Tầm nhìn thời đại từ một quyết
định dũng cảm
Thứ
sáu, 11/03/2016, 12:22 (GMT+7)
(Kinh tế) - Việt
Nam đã mở cửa hội nhập từ khá lâu, những cơ hội đến với chúng ta không hề ít.
Vậy thì tại sao đất nước mãi chưa “hóa rồng”?
Điều gì đang cản bước tiến của
nền kinh tế bấy lâu? Nút thắt được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, chính do
một nền thể chế đóng khiến đất nước hội nhập nhưng không có sự phát triển đi
cùng thời đại.
Từ tầm nhìn ấy, Thủ tướng quyết định đưa Việt Nam gia nhập TPP.
Một quyết định mà như Nguyên Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển nhận
định: “Đang mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam
trong việc cải cách thể chế, đổi mới kinh tế, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung
Quốc”.
· >>
Có thể nói, hiếm khi nào mà một thông
tin kinh tế lại tràn ngập trên mặt báo như Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Khác với WTO, TPP xóa bỏ phần lớn hàng rào thương mại,
cho phép Việt Nam tiếp cận một thị trường chiếm 40% GDP và 30% thương mại
toàn cầu. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới tính toán, GDP VN có thể tăng 36,7
tỷ USD tới năm 2025 nếu có TPP. Song, lợi ích to lớn nhất đó là, TPP buộc chúng
ta phải “công phá” vào sức ỳ và sự bảo thủ, nó đặt ra yêu cầu và là động lực để
VN cải cách mạnh mẽ nền quản trị quốc gia. “Muốn
thoát Trung không còn con đường nào khác là phải cải cách thể chế. Thể chế của
VN khác với TQ, ưu việt hơn thì chúng ta mới chạy nhanh hơn và thoát khỏi họ”
– ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.
Suốt những năm qua, mặc cho những mảnh đạn còn găm trên người, ông
vẫn miệt mài trên khắp các nẻo đường từ Đông sang Tây để san phẳng các rào cản
đưa VN hội nhập thế giới.
Nền quản trị quốc gia với tư duy không phẳng, một cản lực vô hình
khiến kinh tế Việt Nam bấy lâu cứ mãi ì ạch, chính là điều Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng nhìn thấu từ lâu và đó là lý do vì sao ông quyết định xin Bộ Chính trị để
VN gia nhập TPP.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nhận xét: “Người
Việt Nam rất phi thường, đã chấp nhận táo bạo vì sự phát triển thịnh vượng
trong tương lai”. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN
– ông Vũ Tiến Lộc nói: “Tôi đánh giá cao những nỗ lực có
tính chất dũng cảm của Chính phủ trong việc quyết định chúng ta tham gia vào
những chơi lớn nhất trên thế giới”. Còn Ông Trương Đình Tuyển
nhận định: “Việc tham gia TPP là bước đi có tính chiến lược, nhằm
chủ động về kinh tế trước mọi biến động khó lường từ phía Trung Quốc”.
Nút thắt cản bước kinh tế bấy lâu tiếp tục được Thủ tướng chỉ rõ
trong bài viết đầu xuân Bính Thân về TPP qua khẳng định: “Thể
chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự
phát triển của một nền kinh tế. Phát triển nhanh và bền vững hay trì trệ, tụt
hậu chủ yếu là do chất lượng thể chế”. Quan điểm này của người đứng
đầu Chính phủ được giới chuyên gia kinh tế hưởng ứng tích cực. TS. Lê Đăng
Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh: “Tận
dụng những cơ hội mà TPP mang lại, Việt Nam cần có sự cải cách mạnh mẽ về thể
chế, chính sách…“. Còn Bà Phạm Chi Lan cho biết: “Tôi
ủng hộ quan điểm ‘phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ’, phải
‘đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị’ trong bài viết”.
Là người đưa Việt Nam gia nhập TPP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kỳ
vọng mạnh mẽ “TPP sẽ tạo xung lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt
là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế lớn nhất thế
giới”.
Cũng từ tầm nhìn thời đại đó, với quyết tâm làm giàu cho đất
nước của một người từ gian khó mà trưởng thành. 5 năm qua, xuyên suốt từ quá
trình xây dựng cho đến đàm phán TPP, Thủ tướng luôn quán triệt tinh thần với
đoàn VN là phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất, tranh thủ
giành lấy từng chút cơ hội thuận lợi cho nước mình. Song song đó, để VN hội
nhập sâu rộng hơn theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu, Thủ
tướng đã ban hành các Chỉ thị 18 và 24 về cải cách thủ tục hành chính trong hải
quan; Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và Đề án 30, Nghị quyết
25, Nghị quyết 68 về cải cách thủ tục hành chính thuế… đó là những điểm đột phá
quan trọng, một tư duy mới, chương trình hành động tích cực trong cải cách thể
chế của Chính phủ để tạo ra động lực mới cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, đường đến với TPP cũng lắm chông gai nếu Việt Nam vẫn
mãi giữ tư duy không phẳng xưa cũ. Điều đáng lo ngại hiện nay là trong khi
Chính phủ quyết tâm, các đoàn cứ hăng say trên bàn đàm phán, còn cộng đồng
doanh nghiệp thì đứng ngoài, người dân thì thờ ơ, bộ máy công chức cấp cơ sở
thì vô cảm. Thật xót xa nếu những nỗ lực của Chính phủ trong các cuộc gặp gỡ,
các chuyến thăm nước ngoài phải tranh thủ giành lấy từng chút cơ hội thuận lợi
về cho nước mình, bị bỏ phí.
Chính vì vậy, cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn.
Những cái nắm tay siết chặt từ nhà làm quản lý cho đến doanh nghiệp và người
dân để không còn cảnh những quả dưa mà trâu bò ăn không hết vứt lăn lóc ở cửa
khẩu phía Bắc; những xe vải nghẹn chật con đường; thóc lúa bị thua mua với giá
rẻ bèo… khiến nhiều người nghẹn đắng.
Thời gian không chờ đợi ai, lúc này
đây dù có trễ nhưng chưa là quá muộn chúng ta cần hành động, hành động và hành
động để được như kỳ vọng của ông Vũ Tiến Lộc: “Chính
phủ đã thành công trong khởi động một giai đoạn mới của cải cách thể chế. Tôi
hi vọng nó sẽ có tác động lan tỏa, vươn tới chuẩn mực thế giới”.
Bạch
Dương
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.