Theo số liệu của tổ chức Nghiên Cứu Thị Trường Euromonitor của Anh,
vào năm 2015, người Việt Nam đã tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia.
Việt Nam, xứ sở thần tiên của các nhà xản xuất bia.
Việt Nam, xứ sở thần tiên của các nhà xản xuất bia. Trung Quốc :
gian lận kết quả đo đạc chất lượng không khí ở Tây An bằng bông. Singapore cấm các
tổ chức nước ngoài tài trợ cho các buổi diễu hành của người đồng tính. Phụ nữ
Ba Lan lại tuần hành bảo vệ quyền được phá thai. Afghanistan, lò chế biến thuốc
phiện lớn nhất thế giới. Tòa Lập Hiến Tây Ban Nha cho phép đấu bò tót ở vùng
Catalunia. Trên đây là các chủ đề chính trong tạp chí Thế Giới Đó Đây ngày
29/10/2016.
Việt Nam, xứ sở thần tiên của các
nhà xản xuất bia
Ở Việt Nam, bia được coi là « nữ hoàng của các loại đồ uống ». Với
số dân 93 triệu người, Việt Nam là nước có lượng tiêu thụ bia tính theo đầu người
cao nhất châu Á. Theo số liệu của tổ chức Nghiên Cứu Thị Trường
Euromonitor của
Anh, vào năm 2015, người Việt Nam đã tiêu thụ hơn
3 tỉ lít bia.
Ông Kevin Snowball, giám đốc công ty quản lý quỹ PXP Vietnam Asset
Management - có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh - đánh giá « Việt Nam là một
trong những thị trường bia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới ». Chính
vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến thị trường bia đầy hứa hẹn
này.
Hai loại bia Việt Nam nổi tiếng nhất là Bia Sài Gòn của công ty
Sabeco và Bia Hà Nội của công ty Habeco. Vẫn theo tổ chức Nghiên Cứu Thị Trường
Euromonitor, hiện nay, phần lớn thị trường bia tại Việt Nam thuộc về hai nhà
sản xuất bia này : Sabeco chiếm 45% thị phần và Habeco chiếm 17% thị phần. AFP
gọi đó là « tinh hoa » của thị trường bia Việt Nam.
Hiện Nhà nước vẫn giữ gần 82% vốn điều lệ tại Habeco và gần 90%
tại Sabeco. Nhưng mới đây, nhà nước muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào
hai công ty bia này và chính quyền Việt Nam dự kiến bắt đầu bán cho tư nhân cổ
phần Nhà Nước tại Habeco vào quý đầu năm 2017.
Kể từ khi chính phủ Việt Nam thông báo chủ trương này, nhiều hãng
bia ngoại đã tỏ ý quan tâm đến việc mua cổ phần. Hiện nay, hãng bia Heineken
chiếm 17% thị phần bia của Việt Nam. Các hãng bia Carlsberg hay Sapporo cũng đã
mở các nhà máy bia tại Việt Nam.
Nhiều người dân Việt Nam cho biết họ yêu thích các loại bia nội
nhưng cũng ủng hộ việc nhà nước bán cổ phần cho nước ngoài. Một chủ nhà hàng có
bán Bia Sài Gòn trong nhà hàng nhỏ của mình tại Hà Nội chia sẻ là điều đó có
thể giúp các công ty bia hoạt động hiệu quả hơn, vì công nghệ sản xuất bia hiện
nay đã quá cũ và cần được cải tiến.
Ông cũng cho biết là điều quan trọng nhất
vẫn là chất lượng bia chứ không phải là việc các hãng nước ngoài nắm giữ cổ
phần. Còn một vị khách hàng vốn yêu thích hương vị bia Hà Nội hơn là bia ngoại
nhập cũng chia sẻ là không phản đối việc bán cổ phần cho nước ngoài, « miễn sao
hương vị đặc biệt của bia được giữ nguyên ».
Trung Quốc : gian lận kết quả đo dạc chất lượng không khí ở Tây An
bằng bông
Thành phố Tây An, ở miền Trung Trung Quốc vốn nổi tiếng thế giới
với đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, giờ đây lại được thêm nhiều người
biết đến nhờ các « chiêu trò gian dối » của các quan chức. Để mọi người tin là không
khí không bị ô nhiễm, họ đã làm sai lệch kết quả của các thiết bị đo chất lượng
không khí.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmitd kể lại :
« Sáng thứ Năm 27/10/2016, Tây An có không khí trong sạch, nếu
người ta nhìn vào các con số chính thức. Nhưng các cố liệu này có đáng tin cậy hay
không ? Người ta có quyền nghi ngờ, vì một vụ tai tiếng đã làm vấy bẩn danh
tiếng của các nhân viên nhà nước làm nhiệm vụ đo đạc mức độ ô nhiễm của không
khí.
Năm nhà chức trách địa phương đã bị bắt vì bị nghi ngờ làm giả các
kết quả kiểm tra chất lượng không khí. Mẹo của họ là bịt bông vào đầu ống dẫn
của các trạm đo đạc. Kết quả là : Tây An, vốn nổi tiếng với đội quân đất nung
của Tần Thủy Hoàng, thu hút nhiều triệu du khách mỗi năm, lại bất ngờ có không
khí trong sạch. Thế nhưng, các con số « bất thường » này khiến trung tâm quốc
gia về giám sát môi trường nghi ngờ.
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace hy vọng vụ việc này sẽ cảnh
tỉnh các quan chức. Theo tổ chức phi chính phủ này, các số liệu trung thực là
cơ sở để thành công trong « cuộc đấu tranh chống ô nhiễm » mà chính phủ Trung
Quốc quyết định tiến hành năm 2014. Trên thực tế, Bắc Kinh đã đưa ra các mục
tiêu rất cao về giảm ô nhiễm không khí. Nhưng để đạt được các mục tiêu này,
chính quyền các địa phương và các nhà máy lại gian lận ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.