KINH
TẾ TỰ DO & THỊ TRƯỜNG:
NHỮNG
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Geneva, 21.08.2008. Cập nhật Geneva, 11.09.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
PHỔ BIẾN CÁC BÀI
Những Bài viết của các Chủ Đề thuộc ĐỀ TÀI tổng quát SỤP ĐỔ KINH TẾ
CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI được phổ biến qua các phương tiện
truyền thông sau đây:
1) Website: http://VietTUDAN.net
2) Tuần Báo VietTUDAN
phát hành ngày Thứ Năm mỗi tuần
3) Trực tiếp qua các Địa
chỉ Điện thư (E-mail Addressess) theo:
=> Hệ thống Google Groups
=> Hệ thống Yahoo Groups
4) Đăng bài trên
Facebook: xin vào với những tên Facebook sau đây:
=> Facebook: Phuc Lien Nguyen
=> Facebook: Tudan Tudodanchu
5) Trực tiếp cắt nghĩa
trên Diễn Đàn Paltalk: Xin vào các Diễn Đàn sau đây:
=> DienDan ChinhTri TranhLuan
DanChu
=> DienDan DauTranh cho Viet Nam
-----=====o O o=====-----
NHỮNG BÀI ĐÃ PHỔ BIẾN
Chúng tôi phổ biến loạt bài về SỤP ĐỔ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH
TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI. Chúng tôi xin tóm tắt những Bài đã phổ biến trước Bài
này để độc giả tiện theo rõi liên tục những ý tưởng trong việc chứng minh rằng
Mô hình KINH TẾ TẬP QUYỀN CHỈ HUY đã và sẽ đi đến phá sản. Không thể có nền
KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nghĩa là trong Thể chế
Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng toàn trị.
Sau đây là những Bài đã phổ biến trong loạt Bài về Đề tài SỤP ĐỔ
KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ--LUẬT PHÁP ĐỘC TÀI:
Bài 00 :
DẪN NHẬP CHO CÁC CHỦ ĐỀ: SỤP ĐỔ KINH TẾ ĐỘC TÀI
ĐỘC ĐẢNG
Bài Nhập Đề này chủ ý giới thiệu 5 Chủ Đề thuộc Đề Tài chính như
Độc giả thấy ghi trên tấm hình đính kèm. Mỗi Chủ đề sẽ gồm những Bài rời nhưng
liên hệ trong Lý luận của chúng tôi để chứng minh rằng phải dứt bỏ hẳn Cơ chế
Chính trị--Luật pháp Độc tài Độc đảng toàn trị để có thể lựa chọn Mô hình KINH
TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG cho việc phát triển Kinh tế Quốc dân.
CHỦ ĐỀ 1 : SỤP ĐỔ LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU VÌ KINH TẾ
Bài
01 : KINH TẾ
TỰ DO THỊ TRƯỜNG: NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
(Bài hôm nay)
-----=====oOo=====-----
CHỦ ĐỀ 1 này trình bầy Mô hình Kinh tế TẬP QUYỀN CHỈ HUY và định
mệnh tự hủy diệt của nó. Chúng tôi muốn so sánh Mô hình này với Mô hình Kinh tế
TỰ DO THỊ TRƯỜNG. Nền Kinh tế Tự do Thị trường có từ lâu đời trước Mô hình Kinh
tế TẬP QUYỀN CHỈ HUY, nên chúng tôi trình bầy trước để dễ hiểu cái lạc loài của
Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.
Khi chưa có những Thể chế Chính trị cho một Xã hội, thì mỗi cá
nhân riêng lẻ đã phải kiếm sống cho thân xác của mình. Cá nhân đó làm Kinh tế
hoàn toàn TỰ DO, không chịu một can thiệp "Chính trị" nào. Cá nhân có
cái cuốc để làm phương tiện sản xuất như cuốc đất trồng trọt, thì cái cuốc hoàn
toàn là Tư Hữu của mình. Kết quả trồng trọt là kiếm được mấy củ khoai lang, thì
kết quả này cũng hoàn toàn do cá nhan ăn hay tặng cho ai ăn tùy ý.
Tóm lại, cá nhân có quyền TƯ HỮU đối với những phương tiên sản
xuất và tất nhiên những kết quả việc sản xuất của cá nhân ây tùy thuộc cá nhân
quyết định TIÊU THỤ hay tặng ai theo ý mình muốn.
Chúng tôi trình bầy NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA NỀN KINH TẾ TỰ DO
THỊ TRƯỜNG qua những điểm sau đây:
=> Can thiệp trực tiếp hoặc
gián tiếp của Chính trị
=> Tìm cách nuôi sống thân
xác cá nhân: nền tảng xây dựng Kinh tế tự do
=> Nguyên tắc đòi hỏi bởi
những ông tổ xây dựng nền Kinh tế Tự do và Thị trường
=> Không thể làm tréo cẳng
ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia"
Can
thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp
của
Chính trị
Với nền Kinh tế Tự do Thị
trường, Chính trị chỉ được coi là một Môi trường cho sự phát triển Kinh tế. Người
làm Kinh tế nhìn thấy Môi trường thuận lợi mà quyết định cho sự làm ăn. Cái Môi
trường Chính trị cũng giống những môi trường khác như Thiên nhiên, Khí hậu, Tập
quán, Phong tục... Tỉ dụ: cách đây trên 10 năm, Tập đoàn CIBA-GEIZY của Thụy sĩ
muốn trồng cây sản xuất thuốc tại Việt Nam. Loại cây đó có nguồn từ Ba-Tây và
hợp với đất của những đồn điền cao xu ở vùng đất đỏ Miền Nam. Khi đề nghị với
Việt Nam, thì nhà nước CSVN nhất định yêu cầu phải trồng cây đó tại Miền Bắc vì
muốn tập trung Kinh tế về Miền Bắc. CIBA-GEIZY đã bỏ cuộc. Khí hậu, đất đai là một
môi trường thiên nhiên để người làm Kinh tế quyết định làm ăn.
Nền Kinh tế Tự do Thị trường
coi Chính trị-Luật pháp chỉ là Môi trường (Environnement Politico-Juridique).
Vì vậy, không thể lấy Chính trị để quyết định cho những sinh hoạt Kinh tế. Yếu
tố quyết định cho Kinh tế là Lợi nhuận tối đa, trong khi đó Chính trị nhằm
chiếm đoạt và bảo vệ Quyền lực Cai trị.
Việc can thiệp của Quyền
lực Chính trị vào quyết định đời sống Kinh tế của Tư nhân là điều phải tránh.
Quyền lực Chính trị hãy giữ đúng chức năng của mình là tạo một Môi trường Chính
tri-Luật pháp cho PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique ADEQUAT) với một hệ
thống Kinh tế mà Dân lựa chọn, nhằm nâng đỡ sự phát triển Kinh tế Tự do và Độc
lập, chứ không nhằm bắt Kinh tế phải phục vụ cho Chính trị, nhất là Chính trị
độc tài.
Một số nhà Kinh tế phân
biệt việc can thiệp TRỰC TIẾP và việc can thiệp GIÁN TIẾP. Sự phân biệt này
được đặt ra vì trào lưu lớn mạnh trước đây của ý tưởng Xã hội tại những nước
Tây phương. Đối với những nhà Kinh tế Tự do Thị trường chính thống thì bất cứ
sự can thiệp nào của Chính trị cũng đều mang đến những tốn kém xã hội. Nhưng trước
trào lưu lớn lên của ý tưởng Xã hội, những nhà Kinh tế ấy có thể chấp nhận cho
Nhà Nước đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques
générales). Đứng về mặt Kinh tế tổng thể (Macroéconomie), thì những nhà Kinh tế
chính thống coi Nhà Nước cũng giống như những tác nhân Kinh tế khác (Un des
Agents (Acteurs) économiques), nghĩa là có những ảnh hưởng trên Cung và Cầu ở
Thị trường. Nhà Nước có những Thu nhập và có những Chi tiêu như mọi tác nhân
Kinh tế khác. Việc ảnh hưởng lên Kinh tế qua Cung và Cầu của Thị trường được
coi như là việc can thiệp GIÁN TIẾP. Nhà Nước có thể ảnh hưởng vào Kinh tế qua
những biện pháp thuế khóa hoặc qua những chi tiêu xây dựng.
Tóm lại, việc can thiệp
TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế là tối kỵ trong hệ thống Kinh tế Tự do Thị
trường. Tuy nhiên nền Kinh tế cũng cho phép Chính trị đưa ra những Chỉ đạo Kinh
tế tổng quát (Directives économiques générales) và cho phép việc can thiệp GIÁN
TIẾP như vừa trình bầy trên đây.
Tìm
cách nuôi sống thân xác cá nhân:
nền
tảng xây dựng Kinh tế tự do
Tại sao những sinh hoạt
Kinh tế thuộc hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường lại chủ trương cấm cản việc can
thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế như trên đã trình bầy ? Phần này và
phần tiếp nối sau đây trả lời cho câu hỏi vừa nêu ra.
Mọi sinh vật, thú vật, con
người, khi chào đời, thì việc trước tiên là phải ăn uống để bảo tồn thân xác
mình và lớn lên. Không có ăn uống thì thân xác đó chết. Thú vật cũng như con
người phải tự kiếm ăn cho chính mình. Đây là bắt đầu của nguyên tắc kiếm sống
tự do và cá nhân. Cá nhân mang thân xác riêng và có trách nhiệm với thân xác ấy
nếu muốn sống. Khi mới sinh ra, chưa có khả năng tự kiếm sống, thì có cha mẹ
bao cấp. Con vật mới sinh ra chưa mở mắt, trẻ con mới chào đời đã phải mang bản
năng tìm ra cái vú của mẹ để bú mà sống. Nhưng cha mẹ không thể bao cấp cho cuộc
sống như vậy suốt đời của mình vì chính cha mẹ cũng già yếu đi không còn đủ khả
năng làm việc để bao cấp. Ngoài cha mẹ ra, nói rằng Xã hội (người khác) có thể
bao cấp nuôi sống thân xác mình suốt đời, đó là điều không tưởng. Mỗi con vật,
mỗi người phải lo tự làm ăn kiếm sống với mồ hôi nhễ nhãi cá nhân mới mong nuôi
sống thân xác mình, nhất là khi về già, bệnh tật.
Việc mỗi cá nhân tìm cách
nuôi sống thân xác riêng của mình là nền tảng cho hệ thống sinh hoạt Kinh tế TỰ
DO. Việc kiếm sống cá nhân đòi hỏi phải có PHƯƠNG TIỆN làm ăn. Ở đây, chúng ta
đặt ra vấn đề TƯ HỮU những phương tiện kiếm sống. Mỗi con vật, tùy thức ăn phù
hợp cho thân xác, mà biến hóa, tạo ra những phương tiện kiếm ăn riêng của mình.
Đây là tư hữu tự nhiên. Con chim hút nhụy hoa, cần có mỏ dài. Con sư tử dạng
chân ra đái để báo hiệu vùng đất săn thuộc tư hữu của mình. Người nông dân có
tư hữu cái liềm để cắt cỏ; anh ngư phủ có tư hữu tấm lưới để bắt cá. Không thể
tước đoạt những tư hữu PHƯƠNG TIỆN kiếm sống cá nhân.
TƯ HỮU là nền tảng phát
sinh hệ thống Kinh tế Tự do. Thực vậy, TƯ HỮU là điều tự nhiên. Mà khi những
phương tiện kiếm sống thuộc TƯ HỮU, thì hệ luận trực tiếp là phải có TỰ DO xử
dụng phương tiện, nếu không tư hữu không còn ý nghĩa.
Mỗi cá nhân tự kiếm sống
nuôi thân xác mình là điều tự nhiên và bó buộc. Phương tiện kiếm sống là tư
hữu, cách thế kiếm sống là do cá nhân quyết định trong một Môi trường sống chung
(Environnement Politico-Juridique) đòi hỏi phải có TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ cho
mỗi cá nhân. Nguyên tắc TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ là một điều tự nhiên, chứ không
đến từ một cấu trúc lý thuyết, từ một ý thức hệ nào. Một ý thức hệ, cấu trúc từ
suy tư của đầu óc, để bó buộc sự tự nhiên từ bản năng thân xác, đó là một điều
không thể chấp nhận.
Khi Quyền lực Chính trị,
nhất là quyền độc tài của một nhóm người, nhân danh một ý thức hệ, can thiệp
TRỰC TIẾP vào tư hữu và vào quyết định kiếm sống cá nhân, đó là điều không thể
chấp nhận. Dùng quyền lực Chính trị độc tài, dành độc quyền quản trị Kinh kế dù
trực tiếp hay gián tiếp qua những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, mà không bao cấp
cho cuộc sống thân xác cá nhân, đó là việc vi phạm vào bản năng tự nhiên kiếm
sống của từng người. Một CƠ CHẾ như vậy đối với Kinh tế là một CƠ CHẾ VÔ LƯƠNG.
Chúng tôi nói VÔ LƯƠNG bởi vì nếu cơ chế còn bao cấp, thì còn có lương
tâm.
Nguyên
tắc đòi hỏi bởi những ông tổ xây dựng
nền
Kinh tế Tự do Thị trường
Từ nền tảng cá nhân buộc
phải kiếm sống cho thân xác mình, từ bản năng tự nhiên TƯ HỮU phương tiện kiếm
sống, từ hệ luận trực tiếp là TỰ DO xử sụng phương tiện và từ tính cách ĐỘC LẬP
quyết định sinh hoạt Kinh tế của mỗi cá nhân, những ông tổ Lý thuyết gia đã xây
dựng hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường. Nguyên tắc được các ông Tổ đó nhấn mạnh
thiết yếu là KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP TRỰC TIẾP CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ. Cái nguyên
tắc thiết yếu này nhằm:
=>
Bảo vệ sự TỰ DO và tính cách ĐỘC LẬP của cá nhân trong sinh hoạt Kinh tế kiếm
sống cho chính thân xác của từng người (chứ không phải của ý niệm xã hội)
=>
Phát huy sáng kiến kiếm sống cá nhân và đẩy mạnh hiệu năng sinh hoạt kinh tế
=>
Tạo sự phát triển Kinh tế chung qua Thị trường Tự do trao đổi với sự cạnh tranh
hiệu năng của những cá nhân tham dự Thị trường.
Từ nguyên tắc này, những
Lý thuyết gia xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đã đồng nhất về vị trí
của Nhà Nước chỉ là Trung Lập hay Cảnh Sát (Etat Neutre ou Etat Gendarme).
Qua những Thế hệ, những
Lý thuyết gia sau đây giữ vững Nguyên tắc không cho Chính trị can thiệp TRỰC
TIẾP vào Kinh tế:
1) Thế hệ những Nhà Kinh tế Cổ điển Anh (les Classiques Anglais).
Đây cũng là những Ông Tổ sáng lập nền Kinh tế Tự do và Thị trường: Adam SMITH, David
RICARDO, Stuart MILL (Thế kỷ 17)
2) Thế hệ những Nhà Kinh tế Tân Cổ điển (cuối Thế kỷ 19-đdầu Thế
kỷ 20): Alfred MARSHALL, PARETTO, WALRAS
3) Nhà Toán học và Kinh tế gia lừng danh KEYNES sau cuộc Đại Khủng
hoảng Kinh tế 1929-1930. Ông tổ của Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG lấy phía Cầu (Demande)
hướng dẫn phía Cung (Offre).
4) Thế hệ học trò của KEYNES, hậu Keynes (Post-keynesiens): Paul SAMUELSON
(Giải Nobel Kinh tế 1970), FRIEDMANN. Đây là nhưng Giáo sư Kinh tế và Cố vấn
cho Hoa kỳ. Họ dậy tại Trường Kinh tế Harvard.
Không thể làm tréo cẳng ngỗng
hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia"
Mô hình Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG cho một Xã hội có Luật lệ, thì
những Luật lệ cho sinh hoạt Kinh tế phải do chính những tác nhân Kinh tế đồng
thuận theo nguyên tắc Dân chủ, nghĩa là phải tạo một Môi trường chính trị--LUẬT
PHÁP DÂN CHỦ PHÙ HỢP (Environnement politico--JURIDIQUE DEMOCRATIQUE ADEQUAT).
Những khuynh hướng Chính trị tìm cách ảnh hưởng lên những Luật lệ Kinh doanh,
nhưng nếu những Luật lệ này không những không theo chiều hướng nâng đỡ phát
triển Kinh tế, mà còn có tham vọng bắt những tác nhân Kinh tế phải phục vụ cho
quyền lợi đảng phái Chính trị của mình hay cho những cá nhân chính trị nắm
quyền hành cai trị, thì đó là vi phạm những nguyên tắc căn bản của một nền Kinh
tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG.
Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một
Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng,
hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng
toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG ! Nếu muốn tiến
tới nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG đích thực, thì buộc phải trao trả cho Dân quyền
định đoạt việc điều hành Xã hội, nghĩa là Dân thiết lập một Thể chế Dân chủ đa
nguyên đa đảng.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.08.2008. Cập nhật Geneva,
11.09.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích : Một số người vì phe
nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây
cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.