From: Quyet Nong <
Sent: Sunday, March 13, 2016 10:01 AM
Subject: 1 DĐKTTG Trao đổi thư tín ngày 11.03.2016
Sent: Sunday, March 13, 2016 10:01 AM
Subject: 1 DĐKTTG Trao đổi thư tín ngày 11.03.2016
Trao
đổi thư tín ngày 11.03.2016
Tàu cá Khánh Hòa bị “tàu lạ” (MT:
Tàu cũa Chệt chớ lạ mẹ zì !!! nhưng bọn
csVN sợ mà không zám noái đến tên chúng) đâm chìm!!
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-03-11
2016-03-11
Người dân tụ tập trước
cổng UBND tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi chính quyền địa phương dành lại cho dân 500 m
mặt biển để tiếp tục nghề chài lưới.
Photo courtesy of tuoitre.vn
Lại thêm 1 tuần trôi qua với nhiều thông tin ở trong nước mà dư
luận cho rằng “Toàn là tin dữ!”. Trong chương trình hôm nay,
kính mời quý thính giả cùng Hòa Ái điểm lại 3 tin tức nổi trội được quý khán
thính giả cùng độc giả của Đài ACTD đặc biệt chú ý đến.
Hàng trăm người dân ở Sầm Sơn biểu tình
Thông tin đầu tiên Hòa Ái ghi nhận liên quan vụ việc hàng trăm
người dân ở Sầm Sơn biểu tình ôn hòa trước cổng UBND Tỉnh Thanh Hóa trong nhiều
ngày liền để khiếu kiện vì bị tập đoàn FLC không cho người dân sử dụng bãi đậu
thuyền bè đi đánh cá gây nên nỗi lo lắng cho cuộc sống của họ. Chúng ta cùng
nghe lại chia sẻ của những người dân ở Sầm Sơn nhé!
“Người
dân đòi lại quyền lợi, giờ nó xây lại bờ biển Sầm Sơn mà không cho người dân đi
biển; họ xây nhà hàng, ki ốt; họ xây lại bờ biển; họ không cho thuyền bè đậu,
bến bãi để người dân đi biển sinh nhai kiếm sống”
“Người dân rất bức xúc trước việc chính quyền bán đất cho công
ty FLC, chính quyền không lường trước những sự việc cho người dân, nên người
dân đòi lại công bằng, mà dân không đòi nhiều đâu chỉ 1 km thôi”.
Vì sao đất đai là sở hữu của toàn dân mà không hỏi ý kiến của
dân về các dự án phát triển kinh tế xã hội có tác động trực tiếp lên đời sống
của họ?
-Một Thính giả
-Một Thính giả
Quý thính giả quý mến, quý vị cảm nhận ra sao khi nghe qua chia
sẻ của người dân ở Sầm Sơn rằng “không đòi lại nhiều đâu, chỉ 1 km thôi”? Nhiều
khán thính giả và độc giả phẫn nộ đặt câu hỏi với chính quyền Tỉnh Thanh Hóa “Vì
sao đất đai là sở hữu của toàn dân mà không hỏi ý kiến của dân về các dự án
phát triển kinh tế xã hội có tác động trực tiếp lên đời sống của họ?”Thính
giả Hiep Nguyen cho rằng:
“Đất đai là sở hữu của toàn dân chứ có phải của một số người cầm
quyền đâu mà phải đi xin. Giặc đến nhà thì dân gánh vác, đổ máu xương để giữ
đất nước thì số người cầm quyền đó dựa trên danh nghĩa gì để lấy bờ biển, đất
đai mà phá bỏ cuộc sống của dân? Cần xem lại cái‘ chính danh’ và mục đích. Phát
triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội”.
Tiếp theo, Hòa Ái trích đăng các ý kiến về sự kiện Bí thư Tỉnh
Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến dù nhận lỗi trước dân chúng nhưng cho rằng hành
động tụ tập phản đối của người dân là hành vi vi phạm pháp luật và mong chính
quyền “giơ cao đánh khẽ”.
Qua làn sóng phát thanh đài RFA, thính giả Dong Quang nhắn hỏi
ông Bí thư Tỉnh Thanh Hóa rằng: “Người dân tập trung khiếu kiện thì vi
phạm pháp luật. Nếu người dân không khiếu kiện thì các ông có trả lại bờ biển
cho dân không?
Thính giả Sông Tiền hỏi ông Trịnh Văn Chiến “Nếu
người dân Sầm Sơn không lên tiếng liệu rằng ông có thấy lỗi với dân không?” Còn
thính giả NgocThong Pham lên tiếng “Chính quyền là ‘đầy tớ của nhân
dân’, đâu phải là ‘cha, mẹ’ của dân mà đòi ‘giơ cao đánh khẽ’ trong khi họ chỉ
đi đòi lại quyền lợi chính đáng của mình?”
Trong khi nhiều thính gửi thắc mắc đến giới chức Tỉnh Thanh Hóa
thì Thính giả Hung Ca nêu lên ý kiến khẳng định:
“Mấy ông làm sai, dân phản ứng vì cuộc sống của họ là đúng mà
ông nói giơ cao đánh khẽ. Nếu không phản ứng thì sao biết mấy ông sai? Vấn đề
này phải tuyên dương người dân mới đúng vì nhờ họ mà biết được cái sai của mấy
ông”.
Vụ việc hàng trăm người dân ở Sầm Sơn khiếu kiện lắng dịu với
lời hứa của ông Bí thư Tỉnh Thanh Hóa cho phép người dân sử dụng từ 300 mét đến
1500 mét bờ biển để mưu sinh và ngư dân vẫn sinh hoạt bình thường như từ trước
đến nay. Tuy nhiên dư luận vẫn còn hoài nghi như nhận định của Blogger Tuấn
Khanh “Sầm Sơn có vẻ xong mà chưa thể kết”.
Tàu cá Khánh Hòa bị “tàu lạ” (tàu cũa Chệt chớ lạ zì !!!) đâm chìm
Tuần duyên Đài Loan sử dụng vòi rồng để đuổi 2 tàu cá của Việt Nam
hôm 6/1/2016.
Trong tuần qua, dư luận trong và ngoài nước đón nhận tin dữ tàu
cá Khánh Hòa bị “tàu lạ” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa và có đến 5 ngư dân bị
mất tích. Trước đó vào hôm mùng 6 tháng 3 cũng tại khu vực biển Hoàng Sa, tàu
cá Quảng Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công, đập phá, tịch thu tài sản.
Sau đây, Hòa Ái gửi đến ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả xoay quanh
vụ việc vừa nêu:
Thính giả Long Tu bày tỏ:
“Chính quyền Cộng sản bây giờ thờ ơ với tính mạng người dân quá!
Ngư dân ra bám biển mưu sinh đã bao năm nay rồi mà toàn bị ‘tàu lạ’ đâm chết.
Chính quyền không điều tra ra ‘tàu lạ’ đó là của nước nào. Không biết sẽ còn
bao nhiêu người dân chết nữa? Không biết bao giờ chính quyền mới biết xót
thương dân?”
Thính giả Hoàng tiếp lời:
“Vì sao ngư dân đánh cá ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia VN
bị tàu Trung Quốc đâm chìm biết bao nhiêu vụ mà không thấy quân đội hay tàu
tuần cảnh bảo vệ ngư dân vậy? Chính quyền cứ luôn hô hào bảo vệ lãnh thổ biển
đảo, luôn tự hào có tiếng trên thế giới không khuất phục trước quân thù, vậy
sao lại không thể tìm ra được thủ phạm ‘tàu lạ’ là ai?”
Thính giả Amrin than thở:
“Ngư dân bám biển
Hải quân bám bờ
Lãnh đạo bám ghế
Ngư dân tiêu tùng.
Ôi, Đức Thánh Trần ơi!”
Vì sao ngư dân đánh cá ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia VN
bị tàu Trung Quốc đâm chìm biết bao nhiêu vụ mà không thấy quân đội hay tàu
tuần cảnh bảo vệ ngư dân vậy?
-Thính giả Hoàng
-Thính giả Hoàng
Thính giả Trần Thị Hảo phẫn nộ cáo buộc chính phủ VN tiếp tay
cho Trung Quốc:
“Hô hào ngư dân bám biển nhưng biển, đảo lần lượt Trung cộng
thôn tính. Ngư dân ra khơi đánh cá không chết cũng bị thương. Tàu, thuyền bị
đâm thủng. Ngư cụ bị phá nát. Bờ biển bị chính quyền bán hết...Thử hỏi ngư dân
bám vào đâu để sống? Chính quyền CSVN dù cố ý hay vô tình cũng là tiếp tay cho
Trung cộng”.
Bên cạnh rất nhiều ý kiến phản bác cách hành xử của chính phủ Hà
Nội đối với tình trạng ngư dân VN bị bức hiếp ở Hoàng Sa và Trường Sa, Hòa Ái
ghi nhận có các ý kiến chia sẻ niềm vui mừng trước thông tin 5 ngư dân mất tích
đã được tìm thấy. Nhiều người nhờ Đài ACTD chuyển lời khuyên đến ngư dân nên từ
bỏ nghề đi biển vì chính phủ đâu có làm gì để bảo vệ ngư dân.
“Miền Cần Thơ gạo trắng, nước trong. Vui niềm vui ấm no cuộc
sống...Câu hò, câu hát nghe dạt dào quê hương”.
Thưa quý vị, không ngẫu nhiên Hòa Ái gửi đến quý vị giai điệu du
dương của ca khúc “Về Miền Tây” do nhạc sĩ Tô Thanh Tùng sáng tác.
Trong tuần
qua, trước thông tin vùng ĐBSCL thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ bị hạn hán, xâm
nhập mặn, đang trong tình trạng báo động bị thiên tai được cho là nặng nhất
trong lịch sử, nhiều quý khán thính giả và độc giả của đài lo ngại những hình
ảnh của một miền quê hiền hòa, trù phú, vựa lúa của quốc gia rồi sẽ chỉ còn trong
các câu chuyện cổ tích. Hiện tại chỉ toàn những thông tin cập nhật liên tục về
số liệu lúa và cây trồng bị thiệt hại cũng như hàng trăm ngàn hộ dân thiếu nước
sinh hoạt. Những tiếng than van kêu cứu của người nông dân nghe thật đau xót
đối với nhiều người và họ tự hỏi lòng bao giờ sẽ thấy lại nụ cười xòa hiền lành
và câu nói cửa miệng “tới đâu hay tới đó” của bà con cô bác nơi xứ sở miền Tây?
Hòa Ái nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng chính phủ VN đừng nên
đổ thừa cho thiên tai mà phải nhìn nhận nguyên nhân là do Trung Quốc ngăn sông,
xây đập thủy điện trên thượng nguồn dòng Mekong. Mặc dù chính phủ VN cho biết
Trung Quốc phản hồi tích cực trước yêu cầu phối hợp xả nước hồ chứa thủy điện
nhưng công luận cho là hậu quả khô hạn và xâm nhập mặn không thể giải quyết
trong một sớm một chiều.
Kết thúc chương trình hôm nay, Hòa Ái trích dẫn chia sẻ của một
thính giả viết trên trang Facebook của Đài RFA rằng “Tạo hóa sinh ra
đất nước VN giàu tài nguyên khoáng sản, thuận lợi đủ mọi điều, con người thông
minh nhanh nhẹn. Trớ trêu thay vì cớ gì mà Đảng CSVN lãnh đạo lại để cho người
dân từ Bắc đến Nam chịu cảnh sống dở chết dở thế này?”
Mục “Trao đổi Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Hòa Ái kính mong
quý khán thính giả và độc giả tiếp tục liên lạc với đài cũng như đóng góp ý
kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉvietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org,
hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.
Cảm ơn thời gian lắng nghe của quý thính giả cùng Hòa Ái trong
mục “Trao đổi Thư tín”. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an lành. Hòa Ái kính chào
tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-0311-ha-03112016141038.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.