Chủ tịch ngân
hàng Goldman Sachs: Không nên đầu tư vào Trung Quốc
Người chơi chứng khoán Trung Quốc theo dõi các biến động tại một
điểm giao dịch trung gian.REUTERS/Stringer
Chủ tịch ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Goldman Sachs trong
bài trả lời phỏng vấn Wall Street Journal đăng tải ngày 17/09/2015 đã đả kích
một số chính sách kinh tế của Bắc Kinh và cho rằng hiện nay không phải là lúc
để đầu tư vào Trung Quốc.
Theo nhận định của ông Lloyd Blankfein, sự can thiệp của chính
quyền để chận lại đà lao dốc đầy kịch tính của thị trường chứng khoán Trung
Quốc mùa hè này, nhất là việc một tổ chức nhà nước mua vào hàng loạt cổ phiếu,
là « vụng về và hỗn tạp ».
Hơn nữa kết quả lại hết sức hạn chế : thị trường Thượng Hải vẫn bị sụt giảm
khoảng 40% kể từ giữa tháng Sáu.
Chủ tịch Goldman Sachs bình luận : «
Chính quyền cộng sản không có nhiều kinh nghiệm quản lý các tình hình như thế
trên thị trường ». Khác với lệ thường, ông Blankfein còn bày tỏ sự
quan ngại về sự suy sụp của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Ông than thở : «
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng vấn đề nằm ở đâu, và họ cũng thông minh
trong việc này, nhưng rất khó thực hiện những thay đổi cần thiết ».
Ông Lloyd Blankfein nói thêm, bản thân ông «
không đầu tư vào Trung Quốc trong thời điểm hiện nay ». Theo AFP,
đây là những tuyên bố đáng ngạc nhiên, do Goldman Sachs vẫn được coi là hết sức
lạc quan về viễn cảnh của Trung Quốc, dù hoạt động kinh tế nước này tiếp tục
chậm lại.
Một loạt những con số thống kê đáng thất vọng – nhu cầu tiêu thụ
yếu, sản xuất công nghiệp giảm sút – và thị trường chứng khoán xuống dốc đã làm
dấy lên những lo ngại tình hình suy sụp sẽ còn kéo dài tại Trung Quốc. Tổ chức
Hợp tác Phát triển Kinh tế (OCDE) hôm qua (16/09/2015) đã hạ dự báo tăng trưởng
thế giới xuống còn 3% trong năm nay và 3,6% vào năm tới, do những khó khăn của
các nước mới trỗi dậy quan trọng. Báo cáo của OCDE nhấn mạnh : «
Chính quyền Trung Quốc đối mặt với những thử thách chính trị và kinh tế để duy
trì tăng trưởng, vừa phải cải tổ cơ cấu và quản lý rủi ro ».
Trong khi tăng trưởng năm nay xuống thấp chưa từng thấy kể từ một
phần tư thế kỷ qua, Bắc Kinh vẫn tìm cách trấn an với việc nêu ra một « chuẩn mực mới », và
nhấn mạnh nỗ lực tái cân bằng qua mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội
địa.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.