Văn Quang viết từ Sài Gòn -
30.5.2017
Hàng ngàn nông dân và doanh nghiệp
VN điêu đứng vì thuế phí.
Trong tuần này hầu như tất cả các báo lề
trong (báo nhà nước) báo ngoài lề (báo búa xua - không chính thức) tại VN đều rộ
lên những tin tức và những bài “điều tra phóng sự” về đủ kiểu phải đóng thuế,
đóng “phí’ cho đủ thứ cơ quan nhà nước. Đóng thuế hay “thu phí” cũng chỉ là một
kiểu móc tiền của bà con thôi.
Thật ra câu chuyện này không mới nếu
không muốn nói là nó cũ mèm rồi. Nhưng qua nhiều năm người dân và các doanh
nghiệp (DN) kêu than nhiều quá làm mất lòng dân nên chính phủ VN mở cuộc gặp mặt
các doanh nghiệp và người dân để nghe tâm tư nguyện vọng của họ. Các quan chức
tỏ vẻ muốn DN và người dân nói hết tâm trạng của mình. Đó là một thiện chí hay
chỉ là cách trấn an lòng phẫn nộ của dân như kiểu mở cái nút nhỏ xì hơi cho quả
bóng cao su có thể nổ bùng ta bất cứ lúc nào.
Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu
khiến doanh nghiệp ngành thủy sản mất tiền tỉ mỗi năm
Gặp dịp này các DN to mồm bèn nói
phăng ra mọi thủ đoạn làm tiền của các quan thu thuế và mấy chú phóng viên cũng
lợi dụng cơ hội này đi làm “phóng sự điều tra tại chỗ” những kiểu làm tiền của
mấy ông thuế vụ nhất là các ông ở những chỗ béo bở nhất như các ông ở Hải Quan.
Chưa nói đến chuyện những doanh nghiệp lớn
nhỏ tại VN “tố tơi bời hoa lá” những ông lâu nay vẫn ngang nhiên móc túi họ.
Ngay cả người dân cũng tố giác những nỗi khổ của họ ngập đầu vì thuế phí. Họ chỉ
là những bác nông dân nghèo nên nhà chỉ có vài con gà, vài con heo nuôi mang
bán kiếm tiền nuôi vợ con Còn nhớ cách đây vài năm những con gà chịu 14 loại
phí và đã từng được mấy ông “dân biểu” mang ra hội trường quốc hội bàn cãi xôn
xao. Nghị quyết này đưa ra, văn bản kia nối tiếp yêu cầu địa phương ngăn chặn tệ
nạn này cho dân nhờ.
Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng
Hải Phòng khu vực 3.
Nhưng (lại nhưng) mấy năm qua rồi các
quan phường quan xã đút nghị quyết, chỉ thị vào hộc bàn rồi “quên” chẳng làm gì
hết. Vì thế đến nay người dân lại mang ta “tố” tiếp bị thu đủ thứ thuế phí.
Đó là những loại phí gì?
Đó là phí kiểm dịch gà con lúc mới nở:
- Phí tiêu độc - phí khử trùng - phí
lấy mẫu nước xét nghiệm - phí kiểm dịch, - phí môi trường, - phí kiểm soát giết
mổ, - phí vận chuyển, ra đến chợ lại đóng tiếp phí môi trường tại chỗ.
Ông Dũng, chuyên buôn bán thịt tại chợ đầu
mối Hóc Môn kể: “Tôi chưa thấy bỏ được khoản nào, vì phí môi trường, an toàn tại
chợ chúng tôi vẫn đóng, trong khi trước đó người giết mổ gà cũng đã đóng phí
môi trường, người nuôi gà tại nhà cũng đóng phí môi trường rồi…”.
Cái kiểu thu kiểu này gọi là “phí chồng
phí, thuế chồng thuế” thường xảy ra ở mọi nơi khi quan nào có tí thẩm quyền
cũng nhào vô bắt dân đóng thuế. Không đóng phí thì bị tịch thu mang đi đâu
không biết, dân đành trắng tay. Mấy năm nuôi gà quan xơi hết! Mấy doanh nghiệp
nuôi gà cũng khốn đốn không kém.
Mất tiền tỉ cho một loại phí
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy
sản VN (gọi tắt là VASEP), từ đầu năm đến nay, có nhiều khoản phí và lệ phí mới
phát sinh hoặc tăng cao, tạo tâm lý bất an trong giới đầu tư kinh doanh thủy hải
sản. Các loại phí doanh nghiệp (DN) ngành này đang nộp phí gồm:
- phí thẩm định cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu
theo yêu cầu của nước nhập khẩu; -phí thẩm định xác nhận kiến thức an toàn thực
phẩm (ATTP); -phí thẩm định hồ sơ công bố hợp quy và phù hợp quy định ATTP; -
phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản đều quá cao...
Hay phí kiểm tra, giám sát hàng động vật, sản phẩm động
vật nay đã tăng lên 2 lần so với quy định trước đây; phí kiểm dịch lô hàng trước
đây không thu, nay lại thu…
- Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký
VASEP, cho biết: “Mức phí tăng theo quy định mới trước đây không lại phải trả
chi phí này. Thị dụ như tại Công ty xuất khẩu cá tra Vĩnh Hoàn, chỉ riêng loại
phí này đã phải đóng số tiền đến 1,26 tỉ đồng trong năm 2016. Còn một DN sản xuất
hải sản khô, thuộc DN nhỏ tại nam Trung bộ cũng cho biết, họ phải đóng khoảng
100 triệu đồng trong năm qua”.
- Ông Ngô Hồng Phong, Phó cục trưởng
Trung Tâm Chất Lượng Sản Phẩm trong một cuộc gặp gỡ DN mới đây thừa nhận nhiều
Bộ thu mỗi nơi một kiểu: “phí xác nhận kiến thức ATTP của Bộ Pháy Triển Nông
Thôn (NN-PTNT) hiện nay đang cao hơn 2 bộ còn lại, song lại “tố” có những loại
phí khác thì 2 bộ Y tế và Công thương đang thu cao hơn. Cụ thể, thu để cấp giấy
chứng nhận ATTP hiện hai bộ Y tế và Công thương đang thu “cao hơn rất nhiều” so
với Bộ NN-PTNT.
Ông nói thêm: “Chi phí tăng thêm là phần
chi phí cho cán bộ nghỉ lại đêm khi xuống thực hiện việc giám sát và cấp
giấy chứng nhận. Đó là lý do tại sao phí này lên đến 50.000 đồng/người so với
30.000 đồng/người của 2 bộ Y tế và Công thương”.
Lãnh đạo một DN (chắc sợ bị trù dập,
không muốn nêu tên) phân tích: Đặc thù của các DN ngành nông, lâm, thủy sản là
sử dụng nhiều nhân viên, từ vài trăm đến vài ba ngàn người trong mỗi DN Mức
chênh lệch để “nghỉ đêm” 20.000 đồng tính theo đầu người đối với các DN thủy sản
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là một con số rất lớn.
Cán bộ hải quan nhận tiền “phí bôi trơn
Đấy là ông này còn nhát đòn, khi có ông
“cán to” về ngủ lại một đêm còn nhiều thứ phải “cung phụng” khác nữa, một con số
“bí mật” không sổ sách, lại tính cách xoay xở kiếm tiền thuế phí của anh dân
đen. Chính vì thế nên các quan thích về tỉnh thanh tra hơn.
Thanh tra, kiểm tra quá nhiều
Công ty TNHH Chế biến Dừa Lương Quới (Bến
Tre) cho biết, việc kiểm tra chuyên ngành 1 lô hàng trung bình mất từ 7-10 ngày
làm việc. Cùng chung một hợp đồng, một nhà cung cấp dù đã kiểm tra lô trước đạt
yêu cầu, lô sau vẫn phải lập lại trình tự như trước. Thái độ làm việc của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành vẫn mang tính “xin- cho”. Tức là “mày phải xin thì
ông mới cho” chẳng có luật lệ nào cả, luật ông là “luật rừng” ông xài từ khi
còn ở trong rừng quen rồi, biết chưa?
Về đến thành phố ông còn học được sách “bôi trơn” nữa.
Không bôi trơn thì ngồi đấy cũng như cái xe máy của mày không có xăng mày chạy
làm sao được. Phải biết cách “chạy”, đúng không?
Chưa hết, nhiều doanh nghiệp phải nhăn mặt tiếp các
đoàn thanh tra.
Một tháng quá nhiều đoàn thanh tra
Tạm kể vài doanh nghiệp điển hình:
- Hiệp hội DN Dược phàn nàn, các DN dược
bị quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đến làm việc trong một năm, gây phiền hà
khó khăn, lãng phí thời gian, kinh phí cho cả DN và ngân sách nhà nước.
- Hiệp hội DN Hải Dương cũng cho biết,
các DN hội viên luôn ngán ngẩm về việc có quá nhiều đoàn đến thanh, kiểm tra.
Có DN một năm phải tiếp đón từ 12 đến 15 đoàn, còn thông thường cũng có đến 8
đoàn.
- Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình cho rằng, Bộ
TN&MT triển khai quá nhiều các đợt thanh tra, có DN vừa mới thanh tra cuối
năm 2014, năm 2015 mới có kết luận, thì năm 2016 lại có quyết định thanh tra tiếp.
- Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh, mỗi
năm DN tiếp hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra, thậm chí có tháng 1 DN tiếp tới
4-5 đoàn thanh tra. Việc thanh, kiểm tra quá nhiều, cùng một nội dung gây khó
khăn cho DN.
- Hiệp hội DN tỉnh An Giang cho biết,
các cơ sở chế biến thực phẩm trong tỉnh phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra,
quản lý chất lượng giữa ngành Nông nghiệp và Y tế, nên dẫn đến tình trạng một
cơ sở bị thanh, kiểm tra nhiều lần trong năm do nhiều ngành thực hiện với nội
dung tương tự.
- Công ty Công ty sản xuất thương mại Lạng
Sơn cho biết, ở Lạng Sơn hiện nay việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và
đăng ký kinh doanh đều vượt quá thời gian theo quy định của luật pháp.
Khi ban hành các văn bản dưới luật, có
tình trạng “Thông tư, văn bản hướng dẫn cao hơn Luật” sinh ra tiêu cực chưa kể
tình trạng cán bộ thụ lý yếu kém, cố tình sách nhiễu để DN phải “bôi trơn”. DN
sản xuất kinh doanh nào cũng phải có các chi phí không chính thức, mới giải quyết
được công việc.
- Hiệp hội DN Thanh Hóa cũng có ý kiến,
tình trạng có Luật nhưng việc thực thi pháp luật lại chủ yếu dựa vào Nghị định,
Thông tư hướng dẫn... Có tình trạng cơ quan quản lý ban hành văn bản hướng dẫn
dùng từ ngữ "nửa nạc nửa mỡ" để bắt bẻ DN... dẫn đến hiện tượng DN buộc
phải có phí bôi trơn cho các quan mới xong việc.
- Bộ trưởng Kế Hoạch đầu tư cũng phải
kêu lên giữa Báo cáo tại hội nghị Thủ tướng với
DN năm 2017 chi phí vận chuyển 1 container từ cảng Hải Phòng về Hà Nội đắt gấp
3 lần so với từ Hàn Quốc, Trung Quốc về VN.
Để chứng minh các quan thu thuế làm tiền
như thế nào, nhân dịp này mấy chú phóng viên có dịp nhảy vào khám phá “quy
trình chạy phí bôi trơn” ở Hải quan Hải Phòng.
DN chạy “phí bôi trơn” ở Hải quan Hải Phòng
Qua
tìm hiểu cũng như phản ánh của nhiều doanh nghiệp, ngoài các loại thuế, phí
chính thống, các doanh nghiệp còn phải đóng một lượng tiền không nhỏ “phí bôi
trơn.”
Đến đâu cũng thấy Hải quan “tham
nhũng vặt”
Theo phản ảnh của doanh nghiệp, một mặt
hàng như container, hàng rời, sắt, thép, gỗ,… khi được nhập vào Hải Phòng hay
xuất đi nước ngoài đều phải chịu nhiều loại phí “bôi trơn.” Phí “bôi trơn” đầu
tiên phải kể đến là tại các đơn vị Hải Quan.
Ví dụ như tại Văn phòng Đội Giám sát hải
quan (trên tầng 3), Chi cục Hải quan khu vực 3, cảnh đưa tiền “bôi trơn” diễn
ra khá công khai. Nhân viên điềm nhiên kẹp tiền vào một tờ giấy A4 và đưa cho
cán bộ hải quan. Việc cầm và nhận tiền của cán bộ hải quan diễn ra cũng bình thản
như công việc thường nhật.
Chỉ trong vài phút có mặt tại đây, chúng
tôi chứng kiến cảnh người người rút tiền từ trong ví rồi đặt vào tờ giấy khổ A4
được để sẵn trên bàn và gấp lại đưa cho cán bộ hải quan tại cửa đăng ký thủ tục
hàng hóa.
Tiền gói trong tờ giấy A4 có nhiều mệnh
giá nhưng hầu hết là loại mệnh giá 500.000 đồng. Người ít thì 1 tờ mệnh giá
500.000 đồng, người nhiều thì cả xấp. Tình trạng này diễn ra khá tấp nập.
Người dân lấy tiền gói vào giấy A4 rồi đưa cho cán bộ
hải quan
Số tiền lập tức được cán bộ hải quan lấy
ra từ các tờ giấy A4 và cho vào ngăn kéo của chiếc hộc nằm dưới bàn làm việc.
Chừng 30 phút tiếp theo, vị cán bộ lại chuyển những tờ giấy A4 lên khu vực bàn
làm thủ tục. Số tờ giấy A4 tiếp tục được người đến làm thủ tục và dùng để gói
tiền vào đưa cho cán bộ hải quan.
Tờ giấy A4 ném ở thùng rác có ghi con số 2.000.000
(hai triệu đồng) của một công ty
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn T. giám đốc
một doanh nghiệp ở TP Hải Phòng chia sẻ: “Làm doanh nghiệp không bôi trơn thì
chỉ có thiệt. Với chiêu thức “bới lông tìm vết”, kiểu gì họ cũng tìm ra lỗi.
Khi bị bắt lỗi hàng hoá trì trệ, khi thì không giao đúng hợp đồng, không đúng
tiến độ... nên nhiều doanh nghiệp phá sản”.
Nhưng khi trả lời phóng viên, ông Nguyễn
Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng tuyên bố: “Những vấn đề thắc mắc của
doanh nghiệp phản ánh thì đã có quy chế để giải quyết. Khi giải quyết các thủ tục
hải quan có quy định rất chặt chẽ và tại các địa điểm làm thủ tục đều có camera
giám sát và như vậy nếu như giả sử có hiện tượng “bôi trơn” hoặc hiện tượng đó
là đơn lẻ thì trực tiếp được phát hiện ngay. Trường hợp phát hiện “bôi trơn” sẽ
xử lý nghiêm những người liên quan”.
Cái chiêu bài “sẽ xử lý nghiêm” đã thành bài học thuộc
lòng của các quan tham ở VN từ vài chục năm nay nên các quan đều… trong sạch hết.
Chẳng tìm được anh nào cầm tiền bôi trơn. Chỉ cầm dưới gầm bàn rồi nhanh tay
đút vào ngăn kéo mang về cho vợ xây nhà lầu cho thuê hay đứng tên người khác,
“tôi vẫn đi ở nhà thuê”!
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Virus-free. www.avastcom
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.