 2013. (Lưu ý: Mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 13% song tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 vẫn chỉ chiếm 9,9% như năm ngoái, và gần như không thay đổi kể từ năm 2000 đến nay.)

Đồ thị: Tỷ trọng XNK giữa Việt Nam – Trung Quốc trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK) của Việt Nam năm 2000–2014
Sau 10 năm kể từ khi bài toán nhập siêu từ Trung Quốc lần đầu tiên được công luận đặt ra một cách nghiêm túc, tình hình vẫn diễn ra theo chiều hướng ngày càng tồi tệ, năm sau xấu hơn năm trước, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức 9,2% năm 2000 đã lên đến mức báo động đỏ 29,5% năm 2014.
Dĩ nhiên, số liệu thống kê ở đây còn chưa tính đến lượng hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc, vốn tràn lan trên thị trường và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của những “đội quân tham nhũng” mang tên “hải quan”, “biên phòng”, “cảnh sát kinh tế” hay “quản lý thị trường”.
Cứ đà này thì chỉ vài năm nữa thôi, nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ chiếm phần lớn tổng kim ngạch nhập khẩu; hàng hoá “made in China”, vốn đa phần độc hại và chất lượng thấp, sẽ bóp chết nền sản xuất trong nước.
Như vậy, cùng với thực tế hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Namngày một phổ biến, tình trạng hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, làn sóng doanh nghiệp Trung Quốcthâu tóm doanh nghiệp Việt Nam, hiện tượng các nhà đầu tư Trung Quốcsăn lùng bất động sản Việt Nam, vấn nạn người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt Nam, chúng ta đã có thể khẳng định chắc nịch ngay từ bây giờ rằng: Chính phủ Việt Nam đang hai tay “dâng” nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc./.

***Tham khảo:
2) Cầm Văn Kình – Doanh nghiệp Việt "nóng mặt" vì không làm nổi ốc vít (Tuổi Trẻ | 2.11.2014)
3) Phương Linh – Những thăng trầm của kinh tế Việt Nam 2014(VnExpress | 31.12.2014)
6) Cách nào để giảm nhập siêu (Tiền Phong | 8.9.2005)
7) Tú Uyên – Hàng lậu Trung Quốc lại lộng hành (Pháp luật | 31.12.2014)
8) Vĩ Thanh – Hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam(Sống Mới | 11.5.2014)
9) Tư Hoàng – Hàng lậu từ Trung Quốc “gây đổ vỡ sản xuất trong nước” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn | 29.12.2014)
10) Thành Trung – Error! Hyperlink reference not valid. (Dân Trí | 24.4.2012)

'Thủy điện VN là món nợ lớn với dân'
  • 9 tháng 1 2015

Có ý kiến nói thủy điện làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô.

Giải quyết hậu quả của các dự án thủy điện với nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là 'món nợ' của nhà nước với dân, theo chuyên gia chính sách từ Việt Nam.

Trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, nhà nghiên cứu chính sách công Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng Việt Nam hiện đang phải 'trả giá' trong lĩnh vực năng lượng do việc 'tăng trưởng nóng' từ phát triển 'tùy tiện' các dự án thủy điện, thủy lợi trong cả nước nhiều năm qua.

Phó Giáo sư Thọ cho rằng có ba cơ quan phải chịu trách nhiệm chính đối với các dự án vốn gây xáo trộn dân sinh, phá hoại môi trường và để lại nhiều hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng.

"Đó là các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Ủy ban Nhân dân các cấp", GS Phạm Quý Thọ nói.
Nhà nghiên cứu cho rằng nạn phát triển tràn lan thủy điện 'bằng mọi giá' xuất phát một phần từ bệnh thành tích, từ cơn đua xin dự án mà trong đó có nhiều liên hệ tới các lợi ích nhóm.



null



Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 09/01/2015, PGS. TS. Phạm Quý Thọ cũng bình luận về các bài học về hoạch định, thực hiện chính sách mà trước mắt để giải quyết hậu quả và về lâu dài là để tránh lặp lại các cách làm không tốt.
'Cái nhìn hạn hẹp'

Tạp chí The Economist của Anh vào hôm 9/01 có bài bàn về thủy điện ở Việt Nam. Bài báo cho hay vào năm 2013 Quốc hội nói có 268 dự án thủy điện đang được vận hành với 205 dự án nữa dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2017.
"Tuy nhiên cơn sốt thủy điện có cái giá phải trả. Sông và rừng già đã bị tàn phá, và hàng chục ngàn dân làng, thường là người dân tộc thiểu số phải di dời. Nhiều người đã được tái định cư trên đất nghèo. Những người ở lại có nguy cơ lũ quét gây ra bởi công nghệ đập yếu kém và giám sát không đầy đủ. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, một nhóm môi trường tại Hà Nội, cho biết việc xây dựng đập kém chất lượng không phải là hiếm và các nhà thi công xây dựng không đếm xỉa gì tới câu hỏi liệu dự án của họ có thể gây tác động dẫn tới động đất hay không."

Khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít

Bài báo cho biết nhiều công ty thủy điện này được sở hữu bởi hoặc liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng làm ăn độc quyền.

"Bởi vì thủy điện là nguồn điện rẻ nhất của Việt Nam, EVN quả quyết rằng đầu tư vào việc đánh giá các biện pháp an toàn cho đập sẽ tiếp tục làm yếu vị thế tài chính của mình. Thực tế là, mặc dù đánh giá ảnh hưởng môi trường có tác động đối với các dự án thủy điện là việc bắt buộc, việc đánh giá này không bao giờ được công bố, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

"Một vấn đề là khi các quan chức có quyền lợi trong các dự án thủy điện là họ đặt công suất phát điện lên trên nhu cầu quản lý nước vì lợi ích và sự an toàn của người dân địa phương. Các công ty thủy điện muốn giữ hồ trữ nước của họ càng đầy càng tốt để tạo ra càng nhiều điện trong bối cảnh sông ngòi của Việt Nam cho phép.

"Nhưng cái nhìn hạn hẹp đó có thể làm nông dân mất nước tưới tiêu trong mùa khô. Và khi mưa lớn vào mùa hè và mùa thu, nước lũ tràn tường đập mà không hề có cảnh báo hoặc cảnh báo rất ít. Khi đập bị vỡ vào tháng Tám ở tỉnh Gia Lai, một dân làng nói với báo Thanh Niên rằng tiếng ồn và sự hoảng loạn chẳng khác gì những đợt ném bom từ thời chiến tranh", báo The Economist cho hay.





No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

My Blog List