Obama
và khó khăn với Việt Nam
Lữ Giang
Chuyến
viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama vừa qua đã được nhìn qua những lăng kính
khác nhau. Có người nhìn vào mục tiêu chính mà ông Obama muốn thực hiện để đánh
giá xem mục tiêu đó có đạt được hay không, người khác chỉ quan tâm đến những
hoạt cảnh phụ diễn để vui hay buồn, thất vọng hay hy vọng theo từng hoạt cảnh.
Người đấu tranh không nắm vững “Địch” và “Đồng minh” đang “đối tác” như thế
nào, cứ chạy theo các bong bóng được thả ra như 40 năm qua, rồi cũng vẫn tiếp
tục bị làm công cụ.
HAI CÁCH NHÌN
KHÁC NHAU
Các
cơ quan truyền thông ngoại quốc đã chú trọng đến hai mục tiêu chính của ông
Obama trong chuyến đi Việt Nam là tìm thị trường mới để bán vũ khí và kéo Việt
Nam đứng vào một liên minh khu vực đang được hình thành để đối đầu với Trung
Quốc. Hai tờ The Diplomat và Defense News đã đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn
như: Những vũ khí gì Việt Nam có thể mua của Mỹ? Liệu trong 10 năm tới Mỹ có
cạnh tranh nổi với Nga về việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không? Việc Việt Nam
mua thêm vũ khí của Mỹ có làm giảm bớt sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển
Đông hay sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn? Việt Nam có chịu đứng vào
liên minh do Mỹ lập hay không?
Trong
khi đó, một số người Việt ở trong cũng như ngoài nước chỉ chú trọng đến các hoạt cảnh phụ diễn, chẳng hạn như
bài diễn văn ông Obama đọc ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội nêu cao
tinh thần chống Trung Quốc của người Việt và cổ võ tinh thần tự do dân chủ, ông
Obama đi ăn bún chả Hà Nội, đi thăm ngôi chùa cổ Phước Hải, tiếp xúc và trò
chuyện thân mật với những người đến với ông, v.v.
Phải
nhìn nhận rang nhờ những sự nghiên cứu kỹ của các chuyên gia, ông Obama xem ra đã thành công trong việc diễn
xuất các màn phụ diễn. Có điều khi nhắc lại bài thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế
cư” người biên soạn quên rằng “Nam đế” ngày xưa là
vua Lê, còn “Nam đế”
bây giờ là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng!
Điều
đáng ngạc nhiên là trong ngày 27.5.2016, tờ Vietnamnet.vn, “báo điện tử chính thống
hàng đầu Việt Nam” đã mở nguyên một trang lớn với chủ đề “Dấu ấn Obama”, tuyên bố “Chuyến viếng thăm của
Tổng Thống Barak Obama từ 23-25/5/2016 để lại nhiều thành tựu và ấn tượng tốt
đẹp cho cả hai phía”. Trang báo nhắc lại Obama là Tổng Thống Mỹ thứ ba
thăm Việt Nam từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ với lời tuyên bố của ông
Obama: “Sự thân thiện của người Việt chạm tới trái tim tôi”.
Phải
chăng nhà cầm quyền đang “đồng hành” với người Việt đấu tranh về thông điệp của
Tổng Thống Obama? Chắc chắn là không! Nhà cầm quyền chỉ muốn ru ngủ công
luận băng bóng dáng của Obama để che đậy những khó khăn mà họ đang
gặp phải. CSVN chẳng bao giờ tin Mỹ như VNCH trước đây.
Nhìn
chung, các chuyên gia quốc tế chú ý đến “điểm” còn người Việt đấu tranh chỉ chú
ý đến “diện”, chẳng ai quan tân đến chuyện “Địch” và “Đồng minh” đang làm gì!
CHUYỆN ĐỀN NGỌC
HOÀNG HAY CHÙA PHƯỚC HẢI
Chuyện
ông Obama đi thăm đền Ngọc Hoàng hay chùa Phước Hải cũng trở thành một đề tài tranh
luận. Giáo sư tôn giáo học Dương Ngọc Dũng, người hướng dẫn ông Obama, biết tại
sao chính quyền chọn chùa Phước Hải, nhưng ông nói lái qua là vì lý do an
ninh. Có người dựa vào lý lịch người lập chùa là ông Lưu Minh, một người Hoa
lưu vong “lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh” để cho rằng ông Obama
muốn đề cao tinh thần chống Trung Quốc khi đến thăm chùa này. Chúng tôi không
tin nhà cầm quyền CSVN đã làm những chuyện vớ vẩn như vậy.
Đền Ngọc Hoàng
Nhà cầm
quyền chọn đền Ngọc Hoàng để nói với ông Obama rằng Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo
không phải là tôn giáo chính của người Việt như các ông thường tưởng, tôn giáo chính của người Việt là Tín Ngưỡng
Nhân Gian. Tại đây người Việt thờ đủ thứ, từ Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần
giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp)… đến Quan
Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Tất cả đều được tin là những vị thần linh có
thể ban phúc giáng họa. Lễ hội lớn nhất là vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng
Giêng (âm lịch) hàng năm. Hương giang đốt ở đây gióng như hương giang đốt trước
bàn thờ tổ tiên hay ông Địa, nó biểu tượng cho lời mời thần linh về chứng giám
hay nhờ hương khói chuyển ước nguyện đến vị thần mà họ muốn cầu xin. Người giữ
chùa được tuy gọi là sư nhưng thất sự là một viên công an.
Mới
đây, tối 26.2.2016, 22 Đại sứ và 50 nhà ngoại giao ngoại quốc đã được đưa đền
Phủ Dầy ở Nam Định để được tận mắt chứng kiến nghi lễ hầu đồng của đạo Mẫu. Mục
tiêu cũng để nói với các nhà ngoại giao và các tổ chức nhân quyền rằng tín
ngưỡng chính của người Việt là Tín Ngưỡng Nhân Gian. Các ông đừng nói chúng tôi
đàn áp tôn giáo!
VIỆT NAM CÓ THỂ
MUA VŨ KHÍ GÌ CỦA MỸ?
Theo
Danh mục đăng ký các loại vũ khí thông thường của LHQ, trong giai đoạn 1995 – 2015,
Việt Nam đã mua từ nước ngoài 5 xe tăng, 69 máy bay chiến đấu, 8 tàu hải quân
(bao gồm cả tàu ngầm), 143 tổ hợp tên lửa các loại. Trong giai đoạn 2011 -
2015, Việt Nam đã mua các loại vũ khí với tổng trị giá 4,1 tỉ USD, cao gấp 7 lần
so với giai đoạn 2006 – 2010.
Theo
hai hãng thông tấn TASS và RIA của Nga, từ trước Việt Nam đã từng mua vũ khí của
Nga, Israel, Rumania, Hà Lan và Ba Lan. Khoảng 90% lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu là
từ Nga.
Như chúng
tôi đã nói, với vũ khí tầm trung để tuần tra vùng ven biển, Việt Nam chỉ cần
mua của Nga là đủ, nhưng để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy Việt Nam không phải
chỉ liên kết với Nga mà còn liên kết với Mỹ và các nước trong vùng nữa, nên
Việt Nam đã tìm mua vũ khí của Mỹ và Ấn Độ.
Sở
dĩ Mỹ cù cưa trong việc bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam
không phải vì lý do nhân quyền như họ thường rêu rao mà vì cái mà người Mỹ gọi
là thiếu “một sự cam kết
chính xác” (tangible commitment), tức không cho biết chính xác sẽ mua những
thứ gì và mua bao nhiêu?
Vào tháng
5/2015, Hơn chục công ty quốc phòng Mỹ gồm cả Boeing, BAE System và Lockheed
Martin đã tới Việt Nam để tìm kiếm hợp đồng mua bán vũ khí. Trước khi Tổng
Thống Obama đến thăm Việt Nam, ngày 12.5.2016 Việt Nam đã tổ chức diễn đàn quốc
phòng với sự tham dự của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ, trong đó có
Boeing và Lockheed Martin.
Bây giờ
chưa ai biết rõ Việt Nam đã cam kết sẽ mua những võ khí nào của Mỹ. Theo tạp
chí Defense News của Mỹ, Việt Nam có thể sẽ quan tâm tới các loại trực thăng và
máy bay dùng cho mục đích tuần tra, trinh sát hàng hải, từ A-29 Super Tucano
cho tới máy bay tuần thám biển P-8. Chuyên gia Nga Vasily Kashin cho rằng Việt
Nam có thể sẽ mua máy bay vận tải C-130 Hercules của Mỹ vì Nga không còn sản
xuất bất cứ máy bay nào thuộc dòng tương tự vì đã có máy bay hạng nặng hơn là
IL-76. Các chuyên gia Mỹ dự báo Việt Nam có thể mua tàu chiến ven bờ LCS là một loại tàu
chiến nhỏ, nhanh, cơ động và tương đối rẻ tiền.
Một
số chuyên gia tin rằng động thái của Washington không làm thay đổi hoạt động giao
dịch vũ khí giữa Nga và Việt Nam do hai nước này vốn có mối quan hệ sâu sắc,
bền chặt từ lâu. Ông Chas W. Freeman, một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Quốc
tế về Các vấn đề công của trường Đại học Brown, nói rằng Việt Nam dựa hầu như
hoàn toàn vào vũ khí của Nga và việc đưa thêm các hệ thống vũ khí khác của Mỹ
vào sẽ gây thêm sự phức tạp cũng như khó khăn cho các lực lượng quân sự Việt
Nam.
CON ĐƯỜNG MỸ ĐI
CÒN LẮM CHÔNG GAI
Hôm 18.11.2013,
tại Washington DC, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố: “Thời đại của Học
Tuyết Monroe đã qua rồi” (The Era of the Monroe Doctrine is over). “Chính sách ngăn
chận” (Containment policy) được áp dụng qua nhiều đời tổng thống Mỹ cũng
được bị hủy bỏ và thay thế bằng “Chiến lược
Chiến tranh Ủy nhiệm” (Proxy War Strategy), tức giao cho các nước
trong vùng đối đầu với nhau, Mỹ dứng ngoài để yểm trợ và bán vũ khí. Việc xoay
trục theo kiểu này có hai vấn đề được đặt ra: Liệu các nước trong vùng có chịu
đứng ra đối đầu nhau như Mỹ muốn không? Khi Mỹ từ bỏ can thiệp bằng quân sự,
các đối thủ của Mỹ có lợi dụng thời cơ bành trướng thế lực của họ không?
1.- Việt Nam đi
vào quỹ đạo của Mỹ?
Tổng
Thống Obama có vẽ đã thành công khi áp dụng “Chiến lược Chiến tranh
Ủy nhiệm” tại Trung Đông, vì ở đó có sẵn hai lực lượng thù nghịch luôn đối
kháng nhau, đó là hai khối Hồi giáo Sunni và Shiite. Khối Sunni đã có Saudi
Arabia lãnh đạo, chỉ cần thả Iran ra để lãnh đạo khối Shiite là xong. Từ 2010
đến 2014, Hoa Kỳ đã bán cho Saudi Arabia 90 tỷ USD vũ khí. Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đều là khách hàng béo bở của Mỹ.
Còn Nga bán vũ khí cho Iran.
Tuy nhiên,
việc đem áp “Chiến
lược Chiến tranh Ủy nhiệm” áp dụng tại Biển Đông xem ra khó thành công vì
4 nước mà Mỹ muốn kết hợp thành vòng đai chống Trung Quốc là Nhật, Úc,
Philippines và Việt Nam còn đính líu rất nhiều quyền lợi với Trung Quốc. Riêng
Việt Nam đã gắn liền với Trung Quốc.
Ông Daniel
Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, đã từng cảnh báo về việc đánh giá quá mức về sự tiếp
cận giữa Mỹ và Việt Nam. Ông nói:
“Tôi không tin rằng Việt Nam đang muốn đánh đổi mối quan hệ lâu đời giữa
hai Đảng mà họ có với Bắc Kinh để có mối quan hệ đặc biệt hay đồng minh với
Mỹ, dù rằng đã có những lúc nó được điểm xuyết bằng những
cuộc chiến khốc liệt.”
Tuy
nhiên, ông cho rằng vì Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng, nên Hoa Kỳ
rất cần tăng cường quan hệ với Hà Nội. Washington vẫn muốn giúp những nước như
Việt Nam phát triển khả năng bảo vệ lãnh hải.
2.- Mỹ đặt
Trung Quốc vào thế phải đối kháng?
Khi Hoa
Kỳ chủ trương không đối đầu trực diện với Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà phân
tích tin rằng Trung Quốc đã dựa theo mức độ “xoay trục” của Mỹ để gia tăng
sự lấn chiếm của họ với mục tiêu chứng tỏ họ không thể bị đẩy lui. Mỗi lần Mỹ gia tăng áp lực bằng cách biểu
dương lực lượng ở Biển Đông, Trung Quốc lại gia tăng thêm sự lấn chiếm của họ.
Ông Obama
đã từng tuyên bố: “Sự hung hăng
mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào
trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể
buộc quân đội của chúng ta can thiệp”. Nhưng "Khái niệm Hành Quân
Tác Chiến Biển – Không" (Air – Sea Battle Operational Concept) chỉ
cho phép quân đội Mỹ khai chiến khi có sự xâm chiến bang vũ lực vào
lãnh thổ của Mỹ hay đồng minh (ở Biển Đông là Nhật và Philippines). Trung Quốc
biết rõ như vậy nên không dại gì làm điều tai hại đó. Trung Quốc vẫn đang áp
dụng chiến thuật “không đánh mà
thắng” của Tập Cận Bình để mở rộng lãnh thổ.
Nhìn
lại, chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống Obama ngoài viêc thúc đẩy tinh thần yêu nước
và đòi hỏi tư do dân chủ của người Việt đấu tranh, và bán được một số vũ khí,
chưa có dấu hiệu nào cho thấy có chút hy vọng về một giải pháp cho Biển Đông.
BIẾN UẤT HẬN
THÀNH HÀNH ĐỘNG?
Lòng
yêu nước và sự hận thù dù lên đến cao điềm mà không có tổ chức, không có lãnh đạo,
không có chiến lược, chiến thuật hành động có hiệu quả sẽ không tạo thành một biến
cố lịch sử được. Sự khó khăn lại gia tăng khi “Địch” và “Đồng minh” cùng đứng trên một
chiến tuyến.
Tại Việt
Nam, những hoạt động nào có lãnh đạo, có tổ chức, có chiến lược và chiến thuật
đều bị thanh toán. Những tiếng la hét ngoài phố không phải là điều nhà cầm
quyền quan tâm. Nhưng người Việt đấu tranh ở trong nước luôn phải
duy trì tinh thần đấu tranh ở một ức độ nào đó, nếu không họ sẽ bị bóp
nghẹt.
Ở
Mỹ, nhà cầm quyền chỉ muốn xử dụng cộng đồng người Việt tỵ nạn như là một công
cụ làm áp lực cho các mục tiêu từng giai đoạn của Mỹ, làm khác đi rất khó tồn
tại. Thân phận và hoạt động của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh hay đảng Việt Tân là
biểu hiệu rõ nét nhất chính sách từng giai đoạn của Mỹ đối với cộng đồng người
Việt tại Hoa Kỳ.
Ngày
2.6.2016
Lữ Giang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.