Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, January 18, 2016

TGCD – Cai thầu từ thiện


        

MOT Y CHI CHONG CONG
               MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG

 

Khai Thác Người Khổ Nạn, Lạm Dụng Lòng Nhân Từ để Trục Lợi

Đỗ Văn Phúc
Con người sinh ra, đại đa số có lòng nhân từ, biết xúc cảm trước cảnh thương tâm của đồng bào, đồng loại. Đạo Phật dạy từ bi, đạo Chúa dạy bác ái, đạo Khổng dạy nhân từ. Nói chung, tôn giáo dạy con người biết yêu thương, chia sẻ đối với tha nhân. Dân tộc Việt Nam thấm nhuần đạo lý này từ hàng ngàn năm, thể hiện qua hàng chục câu ca dao, tục ngữ mà tiêu biểu là:
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn
charity_1057022cl-8 (1)

Nếu chúng ta may mắn được có cuộc sống bình thường, no đủ, tay chân lành lặn… chúng ta đã quá hạnh phúc so với hàng chục, hàng trăm triệu người khác trên thế gian đang đói khổ, bệnh tật, chịu tai trời ách nước, chiến tranh, dịch hoạ… đến tan tác gia đình, mất nhà mất cửa…

Ngay tại nước Mỹ chúng ta đang sống, có gần 47 triệu người tức 15% dân số được phân loại nghèo, trong đó gần 21 triệu được xếp vào loại nghèo cùng cực, lợi tức của họ không bằng phân nửa lợi tức ấn định cho giới nghèo khó. Có đến 50% số gia đình đang sống dựa trên tiền an sinh xã hội; có 1 trong 6 người không có thực phẩm dọn lên bàn ăn của gia đình, gần 50 triệu người đang lãnh trợ cấp thực phẩm (Foodstamps). 

Cũng có hàng triệu người không nhà, phải vất vưởng ngoài vỉa hè, dưới gầm cầu; ngay cả trong mùa đông buốt giá. Con số cựu quân nhân thương tật, trẻ em bệnh hoạn hiểm nghèo, người già cô đơn … cũng lên tới con số triệu.
Vì thế, nhịn đi một ít tiền tiêu xài hay bỏ ra chút công sức để đóng góp vào các công tác từ thiện là việc cần phải làm. Một mặt chung tay xoa dịu phần nào nỗi đau khổ của đồng loại, một phần là tạo cái đức cho bản thân.

Chúng tôi vô cùng khâm phục và tán trợ những nhà từ thiện thực tâm đã thay chúng ta đứng ra làm công việc cao quý này.
Nhưng chúng tôi cũng rất phẫn nộ đối với những kẻ đê tiện, đã khai thác sự đau thương của nạn nhân và lợi dụng lòng thương người để trục lợi cho bản thân và gia đình. Họ không khác gì những con kên kên chuyên rỉa rói trên xác chết.
1.- Hoạt động từ thiện tại Hoa Kỳ
Chúng tôi không có đủ điều kiện để tham khảo chi tiết về công việc từ thiện ở các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ. Nhưng có thể nói không sai rằng dù đánh giá theo tiêu chuẩn nào, Hoa Kỳ cũng là nước hào phóng nhất trên thế giới.

Theo đánh giá tổng quát, Hoa Kỳ đứng đầu, kế đó là Ireland, Australia, New Zealand, Anh, Hoà Lan, Canada, Sri Lanca, Thailand, và xin đừng ngạc nhiên, nước đứng thứ 10 là Laos! Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/2011/12/19/world-giving-index-us-ran_n_1159562.html.
Một báo cáo dựa trên các yếu tố khác (tỷ lệ dân số đóng góp cho từ thiện, góp thì giờ tình nguyện vào công tác, và sẵn lòng giúp đỡ người lạ) thì ghi nhận Myanma (tên cũ là Burma, Miến Điện) cũng theo sát Hoa Kỳ trong danh sách các quốc gia giàu nhân ái (Có đến 91% người dân Myanma tham gia từ thiện)

Nếu dựa trên tỷ lệ tiền cho từ thiện so với tổng sản lượng quốc gia (GDP), thì Hoa Kỳ cũng đứng đầu (1.85%), theo đó là Israel (1.34%) và Canada (1.17%)
Trong nước Mỹ, theo sự đánh giá dựa vào tỷ lệ tiền cho từ thiện trên lợi tức cá nhân thì 5 tiểu bang giàu lòng nhân ái nhất tại Mỹ là Utah (10%), District of Columbia (7.7%), Mississippi (72.%), Alabama (7.1%), và Tennessee (6.6%).
http://www.forbes.com/sites/williampbarrett/2015/12/09/the-largest-u-s-charities-for-2015/
http://abcnews.go.com/Business/generous-states-charities-lean-republican/story?id=17030246
Người Mỹ ngoài đóng góp tài chánh, đã tình nguyện tham gia vào các công tác từ thiện. Năm 2013, có 64.5 triệu người lớn góp 7.9 tỷ giờ lao động. Nếu tính trung bình mỗi giờ có giá trị 22.55 đô la, thì số tiền tương đương của lao động tình nguyện lên đến 175 tỷ đô la.

Công việc tình nguyện này trong các lãnh vực: tôn giáo (34.2%), giáo dục (26.5%), phúc lợi xã hội (14.4%), y tế (8%).
Quý vị có nghĩ rằng người giàu nhiều lòng từ thiện không? Câu trả lời là KHÔNG.

Dĩ nhiên không kể đến vài vị tỷ phú đã hiến tặng phần lớn tài sản cho công tác từ thiện. Chúng ta chỉ nói đến giới giàu có nói chung mà thôi.
Theo tài liệu của Sở Thuế Vụ (IRS), năm 2008, giới trung lưu nghèo có lợi tức khoảng 50 đến 75 ngàn đô la mỗi năm, đã cho từ thiện trung bình 7.6% lợi tức của họ. Họ đóng góp 135 tỷ đô la trên tổng số 214 tỷ đô la, tức là gần 2/3 tiền đóng góp do cá nhân. Trong khi đó giới giàu có lợi tức trên 100 ngàn đô la chỉ cho đi khoảng 4.2% của lợi tức, những người có lợi tức trên 200 ngàn đô la còn cho ít hơn; chỉ 2.8% tiền làm được trong năm của họ.
Trong phạm vi quốc tế, chính phủ Hoa Kỳ hàng năm viện trợ đến các nước khác một cách rộng rải như viện trợ kinh tế (32 tỷ trong năm 2013), nhân đạo (30 tỷ vào năm 2013, dự trù chi 37.9 tỷ trong năm 2016). Các nuớc thụ hưởng nhiều là Nam Á, Đông Phi, Tây Nam Mỹ. Kế đó là Trung Cộng, Trung Á, Đông Âu, Tây Phi, Đông Nam Mỹ cũng có phần. Ngoài viện trợ hàng năm, Hoa Kỳ còn giúp đỡ đặc biệt hậu hỉ sau các thiên tai lớn như sóng thần, động đất, cũng như nạn nhân chiến tranh…
Trong nước, mỗi năm, dân Mỹ hiến tặng hàng trăm tỷ đô là cho các tổ chức từ thiện (để giúp người trong nước và cả ngoài nước Mỹ). 

Năm 2014, số tiền lên tới 358.38 tỷ đô la. Trong đó, tiền do cá nhân hiến tặng là 258.51 tỷ (72%), Kế đó là từ các tổ chức (53.97 tỷ, 15%)), tặng dữ từ các di chúc (28.13 tỷ, 8%), và do các công ty tổ hợp (17.77 tỷ, 5%). Tính trung bình, mỗi gia đình người Mỹ đóng góp $2874.00 cho các tổ chức từ thiện.

Số tiền được phân phối như sau: 32% dành cho các hoạt động tôn giáo, 15% dành cho giáo dục, 12% dành cho các dịch vụ nhân đạo, và 8% dành cho dịch vụ y tế.
Năm 2013, 100 tổ chức từ thiện lớn nhất đã báo cáo rằng số tiền tặng dữ qua online gia tăng 13% so với năm trước.
Năm 2012, các tổ chức từ thiện công cộng báo cáo số lợi nhuận tổng cộng lên đến 1.65 ngàn tỷ đô la, sau khi trả chi phí lên đến 1.57 ngàn tỷ. Tài sản của họ là trên 3 ngàn tỷ đô la.
Xin kể ra 5 cơ quan từ thiện lớn nhất ở Hoa Kỳ (không kể Red Cross là tổ chức quốc tế):
United Way thu được 3.87 tỷ đô la trong năm 2014, Salvation Army thu được 2.12 tỷ, Feeding America, thu được 2.02 tỷ, Task Force for Global Health, thu được 1.61 tỷ trong năm 2015, và St. Jude Children’s Research Hospital thu được 1.08 tỷ.
Vì số tiền cho từ thiện lớn như thế, nên những kẻ hoạt đầu trục lợi đã nhìn thấy đây là một loại hình dịch vụ kinh doanh nhẹ nhàng và béo bở nhất. Vào tháng 5, 2015, người ta tổng kết có đến 1,521,052 tổ chức từ thiện trên toàn nước Mỹ.

2.- Tiền quyên góp của các tổ chức từ thiện đi về đâu?:
Trước đây, các tổ chức từ thiện thường gửi thư đến tận nhà để xin tiền. Họ dùng những lá thư của những nhân vật nổi tiếng như tài tử, ca sĩ, các chính khách… Trong thư luôn kèm một món quà nhỏ là những tờ label in sẵn tên và địa chỉ của người nhận thư. Họ chỉ xin một cách khiêm tốn chừng 10, 20 đô la thôi.
Sau này, các tổ chức lớn quảng cáo thường kỳ trên các đài truyền hình với những hình ảnh sinh động đánh mạnh vào từ tâm của người xem.
Hình ảnh những trẻ em có đôi mắt ngây thơ, nhưng ốm đói, rầu rỉ bên vách nhà rách nát. Những em bé tật nguyền ngồi trên chiếc xe lăn hay mang tay chân giả. Những chiến binh tàn tật run rẩy, co giật thân thể bên cạnh vợ và con thơ đang đứng nhìn với đôi mắt cảm thương nhưng bất lực. 0225_Winter2014_EconomicDog_L_300x250_01Tổ chức ASPCA thì đưa lên màn ảnh hình ảnh những con chó, mèo bị rách da, thối thịt, mắt thẩn thờ đứng trong cái chuồng rách rưới bẩn thỉu để xin tiền những người yêu thương súc vật mà ở Hoa Kỳ thì không thiếu những người này.
Họ dùng hình ảnh những phụ nữ hiền hậu có giọng nói buồn cảm, tha thiết đệm bằng những nốt nhạc buồn thê lương

Phân phối tiền quyên góp

Trong một phóng sự đặc biệt trên truyền hình Mỹ ABC giữa năm 2009, các phóng viên đã điều tra thật sâu, thật kỹ các tổ chức từ thiện cho Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, và đi đến kết luận rằng đa số tiền quyên góp từ các người hảo tâm thường đi vào túi các ông bà giám đốc, hoặc lương thiện hơn, là vào các chi phí hành chánh. Số tiền đến tay người thụ hưởng rất thấp. 

Có vài tổ chức bất lương mà phóng viên có nêu ra tên tổ chức, gần như 90% tiền quyên được là dành cho chi phí hành chánh, chi phí tổ chức trong đó việc trả lương, tiền thưởng cho các vị trong ban Giám đốc mà thường các chức vụ chóp bu là của vợ chồng, con cái chia nhau nắm giữ. 

Họ có toàn quyền tự ấn định mức lương lên tới hàng triệu, hàng trăm ngàn đô la. Họ dùng tiền quyên góp để trả tiền cho những khách sạn loại sang, những chuyến du chơi ngụy trang dưới danh nghĩa công tác, những chiếc xe sang trọng cho ban Giám đốc, mua sắm đồ dùng trong nhà vân vân. Thậm chí, có vị giám đốc dùng tiền để bao cho các bồ nhí tại các thành phố mà họ có đi qua công tác.

– Chi phí quảng cáo, điều hành, thường chiếm từ 50% đến 68%. Là tiền dùng trả cho các đài Truyền hình, truyền thanh. báo chí. Chi phí vận chuyển, khách sạn, ẩm thực của các nhân viên… Những chương trình quyên góp từ thiện do người Việt tổ chức thường kết hợp với các buổi tiệc tùng, văn nghệ, dạ vũ… mà chi phí cho nhà hàng, ca sĩ, trang trí… có khi chiếm đến 70 đến 90% số tiền thu được.
– Trả lương nhân viên: Trong khi lương của một chuyên viên kỹ thuật cao cấp chỉ trên dưới một hai trăm ngàn đô la mỗi năm, thì những tổ chức từ thiện trả cho giám đốc ba bốn trăm ngàn đô la mỗi năm, chưa tính tiền bonus, tiền hưu, các benefits. Lương này ngang bằng lương giám đốc các công ty lớn mà lợi nhuận là do sản xuất, đầu tư chứ không phải từ tiền túi của những nhà hảo tâm. Có nhiều tổ chức mang tính chất gia đình, trong đó cha mẹ con cái chia nhau các chức vụ then chốt và tự ấn định lương cho mình.

Có 8 tổ chức từ thiện ấn định lương cho giám đốc trên 1 triệu đô la mỗi năm. Cao nhất là ông Craig B. Thompson, Giám đốc tổ chức Memorial Sloan Kettering Cancer Center ở New York, lãnh lương $2,944,926. Kế đó là ông John H. Noseworthy Giám đốc Mayo Clinic ở Rochester, Minn., lãnh $1,900,297; và ông Edward J. Benz Jr., Dana-Farber Cancer Institute, $1,495,477. Các Giám đốc những tổ chức có lương từ 400 đến 500 ngàn mỗi năm là: Wounded Warriors Project là 473,000, Cranbrook Educational Community là $429,152/năm; Hoag Hospital Foundation là $395,719.

– Cách đây vài năm, trong một chương trình đặc biệt về các tổ chức từ thiện cho cựu quân nhân, thương phế binh, phóng viên điều tra đã nêu lên con số tiền mà nhiều tổ chức dùng cho người thụ hưởng rất ít so với thu nhập. Có nơi chỉ dùng dưới 1%. Nhiều người đã tỏ ra e ngại rằng phóng viên có lầm lẫn gì chăng. Vì đâu đến nỗi người ta tệ bạc đến thế. Nhưng trong đoạn dưới đây, quý vị sẽ thấy tổ chức WWP chỉ dùng chưa tới 3 phần ngàn (Xin nhắc lại ba phần ngàn) dành cho thương phế binh.
3.- Vài trường hợp điển hình
1.- Dùng tổ chức từ thiện để hỗ trợ cho khủng bố:
Tổ chức Pearl of Hope đã dùng hình ảnh các trẻ em bị thương tích để kêu gọi quyên góp giúp cho các dịch vụ y tế, giáo dục nhắm vào trẻ em Syria và Palesting. Vào tháng 11 năm ngoái, tổ chức này đã bị đóng cửa vì bị phát hiện là dùng tiền để tài trợ cho tổ chức khủng bố. Cơ quan an ninh Pháp đã có bằng cớ tên cầm đầu tổ chức là Nabil Ouerfelli chiến đấu trong hàng ngũ Jihad ở Syria.
2.- Dùng từ thiện cho Thương Phế Binh như cơ sở kinh doanh lấy lời:
wwp1Tổ chức Wounded Warriors Project mà quý vị có thể thấy hàng ngày trên các đài truyền hình Quốc Gia, kêu gọi đóng góp giúp đỡ cho các quân nhân bị tàn phế do chiến thương. Họ dùng hình ảnh những người lính chiến đấu can trường trên các mặt trận phối hợp cùng hình ảnh sau khi bị trọng thương, bị liệt, cạt tay chân… đang vất vả chiến đấu với thương tật trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nhìn những hình ảnh này mà không xúc động, nhất là những người yêu nước biết nghĩ tới công ơn các chiến sĩ đã hy sinh thân thể cho đất nước. Họ chỉ xin có $19 mỗi tháng tức chỉ khoảng 63 xu mỗi ngày.
Vừa qua, những cựu chiến binh đã tỏ ra chấn động khi trang mạng thedailybeast.com phanh phui những chi tiết về tài chánh của tổ chức này. Việc tìm kiếm các dữ liệu này không đến nỗi khó khăn, nhưng rất mất thì giờ. Chúng ta có thể vào trang web của Cơ Quan Thuế Vụ tìm các mẫu khai thuế 990 (dành cho các tổ chức Bất Vụ Lợi)

Dưới đây là sơ kết tiền thu, chi của tổ chức này trong hai năm 2013 và 2014
Năm Thu Chi Lời Sử dụng cho tổ chức Chia cho Thương Binh Tiền dư?
2013 234,682,943 158,073,943 76,609,000 16,849,420 853,365 58,906,215
2014 342,066,114 248,005,493 94,060,675 41,305,308 804,393 51,950,974
Cộng 576,749,057 406,079,436 170,669,675 58,154,728 1,657,758 110,857,189
Số tiền quyên góp trong hai năm qua là 576,749,057 đô la, sau khi trả chi phí hết 406,079,436 đô la, thì lời được 170,669,675 đô la. Trả chi phí trong tổ chức hết 58,154,728 đô la, thì còn lại 112,514,947 đô la.
Mượn danh nghĩa thương binh để quyên góp, họ đã dành bao nhiêu tiền để giúp các thương binh này?
Xin thưa chỉ có 1,657,758 đô la, tức chưa tới ba phần ngàn của số tiền họ quyên được.
Vậy dư số tổng cộng trong 2 năm là 110,857,189 đô la chạy về đâu?
Hỏi là trả lời!
Đó là chưa tính đến tiền trả lương cho ba vị Giám đốc đầu não (chưa tính bonus, hưu liễm, bảo hiểm của họ). Số tiền này đã tính vào mục chi phí của tổ chức:
Steven Nardizzi, CEO: $375,000.00 (2013), $473,015.00 (2014)
Albion Giordano, Phó Giám Đốc: $337,500.00 (2013), $369,030.00 (2014)
Jeremy Chwat, Giám Đốc về Chương Trình (Chief Program Officer): $218,267.00 (2013), $262,750.00 (2014)
Nguồn: http://www.thedailybeast.com/articles/2015/05/04/wounded-warrior-charity-unleashes-hell-on-other-veteran-groups.html
Cũng do cạnh tranh nhau, tổ chức Wounded Warrior Project (WWP) đã từng đệ đơn kiện những tổ chức khác có cùng mục đích quyên góp cho thương phế binh với những lý do nhỏ nhặt như tên gọi, hình ảnh cầu chứng gần giống nhau . Điển hình là tổ chức Keystone Wounded Warriors wwp2(KWW) có trụ sở tại Pennsylvania. Phía bị kiện đã phải chi trả hết $72,000 trong hai năm để chống đỡ, trong khi lợi nhuận của tổ chức này chỉ khoảng hơn 200,000 trong năm 2013 (chỉ bằng nửa tiền lương ông Steven Nardizzi, giám đốc WWP.)
Source: http://dailyheadlines.net/2015/11/wounded-warriors-execs-make-out-like-bandits-actual-wounded-warriors-not-so-much/#
3.- Dùng từ thiện giúp trẻ em bị ung thư để làm giàu.
Tổ chức từ thiện giúp cho trẻ em bị ung thư máu, National Children’s Leukemia Foundation (NCLF), mà mục tiêu đề ra là “Make a Dream Come True” với chuơng trình là thực hiện ước nguyện của các bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi, thu xếp cho những cuộc du lịch gia đình, giúp các em giao thệp với những tài danh và những yêu cầu khác. (the wishes of young cancer patients, arranging family trips, tours, introductions to celebrities and other requests.)

Văn phòng Bộ Tư Pháp New York đã kiện tổ chức Từ Thiện này nhằm mục đích xoá bỏ nó và thu hồi số tiền mà họ đã quyên góp qua những cách vận động man trá. Theo hồ sơ kiện, có đến 83% của số tiền gần 10 triệu quyên được khai là chi trả cho những người fundraisers chuyên nghiệp, trong khi chưa tới 1% (57,541 đô la) dùng để giúp đỡ bệnh nhân. Nguời sáng lập tổ chức là ông Zvi Shor được trả khoản lương 600 ngàn mỗi năm, cộng với gần 613 ngàn tiền thưởng và hơn 100 ngàn tiền cho quỹ hưu trí (tổng cộng hơn 1 triệu ba tram ngàn mỗi năm). Hồ sơ cũng nêu ra việc tổ chức đã chuyển số tiền 655 ngàn cho một tổ chức của người em gái ông Shor, được biện minh là tiền dùng để nghiên cứu.
Bộ Trưởng Tư Pháp New York Eric Schneiderman đã kết luận rằng: “Không có gì xấu xa hơn việc móc túi hàng triệu đô la từ những người có lòng thương đối với các trẻ em bị mắc chứng bệnh chết người.”
4.- Vài ý kiến chọn lựa tổ chức đứng đắn, bảo đảm tiền của mình được tặng vào đúng chỗ.
Dứt khoát phải tham gia công tác từ thiện, coi đó là một nghĩa vụ đối với tha nhân. Chúng tôi không ở vị thế có thể giới thiệu với quý vị những tổ chức nào đáng tin cậy nhưng xin gợi ý để quý vị có thể tránh bị lợi dụng

1) Cẩn thận đối với những tổ chức có tên gọi na ná giống nhau. Việc lường gạt này cũng như trong thương trường, có nhiều sản phẩm sử dụng tên những thương hiệu có tiếng, và chỉ thay đổi một đôi chút để tránh bị kiện vì ăn cắp trade mark. Trước khi quyết định, hãy biết chắc mình nhận đúng danh xưng của cơ quan từ thiện mà mình biết là đúng đắn. Ví dụ như ở trên, có rất nhiều tổ chức cho cựu quân nhân cùng có tên Wounded Warriors; nhưng việc sử dụng tiền quyên góp thì khác nhau một trời một vực.
2) Tránh cho tiền khi được xin tại chỗ (on-the-spot donation) do những tổ chức không nghe đến tên. Việc quyên góp này xảy ra rầm rộ vào các dịp lễ lớn tại những nơi công cộng như siêu thị, khu buôn bán… mà người bị chận lại để xin thường nể vì, khó lòng từ chối.
Cũng tránh việc cho tiền những cơ quan dùng điện thoại hay gửi thư để xin xỏ.

3) Đừng để bị cảm xúc trước những lời van nài ngọt ngào, tha thiết. Những tổ chức đứng đắn không cần xài đến những trò rẻ tiền này.
4) Lời khuyên tốt nhất là quý vị nên tự tìm hiểu những cơ quan thiện nguyện. Những tổ chức đứng đắn luôn minh bạch trong tài chánh. Họ công khai tất cả các mục chi tiêu trong tờ khai thuế và các văn bản gửi cho các cơ quan như Best Business Bureau (BBB), Charity Navigator, Guidestar hoặc Charity Watch. Quý vị có thể biết rất rõ khi truy tìm qua các mẫu khai thuế của họ (Form-990) trong trang của Sở Thuế Vụ. Điều cần tìm biết là xem cách sử dụng tiền quyên góp thế nào? Có bao nhiêu phần trăm đi và chi phí điều hành? Bao nhiêu phần trăm đến tay người thụ hưởng? Nên tránh những tổ chức chi dùng quá lớn cho chi phí quyên góp (fundraising) và chi phí hành chánh
Hãy gắn bó với cơ quan mà mình đã tin tưởng và có giao thiệp trong nhiều năm.
5.- Từ Thiện trong Cộng Đồng Việt tị nạn
Mỗi khi mở các trang báo Việt Ngữ, hình như lúc nào cũng có vài ba trang quảng cáo các chương trình ca nhạc, tiệc tùng, dạ vũ để quyên tiền nhằm giúp đỡ các loại nạn nhân bên quê nhà. 

Có chương trình thì do một nhóm cá nhân đứng ra tổ chức, có chương trình thì do hội đoàn, và cũng có những chương trình do tôn giáo, mà nhiều nhất là các chùa Phật Giáo (vừa quyên từ thiện, vừa quyên cho Phật sự). Xét về khía cạnh kinh tế, thì những cuộc tổ chức như thế chẳng thu lợi bao nhiêu vì chi phí ẩm thực, ca sĩ, dàn nhạc,trang trí chiếm gần hết tiền thu vào. Chẳng qua chỉ làm lấy tiếng ngoài việc tổ chức ngay tại cơ sở (như chuà, nhà thờ…) ít phí tổn hay có ca sĩ hát ủng hộ.

Nhưng chắc cũng có những tổ chức thu lợi khá cao qua những hình thức khác. Sau đây là cách nhìn của chúng tôi:
1.- Các chương trình gây quỹ cho Thương Phế Binh QLVNCH mà người thụ nhận là những chiến hữu chúng ta đang bị cảnh khốn cùng, bạc đãi bên quê nhà là bổn phận không những của anh em cựu quân nhân, mà còn của tất cả những ai từng được sống an ổn dưới chế độ VNCH do công lao máu xương của những người lính. Điển hình là các tổ chức hàng năm do bà Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhân, lúc nào cũng thành công và được ủng hộ triệt để. Tiền thu vào lên hàng triệu bạc, nhưng không mảy may suy suyển. Rất đáng khen ngợi. Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN cũng tổ chức thường xuyên và cũng khá thành công.
2.- Ngoài ra, các công tác từ thiện khác giúp cho người già yếu, trẻ em mồ côi, khuyết tật, bệnh nhân bất trị… cho đến nạn nhân thiên tai… cũng mọc lên nhiều. Loại này cần phải được soi rọi trong hoàn cảnh đất nước. Chúng ta phải biết căn nguyên của những loại hình đau khổ này, và trách nhiệm chính yếu là phải do chính nhà cầm quyền trong nước. Nếu nhà cầm quyền minh chính, làm đúng chức năng là lo an sinh xã hội, thì việc chúng ta góp phần để giúp đỡ là việc nên làm. 

Nhưng nếu nhà cầm quyền thi hành chính sách bạo ngược, đàn áp, vô trách nhiệm trước dân của họ, thì chúng ta không thể đưa vai ra gánh vác cho họ. 

Những người cầm quyền các cấp tại VN có hàng tỷ, hàng triệu đô la tài sản do bóc lột tham nhũng và họ đã lạm dụng vào sự đóng góp từ thiện của chúng ta để tăng thêm sự giàu có bản thân.

Công tác từ thiện như thế không giải quyết được gì cả, nó như là xoa dầu vào cái nhọt độc thay vì phải dùng trụ sinh thật mạnh để trị tận gốc, xóa tan cái ung nhọt đó. Đó là phải thực hiện gấp cuộc cách mạng lật đổ chế độ bạo tàn của Cộng Sản Việt Nam.

Chúng tôi đã viết nhiều về vấn đề này. Xin mời đọc các bài sau:
Các tài liệu tham khảo khác:
The Center on Philanthropy at Indiana University
Giving USA 2014
The Foundation Center
Center on Wealth and Philanthropy
The 2014 Bank of America Study of High Net Worth Philanthropy conducted by the Center on Philanthropy at Indiana University
The Chronicle of Philanthropy
Congressional Research Service
The Urban Institute, National Center for Charitable Statistics
Bureau of Labor Statistics
Independent Sector
The Urban Institute
The Corporation for National and Community Service
National Philanthropic Trust – Donor Advised Fund Market Report 2014
The Urban Institute, National Center for Charitable Statistics, US Non Profit Sector
Internal Revenue Service – Statistics of Income Tax Statistics: Split-Interest Tax Statistics
The Charitable Giving Report, derived from The Blackbaud Index
                                                                                                                                                                    
__._,_.___

Posted by: Hieu Doan 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List