TẠP CHÍ
VIỆT NAM
Công nhân Việt nhập lậu tăng sức mạnh cho «
Made in China »
- inShare
Trong số những lao động nhập cư nước ngoài, hầu hết là bất hợp
pháp, lực lượng lao động từ Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp công nhân đáng
kể cho các tỉnh vùng biên Trung Quốc, tăng thêm sức mạnh cho « Made in China ». Hãng
thông tấn Reuters của Anh trong tháng 08/2015 đã thực hiện một bài phóng sự
công phu về công nhân Việt vượt biên sang Trung Quốc làm công.
Liên
tiếp trong ba năm gần đây, dân số trong tuổi lao động của Trung Quốc bị sụt
giảm, và riêng trong năm 2014 đã mất đi 3,7 triệu người trong lực lượng lao
động. Liên Hiệp Quốc dự báo, những người Trung Quốc trên 60 tuổi sẽ chiếm đến
30% dân số vào năm 2050, so với tỉ lệ 10% của năm 2000.
Lão
hóa dân số khiến gây ra những khó khăn kinh tế và xã hội trong tương lai, trở
thành mối đe dọa cho tính chính đáng của đảng Cộng sản Trung Quốc. « Công xưởng
thế giới » với lực lượng lao động khổng lồ, giờ đây khan hiếm nhân công. Và do
tiền lương công nhân Trung Quốc tăng lên, việc tuyển dụng lao động từ các nước
lân cận đã giúp giới chủ tiết kiệm được nhiều món nhờ trả lương thấp hơn, không
mất chi phí bảo hiểm, y tế…và duy trì được các hợp đồng sản xuất.
Trong
số những lao động nhập cư nước ngoài, hầu hết là bất hợp pháp, lực lượng lao
động từ Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp công nhân đáng kể cho các tỉnh vùng
biên Trung Quốc, tăng thêm sức mạnh cho « Made in China ». Hãng thông tấn
Reuters của Anh trong tháng này đã thực hiện một bài phóng sự công phu về công
nhân Việt vượt biên sang Trung Quốc làm công.
Trên một khúc uốn yên tĩnh của dòng sông biên giới Việt-Trung, một
nhóm người lội qua bờ sông bùn lầy. Họ vừa qua sông từ bờ phía Việt Nam trên
một chiếc thuyền dài, được những người từ hai bên bờ nháy đèn làm hiệu.
Những hành khách vội vã đi về phía một nhóm người đang chờ trên
những chiếc xe gắn máy, leo lên xe rồi biến mất trong màn đêm. Hai công an
Trung Quốc mặc sắc phục đứng ở một đồn nhỏ gần một ngã tư ở thành phố vùng biên
Đông Hưng bình thản nhìn những chiếc xe phóng qua.
Một người lái xe trẻ tuổi có mái tóc chải dựng nói : « Hàng đêm chúng tôi đều đi qua đây.
Đôi khi chúng tôi chở hàng xuống phố, đôi khi chở công nhân Việt Nam ».
Món hàng lậu chở trên những chiếc xe thồ đêm mùa hè năm ngoái ấy
là những người lao động bất hợp pháp. Sau cuộc hành trình dài 700 km, họ được
đưa đến thủ phủ kinh tế Quảng Đông - tỉnh đầy những nhà máy sản xuất hàng xuất
khẩu, thường được mệnh danh là «
công xưởng thế giới ».
Việc buôn lậu lao động từ Việt Nam qua 1.400 km đường biên giới
với Trung Quốc đang tăng lên. Những người môi giới lao động ước tính có hàng
chục ngàn công nhân nhập lậu làm việc tại các nhà máy ở đồng bằng Châu Giang, giáp
giới Hồng Kông. Các lao động từ những nước Đông Nam Á khác cũng đến tham gia.
Reuters đã đi thăm khoảng sáu nhà máy tại những thị trấn miền nam
Trung Quốc, nhận thấy việc sử dụng lao động bất hợp pháp từ Việt Nam là phổ
biến, và chính quyền nhắm mắt làm ngơ trước sự hiện diện của họ. Lao động từ
Miến Điện và Lào cũng được phát hiện tại vùng này.
Chúng tôi phát hiện rằng các chủ lao động mướn các công nhân Việt
Nam nhập lậu với giấy tờ giả, và đôi khi nhốt họ trong khuôn viên nhà máy để
giữ khuất tầm mắt nhà chức trách.
Công nhân và môi giới lao động ở Trung Quốc cho biết, những nhóm
buôn người được biết đến với tên «
Xà Đầu » bắt tay với các băng đảng người Việt để điều hành dịch vụ
béo bở này. Theo một tay cò lao động, các băng buôn người « chặt » bớt tiền
lương hàng tháng của công nhân, có thể đến 500 nhân dân tệ (80 đô la), đồng thời
buộc chủ lao động phải trả phí.
Điểm uốn đồ thị
Các viên chức Việt Nam bày tỏ mối quan ngại về luồng lao động nhập
cảnh bất hợp pháp vào Trung Quốc. Bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao ở Hà Nội nói, số người Việt vượt qua tuyến biên giới dài có « địa hình phức tạp » đã
tăng lên trong những năm gần đây, đặt ra thách thức cho cả hai chính phủ. Bà
không có được số liệu về luồng người nhập lậu này. Bà nói : « Lợi dụng tình hình này, một số
phần tử xấu đã đưa người Việt sang làm việc bất hợp pháp tại Trung Quốc, gây
khó khăn cho cơ quan quản lý lao động của hai nước ».
Một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận,
hướng Reuters về phía một cơ quan nhà nước khác mà bà ta không nêu tên. Bộ Công
an ở Bắc Kinh không trả lời bản fax của chúng tôi, còn Sở Công an Quảng Đông
cũng thế.
Luồng lao động nhập lậu vào Trung Quốc tăng lên là minh chứng cho
một nền kinh tế đã đạt đến điểm uốn giới hạn. Các nhà máy Trung Quốc từ lâu vẫn
lệ thuộc vào nguồn lao động nội địa giá rẻ dồi dào, cung ứng cho lãnh vực xuất khẩu
có doanh thu 2.300 tỉ đô la một năm. Nhưng số người gia nhập lực lượng lao động
đang giảm xuống, do tuổi trung bình và tiền lương tăng lên.
Giới chủ nhà máy phải xoay sở để duy trì thế mạnh. Họ đối mặt với
sự chọn lựa, hoặc dịch chuyển sản xuất từ vùng duyên hải nơi có mức lương cao
vào các tỉnh nội địa, hoặc di dời sang Việt Nam, Cam Bốt. Họ cũng có thể trả
tiền cho các nhóm « Xà Đầu
» và cò lao động để tuyển công nhân nước ngoài có giá rẻ hơn, những
lao động này không được bảo vệ và có thể sa thải dễ dàng.
Jianguang Shen, kinh tế gia trưởng phụ trách châu Á của Mizuho
Securities Asia Ltd. từng công bố một công trình nghiên cứu hồi tháng Sáu về đề
tài nguồn lao động nhập cư người Trung Quốc giảm sút, nói rằng phần còn lại của
thế giới sẽ bắt đầu cảm nhận ảnh hưởng sự chuyển đổi của Trung Quốc khỏi mô
hình lao động rẻ & xuất khẩu ồ ạt. « Trung Quốc đã trợ giá cho những bộ
phận khác của kinh tế toàn cầu, không chỉ qua lao động giá rẻ, mà còn qua phúc
lợi xã hội quá thấp của công nhân. Nhìn chung, nếu mọi điều kiện đều như nhau,
giá thành sản xuất thế giới có thể trở nên đắt hơn một chút ».
Trên khắp châu Á, việc tìm kiếm các nguồn lao động mới giá rẻ để
cung ứng cho các ngành công nghiệp phải làm việc vất vả nhưng lợi nhuận thấp
cho lục địa này đã đẩy mạnh luồng người nhập cư, và cùng với nó là nạn buôn
người. Việt Nam, đất nước 92,5 triệu dân năm ngoái đã cho xuất khẩu lao động
hợp pháp 107.000 người, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc không công bố bất kỳ số liệu chính thức nào về lao động
nước ngoài bất hợp lệ. Một cò lao động Trung Quốc ước lượng « có ít nhất 30.000 » công
nhân nhập lậu làm việc ở Đông Hoản - một thành phố công nghiệp 8 triệu dân, nơi
có hàng chục ngàn nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu. Một bài báo hồi tháng Tư
trên tờ Nhân dân Nhật báo cho biết chính quyền tỉnh Quảng Đông năm ngoái đã
kiểm tra được ít nhất 5.000 trường hợp lao động nước ngoài không giấy tờ.
Lương của giới công nhân cổ xanh ở Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi
trong năm năm qua, vào khoảng 2.800 nhân dân tệ (450 đô la) một tháng đối với
công nhân đứng dây chuyền sản xuất – theo Cục Thống kê Trung Quốc. Một số người
Việt chỉ được trả khoảng phân nửa số này – công nhân và cò cho biết. Một số
khác được trả lương như công nhân Trung Quốc, nhưng như thế người chủ cũng được
lợi vì không phải trả chi phí y tế hay các khoản đóng góp khác.
Đối với các công nhân nhà máy Việt Nam có thu nhập 250 đô la một
tháng, cơ hội có được đồng lương tốt hơn khiến họ không kìm được mong muốn vượt
qua biên giới. Một nữ công nhân người
Việt đến từ một thành phố vùng biên thuộc tỉnh Phú Thọ, qua điện thoại cho biết
phân nửa lớp người ở lứa tuổi 30 đến 45 tại thành phố của cô đã sang Trung
Quốc, nơi tiền lương « cao
gấp đôi, thậm chí gấp ba » so với tại quê nhà.
Những con đường ngoằn ngoèo xuyên qua rừng rậm
Trên phần đất vùng biên phía Việt Nam, thành phố Lạng Sơn là một trong hai tụ điểm chính đưa người sang Trung Quốc. Một
công nhân Việt ở Phúc Kiến trả lời qua điện thoại, nói rằng một người dẫn đường
đã đưa anh và khoảng 1.000 công nhân khác đi ngoằn ngoèo từ Lạng Sơn, dọc theo
một con đường rừng khó nhận ra, xuyên qua biên giới đến Trung Quốc năm ngoái. Họ
tránh được tầm kiểm soát của các viên chức biên phòng Việt Nam, nhưng bên kia
biên giới, hải quan Trung Quốc cũng làm ngơ.
Một người chạy xe thồ ở Đông Hưng chở phóng viên Reuters đi dọc
theo một con đường được các nhóm cò lao động sử dụng, để chỉ cho thấy làm thế
nào các xe tải nhẹ và xe du lịch cỡ lớn chở đầy người Việt né được các trạm
kiểm soát của công an và bộ đội biên phòng trên các tuyến đường chính. Thỉnh thoảng
những chiếc xe này chạy vòng qua các ngôi làng nhỏ để đến điểm cuối là Đông
Hoản và các thành phố cơ xưởng khác ở vùng đồng bằng Châu Giang. Các « ăng-ten » được rải dọc
theo tuyến đường để báo động khi phát hiện có công an. Dân địa phương cung cấp
chỗ trú tạm, cho đến khi hết nguy hiểm.
Nếu các nhà máy đặt hàng tìm công nhân nước ngoài, « chúng tôi có thể đưa đến hàng trăm người cùng
một lúc » - một cò lao động có biệt danh là Zhang cho
biết. Anh ta nói rằng anh thương lượng trực tiếp với các băng nhóm buôn người.
Ngồi trong văn phòng ở Đông Hoản, với chiếc bàn uống cà phê và ghế sofa bọc da
đen, Zhang nói : « Băng Xà Đầu có thể mang công nhân
đến trong vòng một tuần ».
Nhiều lao động nhập lậu ăn ở luôn trong nhà máy để tránh bị chính
quyền địa phương phát hiện. Nhưng tại một số nơi ở miền nam Trung Quốc mà phóng
viên Reuters đã đến thăm, công nhân dường như tha hồ di chuyển mà không bị
phiền hà gì.
Tại thành phố công xưởng Đại Lĩnh Sơn (Dalingshan) ở vùng đồng
bằng Châu Giang, có một công ty tên là Jia Hao chuyên sản xuất khung ảnh bằng
gỗ để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu. Tại đây, hàng trăm công nhân, một số
mặc áo polo đồng phục màu xám của Jia Hao, dạo chơi trên đường phố sau giờ làm
việc. Họ chơi bi-da và ăn uống ở những quán bán mì dọc đường. Các công nhân này
có vẻ không hiểu khi nói chuyện với họ bằng tiếng Hoa. Một người quản lý nói
với Reuters, những người lao động này được đưa lậu từ Miến Điện sang Trung
Quốc.
Lực lượng « thành quản » (chengguan)
đi bộ hay đi xe gắn máy tuần tra khu vực, không quan tâm gì đến các công nhân
trên.
Quản đốc nhà máy Jia Hao chối cãi đây không phải là lao động nhập
cư lậu nói rằng họ là người dân tộc Va (Wa) ở bang Shan thuộc miền bắc Miến
Điện, nhưng nay sống ở vùng Tây Minh (Ximeng) thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Zheng Lunshun, người quản lý nhà máy Jia Hao nói : «
Cơ quan công an cho chúng tôi truy cập vào một trang web để kiểm tra. Đối với
mỗi công nhân, chúng tôi cần phải xem chứng minh nhân dân của họ có hợp lệ hay
không, và chỉ khi đó mới có thể thuê mướn. Nếu giấy chứng minh là giả, chúng
tôi không thể nào tìm thấy trên mạng được ».
Một sĩ quan trực ban ở công an địa phương Đại Lĩnh Sơn nói rằng
công an đã kiểm tra nhà máy, và không tìm thấy một công nhân bất hợp pháp nào
cả. Những ngày sau khi liên lạc với công an và xưởng máy, Reuters ghi nhận có
ít công nhân ra khỏi cổng nhà máy sau giờ làm việc hoặc dạo phố hơn trước.
Bị bắt giữ và trục xuất
Một số chủ xí nghiệp tỏ ra đặc biệt cẩn trọng. Để tránh bị chính
quyền phát hiện, quản đốc một xưởng đồ gỗ ở Đại Lĩnh Sơn nói rằng các công nhân
Việt Nam mới đến được đưa thẳng vào khu vực nhà máy, đến một tòa nhà tách biệt
với dây chuyền sản xuất và ký túc xá. Người lao động Việt được phép ra ngoài
mỗi tuần một lần, có bảo vệ nhà máy đi kèm.
Chủ nhà máy có nguy cơ bị phạt 10.000 nhân dân tệ (1.600 đô la)
hoặc hơn thế nữa do tuyển mộ lao động bất hợp pháp - theo báo chí Trung Quốc.
Một người quản lý trong một nhà máy sản xuất sản phẩm acrylic và
quà tặng, tự xưng ngắn gọn là « ông Lý », nói rằng xưởng của ông mướn khoảng 80
lao động Việt Nam và Miến Điện trong tổng số lực lượng lao động khoảng 600
người. Như vậy chủ nhà máy tiết kiệm được tiền, nhưng thường xuyên lo lắng bị
chính quyền truy quét. Ông Lý thổ lộ, với điều kiện không nói tên nhà máy : «
Tất cả các công nhân Việt Nam đèu mang chứng minh thư giả. Nhưng vậy ông chủ
cũng có cớ. Nhưng mỗi ngày ông ấy đều sống trong sợ hãi ».
Công nhân và giới chủ cho biết công an Trung Quốc thỉnh thoảng mới
truy lùng. Theo các bài trên báo nhà nước mà Reuters đọc được, có ít nhất 20
thành phố lớn nhỏ ở miền nam Trung Quốc đã bị các đợt truy quét lao động nhập
lậu.
Bà Thu Hằng ở Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chính phủ đã phối
hợp với Trung Quốc trong việc « phá vỡ nhiều đường dây buôn người
». Bà không cho biết thêm chi tiết.
Những người lao động được phỏng vấn nói rằng những ai bị bắt sẽ bị
giữ trong trại tạm giam của công an, đôi khi trong nhiều tuần lễ, trước khi bị
gởi trả về Việt Nam. Một công an viên ở đồn công an Đại Lĩnh Sơn có họ là Zhou
cho biết công nhân nhập lậu có thể bị giam giữ đến 30 ngày trước khi cho hồi
hương. Zhou, phụ trách những người được đồn công an Đại Lĩnh Sơn chuyển qua nói
: «
Hầu hết lao động nhập cư lậu là từ Việt Nam, và chúng tôi sẽ tìm kiếm những
người này ».
Tại Trung Quốc, rất ít người ngoại quốc được cấp giấy phép làm
những công việc văn phòng - theo các quản đốc nhà máy và cò lao động. Hai
quản đốc ở Đông Hoản nói công nhân được cấp giấy chứng minh nhân dân giả với
tên giả người Hoa, và được huấn luyện cách thức trả lời các câu hỏi của công
an. Những người quản lý cho biết chính quyền được hối lộ để làm ngơ về các công
nhân này. Công an Trung Quốc và cơ quan lao động xã hội thành phố Đại Lĩnh Sơn
cũng như của tỉnh Quảng Đông từ chối trả lời các câu hỏi gởi bằng fax.
Một người chuyên làm giả chứng minh thư nói với Reuters qua điện
thoại từ Đông Hoản, rằng ông ta đã cung cấp « một lượng lớn » hồ sơ giả cho lao
động nước ngoài nhập lậu từ Miến Điện và Việt Nam. Tất cả những gì ông ta cần
là một cái tên giả và một tấm hình của công nhân, để làm ra một giấy chứng
minh. Những tấm thẻ giả này nói chung có giá khoảng 100 nhân dân tệ (16 đô la).
Vẫn làm ăn như bình thường
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền
trên Biển Đông không làm nản lòng những lao động Việt muốn vượt biên giới. Các
nhà máy có chủ là người nước ngoài tại Việt Nam, bị cho là của người Trung Quốc,
đã bị tấn công năm ngoái khi Bắc Kinh đưa giàn khoan nước sâu trị giá một tỉ đô
là đến vùng biển Hoàng Sa, gây phẫn nộ cho người Việt. Có bốn người chết và
hàng trăm người bị bắt trong vụ này.
Trong chuyến thăm các thành phố vùng biên Đông Hưng năm ngoái,
chúng tôi thấy một nhóm nhỏ công nhân Việt Nam đang xây dựng một bức tường cao
3 mét phía Trung Quốc. Ngọc Đức, 30 tuổi nói anh đã lén vượt biên sang, kiếm được
100 nhân dân tệ một ngày nhờ hàn hàng rào, so với thù lao 200.000 đồng (9 đô
la) ở Việt Nam. Khi được hỏi có sợ chính quyền Trung Quốc bắt không, anh nói : «
Trung Quốc là nơi kiếm tiền tốt nhất, ngày càng có nhiều người Việt chúng tôi
sang đây ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.