Ổn định giả tạo và hậu quả khôn
lường
Ngọc
Việt
(GDVN) – Sự giả tạo trong ổn định chính trị là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất là suy yếu chế độ. Theo sau nó là hệ luỵ cho cả xã
hội khi một cuộc đổi thay.
The Japan Times ngày 25/3/2016, có đăng bài phân tích về ảnh hưởng
nghiêm trọng của bất ổn chính trị tới tăng trưởng kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến
ổn định và phát triển xã hội.
Tác giả bài viết này là Michael Spence, người từng đoạt giải Nobel
kinh tế, Giáo sư Kinh tế tại Stern School of Business thuộc Đại học New York và
David Brady, một thành viên cao cấp của Viện Hoover, Giáo sư Khoa học chính trị
tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ.
“Bất ổn chính trị làm giảm khả năng xác định và thực hiện một chương
trình nghị sự chính sách kinh tế toàn diện, hợp lý, chặt chẽ và bền vững. Hậu
quả của tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao tạo ra những nguyên nhân làm tăng bất
bình đẳng, tiếp tục gây bất ổn chính trị và chia rẽ trong xã hội.
Điều này tiếp tục làm suy yếu khả năng của quan chức trong việc
thực thi các chính sách kinh tế một cách hiệu quả”, bài viết nhận định.
Cố Tổng thống Lybia Muammar Gaddafi.
Ảnh: investopedia.com.
Vậy phải chăng ở những quốc gia này, hoạt động chính trị tách biệt
hoàn toàn với những hoạt động khác, những chuyển động khác trong quá trình phát
triển xã hội?
Tuy nhiên, trong thực tế có những quốc gia có nền chính trị được
xem là cực kỳ ổn định nhưng sự phát triển xã hội nói chung, tăng trưởng kinh tế
nói riêng lại diễn ra trái chiều, thậm chí tỷ lệ nghịch với sự ổn định của nền
chính trị ấy.
Người viết cho rằng những chế độ chính trị “đặc biệt ổn định ấy” không
vận hành theo quy luật khách quan trong nắm giữ và thực thi quyền lực, mà nó
vận hành theo ý chí chủ quan của lực lượng cầm quyền.
Những thể chế chính trị ấy, những nền chính trị ấy dù rất ổn định nhưng
thực ra đó chỉ là sự ổn định giả tạo mà lực lượng cầm quyền cố tình tạo ra để
che đậy những bất ổn ảnh hưởng đến quyền năng của họ.
Ổn định chính trị giả tạo
Hẳn dư luận còn nhớ, sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất
kết thúc năm 1991, Iraq bị liên quân 34 nước đánh cho tan tác và phải rút quân
khỏi Kuwait, chấp nhận bị quốc tế trừng phạt. Vai trò và tầm ảnh hưởng của
Saddam Hussein trong đời sống xã hội bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là khi
người dân Iraq phải chịu cuộc sống khó khăn trong cảnh cấm vận.
Vậy nhưng, khi Nhà nước Cộng Hoà Iraq tổ chức bầu cử Tổng thống
thì Saddam Hussein vẫn được 100% phiếu bầu của cử tri. Điều đó khiến cho lực lượng
cầm quyền Iraq cảm nhận được lãnh tụ của họ vẫn là “lãnh tụ nhân dân”, dù đất
nước cường thịnh hay nguy nan, khốn khó.
Bầu cử Quốc hội cũng giống như vậy, 325 ghế dành toàn bộ cho đảng viên
của đảng Ba’ath với nhiệm kỳ 4 năm, theo CNN ngày 18/12/2011.
Cựu Tổng thống
Tunisia Abidine Ben Ali, cựu Tổng thống Yemen Abdullah Saleh, cố Tổng
thống Libya Muammar Gaddafi và cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak – những
tác giả và cũng đồng thời là nạn nhân của những sự ổn định chính trị giả tạo.
Ảnh: Statafrik.
|
Hay như tại Libya, theo tường thuật của BBC ngày 27/10/2005: “Năm 1977 Gaddafi tuyên bố đổi hình thức chính phủ từ
cộng hoà sang jamahiriya – nhà nước đại chúng hay chính phủ của đại chúng.
Trên lý thuyết, Libya trở thành một nhà nước dân chủ trực tiếp được
quản lý bởi nhân dân thông qua các hội đồng nhân dân địa phương và các xã. Ở
trên đỉnh cơ cấu này là Đại hội Nhân dân, với Gaddafi là Tổng thư ký”.
Với cơ chế này, người ta cảm tưởng có sự ổn định tại Iraq hay tại Libya
trên nền tảng một hệ thống chính trị dân chủ trực tiếp. Lực lượng cầm quyền tại
Iraq và Libya nhận được niềm tin tuyệt đối của nhân dân thông qua cơ chế uỷ
nhiệm quyền lực nhân dân tiến bộ nhất – bầu cử tự do và dân chủ.
Có lẽ với những cách thức nắm quyền và kết quả có được qua sự uỷ
thác quyền lực của nhân dân, mà nhiều người đã có thể nhận định, sức mạnh quyền
lực của chính quyền nhà nước tại Iraq, Libya là sức mạnh của lòng dân.
Tại Iraq thì có thể đó là sự đồng cam cộng khổ của người dân với
lãnh tụ. Còn tại Libya thì người dân cùng với lãnh tụ tham gia quản lý trực tiếp
xã hội. Đây đã từng là niềm mơ ước của nhiều lực lượng cầm quyền trên thế giới.
Tuy nhiên, khi bom Mỹ ném xuống Iraq thì người ta không thấy người
dân Iraq lên án hay có những hành động thiết thực bảo vệ lãnh tụ của họ. Họ sợ
bom Mỹ? Có lẽ không phải như vậy. Mà có thể đây mới là lúc họ có cơ hội được
thể hiện rõ nhất quan điểm của mình.
Hình ảnh người dân Iraq lật đổ “tượng đài Saddam Hussein” khi cuộc
chiến tranh chưa kết thúc là một sự minh chứng cho việc người dân Iraq không
ủng hộ Saddam như 100% phiếu bầu “của họ”.
Cố Tổng thống Saddam
Hussein đã từng được 100% phiếu bầu làm Tổng thống, nhưng ông lại là nạn nhân
của sự “ổn định chính trị giả tạo ấy”. Ảnh: AP.
|
Tại Libya còn bi thảm hơn nhiều khi người dân đã đứng lên lật đổ
cái nhà nước đại chúng – nhà nước dân chủ trực tiếp mà họ được xem là một trong
hai thành phần quản lý cái nhà nước văn minh ấy.
Còn Muammar Gaddafi với các danh hiệu “Người hướng dẫn
cuộc Cách mạng Vĩ đại”, “Lãnh đạo và Người hướng dẫn Anh em của cuộc Cách mạng”
thì không được người dân Libya dành cho bất cứ một chút ân huệ nào thể hiện sự
gắn kết nhân dân – lãnh đạo như đã từng được ngợi ca trước đó.
Những hậu quả hết sức bi thảm trong kết cục của những chế độ chính
trị, những lãnh tụ như Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi… không khó tìm lời lý
giải. Nguyên nhân của những kết cục thảm thương đó chính là sự ổn định giả tạo
của những chế độ chính trị đầy bất ổn.
Đó là kết cục của những lãnh đạo, những lực lượng cầm quyền cố
tình che giấu sự thật là họ không được lòng dân, không được nhân dân tin tưởng
và gửi trao quyền lực.
Những chiêu trò của việc tạo ra môi trường chính trị ổn định giả
tạo
Không phải đến khi nhà nước Iraq, nhà nước Libya bị lật đổ hay đến
khi Saddam Hussein, Muammar Gaddafi bị tước đoạt mạng sống thì người ta mới đặt
câu hỏi về sự đồng thuận gần như tuyệt đối của nhân dân với lãnh đạo tại các
quốc gia ấy.
Bởi lẽ ngay chính sự đồng thuận quá cao đến mức khó tin đã cho
thấy sự giả tạo của một chế độ chính trị ổn định theo ý muốn của lực lượng cầm
quyền.
“Chín người mười ý” là một trong những nguyên lý của sự tồn tại
bất đồng trong xã hội. Tuy nhiên chính quyền Saddam Hussein, Muammar Gaddafi lại
không thừa nhận giá trị của nguyên lý ấy.
Họ sợ sự bất đồng, không đồng thuận của các lực lượng trong xã hội
ảnh hưởng đến quyền năng của mình nên họ tìm mọi cách để có sự đồng thuận cao
nhất mà quên rằng, điều đó là không thể có. Vì vậy kết quả khó tin đã lật tẩy
những chiêu trò giả tạo của họ.
Hành động thường thấy của những lực lượng cầm quyền cực đoan như Saddam
Hussein, Muammar Gaddafi thực hiện để có nền chính trị ổn định giả tạo là
việc tạo ra cơ chế thực thi quyền lực nhắm tới việc triệt tiêu mâu thuẫn về lợi
ích giữa các thành phần trong xã hội.
Họ ngăn chặn các ý kiến khác biệt, thậm chí không công nhận sự tồn
tại của quan điểm khác biệt. Tất cả các lực lượng có chính kiến khác với bộ máy
cầm quyền đều bị xem là lực lượng phản động, chống đối nhà nước của Saddam
Hussein, Muammar Gaddafi, đi ngược lợi ích nhân dân nên phải bị gạt bỏ qua cơ
chế.
Những chế độ ít cực đoan hơn thì lực lượng cầm quyền sử dụng những
chiêu trò tinh vi hơn, đó là tự tạo ra mâu thuẫn, tự tạo ra đối lập, bất đồng
chính kiến – nghĩa là đối lập, mâu thuẫn theo kịch bản.
Trước công luận và dư luận, những lực lượng đối lập tự tạo ấy,
diễn theo những kịch bản nhằm che mắt thiên hạ, làm vừa lòng những người đòi hỏi
phải có sự bình đẳng giữa đồng thuận và đối lập.
Tuy nhiên, khi người đối lập thực sự không theo kịch bản thì bị
gạt ngay và bị cho là thành phần nguy hiểm chứ không phải khác biệt chính kiến
trong xây dựng đất nước.
Đương nhiên, cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, nghĩa là
những chiêu trò nhằm che đậy thủ đoạn của lực lượng cầm quyền không thể mãi vận
dụng và có tác dụng được.
Khi người dân nhận diện và lên tiếng thì sự bền vững chế độ chính trị,
của nhà nước sẽ đứng trước nguy cơ bất định. Lúc đó họ sẽ thực hiện tiếp chiêu
trò “gắp lửa bỏ tay người” với những toan tính hợp lý cho việc sử dụng sức mạnh
nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những hình ảnh thường
ngày tại Yeman – hậu quả của ổn định chính trị giả tạo được phơi bày. Ảnh:
The New York Times.
|
Chính quyền Saddam Hussein, Muammar Gaddafi đã từng tung tin
có những thế lực thù địch từ bên ngoài câu kết với những thế lực phản động
trong nước muốn lật đổ chế độ, muốn chống phá chính quyền, ảnh hưởng đến lợi ích
dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Với lý do này, nhà nước Iraq và Lybia thời Saddam Hussein, Muammar
Gaddafi phải thực hiện những quyền năng trong những điều kiện đặc biệt để
bảo vệ đất nước trước nanh vuốt của kẻ thù.
Vậy là chính quyền Saddam Hussein, Muammar Gaddafi đã hợp
pháp hoá được việc sử dụng sức mạnh của nền chuyên chính để đảm bảo việc nắm
giữ và thực thi quyền lực theo ý muốn của họ, có lợi cho họ.
Tất cả những ý kiến, tư tưởng khác biệt hay mâu thuẫn với chính
quyền Iraq và Lybia đều bị xem là phản động, là bán nước và đều phải bị trừng trị.
“Gaddafi đã đương đầu với các lực lượng đối lập trong và ngoài nước
bằng bạo lực. Các uỷ ban cách mạng của ông kêu gọi ám sát những người Libya bất
đồng đang sống ở nước ngoài vào tháng 4/980, với các đội ám sát của Libya được
điều động ra nước ngoài để giết họ.
Ngày 26/4/1980, Gaddafi đặt ra hạn chót là ngày 11/6/1980 để những
người bất đồng quay trở về hay sẽ chết trong tay các hội đồng cách mạng”, theo Yearbook, 1980.
Hậu quả của ổn định chính trị giả tạo
Hẳn nhiều người sẽ cho rằng, cái chết bi thảm của Saddam Hussein
hay Muammar Gaddafi là hậu quả nặng nề nhất của việc tạo ra ổn định chính trị
giả tạo mà lực lượng cầm quyền phải nhận lãnh.
Tuy nhiên, thực ra đó chỉ lả kết cục bi thương của những tác giả
của sự giả tạo ấy. Còn hậu quả mà người dân và đất nước Iraq và Lybia phải gánh
chịu do sự ổn định chính trị giả tạo gây ra nặng nề hơn rất nhiều, hệ luỵ kéo
dài không biết khi nào mới tẩy xoá hết được.
Trước hết là nhân dân các nước này mất niềm tin, từ đó xem hoạt
động của lực lượng cầm quyền chỉ là những trò hề trên sân khấu chính trị. Qua đó
họ xem thường chính quyền và người lãnh đạo chính quyền.
Cũng từ đây hình thành nên tâm lý bất mãn hay chấp nhận buông
xuôi, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, dù biết rằng đó là giả tạo.
Với những biểu hiện của nhân dân có tâm lý bất cần, lực lượng cầm quyền
không thể xác định được đâu là những người ủng hộ mình, đâu là những người phản
đối mình, từ đó họ sẽ luôn lo lắng cho quyền lực của mình có thể bị tước bỏ bất
cứ lúc nào.
Song thời gian lâu dần khiến họ nghĩ rằng họ cũng có thể được nhân
dân đồng lòng hợp sức, rồi chủ quan và phải trả giá. Có lẽ cả Saddam Hussein và
Muammar Gaddafi đã quá chủ quan và trở thành nạn nhân của chính sự giả tạo mà
họ đã tạo ra.
Theo Michael Spence và David Brady: “Bất ổn chính trị làm giảm khả năng xác định và thực hiện
một chương trình nghị sự chính sách kinh tế toàn diện, hợp lý, chặt chẽ và bền
vững. Hậu quả của tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao tạo ra những nguyên nhân
làm tăng bất bình đẳng, tiếp tục gây bất ổn chính trị và chia rẽ trong xã hội”.
Tuy nhiên, khi chính trị ổn định giả tạo – chính quyền không có
được niềm tin nhân dân thì cũng đồng nghĩa họ không có được quyền lực nhân dân,
không tập hợp được sức mạnh của lòng dân. Từ đó khiến cho những kế hoạch hay
chính sách của chính quyền không được thực thi triệt để.
Hình ảnh cố Tổng
thống Libya Muammar Gaddafi bị bị giết chết tại Sirte, ngày 20/10/2011. Ảnh: burbuja.info.
|
Cơ chế thực thi quyền lực không có giá trị thực tiễn. Từ đó hình thành
nên tâm lý người dân sợ người thực thi luật pháp chứ không phải sợ sự nghiêm
minh của pháp luật.
Pháp luật là công cụ quản lý xã hội và qua đó thể hiện sức mạnh
của chế độ. Khi người dân xem thường pháp luật nghĩa là họ đã không xem nhà nước
có sức mạnh.
Điều đó chứng tỏ sự giả tạo trong ổn định chính trị là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất là suy yếu chế độ. Theo sau nó là hệ luỵ cho cả xã
hội khi một cuộc đổi thay xã hội xảy ra không theo ý muốn của lực lượng cầm
quyền, dù đó lá ý nguyện của nhân dân.
Tóm lại, bất ổn chính trị đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho tăng
trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Vì vậy giảm bất ổn chính trị là nhiệm vụ quan
trọng của bất cứ chính quyền nào nếu muốn nắm giữ quyền lực.
Chỉ có điều, nếu giảm bất ổn chính trị bằng cách tạo ra ổn định
chính trị giả tạo thì sẽ là cách lực lượng cầm quyền chấm dứt quyền lực của mình
nhanh nhất khi quyền lực nhân dân có cơ hội thực thi quyết liệt.
N.V.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.