SO SÁNH NĂNG SUẤT GIỮA 2 NỀN
KINH TẾ TỰ DO & KINH TẾ
CHỈ HUY
Geneva, 20.11.2008. Cập nhật Geneva,
29.10.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chúng
tôi viết bài này đúng trong lúc các nước họp bàn nhiều về những biện pháp mà
Nhà Nước có thể can thiệp vào nền Kinh tế Tư bản Tư doanh đang gặp cơn Khủng
hoảng Tài chánh và có những triệu chứng lan sang Lãnh vực Kinh tế thực.
Trước
cuộc Họp Thượng đỉnh G20 tại Hoa Thịnh Đốn ngày 15.11.2008, TT.Pháp SARKOZY hô
hào vận động theo khuynh hướng Xã hội cho một sự can thiệp mạnh của một Tổ chức
Hoàn cầu nhằm Kiểm soát và Điều hợp hê thống Ngân Hàng/ Tài chánh Thế giới.
Tham vọng này đã bị phản đối mạnh bởi Hoa kỳ và Gia Nã Đại.
Bản
Thông Cáo chung của cuộc Họp G20 kết luận: “Nous devons poser les
fondations d’une réforme qui nous aidera à garantir qu’une crise mondiale comme
celle-ci ne se reproduira pas” (Chúng ta phải đặt những nền tảng của một cuộc
cải cách để giúp chúng ta bảo đảm rằng một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng
hoảng này sẽ không xẩy ra nữa) (Journal LE TEMPS Suisse Lundi
17.11.2008, p. 3). Nhưng cũng trong số Báo này, ý kiến của TT.BUSH khẳng định
như sau: “Cette crise n’est pas l’échec de l’économie de marché, et la
réponse n’est pas de réinventer le système” (Cuộc khủng hoảng này không phải là
sự thất bại của Kinh tế Thị trường, và câu trả lời không phải là đi phát minh
một hệ thống mới).
Tờ
báo còn tường thuật rằng: “La semaine dernìere, en prévision de la
rencontre, George BUSH avait ardemment défendu les vertus du capitalisme
et du libre marché” (Tuần vừa rồi, như để sửa soạn cho cuộc Họp, George BUSH đã
chống đỡ mạnh mẽ cho những lợi điểm của nền Kinh tế Tư bản và cho Thị trường tự
do) (Journal LE TEMPS Suisse Lundi 17.11.2008, p. 3).
Ngay
cả Trung quốc, một nước chủ trương Chỉ huy Tập quyền Kinh tế, cũng không biết
một sự kiểm soát và điều hành Kinh tế hoàn cầu theo kiểu nào. Oâng Jin LIQUN,
Chủ tịch Tập đoàn China Investment Corp.’s, đã tuyên bố: “China doesn’t
have the answers on how to create a proper global regulatory regime” (Trung
quốc không có những câu trả lời về việc làm thế nào để sáng tạo ra một chế độ
điều hành tổng quát đúng đắn) (THE WALL STREET JOURNAL, Tuesday
November 18, 2008, p.22)
Trong
hai bài 06 và 07 liền trước đây, chúng tôi đã phân tích về sự yếu kém năng suất
của những Công ty quốc doanh và về những biến chứng thua thiệt khi có sự nhúng
tay của quyền lực chính trị vào Kinh tế. Bài số 08 này nói về NĂNG SUẤT CAO
(PRODUCTIVITE ELEVEE) CỦA NỀN KINH TẾ TƯ DOANH trong tinh thần mà Hoa kỳ và Gia
Nã Đại bảo vệ trong cuộc họp G20 tại Hoa Thịnh Đốn ngày 15.11.2008.
Những
khía cạnh sau đây được đề cập:
=>
Mấy tỉ dụ dẫn nhập
=>
Thưởng công và Chế tài Nhân lực
=>
Cập nhật hóa những phát minh
=>
Quản trị Chi tiêu theo chiều hạ giá thành
Mấy
tỉ dụ dẫn nhập
Ở
cái thời Kinh tế Chỉ huy toàn diện tại Liên xô, người ta thấy nông dân làm việc
trong các Kolkhoz và Soukhoz không gạt hái được nhựng hiệu năng như các Chương
trình Ngũ niên hoạch định. Nhà nước Công sản tìm đủ mọi cách để có thể làm tăng
năng suất của nông dân. Nhà nước nêu những khẩu hiệu như “Anh hùng lao động”,
tặng huy chương để kích thích nông dân làm việc. Nhưng năng suất vẫn kém
bởi vì huy chương không đủ sức kích thích để nông dân làm việc ngày đêm. Nhà
nước lại dùng biện pháp kiểm soát do những cán bộ nông nghiệp, nhưng nông dân
vẫn tìm được cách để trốn việc. Cuối cùng, Nhà nước cấp cho nông dân mấy sào
ruộng riêng và con bò cái. Tự nhiên ruộng riêng có rau cỏ mọc tươi tốt trong
khi ấy ruộng nhà nước thì cây cối khô cằn. Con bò riêng thì béo tốt, mang bọng
sữa lớn. Nông dân làm việc đêm ngày cho ruộng riêng, chăm nuôi kỹ càng con bò
cái của riêng mình.
Người
ta thường kể rằng con gái Nga có thân người rất đẹp, nhưng thiếu nụ cười, mặt
chằm dằm vô duyên. Họ làm việc trong các Hợp Tác Xã của Nhà nước, thì cần gì
phải cười để dụ khách hàng đến mua. Con gái làm việc trong các Tiệm của Kinh tế
tự do và tư nhân, thì phải luôn luôn cười duyên để chiều khách hàng và được
thưởng công.
Thưởng
công và Chế tài Nhân lực
Hai
tỉ dụ cho thấy rằng khi làm việc cho mình và kết quả của những cố gắng thì mình
được hưởng, lúc đó mới có sự cố gắng tăng năng suất.
Trong
nền Kinh tế Tự do và Thị trường, điều căn bàn là Tư hữu. Khi làm việc, ai cũng
mong chiếm tư hữu cho mình. Tư hữu để bảo đảm cuộc sống cho chính mình khi
còn sức làm việc hay khi về già; tư hữu để bảo đảm cho con cháu. Đó là động lực
chính yếu để tăng năng suất.
Khi
một công nhân làm việc, tăng năng suất tốt, thì tăng lương, đó là sự thưởng
công, khuyến khích tăng thêm năng suất. Cái huy chương “Anh hùng lao động”
không đủ sức hấp dẫn để làm tăng năng suất. Điều làm cho một người chơi tennis
cố gắng tập luyện, không phải là cái cúp, mà nhìn qua cái cúp ấy, anh ta lãnh
được bao nhiêu tiền làm tư sản.
Cũng
vậy, đứng về mặt tiêu cực, thì cũng chính cái tư hữu chế tài những ai kém năng
suất làm việc. Ai làm việc kém năng suất, thì giảm lương hoạc sa thải, nghĩa là
mất lương.
Đến
đây, tôi nhớ đến một tỉ dụ bản thân. Khi là sinh viên, tôi thường đi làm việc
trong các Tiệm ăn để kiếm tiền. Một buổi đêm, tôi phải lau chùi bếp đến một giờ
sáng. Oâng chủ đến ôm lấy tôi và nói rằng ông thương tôi lắm. Làm việc thêm giờ
và đang mệt, tôi bực mình nói với Oâng rằng tôi đến đây làm việc không phải vì
ông thương tôi hay không mà chỉ vì đồng lương không hơn không kém. Oâng trả
thêm lương, thì tôi làm việc đến 2, 3 giờ sáng cũng được mà không biết mệt,
không cằn nhằn gì cả.
Cập
nhật hóa những phát minh
Lịch
sử phát triển Kinh tế là Lịch sử áp dụng những khám phá khoa học vào Lãnh vực
sản xuất Kinh tế. Đây là vấn đề xử dụng Chất Xám làm tăng hiệu năng của bắp
thịt nhân lực. Kỹ nghệ hóa sản xuất có nghĩa là xử dụng những máy móc vào tiến
trình sản xuất để làm tăng hẳn lượng sản xuất.
Cuộc
Cách Mạng Kinh tế của Anh quốc là do áp dụng khám phá khoa học về Máy Hơi nước
vào tiến trình sản xuất, vào phương tiện phân phối hàng hóa. Kinh tế Anh quốc
đứng hàng đầu Thế giới hồi ấy là do sự áp dụng này.
Ngày
nay tốc độ chu kỳ dịch vụ tăng thần tốc là do việc áp dụng khám phá về điện tử
vào các xí nghiệp. Hãy so sánh thời xử dụng Telex, Fax và E-Mail hiện nay.
Trong
mọi lãnh vực hoạt động Kinh tế, tỉ dụ ngay nông nghiệp chẳng hạn, người ta tìm
đủ mọi cách để cơ giới hóa.
Những
Công ty lớn trên Thế giới sống còn là do sự mau chóng áp dụng những khám phá
Khoa học vào Tiến trình sản xuất của mình. Chỉ cần chậm áp dụng những khám phá
khoa học, thì đã bị những Công ty khác lấn át trong cạnh tranh để mình có thể
đi đến phá sản.
Quan
sát những nước trên Thế giới, người ta thấy rõ rệt rằng những Quốc gia chủ
trương nền Kinh tế tư sản và thị trường tự do là những nước có đà áp dụng những
khám phá khoa học vào Tiến trình sản xuất Kinh tế mau mắn nhất: Hoa kỳ, Nhật,
Nam Hàn, Đức, Pháp...
Quản
trị Chi tiêu theo chiều hạ giá thành
Paul
SAMUELSON khi nói về lợi nhuận trong nền Kinh tế cạnh tranh thị trường đã đưa
ra như một Định lý: ”Trong dài hạn, Lợi nhuận tiến đến chiều hướng triệt
tiêu”, nghĩa là:
Lợi
Nhuận = Giá Bán - Giá
Thành = 0
Thực
vậy, ở Thị trường cạnh tranh, rất khó lòng tăng giá bán để có Lợi nhuận cao. Vì
vậy việc quan trọng là phải quản trị Giá Thành, phải căn cơ Chi Tiêu để hạ Giá
Thành xuống thấp để làm tăng Lợi nhuận.
Những
Công ty quốc doanh không có sự cố gắng căn cơ quản trị này bởi vì họ chi tiêu
tiền của Nhà Nước, “tiền chùa”, nên không những không có sự thương xót mà còn
tiêu xài lãng phí hoặc cát xén bỏ vào túi riêng mình nữa. Trong nền Kinh tế tư
doanh, chi tiêu là chi tiêu tư hữu của mình, nên tất nhiên không thể không căn
cơ.
Nếu
nói Lợi nhuận là mức đo tổng quát hiệu năng Kinh tế của một Công ty, thì chính
những Công ty tư doanh mới có hiệu năng cao được.
Đứng
về mặt lợi ích xã hội cho quần chúng tiêu thụ, thì việc quản trị giá thành theo
chiều hướng giảm xuống là một hiệu năng quan trọng cho một nền Kinh tế. Sự thua
kém năng suất, hiệu năng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy đối với nền Kinh tế
tư bản thị trường tự do là ở phương diện này.
Nói
rằng nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy không có Khủng hoảng bởi vì họ có phát triển
đâu mà có khủng hoảng. Còn nói rằng Kinh tế Tự do Thị trường có khủng hoảng bởi
vì họ đã tiến triển lên mức độ cao, nên khi giảm sút xuống một chút, thì gọi đó
là khủng hoảng.
Geneva, 28.08.2008. Cập nhật Geneva, 29.10.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch
lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC
LIÊN như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.