Phải làm lúa vụ ba vì sợ dân
đói?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-06-25
2016-06-25
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ảnh minh họa chụp
tại Bến Tre tháng 9 năm 2015.
RFA
00:00/00:00
Trái với khuyến cáo của giới khoa học hàng đầu ở Việt Nam, Bộ Nông
nghiệp Phát triển Nông thôn quyết tâm mở rộng diện tích vụ lúa thu đông, tức vụ
thứ ba trong năm, bên trong các đê bao chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cần bảo đảm lợi tức cho nông dân
Tại Hội nghị tổ chức ở An Giang hôm 22/6/2016 vừa qua, Thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đề nghị các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long gia cố hệ thống đê bao, để gia tăng tối đa diện tích trồng lúa
thu đông trong cơ cấu mỗi năm làm ba vụ lúa.
Trong khi chính phủ khuyến khích trồng lúa, cố gắng duy trì diện
tích canh tác lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp Việt Nam luôn đứng trong tốp
3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, thì giới khoa học lại nói ngược lại.
Các chuyên gia nông nghiệp độc lập cho rằng làm lúa không thể làm giàu, thu
nhập của nông dân rất thấp và không nên làm bằng mọi giá. Đặc biệt, trong những
năm gần đây dự báo tình trạng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng thiếu nước,
thiếu phù sa bồi đắp, đất bạc màu phải sử dụng phân bón nhiều hơn.
Cây lúa làm khi nó bảo đảm năng suất và lợi tức cho người nông dân
thì làm, nếu không thì không nên, chớ không phải vì lúa mà bất chấp cái
giá phải trả.
-Ông Nguyễn Minh Nhị
-Ông Nguyễn Minh Nhị
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Tỉnh An Giang một người gắn
bó với đồng ruộng và nông dân nhận định:
“Cây lúa nói làm nhiều làm ít cái đó cũng không phải, cây lúa làm khi
nó bảo đảm năng suất và lợi tức cho người nông dân thì làm, nếu không thì
không nên, chớ không phải vì lúa mà bất chấp cái giá phải trả. Hoặc là vì tình
hình này phải bỏ lúa đi làm cái khác, làm cái khác là làm cái gì. Cái này không
nên thấy hiện tượng nhất thời mà nói và làm lung tung như vậy.”
Lập luận của ông Nguyễn Minh Nhị rất thực tế, không làm lúa thì
nông dân biết làm gì, nếu như không có một kế hoạch cụ thể. Ngày 23/6/2016 trên
báo Dân Việt điện tử, ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng phòng cây lương thực và cây
thực phẩm Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng nhận định
rằng, bỏ lúa thu đông thì 800 ngàn hộ nông dân sẽ làm gì, sẽ sống ra sao trong
mùa lũ.
Dân gian thường nói có còn hơn không, làm lúa không thể làm giàu, nhưng
giúp người dân có cơm ăn. Thật vô lý khi Việt Nam, xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo
mỗi năm, nằm trong 3 nước đứng đầu thế giới, nhưng nông dân Đồng bằng sông Cửu
Long những người làm ra 90% tổng lượng gạo xuất khẩu lại rất nghèo. Thu nhập
bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long hiện còn thấp hơn cả bên nước
Lào.
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam
từng nhận định:
“Họ không thấy có thể làm giàu bằng cách nào khác ngoài cây lúa, nhưng
lúa thì bảo đảm không thể làm giàu được ngoại trừ trường hợp Việt Nam dám nâng
cao giá lúa như Thái Lan hoặc cao hơn nữa thì nông dân mới giàu được. Chứ giữ
giá lúa thấp lè tè thì người nông dân luôn luôn chịu lỗ, luôn luôn thiệt thòi,
mà những người buôn lúa, bán thuốc trừ sâu phân bón, những người đó làm giàu.”
Ảnh minh họa chụp tại Bến Tre tháng 9 năm 2015. RFA PHOTO.
Chính phủ Việt Nam cũng có chương trình tái cơ cấu nông nghiệp từ
vài năm qua, mục đích là nâng cao đời sống nông dân, chuyển đổi cây trồng có
thu nhập cao hơn trồng lúa nước. Đặc biệt trong bối cảnh thiếu nước ở Đồng bằng
sông Cửu Long, hạn hán nước biển xâm nhập ngày một nhiểu hơn. Tuy vậy
chương trình tái cơ cấu nông nghiệp cho thấy bị trở ngại rất nhiều.
Giáo sư Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp trong dịp trả lời phỏng vấn của chúng tôi đã hé lộ những vấn đề nan
giải ở Đồng bằng sông Cửu Long:
“Điều hiện nay chưa làm được là quy hoạch lại sản xuất thay lúa bằng
cái gì. Hai năm nay Bộ Nông nghiệp chỉ đạo trồng cây bắp, nhưng bắp tụt
giá ghê quá, trồng thì đầu tư lớn hơn lúa, giá bán không hơn bao nhiều, về mặt
kinh tế không có lợi. Cho nên bị lúng túng phải xác định trồng cây gì nơi cao
trình chỉ có 0,7 tới 0,9 mét so với mực nước biển, mực thấp đất sét nặng từ hồi
nào tới giờ chỉ phù hợp cây lúa thôi. Bây giờ chuyển đổi nó phải có thời gian
nghiên cứu, chứ không thể sốt ruột được. Thực sự nói thì rất dễ nhưng khi làm
trên diện lớn thì khó vô cùng, bởi vì diện tích bị nhiễm mặn bây giờ lên tới
700.000 ha rồi và thậm chí nó sẽ lên tới 1 triệu ha nếu chúng ta cứ để như thế
này.”
Tiếp tay làm thiếu nước trầm trọng
Từ 10 năm qua, cùng lúc báo động việc Thủy điện ở Trung Quốc và
các nước thượng nguồn khống chế lượng nước vào dòng Mê Kông sẽ ảnh hưởng Đồng
bằng sông Cửu Long. Giới khoa học đã phản biện rất nhiều về việc thiết lập hệ
thống đê bao chằng chịt, xem đó là sự tiếp tay làm trầm trọng hơn tình trạng
thiếu nước, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. TS Lê Văn Ni, Khoa Môi
trường Đại học Cần Thơ giải thích vấn đề này:
Trong những năm gần đây do chạy theo sản lượng lúa đã đắp rất
nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng diện tích
canh tác lúa vào mùa lũ lên.
-TS Lê Văn Ni
“Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười
và tứ giác Long Xuyên, nhưng trong những năm gần đây do chạy theo sản lượng lúa
đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này, để tăng
diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Cái đó làm cho lượng nước ngọt Đồng bằng
sông Cửu Long không được giữ lại, do đó khi mùa hạn đến thì lượng nước ngọt tại
chỗ của đồng bằng sông Cửu Long không còn để mà đẩy bớt mặn ra. Một mặt khác,
các công trình thủy nông của đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây
lại thiên về xu thế là làm sao tiêu nước ra thật nhanh vào mùa mưa và ngăn chặn
nước vào mùa lũ, để tăng diện tích canh tác lên.
Hệ thống đó góp phần tăng sản
lượng lúa nhưng mà mặt khác nó làm cho lượng nước dự trữ tự nhiên của đồng bằng
sông Cửu Long mất đi rất là nhanh chóng. Và do đó khi thiếu nguồn cung cấp nước
từ phía thượng nguồn thì đồng bằng sông Cửu Long rơi vào tình trạng hạn nặng
rất là nghiêm trọng…”
Sáng kiến về đê bao chống lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, xuất phát từ
thập niên 1990 dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Lúc đầu được thực hiện có giới
hạn và mang lại những hiệu quả nhất định, như hình thành các cụm dân cư chống
lũ, giảm bớt thiệt hại nhân mạng trong mùa lũ lớn, đặc biệt là một số địa
phương có thể làm ba vụ lúa quanh năm, thậm chí 7 vụ lúa 2 năm.
Tuy vậy, trong 20 năm qua, hệ thống đê bao này đã phát triển không
tính toán, khiến đất bên trong bạc màu vì không được bồi dưỡng phù sa, nông dân
phải sử dụng quá nhiều phân bón thay thế, góp phần tác động biến đổi khí hậu và
nước biển xâm nhập mặn rộng hơn. Diện tích gieo sạ vụ thu đông 2016 ở Đồng bằng
sông Cửu Long là hơn 860.000 héc ta. Tuy không có đủ thông tin, nhưng những nơi
làm vụ thu đông thường là bên trong đê bao.
Giới phản biện cho rằng, chừng nào Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
chưa thể trả lời câu hỏi, bỏ vụ thu đông thì 800.000 hộ nông dân Đồng bằng sông
Cửu Long sống ra sao trong mùa lũ, thì khi ấy hệ thống đê bao sẽ vẫn tồn tại
cùng với những hệ lụy của nó.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.