Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, April 27, 2015

Diễn đàn Kinh tế mùa xuân: “Đổi mới hay là chết”


Diễn đàn Kinh tế mùa xuân: “Đổi mới hay là chết”

Nam Nguyên, phóng viên RFA

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân: “Đổi mới hay là chết” Phần âm thanhTải xuống âm thanh
ddktmx2015-622.jpg
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 diễn ra hai ngày 21 và 22 tháng 4 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
Courtesy chinhphu.vn
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 diễn ra hai ngày 21 và 22 tháng 4 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đã gây sôi nôi dư luận báo chí, khi nhiều đề nghị cải cách đã có sự đụng chạm tới Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Thí dụ như cần thay đổi khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trên thực tế Kinh tế Nhà nước không phải là chủ đạo nền kinh tế.

Cải cách thể chế sẽ vướng Hiến pháp?

Theo tường thuật của Thời báo kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã quyết liệt bảo vệ quan điểm: “không chuyển sang kinh tế thị trường thì không giải quyết được gì cả.”
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, vừa trở về Hà Nội từ thành phố Vinh đã trả lời câu hỏi của chúng tôi về sự kiện những đề xuất cải cách thể chế sẽ vướng Hiến pháp hiện hành. Ông nói:
Không thể cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì chắc chắn không thể thực thi nền kinh tế thị trường đầy đủ, theo những gì mà Việt Nam đang đề nghị quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh Châu âu linh hoạt về nền kinh tế thị trường đầy đủ để Việt Nam có thể tham gia vào TPP.
-TS Phạm Chí Dũng
“Trong tất cả ý kiến thảo luận đó thì đều khẳng định và nhấn mạnh là cần tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước và phải có Luật về cổ phần hóa, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ về thể chế và cắt giảm giấy phép con không còn có hiệu lực từ 1/7 và phải qui định rõ trách nhiệm giải trình của Bộ trưởng; phải chống tham nhũng và đã nêu lên các tác động cụ thể của việc chống tham nhũng. Còn về lâu về dài các việc đó có dẫn đến phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp hay không thì việc đó sẽ còn chờ xem xét. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân chúng tôi không đặt vấn đề gì về việc sửa đổi Hiến pháp cả.”
Báo mạng vneconomy.vn dẫn lời TS Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 nói rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm được sử dụng thường xuyên, nhưng nội hàm của khái niệm chưa rõ, chưa thống nhất và những gì được giải thích liên quan đến khái niệm này không còn phù hợp. TS Cung đề nghị đổi mới khái niệm đó như sau: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, trong đó, Nhà nước và thị trường là hai yếu tố không thể thiếu, phối hợp, cộng sinh và bổ sung cho nhau hướng đến thị trường hoàn hảo.”
Nhận định về đề xuất của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, TS Phạm Chí Dũng nhà phản biện xã hội dân sự độc lập phát biểu từ Saigon:
le-dang-doanh-400.jpg
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, ảnh minh họa. Courtesy photo.
“Tôi thấy là ông Nguyễn Đình Cung dù có đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường, nhưng ông vẫn đưa ra một định nghĩa mà theo ông là đầy đủ hơn trong đó vẫn giữ nguyên khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì và bao gồm những nội hàm như thế nào. Có nghĩa là không cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa mà không cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì không có ý nghĩa gì về kinh tế thị trường; cũng như không có ý nghĩa gì đối với thành phần kinh tế tư nhân mà người ta vẫn xem là động lực chính hiện nay. Vấn đề này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đụng chạm tới Hiến pháp, đặc biệt là vấn đề Điều 4 Hiến pháp vai trò độc đảng. Cho nên là không thể cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì chắc chắn không thể thực thi nền kinh tế thị trường đầy đủ, theo những gì mà Việt Nam đang đề nghị quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh Châu âu linh hoạt về nền kinh tế thị trường đầy đủ để Việt Nam có thể tham gia vào TPP…
Khi ghi nhận những đề xuất vừa nêu, người đọc báo nhớ lại phát biểu của ông Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư tại Học viện Chính trị Quốc gia vào năm 2014 là làm gì có mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nghiên cứu và đi tìm. Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh được nhiều báo đưa tin trong đó có SaigonTimes Online.

Chính phủ đã thực sự lắng nghe?

Từ khi Ủy ban Kinh tế Quốc hội khởi sự tổ chức các Diễn đàn Kinh tế vào dịp Xuân-Thu mỗi năm, rất nhiều ý kiến đột phá về cải cách thể chế đã được đề xuất. Nhưng trên báo chí không thấy đưa tin là Chính phủ đã thực sự lắng nghe và ứng dụng được những ý kiến nào. TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Tôi nghĩ rằng những biện pháp thiết thực có thể làm được sẽ được xem xét. Thí dụ như những biện pháp cắt giảm giấy phép con, những biện pháp giảm phiền hà thì Chính phủ đã cam kết sẽ đẩy mạnh việc thực hiện như qua Nghị quyết 19 ngày 12/3/2015, Chính phủ cam kết sẽ cố gắng đạt mức của các nước ASEAN-6 về các chỉ tiêu về nộp thuế v..v.. Thế thì tôi nghĩ bây giờ hãy cứ thực hiện một số tiến bộ có thể đạt được, còn các việc khác có lẽ là sẽ xem xét và từng bước sẽ được thực hiện. Tôi không nghĩ là cùng một lúc có thể có sự thay đổi đột ngột trong hoàn cảnh hiện nay.”
Cùng về câu hỏi đánh giá thế nào về sự lắng nghe, tiếp thu và ứng dụng các ý kiến đề xuất để giúp cho dân giàu nước mạnh, được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015, cũng như các Diễn đàn trước đó. Nhà phản biện độc lập TS Phạm Chí Dũng nhận định:
Tôi nghĩ bây giờ hãy cứ thực hiện một số tiến bộ có thể đạt được, còn các việc khác có lẽ là sẽ xem xét và từng bước sẽ được thực hiện. Tôi không nghĩ là cùng một lúc có thể có sự thay đổi đột ngột trong hoàn cảnh hiện nay.
-TS Lê Đăng Doanh
“Những tranh luận này thực ra không mới, tại vì những Đại hội Đảng trước bao giờ cũng có thảo luận và tranh luận thậm chí cũng đã đặt ra việc bỏ vai trò động lực chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhưng mà cuối cùng vẫn không bỏ. Do người ta bảo thủ đến mức như vậy nên cho tới nay không có gì thay đổi. Thực tình mà nói tôi không hy vọng là Dự thảo báo cáo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 sẽ được thay đổi về những định hướng và những chính sách cơ bản. Sẽ khó mà có chuyện đó, do vậy ở Việt Nam vẫn diễn ra một cảnh nghịch lý vô cùng tận là sự chênh biệt rất lớn giữa lý thuyết và thực tế. Các nhà lý thuyết và kinh tế cứ việc nói còn thực tế diễn biến ngược lại và cho đến khi nào mà thực tế bùng nổ như là cuộc đình công của 90 ngàn công nhân ở Pouyuen vừa rồi, thì người ta mới chợt ngộ ra một điều rằng tất cả đều sống trong một lâu đài trên cát.”
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 tổ chức tại Vinh, kinh tế gia Lê Đăng Doanh đã trình bày tham luận “Môi trường đầu tư kinh doanh và tác động của tham nhũng và chi phí phi chính thức. Theo VnExpress đây là bài tham luận gây chú ý ngay phiên khai mạc Diễn đàn.
TS Lê Đăng Doanh nói thêm về tham luận của ông.
“Tham nhũng sẽ dẫn đến những méo mó trong việc phân bổ tiền vốn, không phải phân bổ tiền vốn theo hiệu quả mà phân bổ tiền vốn theo mức độ đút lót và mức độ ưu đãi có thể đạt được. Thứ hai nữa, việc đút lót làm bóp méo tất cả khung pháp luật từ khung pháp luật bảo vệ môi trường, khung pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm rồi thì tất cả khung pháp luật về thi tuyển về bằng cấp có thể bị bóp méo và là vì do tham nhũng. Một điểm nữa là với môi trường tham nhũng như thế những doanh nghiệp kém mà tham nhũng đút lót lại có thể được hưởng lợi và nó làm nản lòng các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Từ đấy dẫn tới năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế tham nhũng thì sẽ bị tác hại rất là lớn…”
Tham luận của TS Lê Đăng Doanh tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 được báo chí giật tít lớn “Một đồng đút lót đổi một đồng lãi” đã nói lên tình trạng tham nhũng đang làm cản trở mọi ý định mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TS Lê Đăng Doanh cho biết thêm:
“Chúng tôi có trích dẫn một báo cáo của cơ quan hỗ trợ phát triển của Anh đã tài trợ nghiên cứu và xuất bản tháng 8 năm 2014 vừa qua và được Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam bảo trợ. Trong báo cáo đó đã điều tra các doanh nghiệp và đi đến con số hết sức đáng chú ý là để kiếm được một đồng lãi thì bình quân các doanh nghiệp phải đút lót khoảng 0,72 cho tới 1,2 đồng và tỷ lệ đó là rất cao.
Vấn đề chúng tôi đưa ra là phải nhanh chóng chống tham nhũng nếu không thì với chi phí cao như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam rất khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp nước ngoài đến 2016 Cộng đồng kinh tế ASEAN hiệu lực thì họ đã ập vào Việt Nam rồi.”
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 tổ chức tại TP. Vinh hai ngày 21-22 tháng 04 diễn ra trong lúc Việt Nam có nhu cầu thực hiện một cuộc đổi mới lần thứ hai sau 30 năm. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm 70% giá trị sản xuất công nghiệp. Đây là một sự thật đắng lòng vì Hiến pháp 2013 qui định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List