Quốc
hội VN: Nợ công của VN đã vượt trần
Thủ tướng CSVN công khai
cãi lời chủ tịch nước
Nam
Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-01
2014-11-01
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Nợ công của Việt Nam cập nhật sáng 31/10/2014 là hơn 85 tỷ USD;
mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The
Economist.
Tài liệu phục vụ phiên họp toàn thể ngày 30/10
của Quốc hội Việt Nam xác định nợ công nếu được tính đầy đủ thì đã vượt trần.
Đây là lần đầu tiên các đại biểu Quốc hội Việt Nam kêu gọi Chính phủ trung thực
trong đánh giá nợ công để có biện pháp trả nợ, tránh sự đe dọa nền tài chính
quốc gia.
Nợ công hơn 85 tỷ đô
la
Nợ công của Việt Nam cập nhật sáng 31/10/2014 là hơn 85 tỷ USD;
mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The
Economist. Trong khi đó, bản tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội phổ biến trong
phiên họp toàn thể ngày 30/10/2014 ghi nhận rằng, nợ công của Việt Nam đã vượt
trần nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ
đọng xây dựng cơ bản.
Cách tính nợ công của VN và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp
với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của một số chính
quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước không tính vào đó.
-PGS TS Ngô Trí Long
-PGS TS Ngô Trí Long
Nhận định về cách đánh giá nợ công gây nhiều tranh cãi ở Việt
Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Hiện nay về cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự
vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước,
nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước
không tính vào đó. Trước quốc tế thực chất hiện nay với khối nợ của doanh
nghiệp nhà nước cực kỳ lớn thì trong tình hình như vậy mức nợ công không phải
là dưới 65%.
Thực tế các chuyên gia, các nhà khoa học không phải tổ chức nước
ngoài người ta tính toán nợ công trên 100% tức là trên mức báo động rất nhiều.
Với tỷ lệ nợ công so với GDP như vậy đồng thời với những khó khăn thách thức
cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc xử dụng không hiệu qủa
thì đây là tình trạng đáng báo động. Chính vì vậy cho nên vấn đề này đang được
đặt ra trên bàn nghị sự của Quốc hội trong kỳ họp này.”
Một buổi họp Quốc Hội tại Hà Nội(ảnh minh họa)
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ tổ chức hôm 29/10/2014
tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an “nợ công của quốc gia bao gồm nợ
Chính phủ vay, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương hiện vẫn
trong giới hạn cho phép theo qui định của Chiến lược nợ công quốc gia là không
vượt quá 65% GDP (tổng sản phẩm quốc nội).
Các bản tin từ nguồn chính thức
trích lời Thủ tướng đánh giá đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% vào năm
2016.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, vấn đề ở đây không phải
là biểu hiện của con số nợ công là bao nhiêu mà điều cần chú ý là khả năng trả
nợ cũng như xu hướng nợ công gia tăng quá nhanh.
Ông nói:
“Thủ tướng luôn luôn báo cáo nợ công ở trong mức độ an toàn, có
nghĩa là trong mức độ hiện nay đánh giá mức độ an toàn ở chỗ nào. Thí dụ Châu Âu
đánh giá nợ công dưới 60% GDP, bội chi ngân sách dưới 3% là an toàn. Nhưng có
điều kiện khác là khả năng trả nợ được hay không. Mặc dầu nợ công hiện nay dưới
mức an toàn nhưng tới 2015 sẽ xấp xỉ 65%, tức là tới giới hạn đỏ và khả năng
trả nợ của Việt Nam rất hạn chế, rất hạn hẹp và trả nợ rất là khó khăn.”
Đe dọa tài chính quốc
gia
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam bản tin trên mạng ngày
29/10/2014, tài liệu tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội phục vụ phiên họp
toàn thể ngày 30/10 nêu rõ: “Nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không
giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính
trị.” Các đại biểu Quốc hội còn góp ý, cần đánh giá vấn đề nợ công một cách
thẳng thắn hơn.
Chính phủ cần có báo cáo bổ sung gửi Quốc hội và báo cáo hàng
năm về nợ công, trong đó cụ thể hóa về cơ cấu nợ, chủ thể nợ, mức nợ hàng năm,
tỷ trọng nợ công/GDP, phương án trả nợ, vấn đề sử dụng đồng vốn vay…” Vẫn
theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhiều vị đại biểu cũng đặt vấn đề là Quốc hội
chưa sử dụng hết quyền giám sát và quyền quyết định các vấn đề quan trọng liên
quan đến vấn đề nợ công. Quốc hội chỉ qui định trần nợ công, mà chưa có chỉ
tiêu về tỷ lệ trả nợ.
Tôi nghĩ rằng, việc giải quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi
hỏi phải có những biện pháp cấp bách trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu
lâu dài.
-TS Lê Đăng Doanh
-TS Lê Đăng Doanh
Trong bối cảnh tình hình nợ công nguy hiểm được phản ánh nhiều
chiều như vậy, giải pháp nào cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.
Trả lời Vũ Hoàng Đài Á Châu Tự Do, Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, ưu tiên 1 là điều
chỉnh ngay về chi ngân sách. Việt Nam có tỉ lệ sử dụng ngân sách nhà nước tương
đối cao, việc này là gánh nặng đối với dân chúng. Ngoài ra nhà nước phải giảm
việc chi thường xuyên mà hiện nay chiếm tỷ lệ 72% tổng chi. Như vậy chỉ còn lại
28% mà 25% sẽ phải chi để trả nợ.
Phần còn lại chỉ còn 3% để đầu tư phát triển
là quá ít và nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể công nghiệp hóa được. Điểm cuối
cùng, theo TS Lê Đăng Doanh là cần phải tái cấu trúc đầu tư công và phải có
những biện pháp giám sát đầu tư công, để đầu tư công hiệu quả hơn.
TS Lê Đăng
Doanh nhắc lại ý tưởng về một nhà nước kiến tạo mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề
ra trong thông điệp đầu năm 2014. Ý tưởng này cần được thực hiện trong việc cải
cách sắp tới, theo đó Nhà nước chỉ chăm lo phúc lợi xã hội và làm những việc mà
khu vực tư nhân không làm, còn những gì mà khu vực tư nhân làm được thì để cho
khu vực tư nhân làm.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ rằng, việc giải quyết vấn đề nợ công của Việt Nam đòi
hỏi phải có những biện pháp cấp bách trước mắt và những biện pháp tái cơ cấu
lâu dài, những điều đó sẽ làm cho Nhà nước Việt Nam trải qua một cuộc cải cách
hết sức mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn cả kỳ đổi mới cách đây 30 năm.”
Tại phiên họp Quốc hội ngày 31/10/2014, Phó chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế Nguyễn Đức Kiên dẫn các số liệu chính thức nhấn mạnh rằng nhà nước đã
tiêu hết dư địa về nợ công cho 6 năm tới, tỷ lệ nợ công an toàn 65% là theo
chiến lược quản lý nợ công đến năm 2020 mà đến năm 2015 đã là 64%.
Nếu tình hình cứ tiếp tục như hiện nay mà Chính phủ không có
giải pháp thích hợp, không tiến hành cải cách đúng mức, thì khả năng về việc
Việt Nam vỡ nợ công là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Trình độ của Đại biểu Quốc
Hội VN: Điều thực sự đáng lo ngại
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-11-01
2014-11-01
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ)
AFP
Không hiểu mình nói
gì?
Một số đại biểu Quốc
Hội có không ít những phát biểu ngay tại nghị trường cho thấy sự thiếu thận
trọng, hoặc chưa thật hiểu những gì họ nói; thậm chí còn trái luật. Điều này đã
khiến dư luận băn khoăn về chất lượng và trình độ của thành viên cơ quan lập pháp
Việt Nam.
Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân
dân.
Theo Hiến pháp Việt Nam, thì Quốc Hội là cơ quan lập pháp, có
nhiệm vụ quyết định những vấn đề lớn, các chính sách cơ bản của nhà nước và
hoạt động của bộ máy nhà nước.
ĐBQH là những người ưu tú về phẩm chất, năng
lực, do cử tri trực tiếp bầu ra và thay mặt cử tri thực hiện quyền lực nhà nước
tại Quốc Hội. Nhưng thực thế là việc bầu cử ĐBQH ở Việt Nam từ trước đến nay
luôn bị cho rằng chỉ là việc làm hình thức, tiến hành theo cơ chế Đảng cử, Dân
bầu.
Và thực tế các phát biểu của các ĐBQH tại nghị trường trong thời
gian gần đây cho thấy, có sự thiếu thận trọng, hoặc chưa thật hiểu
những gì họ nói, thậm chí là trái với luật pháp.
Tôi nghĩ thực trạng kém cỏi của ĐBQH là có và tồn tại lâu rồi,
là điều mà bất cứ ai quan sát nghị trường ở Việt Nam lâu năm cũng đã rõ, không
có gì là bất ngờ.
-Nguyễn Văn Thạnh
-Nguyễn Văn Thạnh
Thực trạng này không chỉ làm cho dư luận lo ngại về khả năng và
trình độ của các ĐBQH, mà còn cho thấy chất lượng của cơ quan quyền lực cao
nhất ở Việt Nam đã và đang có các vấn đề đáng báo động.
Gần đây nhất, ĐBQH Sư thầy Thích Thanh Quyết phát biểu tại Quốc
Hội rằng Việt Nam phải xây dựng quân đội như quân đội Cộng hòa DCND Triều tiên
là một ví dụ.
Hoặc chuyện ĐBQH Đỗ Văn Đương, người phát biểu nhiều ý kiến phản
đối việc quy định về quyền im lặng trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa
đổi), cho rằng: “đây là chuyện kiểu như vẽ đường cho hươu chạy để bọn
tội phạm lộng hành”. Đáng chú ý hơn, ông Đỗ Văn Đương đã quy chụp một
cách thiếu căn cứ khi cho rằng “thực chất luật sư Việt Nam chỉ bào chữa
cho những người có tiền”.
Phản ứng về phát biểu này, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Lê Thúc Anh đã cho rằng, phát biểu đó của ĐB Đỗ Văn Đương không chỉ là một nhận
định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy định tại Điều 3, luật Luật sư.
Mà còn không phù hợp với nguyên tắc về đảm bảo quyền tự bào chữa và nhờ người
khác bào chữa được xác định là một trong những quyền cơ bản của con người được
ghi nhận trong Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 21 tháng 10 năm 2013
tại Hà Nội.
Một phát biểu khác cũng gây ra bao ý kiến phản đối, là của ĐBQH
Nguyễn Thị Nhung thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh hóa. Bà này yêu cầu Quốc Hội luật
hóa việc quy định đặt tên con của người Việt Nam. Bà ĐBQH này cho rằng, cần xây
dựng một luật mới là Luật Đặt tên, theo đó quy định đặt tên phải thuần Việt,
sao cho hợp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán.
Đề nghị của vị ĐBQH này được các chuyên gia luật cho rằng đã
trái với quy định Điều 26 Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam đã quy định là “Công
dân có quyền đối với họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo tên khai
sinh của người đó”. Hay đối với trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì
Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ cũng có quy định rõ là: “Việc
đặt tên Việt Nam hay tên nước ngoài là theo sự lựa chọn của cha mẹ.”
Bình luận về chuyện các đại biểu phát biểu có vấn đề như thế,
ông Nguyễn Văn Thạnh một nhà hoạt động xã hội ở Đà Nẵng nói với chúng tôi:
“Quốc Hội Việt Nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng
cử dân bầu, điều đó đã làm cho Quốc Hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc
Hội Việt Nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp.Cái phát biểu như thế tôi thấy nói hài
hước, nó hơi buồn cười. Nhưng mà tôi nghĩ hoàn toàn đúng với thực trạng của
Quốc Hội Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ thực trạng kém cỏi của ĐBQH là có và tồn
tại lâu rồi, là điều mà bất cứ ai quan sát nghị trường ở Việt Nam lâu năm cũng
đã rõ, không có gì là bất ngờ.”
Nguyên nhân?
Trả lời hỏi nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng chất lượng của
các ĐBQH Việt Nam rất yếu kém như vậy?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành thấy rằng, nguyên nhân là do các ĐBQH
đa số là thiếu chuyên môn, và công tác nhân sự tuyển chọn thiếu tính chuyên
nghiệp. Theo ông đây là hậu quả của vấn đề dân chủ hình thức, thiếu thực chất
và còn là sự vi phạm quyền làm chủ của người dân.
Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực
với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc Hội như mấy ông
sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước.
-Bùi Kiến Thành
Ông Bùi Kiến Thành cho biết:
“Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực
với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc Hội như mấy ông
sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc
phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là
nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này
luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”
Khi được hỏi về các giải pháp khắc phục tồn tại để nhằm nâng cao
chất lượng và năng lực của các ĐBQH?
Ông Nguyễn Văn Thạnh thấy rằng, cần có sự tôn trọng quyền lực
của người dân trong việc bầu cử ứng cử theo Hiến pháp quy định, theo ông nếu
không có sự cạnh tranh trong quá trình bầu cử sẽ không chọn lựa được các ĐBQH
xứng đáng. Do đó việc cải cách thể chế chính trị để tiến tới việc bầu cử công
bằng, trung thực, tự do và có cạnh tranh đa đảng là đòi hỏi cấp thiết.
Một cán bộ ở Văn phòng Quốc Hội phía Nam không muốn nêu danh tính
cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông:
“Trong quá trình đổi mới QH, việc hình thành và phát triển đội
ngũ các ĐBQH hoạt động chuyên trách được coi là một trong những giải pháp có
tính quyết định để nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của cơ quan này. Từ
những ý tưởng, định hướng ban đầu, đến nay, QH đã tăng thêm nhiều đại biểu
chuyên trách.
Thời gian vừa qua, sự vận hành của chế định đại biểu chuyên trách
đã mang lại những nét rất mới cả về nhận thức và thực tiễn tổ chức và hoạt động
của QH, mà trước đây, tuy có đặt ra, nhưng có lẽ chưa bao giờ lại sát sườn và
được kiểm nghiệm như lúc này.”
Theo nguyên tắc ĐBQH là người được cử tri trực tiếp bầu ra, đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri. Đồng thời các đại biểu được bầu phải
chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước cử tri. Trong trường hợp ĐBQH không
hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc tỏ ra thiếu năng lực thì cử tri có quyền phế
truất và chắc chắn sẽ không bao giờ lựa chọn trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Song tiếc rằng điều đó sẽ không bao giờ có trong cơ chế “Đảng cử, Dân bầu” như
ở Việt Nam bấy lâu nay.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.