Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, January 9, 2015

Phá giá tiền đồng có ý nghĩa gì?

Phá giá tiền đồng có ý nghĩa gì?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01082015-vn-devalu-it-currency.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố phá giá đồng bạc thêm 1% và đây là lần thứ hai trong vòng bảy tháng qua
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố phá giá đồng bạc thêm 1% và đây là lần thứ hai trong vòng bảy tháng qua
RFA files
Mới đây Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố phá giá đồng bạc thêm 1% và đây là lần thứ hai trong vòng bảy tháng qua Việt Nam phá giá đồng tiền của mình. Động thái phá giá này nói lên điều gì? Mặc Lâm có cuộc phỏng vần TS Lê Đăng Doanh nguyên Cố vấn kinh tế cho Bộ KHĐT, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương để tìm hiểu thêm vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa TS các chuyên gia kinh tế cho rằng đồng tiền châu Á nói chung đã suy yếu so với đồng đô la trong sáu tháng qua do giả định rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu nâng lãi suất trong năm nay. Như vậy việc phá giá đồng bạc VN có nằm trong lý thuyết này hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Đồng bạc Việt Nam đã được ổn định so với đồng Đô la trong năm 2014. Mức ổn định đó căn cứ trên viêc chỉ giảm giá đồng bạc 2% so với mức lạm phát trung bình cả năm là 4%. Nếu cộng thêm với mức độ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong những năm trước đây thì các nhà kinh tế tính toán rằng tiền đồng Việt Nam thực sự đã lên giá so với đồng đô la tới 30% và điều này thực sự gây khó khăn cho xuất khẩu tại Việt Nam.
Chúng ta thấy xuất khẩu của các mặt hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất ra chứ không phải là mặt hàng gia công nhập khẩu từ bên ngoài vào thì đã có những khó khăn khá lớn. Như vậy cho nên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm giá đồng tiền VN 1% trong những ngày đầu năm của 2015 là một điều có thể hiểu được, không có gì đáng lo ngại lắm.
Điều đáng lo ngại là VN đang nợ nước ngoài khá nhiều. Nếu giảm giá đồng bạc Việt Nam thì Việt Nam phải chi tiêu thêm nhiều hơn để trả nợ nước ngoài
TS Lê Đăng Doanh
Điều đáng lo ngại là VN đang nợ nước ngoài khá nhiều. Nếu giảm giá đồng bạc Việt Nam thì Việt Nam phải chi tiêu thêm nhiều hơn để trả nợ nước ngoài. Còn tác động đối với xuất khẩu theo tôi thì chỉ tác động với tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước còn nếu như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì họ nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu vào rồi lắp ráp ở Việt Nam thì tỷ lệ giá trị gia tăng tương đối thấp vì vậy cho nên tác động trực thuộc đối với xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là hạn chế.
Mặc Lâm: Việc phá giá lần thứ hai này có liên quan gì đến yếu tố xuất khẩu dầu của Việt Nam hay không vì nền công nghiệp này đóng góp vào GDP rất lớn. Thưa TS?
TS Lê Đăng Doanh: Việc giảm giá dầu chắc chắn đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam và điều này Bộ Tài chính đã có công bố nhiều lần. Vấn đề ở đây là việc giảm giá dầu đó đồng thời nó cũng giảm giá các mặt hàng mà Việt Nam nhập  khẩu như xăng, chất dẻo, phân đạm, như sợi polyester các sản phẩm này đều sản xuất từ dầu lửa cho nên nếu như các sản phẩm đó cũng giảm giá thì tác động với nền kinh tế Việt Nam sẽ tích cực hơn. Vì vậy tôi nghĩ giá dầu giảm sẽ có mặt tích cực cho nền kinh tế và có thể sẽ tích cực đối với sức mua của người dân. Xăng hạ người dân có thể dùng khoản tiền tiết kiệm đó để chi cho các khoản khác.
Tôi nghĩ giá dầu giảm sẽ có mặt tích cực cho nền kinh tế và có thể sẽ tích cực đối với sức mua của người dân. Xăng hạ người dân có thể dùng khoản tiền tiết kiệm đó để chi cho các khoản khác
TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Vâng, TS vừa nói mặt tích cực trong việc sản xuất và chi tiêu của người dân khi giá xăng giảm mạnh vậy thì việc phá giá đồng tiền lần này có ý nghĩa gì nữa thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Đối với việc giảm giá đồng bạc trong tình hình hiện nay thì nó cũng đáp ứng yêu cầu cụ thể của thị trường. Cuối năm thì các doanh nghiệp phải kết toán các hoạt động cho nên họ có nhu cầu mua đô la nhiều hơn và điều ấy thường đem đến cái giá đô la trên thị trường tự do tăng mạnh cho nên sau khi Ngân hàng có điều chỉnh tỉ giá thì ngay lập tức giá đô la cũng đã nâng lên một mức mới. Tôi nghĩ rằng diểu đó cho thấy việc điều chỉnh 1% đối với nền kinh tế Việt Nam không gây ra tác động gì lớn đối với lạm phát cũng như không gây ra biến động lớn đối với kinh tế vĩ mô
Mặc Lâm: Thưa TS đồng tiền phá giá là hình thức chống lạm phát, trong trường hợp này xin cho biết có phải kinh tế VN đang đi vào giai đoạn trì trệ, Sau khi đã phát triển trong mấy năm qua?
Trong tình hình hiện nay thì không thể nào có biện pháp để làm vừa lòng tất cả mọi người. Giảm giá đồng bạc 1% thì có nghĩa là nợ sẽ tăng thêm 1%. Điều ấy cũng đáng lo ngại nhưng theo tôi thì không đến nỗi phải lo ngại một cách quá đáng
TS Lê Đăng Doanh
TS Lê Đăng Doanh: Không. Việt Nam hồi gần đây tăng trưởng trở lại rất mạnh mẽ. Năm 2014 đã tăng trưởng gần 6%. Tôi nghĩ rằng hiện nay không có một dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam đang đi vào giai đoạn trì trệ. Hy vọng sắp tới đây chính phủ sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách và tôi hy vọng rằng nền tảng của nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Cái việc điều chỉnh tỷ giá này nó cũng góp phần làm cho các biến động của thị trường và sức ép đối với các ngân hàng được ổn định hơn thôi chứ tôi nghĩ rằng không có gây ra khó khăn gì lớn.
Mặc Lâm: Như TS đã nói là phá giá đồng bạc sẽ gây thêm mối lo ngại vể trả nợ nước ngoài vì nợ sẽ tăng theo việc phá giá. Theo TS ông có đề nghị gì giảm bớt gánh nặng nợ công khi đồng bạc mất giá?
TS Lê Đăng Doanh: Trong tình hình hiện nay thì không thể nào có biện pháp để làm vừa lòng tất cả mọi người. Giảm giá đồng bạc 1% thì có nghĩa là nợ sẽ tăng thêm 1%. Điều ấy cũng đáng lo ngại nhưng theo tôi thì không đến nỗi phải lo ngại một cách quá đáng. 1% không phải là điều gì ghê gớm nếu như so với trước đây Việt Nam đã trải qua các biến động lớn hơn 1% nhiều.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cảm ơn ông.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh






Rủi ro gì khi thanh toán bằng Nhân dân tệ ở VN?

Trung Quốc có đáng sợ hay không?



image





Preview by Yahoo


Anh Vũ, thông tín viên RFA2015-01-07

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01072015-how-ris-to-use-cn-yuan.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng NDT để thay thế đồng đô la Mỹ
Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng NDT để thay thế đồng đô la Mỹ
RFA files


Mới đây, trước nhu cầu giao dịch thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam tăng lên khá lớn, phía Doanh nghiệp TQ đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước VN cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN.
Nếu được chấp nhận, việc làm này sẽ dẫn đến các rủi ro gì?

Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cho biết: Hiệp hội doanh nghiệp TQ tại VN, Ngân hàng Công thương TQ đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước VN cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN.


Lợi, hại khi sử dụng Nhân dân tệ ở VN
Lý do mà phía doanh nghiệp TQ đưa ra là, thị trường biên mậu Việt - Trung, ước tính kim ngạch thanh toán bằng Nhân dân tệ đã đạt khoảng 15 tỉ USD. Tuy vậy, đa số giao dịch thanh toán nói trên được thực hiện ở VN thông qua con đường không chính ngạch.
Theo họ, nếu việc thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại VN được thực hiện chính ngạch thì Ngân hàng Nhà nước VN có thể quản lý, giám sát nguồn vốn này một cách hiệu quả.
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A, Nguyên Viện trưởng Viên phản biện IDS cho rằng: cần làm rõ 2 khía cạnh có thể trong kiến nghị này, đó là phía TQ đề nghị cho dùng tiền mặt NDT hay là dùng đồng NDT chỉ để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước hoặc cả hai?
Từ Hà nội TS. Nguyễn Quang A nhận xét:
“Trong kiến nghị đó của họ có thể nói không rõ, nếu họ kiến nghị để cho dùng tiền mặt thì điều đó cần phản đối là việc hiển nhiên. Còn tôi thì tôi nghĩ họ đề nghị dùng đồng NDT để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Nếu thế thì theo tôi về mặt kinh tế không có gì lớn lao cả, vì nó sẽ thúc đẩy việc buôn bán giữa hai nước. Theo tôi kiến nghị như thế là điều dễ hiểu và bình thường chứ không có gì phải lên án hay phản đối cho lắm”.
Trong kiến nghị đó của họ có thể nói không rõ, nếu họ kiến nghị để cho dùng tiền mặt thì điều đó cần phản đối...Còn tôi thì tôi nghĩ họ đề nghị dùng đồng NDT để thanh toán cho giao dịch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Nếu thế thì theo tôi về mặt kinh tế không có gì lớn lao cả, vì nó sẽ thúc đẩy việc buôn bán giữa hai nước
TS. Nguyễn Quang A



Từ Sài gòn, TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập cho rằng: đây không phải là vấn đề mới, vì  NHNN đã có quy định rõ ràng. Ông lưu ý đây là chủ trương trong chính sách gặm nhấm của phía TQ.
TS. Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
“Vừa qua chúng ta đã thấy hiện tượng TQ đề nghị VN cho 1.000 xe du lịch vào VN, rồi đặc khu kinh tế Vũng Áng và gần đây nhất là thành lập Viện Khổng tử ở VN. Tôi cho đó là các thách thức chính trị. Cùng với trào lưu mở rộng và xâm lăng về văn hóa, về kinh tế thì chắc chắn bước tiếp theo là TQ sẽ xâm lăng về vấn đề tiền tệ để tìm cách trói buộc nền kinh tế VN. Một lúc nào đó nếu VN không thỏa mãn các thách thức chính trị thì phía TQ sẽ gia tăng sức ép hơn, kể cả sức ép về quân sự.”
Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng NDT
Khi được hỏi những rủi ro nào kinh tế VN có thể gặp phải khi chấp nhận đề nghị của phía TQ?
TS. Phạm Chí Dũng cho rằng, đề xuất này của Trung Quốc không chỉ nằm trong chiến lược quốc tế hóa đồng NDT để thay thế đồng đô la Mỹ, mà theo ông đây là hành động xâm lăng về kinh tế.
Tôi cho đó là các thách thức chính trị. Cùng với trào lưu mở rộng và xâm lăng về văn hóa, về kinh tế thì chắc chắn bước tiếp theo là TQ sẽ xâm lăng về vấn đề tiền tệ để tìm cách trói buộc nền kinh tế VN
TS. Phạm Chí Dũng


TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Vấn đề sử dụng đồng NDT ở VN chắc chắn sẽ tăng nhập siêu. Thứ 2 là việc giao dịch bằng đồng đô la Mỹ thì có thể tiến hành nhập khẩu máy móc công nghệ từ bất kỳ quốc gia nào và các thị trường khác nhau. Nhưng nếu VN chấp nhận thanh toán bằng đồng NDT, thì lúc này sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa, tìm kiếm máy móc thiết bị từ nước ngoài. Và với sự chiếm lĩnh của đồng NDT ở VN thì TQ có thể thoải mái tìm cách gắn nhãn các sản phẩm của nước mình theo giao dịch chính ngạch ở các cấp độ và chủng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Và đây cũng là cơ hội cho TQ, vừa bành trướng được kinh tế thương mại vừa thải công nghệ cũ của mình.”
TS. Nguyễn Quang A tiếp lời:
“Nó không chỉ là vấn đề kinh tế, mà nó còn đụng chạm đến vấn đề an ninh kinh tế, tức là chính trị. Bây giờ mà chúng ta tạo điều kiện thuận lợi như thế, thì cái hàng tồn đọng sẽ tràn sang VN. Tới lúc đó các Doanh nghiệp VN mà phải cạnh tranh với các hàng hóa sản xuất tương tụ như của TQ sẽ chết như rạ. Chính vì vấn đề kinh tế như thế theo tôi phía VN không nên chấp nhận ý kiến của họ.”
Việc giao dịch bằng đồng đô la Mỹ thì có thể tiến hành nhập khẩu máy móc công nghệ từ bất kỳ quốc gia nào và các thị trường khác nhau. Nhưng nếu VN chấp nhận thanh toán bằng đồng NDT, thì lúc này sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa
TS. Phạm Chí Dũng


Trả lời câu hỏi, theo ông phía VN nên hành động như nào trước đề nghị này từ phía TQ?
TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng, trên đất nước VN chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của VN là VND, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của VN.
TS. Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
“Tôi cho rằng không cần phải mở rộng hơn phạm vi và mức độ sử dụng NDT trong thanh toán. Mà chỉ cần áp dụng đúng và đủ theo Quyết định số 689/NHNN ngày 7.6.2004 của Ngân hàng Nhà nước về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và thanh toán dịch vụ trong khu vực biên giới và cửa khẩu giữa 2 nước VN và TQ”

Theo báo GDVN, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thành viên Ban tư vấn của Chính phủ đã cho rằng nếu cho thanh toán trực tiếp bằng NDT tại VN là hành động xâm phạm chủ quyền của VN, bởi nó tương tự như việc treo cờ, chỉ có thể là cờ của nước ta chứ sao có thể là cờ của nước khác được?
Bà Phạm Chi Lan khẳng định:
“Dù nó có ảnh hưởng tốt hay xấu tới nền kinh tế Việt Nam thì cũng không chấp nhận được và tôi tin rằng sẽ không có ai cho phép điều đó xảy ra”
Với thái độ hết sức thận trọng, TS. Nguyễn Quang A khuyến nghị:
“Kiến nghị của phía Trung quốc cũng khá mập mờ, đây là chuyện của phương án thứ 2 nhưng mà họ có thể hiểu đây là một phương án cả phương án thứ nhất lẫn với phương án thứ 2. Và nếu như thế thì lúc đó đồng tiền mặt NDT sẽ xuất hiện tràn lan ở VN như ở Lạng sơn hay một số nơi. Tôi nghĩ điều đó không thể chấp nhận được.”
Dù nó có ảnh hưởng tốt hay xấu tới nền kinh tế Việt Nam thì cũng không chấp nhận được và tôi tin rằng sẽ không có ai cho phép điều đó xảy ra
Bà Phạm Chi Lan


Nói về lỗ hổng trong giao dịch biên mậu theo con đường tiểu ngạch hiện nay, khi giao dịch bằng đồng NDT ở biên giới lên đến 15 tỷ USD như phía TQ thông báo. TS. Nguyễn Quang A nhận xét:
“Phía TQ có nói đến một lượng biên mậu lên đến 15 tỷ đô la kim ngạch thì tôi nghĩ đó là con số được vống lên để nhằm thuyết phục phía VN. Tuy nhiên tôi nghĩ cái gọi là tiểu ngạch và thanh toán bằng tiền mặt có lẽ dần dần phải chấm dứt. Và dẫu thanh toán bằng loại tiền nào đi nữa thì cũng phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng.”
Chủ quyền quốc gia là điều thiêng liêng và bất khả xâm phạm, nó không chỉ là chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải hay vùng trời. Chủ quyền quốc gia theo nghĩa rộng, là chủ quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.v.v... Dù VN muốn có một hợp tác hai bên cùng có lợi, bình đẳng với TQ song cũng không thể chấp nhận cho TQ vi phạm chủ quyền của mình, kể cả chủ quyền về tài chính.





Viện Khổng Tử thông báo VN sắp đổi tiền



Trung Quốc đòi sử dụng trực tiếp tiền Nhân dân Tệ trên lãnh thổ Việt Nam



Trung Cộng muốn CSVN thay thế 'Hồ tệ' bằng 'Mao tệ'?

CTV Danlambao - Truyền thông nhà nước cho hay, Hiệp hội doanh nghiệp Trung quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) vừa gửi kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đòi được 'thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam'.

Kiến nghị trên được ghi trong báo cáo do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam gửi đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, phía Trung Quốc viện lý lẽ rằng việc giao dịch và thanh toán bằng Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu ''khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà phát triển không ngừng của thương mại Việt - Trung''

“Cuối năm 2013, ước tính kim ngạch thanh toán bằng Nhân dân tệ đã đạt khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, đa số giao dịch thanh toán biên mậu bằng Nhân dân tệ nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không chính ngạch”,  Hiệp hội doanh nghiệp Trung quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc lập luận.

Theo quy định hiện hành, Việt Nam đồng vẫn đang là đồng tiền duy nhất được phép lưu hành và thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.  

'Vi phạm chủ quyền'

Cho đến thời điểm này, giới hữu trách Việt Nam chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về đề nghị từ phía hai cơ quan Trung Quốc.

Nhà báo Đào Tuấn thẳng thắn viết trên báo Lao Động: 'Cần một cái lắc đầu dứt khoát' trước kiến nghị thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân Tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

“Đề nghị giao dịch chính thức bằng NDT phải được hồi đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát nếu chúng ta còn tôn trọng đồng tiền Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như coi trọng độc lập quốc gia”, nhà báo Đào Tuấn viết.

Trả lời phỏng vấn báo Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định lời đề nghị thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân Tệ của phía Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'

Trước lý lẽ của phía Trung Cộng nói rằng trong năm 2013, giao dịch bằng Nhân dân Tệ tại vùng biên giới Việt – Trung đã lên đến 15 tỷ đô-la bằng con đường 'không chính ngạch', tiến sỹ Lê Đăng Doanh đặt ra câu hỏi:

"NHNN và các tỉnh biên giới cần phải có một câu trả lời rõ ràng là tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ ở biên giới được? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?"

“Phải có những điều kiện kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính vấn đề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân dân tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam”

HD 981 trên cạn

Trên các mạng xã hội, kiến nghị 'thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam' đã nhanh chóng nhận phải những chỉ trích dữ dội. Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là thủ đoạn của Trung Cộng trong âm mưu bành trước và thâu tóm kinh tế Việt Nam. 

Nếu cho phép lưu hành tiền Nhân dân Tệ, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành con nợ của Trung Cộng, dẫn đến sự lệ thuộc cả về kinh tế lẫn chính trị. 

Có ý kiến so sánh, lời đề nghị của phía Trung Cộng nguy hiểm không khác gì một giàn khoan HD 981 nằm ngay trên cạn. 

Liệu nhà cầm quyền CSVN sẽ phải trả lời ra sao trước lời đề nghị thay thế 'Hồ tệ' bằng 'Mao tệ' của Trung Cộng?

Rõ ràng, sau chuyến thăm của Du Chính Thanh cùng với việc cài cắm 'viện Khổng Tử' tại Việt Nam, phía Trung Cộng ngày càng tung ra những ngón đòn hiểm độc hơn trong âm mưu thâu tóm chính trị và bành trướng lãnh thổ tại Việt Nam.

Do đó, 'thoát Trung' không thể có được thành quả chỉ bằng những lời kêu gọi suông. Muốn thành công, trước hết phải có những hành động dứt khoát để 'thoát cộng'. 




TS. Lê Đăng Doanh: Đề nghị thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam chính là vi phạm chủ quyền của Việt Nam!

Duyên Duyên

clip_image001

Trao đổi với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam chính là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền là Việt Nam đồng.
Mới đây, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo gửi Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam. Bởi theo hai đơn vị này thì nhu cầu giao dịch thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt.
“Đề nghị này của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam đồng, còn tất cả những đồng tiền khác đều phải chuyển đổi sang đồng tiền của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta không cho phép lưu hành song song một đồng tiền nào khác” – chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm với Một Thế Giới.
clip_image003
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh
Theo ông Doanh, hiện nay NHNN đã dần dần thu hẹp phạm vi cấp tín dụng bằng đồng đô la và đã nghiêm cấm việc sử dụng vàng, cho nên đề nghị này của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
“Phía Trung Quốc lập luận rằng ở biên giới Việt – Trung đã sử dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ nên bây giờ kiến nghị Việt Nam cho phép thanh toán bằng đồng tiền này thì tôi cho rằng NHNN và các tỉnh biên giới cần phải có một câu trả lời rõ ràng là tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ ở biên giới được? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?” – ông Doanh nhấn mạnh.
Một vấn đề khác mà chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra là hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc. Nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác thì Việt Nam còn có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ như Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất khẩu sang Mỹ, sang Nhật… Nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ thì Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc.
“Tức là ngoài nhập siêu, chúng ta còn phụ thuộc thêm về mặt tài chính đối với Trung Quốc và đây là điều rất đáng lo ngại, cần phải xem xét kỹ” – ông Doanh nói
Cuối cùng, vị chuyên gia này cũng thẳng thắn chỉ rõ điều mà Trung Quốc muốn hiện nay là muốn xây dựng một nền kinh tế thật lớn mạnh, có dự trữ ngoại tệ dồi dào. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc luôn muốn bành trướng phạm vi ảnh hưởng và phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ như một đồng tiền quốc tế. Trung Quốc cũng tham vọng thay thế đồng đô la trên thế giới bằng đồng Nhân dân tệ.
“Việt Nam luôn mong muốn có quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng luật pháp của mỗi nước. Vì vậy nên có một đề án nghiên cứu xem đồng Nhân dân tệ có thể thanh toán trên cơ sở quan hệ thương mại song phương đến mức độ nào, trên các kênh nào, và đối với những hàng hóa nào?
Tức là phải có những điều kiện kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính vấn đề vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân dân tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam.
Tôi cho rằng kiến nghị này cần phải được xem xét một cách rất nghiêm túc, với một tinh thần nhìn vào sự thật và muốn có một hợp tác hai bên cùng có lợi, bình đẳng với Trung Quốc nhưng không thể nào vi phạm chủ quyền tài chính của Việt Nam” – chuyên gia Lê Đăng Doanh nhận định.
Bày tỏ quan điểm tại Hội thảo khoa học quốc tế: “Trung Quốc tái cân bằng kinh tế và những tác động đa chiều đối với khu vực” ngày 28.11.2014 tại Hà Nội, TS. Võ Trí Thành cũng từng nhận định: Trung Quốc đang có 2 mong muốn, đó là về đối nội và đối ngoại.
Về đối ngoại, Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc, được thể hiện ở tiếng nói của Trung Quốc, cách chơi của Trung Quốc. Thể hiện ở lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự quốc tế hóa dần đồng Nhân dân tệ.
Về đối nội, Trung Quốc muốn tái cấu trúc thành công, bởi hiện nay Trung Quốc đang rơi vào sự mất cân bằng. Đó là sự mất cân bằng về tiêu dùng và đầu tư, vấn đề tăng trưởng hiệu quả, công nghệ, quản lý, thân thiện với môi trường. Trung Quốc cũng muốn tái cấu trúc một phần chính sách dân số, bảo hiểm xã hội, sinh thái…
Để thực hiện tham vọng này, kể từ khi Hồng Kông trở thành thành phố đầu tiên ngoài Trung Quốc cho phép các ngân hàng địa phương có thể chấp nhận tiền gửi bằng Nhân dân tệ vào năm 2004, Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng để thúc đẩy tiến trình quốc tế hóa Nhân dân tệ với mục tiêu trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới công bố của China International Capital Corporation (CICC), hiện có khoảng 10.000 định chế tài chính quốc tế thực hiện kinh doanh bằng Nhân dân tệ, tăng hơn 900 so với năm 2011.
Dự báo đến năm 2015, cùng với USD và EUR, Nhân dân tệ sẽ là 1 trong 3 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thương mại toàn cầu với khoảng 30% kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng tiền này

D. D.

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

My Blog List