Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là
khủng hoảng
Trong bài viết “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa” được đăng tải trên báo Nhân Dân ngày 05/06 vừa qua, ông
Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ TT&TT) khẳng định, các thành tựu phát triển
đất nước trong các năm qua đã chứng minh thể chế kinh tế của chúng ta là đúng
đắn, là phù hợp với mục đích của cách mạng Việt Nam. Điều này thực sự đúng?
Nội dung bài viết trên báo
Nhân Dân của ông Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đề cập đến sự tất yếu
của Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời từ chương
trình cải cách kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành từ năm 1986. Những
cải cách này cho phép sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp nhỏ bên cạnh doanh
nghiệp nhà nước. Thêm vào đó, những cải cách này cũng cho thấy vai trò lớn giữa
các lực lượng thị trường với hoạt động kinh tế giữa các doanh nghiệp và cơ quan
Chính phủ.
Mục tiêu của hệ thống kinh tế này là để cải thiện lực lượng sản
xuất của nền kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền tảng
của chủ nghĩa xã hội, và cho phép Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế
giới.
Dù thế, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp tư nhân
đóng một vai trò nhỏ trong tổng thể nền kinh tế.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo và sự bất ổn xã hội đang được
kéo giãn. Yếu tố xã hội chủ nghĩa về mặt quyền sở hữu, yếu tố sản xuất, phân
phối lợi ích kinh tế ngang bằng trong xã hội đang trong tình trạng thiếu sự
điều hòa/cân bằng.
Tăng trưởng kinh tế trong vài năm trở lại đây đã chậm lại,
tham nhũng là kết quả của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đang tràn lan, đặc biệt
trong lĩnh vực Nhà nước. Đời sống của người dân như đề cập là “bấp bênh”, xuất
phát từ trạng thái lạm phát tăng vọng do thiếu chính sách tiền tệ thích hợp và
quản lý kém gắn với căn bệnh “thu nhập bẫy trung bình”. Sở hữu tập thể trong
nền kinh tế đã và đang trở thành những lực cản chủ chốt trong sở hữu tư nhân
(cần nhấn mạnh rằng khu vực kinh tế tư nhân đã không được hưởng lợi từ chính
sách tín dụng mở rộng – như các chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 – nhưng
đã phải gánh chịu những tác động của chính sách thắt chặt tín dụng vào năm
2011. Và bản thân của nền kinh tế/tài khóa vẫn chưa có một giải pháp đủ lớn để
ngăn chặn nguy cơ sụp đổ – vốn được nhắc đến gần đây. Điều đó cho thấy rằng,
những hỗ trợ cho kinh tế tư nhân chỉ mang tính chất “miễn cưỡng chứ không phải
hỗ trợ”, nó khác hoàn toàn so với Trung Quốc, khi mà khu vực tư nhân đã được
công nhận là một đối tác quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia.
Riêng đối với hệ thống kinh tế nhà nước, vốn được đánh giá là “trụ
cột” của nền kinh tế, nay so với khu vực tư nhân thì tăng trưởng và độ năng
động kém hơn, trong khi được ưu đãi nhiều hơn. Rõ ràng, sự hình thành một chiến
lược quản trị trong khối doanh nghiệp nhà nước (vốn quen ăn ưu đãi cơ chế) là
một thách thức không hề nhỏ (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ là bước đầu
tiên) để xóa bỏ sự vô trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ tình
trạng hoạt động trong các ngành thay thế như đầu tư bất động sản, tài chính và
các ngành dịch vụ khác (thay vì sản xuất các hàng hóa sản xuất để xuất khẩu).
Cần nhắc lại, mặc dù vào đầu năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã
kêu gọi cổ phần hóa trong các lĩnh vực như năng lượng, hàng không, viễn thông,
ngân hàng, bảo hiểm và mở ra một vai trò thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đến
tháng 4/2004, Bộ Tài chính đã đưa ra một đề xuất mang tính hạn chế, theo đó:
“Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối trong các lĩnh vực chính hoặc lĩnh vực ‘nhạy
cảm’ liên quan đến an ninh như ngành điện, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông”.
Tiếp đó, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định sự cải cách sẽ vẫn diễn ra nhưng
theo cách rất “cải lương”: Cải cách DNNN quan trọng để đảm bảo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy hội nhập sau vào
nền kinh tế, kể từ thời điểm năm 2007 (gia nhập WTO) dường như đang bị trì trệ
trở lại Lý do chính của nó là Việt Nam vẫn là một nước dựa vào nguồn tài nguyên
và lực lượng lao động giá rẻ; sản xuất công nghệ thấp với hàm lượng nội địa
không cao (điển hình như công nghiệp ô tô với sự thừa nhận thất bại trong nội
địa hóa từ Bộ Công Thương Việt Nam).
Chưa dừng tại đó, hầu hết các ngành công
nghiệp chủ chốt của nền kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, trong đó
bao hàm công nghệ, R&D và thị trường xuất khẩu. Tất cả đã đưa đến việc, thâm
hụt thương mại khổng lồ (đặc biệt là với Trung Quốc) và hội nhập nghèo vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này giải thích tại sao, tính bền vững (chưa đề cập
đến sự thịnh vượng) vẫn là một mục tiêu mà Việt Nam đang hụt hơi theo đuổi. Gần
đây nhất, ngoài việc xóa sổ mục tiêu “công nghiệp hóa” vào năm 2020; xóa sổ
ngành công nghiệp ôtô trong nước; thì Việt Nam đã có tỷ lệ nợ xấu lên đến
600.000 tỷ đồng, trong đó 90% tiền người dân, 10% tiền ngân hàng.
Các thách thức nêu trên chính là bản chất kéo dài mà nền kinh tế
Việt Nam đang phải hứng chịu và nó sẽ “thải” hệ quả tất yếu trong tương lai.
Tất nhiên, đó là những hệ quả không hề tốt đẹp (khả năng cạnh tranh quốc tế
yếu, tăng trưởng chậm và bất ổn kinh tế vĩ mô) như cách mà ông Bộ trưởng Bộ TT&TT
vẽ nên.
Trong câu chuyện về nền kinh tế, có thể nhìn qua Trung Quốc. Ở
khía cạnh nào đó, cải cách của Trung Quốc mang tính triệt để hơn kể từ năm
1992, trong khi Việt Nam dừng lại từ năm 1990 khi đã vượt qua khủng hoảng kinh
tế – xã hội. Một trong số cải cách mang tính cầm chừng của Việt nam là vấn đề
cải cách ruộng đất, khi Trung Quốc chia đất mang tính công bằng vào giai đoạn
1981-1983 thì Việt Nam lại dựa trên cơ sở cải cách ruộng đất thời chiến trước
đó. Do đó, nếu Trung Quốc thời gian giao quyền sử dụng đất cho nông dân lên đến
30 năm và không giới hạn sở hữu đất ở mỗi hộ, thì Việt Nam chỉ dừng ở 20 năm và
hạn chế mức 3ha đất. Năm 1998, dù nhận yêu cầu từ sự sở hữu tư trong đất đai nhằm
tạo một sự phân phối bình đẳng hơn, nhưng Quốc hội Việt Nam đã từ chối lời đề
nghị của Ủy Ban T.Ư trong mở rộng hợp đồng thuê đất đến 50 năm và bãi bỏ mức
trần. Đến năm 2000, một dự luật mới cho phép sở hữu cá nhân “các trang trại
lớn”. Dù thế, “dồn điền đổi thửa” và “thị trường đất đai” vẫn chưa được hiện
thực hóa đúng chất cho đến ngày hôm nay.
Những yếu tố nêu trên nên về mặt lý thuyết, Việt Nam vận hành
thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng trên thực tế, lãnh đạo
cấp cao Việt Nam (trong đó có ông Nguyễn Xuân Phúc) liên tục tìm kiếm sự công
nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam từ các nước TBCN. Và điều này vẫn
là một cuộc kiếm tìm không lối thoát.
Nghĩa rằng, những thành tựu mà ông Trương Minh Tuấn chỉ ra là bề
mặt của hiện tượng, là kết quả từ chương trình cải cách nửa vời từ năm 1986 đến
nay, và nó đang đến chu kỳ kết thúc. Nếu tiếp tục cải cách nửa vời như trước
đó, tức giữ lại cái đuôi định hướng XHCN thì chu kỳ khủng hoảng kinh tế – chính
trị – xã hội thập niên sẽ quay trở lại trong một tương lai không xa.
A.V.
VNTB gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.