Nhà máy giấy An Hòa ở Tuyên
Quang gây ô nhiễm nghiêm trọng
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-11-28
2015-11-28
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Công ty CP giấy An Hòa
xả nước thải sản xuất nồng nặc mùi ra sông Lô, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm do doanh nghiệp gây nên lâu nay vẫn diễn ra tại
Việt Nam. Hiện nay, ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhà máy sản xuất giấy
của công ty cổ phần giấy An Hòa ở xã Vĩnh Lợi đang gây ra những mối nguy hiểm
cho người dân, nhất là ô nhiễm về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Người dân có khiếu nại nhưng chính quyền và công ty chưa giải quyết triệt để.
Những tác hại do nhà máy gây nên
Công ty cổ phần giấy An Hòa được thành lập từ năm 2002, chủ đầu tư
là nhà máy bột giấy và giấy An Hòa, từ khi công ty được thành lập và đi vào
hoạt động đến nay thì người dân tại xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến nói riêng hay người
dân huyện Sơn Dương nói chung đang phải “sống trong sợ hãi” vì sự ô nhiễm không
khí và nguồn nước do nhà máy bột giấy và giấy An Hòa thải ra.
Từ khi công ty được thành lập người dân tại địa phương cứ ngỡ cuộc
sống của mình sẽ khá lên, vì người dân sẽ có thêm được việc làm, nhưng không mà
theo người dân cho biết thì từ khi nhà máy đi vào hoạt động đã ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân bởi tiếng ồn, mùi hôi thối và khối
lượng lớn nước thải độc hại xả ra sông Lô, mà đây là nguồn nước chính cho tưới
tiêu nông nghiệp và ảnh hưởng tới nước ngầm ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân.
Một công nhân xin được giấu tên làm trong nhà máy vừa là người dân
địa phương chia sẻ những tác hại do nhà máy gây nên:
Nhà máy này không đơn thuần là nhà máy giấy mà trong nhà máy giấy
họ còn có nhà máy sản xuất Axit, nhà máy sản xuất Clo, nhà máy sản xuất một số
hóa chất khác nữa. Vì vậy chất thải họ thải ra mương cực kỳ độc.
-Một công nhân
-Một công nhân
“Nhà máy này không đơn thuần là nhà máy giấy mà
trong nhà máy giấy họ còn có nhà máy sản xuất Axit, nhà máy sản xuất Clo, nhà
máy sản xuất một số hóa chất khác nữa. Vì vậy chất thải họ thải ra mương cực kỳ
độc, Khi mà thải ra ngoài sông thì những phần bê tông mà ở cống được chảy với
mức độ mòn trắng rão ra. Cạnh đó có con cầu đến vào những buổi sáng sớm vào
những ngày trời mưa thì bất kể ai đứng ở trên con cầu đó thì có thể nhìn thấy
màu trắng xóa chảy dài hàng cây số, mà thậm chí bây giờ người dân ở phía dưới
con sông đó không ai giám ăn uống, tắm giặt ở nước đó nữa vì rất độc hại thậm
chí cá còn chết. Còn một việc nữa cái mùi thối của nhà máy giấy cách đó không
chỉ ngay đó ngửi thấy, mùi thối rất khó chịu từ hóa chất bay lên.”
Chị Hiền một người dân ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang dù cách
nhà máy đến gần 10km nhưng mùi hôi thối của nhà máy bay đến làm cho mọi người
luôn khó chịu, dù đi ngủ thì họ cũng phải đeo khẩu trang và mọi nhà đều phải
chuẩn bị thuốc đau đầu trong nhà.
“Từ khi nhà máy hoạt động hằng ngày hàng ngàn
khối nước thải chưa qua xử lý được thải xuống sông, trâu bò thì liên tục bị
bệnh đường ruột, chậm lớn, hoa màu thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn nước
chúng tôi uống cũng bị ảnh hưởng, không chết đói thì có ngày chúng ta sẽ chết
vì bệnh tật. Chúng tôi trước khi đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang, nhà nào cũng
phải mua thuốc đau đầu để trong nhà, chứ mùi hôi thối chúng tôi không chịu được”
Công ty cổ phần Giấy An Hòa (Tập đoàn Geleximco) tại Tuyên Quang.
Courtesy photo.
Chị Nguyễn Thị Mai bức xúc:
“Nước
này nó độc hại dân chúng tôi bao nhiêu năm nay chúng tôi phải chịu đựng mùi hôi
thối này không ăn không ngủ được, mà bây giờ sức khỏe của người dân từ trẻ con
đến người già khó thở. Lội xuống sông thì trâu ghẻ lở, đi ỉa, tháo đường, người
lội xuống chân tay ngứa ngáy hết không chịu được”
Không những là nước thải đó có hại cho người dân mà đã có công
nhân của công ty rơi xuống hổ chứa nước thải đó và bị bỏng đến 90% cơ thể, công
nhân này cho biết thêm:
“Vừa
rồi có một người của công ty An Hòa đã bị tai nạn do bị trượt chân và ngã xuống
một cái bể nước thải đó bỏng 90% toàn diện cơ thể”
Ý kiến của người dân
Từ khi nhà máy đi vào hoạt động thì người dân ở đây đã luôn sống trong
sợ hãi vì mùi hôi thối của nhà máy, người dân đã có phản ánh lên chính quyền và
nhà máy cũng như kêu gọi các báo đài trong nước về để giúp cho người dân có
tiếng nói nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết.
Theo công nhân cho biết thì người dân đã lên tận công ty để biểu tình,
phản đối công ty xả chất thải ra môi trường, cũng như tiếng ồn để giúp cho cuộc
sống người dân tốt hơn, nhưng ban lãnh đạo lại trả lời.
Anh công nhân này tiếp lời:
“Vừa rồi người dân xã Cấp Tiến họ đã biểu
tình trước cổng nhà máy giấy họ đã kêu gọi chính quyền nhưng mà chính quyền cũng không đáp trả
gì mà có UBND xã đáp trả rằng là đã gửi đơn lên nhưng mà không thấy xử lý. Các
báo đài của địa phương, của Việt Nam cũng có về, nhà báo pháp luật, nhà báo đài
truyền Việt Nam chỉ làm qua loa nhằm cán bộ lãnh đạo. Nhà máy giấy đã chống trả
lời người dân là do nhà máy đang hoạt động chưa có đủ kinh phí để tài trợ cho
việc đó, tài trợ để bồi thường.”
Vừa rồi người dân xã Cấp Tiến họ đã biểu tình trước cổng nhà máy
giấy họ đã kêu gọi chính quyền nhưng mà chính quyền cũng không đáp trả gì mà có
UBND xã đáp trả rằng là đã gửi đơn lên nhưng mà không thấy xử lý.
-Một công nhân khác
-Một công nhân khác
Chị Nguyễn Thị Mai cho biết thêm:
“Dân
chúng tôi lên công ty 4 lần rồi nhưng vẫn chưa có kết quả”
Về cách xử lý rác thải của công ty thì công nhân này cho biết
thêm:
“Hệ thống xử lý nước thải
của công ty quá đơn giản, nước thải này thải ra ngoài này sẽ được chảy một lối
thu, họ nói là xử lý sinh học nhưng thực ra cái hồ này là cái hồ tự nhiên mà
thải hóa chất ra đó thì chả có cách nào khác ngoài việc ngưng lại đó, lắng lại
rồi ngấm xuống lòng đất. Khi mà ban đêm vào những ngày trời mưa thì họ thải ra
ngoài sông.”
Ý kiến của chính quyền
Để tìm hiểu thông tin về việc xử lý rác thải chúng tôi có liên lạc
với ông Hồ Hồng Kỳ nguyên giám đốc công ty nhưng ông từ chối hợp tác, vào năm
2013 công ty đã bị phạt 227 triệu đồng vì đã xả trộm nước thải chưa qua xử lý
ra môi trường, nhưng hiện nay tình trạng đó vẫn tiếp tục được diễn ra.
Chúng tôi có liên lạc với ông Phan Đức Chính nguyên chủ tịch xã
Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và ông cho biết:
“Việc
phản ánh của người dân về việc công ty An Hòa xả nước thải chưa xử lý ra môi
trường là có cơ sở và điều này đã diễn ra khá lâu rồi, chúng tôi đã yêu cầu
công ty có chế độ hỗ trợ cho bà con cũng như cần xử lý rác thải trước khi được
xả ra môi trường nhưng đến nay sự việc chưa được giải quyết một cách triệt để”
Ông Phan Đức Chính cũng nói với chúng tôi rằng việc xây dựng nhà
máy vừa tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng việc xử lý rác thải cũng như
xử lý về nguồn nước để đảm bảo cho cuộc sống của người dân đang là một câu hỏi
lớn mà công ty / nhà máy phải trả lời.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.