Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, August 19, 2015

Ảnh Hưởng của việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ lên các nước láng giềng

Ảnh Hưởng của việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ lên các nước láng giềng

Đỗ Đăng Liêu

       Cùng tác giả:

         xem tiếp
Việc Trung Quốc (TQ) phá giá đồng Nhân Dân Tệ (NDT) liên tiếp 1,9%, 1,6% và 1,1% trong 3 ngày 11-12-13/8 vừa qua đã làm chấn động cả thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng như Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Nhật, Nam Hàn và Ấn Độ.

Do mức độ mạnh bạo của hành động phá giá đồng nhân dân tệ - phá giá kỷ lục của nước này từ năm 1994 - một số ý kiến đã cho rằng Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Có hai câu hỏi được nêu ra: "TQ phá giá đồng tiền với mục đích gì?", và "Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, sẽ bị hậu quả ra sao?"

Trung Quốc phá giá đồng tiền với mục đích gì?"
Trước tiên, TQ phá giá đồng NDT với mục đích thúc đẩy kinh tế trong nước và giải quyết những khó khăn nội tại.

Phá giá khiến đồng NDT trở nên yếu sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu vì giá hàng hoá TQ sẽ xuống thấp hơn so với hàng hoá các nước khác trên thị trường thế giới. Hành động này là cần thiết đối với TQ vì trong 4 năm qua lượng xuất khẩu của TQ liên tục giảm, và trong Tháng 7 vừa qua Bộ Thương Mại TQ đã cho biết là xuất khẩu đã giảm tới 8,3%. Cùng lúc, kinh tế TQ đang trong thời kỳ khó khăn và đang trên đà đi xuống vì mức tăng trưởng với 2 con số trước đây nay chỉ còn khoảng 7%.

Kế đến, TQ muốn quốc tế hoá đồng NDT để củng cố vai trò của TQ trên thế giới.
Kể từ năm 2013, theo số liệu của Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (Bank of International Settlements), đồng NDT của TQ đã lọt vào vòng 10 đồng tiền được giao dịch nhiều nhất toàn cầu, chính yếu nhờ ở tốc độ tăng trưởng cao của GDP và chính sách nới lỏng mạnh tay của TQ.

Kể từ đó, TQ đã mở rộng việc thanh toán bằng NDT đối với các quốc gia như Anh, Singapore, Nam Hàn, Pháp, Đức, Qatar, Canada, Luxembourg và Úc. TQ muốn đi thêm một bước nữa, muốn cả thế giới dùng tiền của họ, để đồng NDT được chấp nhận trở thành đồng tiền thanh toán, đầu tư và dự trữ tại nhiều quốc gia.

Theo tờ Economist thì lượng tiền gửi bằng đồng NDT ở ngoài TQ đã tăng gấp 10 lần trong 5 năm. Và theo Dịch Vụ Thanh Toán Toàn Cầu (SWIFT) thì trong năm ngoái 2014 đồng NDT đã qua mặt đồng Franc của Thụy Sĩ trong hệ thống thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, vì TQ vẫn còn kiểm soát vốn và NDT không phải đồng tiền được tự do chuyển đổi nên tham vọng của TQ biến NDT thành đồng tiền dự trữ rất khó thành.

Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, sẽ bị hậu quả ra sao?
Hậu quả đầu tiên và tức thời của việc TQ bất ngờ phá giá mạnh bạo đồng NDT là việc rớt giá của đồng tiền tại nhiều quốc gia khác.
Ngay sau khi đồng NDT phá giá, đồng Ringgit của Mã Lai đã giảm giá 2% so với đồng đô la Mỹ và xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh tại Á Châu năm 1998. Mã Lai đã lập tức hủy bỏ cơ chế gắn đồng Ringgit vào đồng đô la Mỹ mà họ đã duy trì trong suốt 7 năm qua.
Đồng Rupiah của Nam Dương cũng bị số phận tương tự, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998. Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Nam Dương cũng ra thông báo cho biết họ đang nỗ lực ổn định đồng Rupiah. Đối với giới phân tích, thông báo đó có nghĩa là Nam Dương cũng quyết định bán đô la dự trữ để giữ giá đồng Rupiah. Giới chuyên môn ước lượng là riêng trong ngày 12/08, Jakarta đã bán đi 500 triệu đô la.
Ở Nam Hàn, đồng Won bị giảm 2,3%.
Ở Ấn Độ, đồng Rupee giảm khoảng 1,6%, ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm.
Đồng Yen của Nhật và đồng đô la Úc cũng bị xuống giá.
Đồng tiền Việt Nam cũng bị rớt giá nhưng chỉ ở mức 1%. Việt Nam đã lập tức đưa ra quyết định mở rộng biên độ tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la ra thành 2% so với 1% trước đó.

Là nước láng giềng kề cận và có mối quan hệ kinh tế mật thiết, Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng to lớn từ đợt biến động tài chính này trên nhiều phương diện như thương mại, ngoại hối, chứng khoán, đầu tư, ngân sách, du lịch, …

Đồng NDT yếu đi ảnh hưởng tiêu cực lên cán cân thương mại của Việt Nam. Hàng hoá nhập từ TQ sẽ tăng lên và hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang TQ giảm xuống. Thâm thủng thương mại của VN với TQ khoảng 29 tỉ Mỹ kim trong cả năm 2014, nay chỉ trong nửa năm 2015 con số này đã là 16 tỉ và với đồng NDT phá giá thì nửa năm còn lại con số sẽ còn cao hơn gấp bội.

Việc đồng NDT bị phá giá dẫn đến thị trường ngoại hối chao đảo đã khiến thị trường chứng khoán VN suy giảm đặc biệt do yếu tố tâm lý.
Theo các chuyên gia tài chánh thì việc đồng NDT phá giá chưa có tác động rõ rệt đến đầu tư của TQ vào VN. TQ hiện đứng thứ 9 trong số 103 nước đang đầu tư vào VN với tổng số vốn đăng ký khoảng 8 tỉ Mỹ kim.

Về hạ tầng cơ sở thì khi NDT mất giá, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi máy móc thiết bị mua từ Trung Quốc rẻ hơn, song cũng có mặt hại là phần tiền chi trả cho nhà thầu trong nước, quy đổi từ NDT ra tiền đồng sẽ ít đi.

Ngành du lịch VN sẽ bị ảnh hưởng khá trầm trọng vì số lượng gần 2 triệu du khách TQ đến VN trong năm 2014, chiếm 25% tổng số du khách nước ngoài đến VN, chắc chắn sẽ giảm xuống vì phí tổn của du khách TQ đến VN sẽ gia tăng vì mọi thứ từ di chuyền đến mua sắm đều sẽ trở nên đắt đỏ hơn trước.

Nhận định về tác động của việc phá giá đồng NDT của TQ, ông Trương Văn Phước, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, đã có nhận định là "Chiến tranh tiền tệ sẽ không nổ ra và đồng NDT mất giá vài phần trăm mấy ngày qua tác động không lớn tới tổng thể kinh tế Việt Nam". Và ông tin rằng đồng NDT sẽ không mất giá thêm nữa và sẽ sớm tăng giá trở lại.
Đỗ Đăng Liêu


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

My Blog List