Văn Quang viết từ Sài Gòn - 09.5.2017
Những chuyện “quá lạ” ở nông thôn
VN ngày nay
Từ ngày nhà nước VN có “sáng kiến” thành lập cái gọi
là “nông thôn mới” thì ở nông thôn càng lắm chuyện… lạ đời. Các quan ở làng
càng có dịp lộng hành, ăn trên ngồi trước người dân. Thậm chí cắt xén luôn cả
tiền đền bù để “xung vào quỹ” hay đút vào túi vào túi riêng. Đã có hàng trăm, nếu
không muốn nói hàng ngàn vụ “cướp trắng” tài sản của người dân xảy ra ở khắp
nơi.
Biệt thự do Trần Hoàng Anh con trai ông Trần Văn Truyền
đứng tên tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Dân la làng, kiện tụng chỉ là “con kiến kiện củ khoai”
Gần đây nhất là chuyện biệt thự của quan chức cấp tỉnh
ở Đắk Lắk đến quan chức thấp nhất trong hệ thống chính quyền xã ở Đồng Nai hay
quan chức doanh nghiệp nhà nước ở Sóc Trăng… đều xây dựng trái phép hoặc sai
phép, xây dựng trên đất nông nghiệp hoặc phép một đằng xây một nẻo. Làm cả cái
biệt thư to đùng chẳng ai dám đụng tới, trong khi người dân xây cái chuồng gà
cũng bị hành lên hành xuống bắt phải nộp phạt.
Chứng kiến việc này, một cán bộ hưu trí ở phường 8 (TP
Sóc Trăng) chua chát thốt lên: “Một quan chức to như ông Ngọ xây dựng biệt thự
khủng không phép, trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trong
thời gian cả năm trời mà cán bộ làm ngơ là không thể chấp nhận được. Trong khi
đó, người dân như chúng tôi, chỉ cần đổ một đống cát trước cửa nhà là cán bộ địa
phương, thanh tra xây dựng, nhân viên công trình đô thị kéo tới cả đoàn, hoạnh
họe đủ thứ. Vậy thì pháp luật dành cho dân chứ không dành cho quan?”.
Pháp luật là của quan, ông làm gì chẳng được.
Lại chuyện kê khai tài sản
Ông Cục trưởng Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra
Chính phủ đưa ra con số đáng sợ “cả nước không phát hiện trường hợp
nào kê khai tài sản không
trung thực”.
Tại sao lại không phát hiện được những anh quan tham
nhũng? Trong khi các báo đăng đầy rẫy những bản tin: “Từ phường xã đến tòa án,
nơi nào cũng biết móc túi dân”. Các quan giỏi bao che cho nhau thôi nên trắng
trợn tuyên bố chẳng phát hiện được anh nào kê khai tải không trung thực. Bởi nếu
kê khai trung thực thực thì lòi ra số tài sản đồ sộ của quan là do móc túi dân.
Nhà nghèo không được cho vào danh sách gia đình nghèo
Chuyện nhỏ nhất như chuyện người dân nghèo rớt mùng
tơi không được cho vào danh sách gia đình nghèo để hy vọng lãnh được tí tiền trợ
cấp thì đảng viên và cán bộ nông thôn giàu nứt đố đổ vách cũng có tên “hộ
nghèo” để cướp tiền trợ cấp của thằng dân.
Chủ tịch xã Hải Yến Trần Văn Hùng ngồi chễm chệ trên
chiếc ghế kiểu cổ.
Cụ thể như tại thôn Bắc Yến, xã Hải Yến, huyện Tĩnh
Gia hiện có nhiều gia đình khá giả, là cán bộ của thôn được đưa vào danh sách hộ
nghèo, trong đó có 7 gia đình được cho là khá giả, là đảng viên, cán bộ thôn.
Nhà đồ sộ đang hoàn thiện của hộ nghèo Nguyễn Cao Được,
nguyên Chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh thôn.
Như gia đình ông Nguyễn Cao Được, nguyên Chi hội trưởng
chi hội cựu chiến binh, đang xây nhà 3 tầng to đẹp nhất làng, ước tính ngôi nhà
cũng có giá hơn cả tỷ đồng.
Cách nhà ông Được không xa, ông Lê Hồng Thăng, Chi hội
trưởng chi hội cựu chiến binh, cũng đang xây nhà 2 tầng…
Ngay gần đó những gia đình nghèo thực sự như gia đình
anh Cao Bá Tình - chị Lê Thị Bích được cho là nghèo nhất thôn lại không lọt vào
danh sách gia đình nghèo.
Ông Thụ cho biết, nhiều gia đình thiếu ăn lại bị loại
khỏi danh sách
Một người dân là ông Thụ đặt câu hỏi:
“Hộ nghèo gì mà trong nhà 2-3 xe máy
đắt tiền, tủ lạnh, ti vi, máy giặt… đầy đủ. Nhiều gia đình trong thôn còn khó
khăn, thậm chí thiếu ăn lại bị loại khỏi danh sách. Ở thôn này còn rất nhiều
trường hợp nghèo tương tự, nhưng không lọt được vào danh sách hộ nghèo, nhưng
không dám thắc mắc gì”.
- Có “thắc mắc” hay có phẫn nộ thì
cũng chỉ dám chui đầu vào lu nước sau nhà kêu toáng lên cho hả giận thôi. Quan
mà nghe thấy là quan “trù dập” cho tơi tả.
Không ai ý kiến gì?
Phó chủ tịch xã Lê Quang Vịnh còn cãi chày cãi cối rằng
“Thời gian đó người dân không có ý kiến hay thắc mắc gì, chỉ nhà anh Lê Văn Duẩn
và Cao Văn Kiểm có đơn xin xem xét hộ nghèo. Tuy nhiên, khi đoàn về rà soát và
chấm điểm lại thì thừa nên không được.
- Quan “chấm điểm” cho quan nhà giàu thì cho qua luôn,
còn dân nghèo thì thiếu điểm nên không được cho vào danh sách.
Dân thiếu điểm là điểm gì? Không ai biết. Chắc là “điểm”
không phải là cán bộ, không phải có cái phong bì hay không thuộc thành phần cốt
cán con ông cháu cha đây?
Nghèo nhất thôn đứng ngoài danh sách
Gia đình anh Cao Bá Tình và chị Lê Thị
Bích. Môt người dân kể:
“Nói về nghèo đói thì cả thôn không
ai bằng gia đình chị Bích. Có người con là anh Tình (SN
1973), người lúc nào cũng khờ khờ, hàng xóm thương tình nên cho anh đi theo làm
phụ hồ.
Chị Bích buồn rầu kể: “Nhà có 4 người con thì 2 đứa khờ
khờ như bố nó. Con trai đầu đi làm trong Nam một thời gian rồi bỏ về. Nhờ người
quen xin vào làm công nhân trong khu kinh tế Nghi Sơn nhưng không biết dùng thẻ
ra vào, lúc về không biết đường nên bị đuổi việc”.
Chị Bích thuộc diện nghèo khó nhất thôn nhưng không lọt
vào danh sách hộ nghèo!
Theo ông Nguyễn Quang Khởi, Chủ tịch Mặt trận xã Hải Yến
cũng xác nhận, gia đình chị Bích thuộc diện khó khăn. Cách đây 6 năm, người
dân trong thôn, xã phải góp gạch, tiền giúp xây nhà.... Nhà anh Lê Văn Duẩn có
4 người con, trong nhà không có vật dụng gì đáng giá ngoài cái tivi cũ và chiếc
xe máy cũ làm phương tiện đi lại. Vậy mà cũng không được vào danh sách “hộ
nghèo”.
Anh Lê Văn Duẩn có 4 người con, trong nhà không có vật
dụng gì đáng giá ngoài cái tivi cũ và chiếc xe máy cũ.
Còn có xã hơn 6 năm vẫn chưa trả tiền đền bù cho dân.
Xã “quên” trả tiền hỗ trợ cho hàng ngàn gia đình dân
Xã Diễn Hải (Diễn Châu, Nghệ An do ảnh hưởng mưa lũ,
rét đậm, rét hại năm 2011) hơn 1.400 gia đình dân được hỗ trợ sản xuất với số
tiền hơn 259 triệu đồng.. Thế nhưng 6 năm trôi qua, số tiền này vẫn chưa đến được
tay người dân.
Đến tháng 5/2012, UBND huyện Diễn Châu lại có Quyết định
hỗ trợ 50,5 triệu đồng cho 613 gia đình dân xã Diễn Hải để khôi phục sản xuất
và 60 triệu đồng kinh phí mua giống lạc để khôi phục sản.
Trước sự phẫn nộ của người dân về sự chậm trễ này, ông
Trần Văn Tiến – Bí thư Đảng ủy xã Diễn Hải (nguyên Chủ tịch UBND xã Diễn Hải) vội
lấp liếm rằng “vào thời điểm đó Hợp Tác xã Diễn Hải lập danh sách các hộ được
nhận hỗ trợ không khớp với diện tích thiệt hại thực tế của người dân. Hiện
chính quyền địa phương đang yêu cầu HTX Diễn Hải lập lại danh sách cụ thể để
chi trả cho các hộ dân.
Còn ông Hà Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn
Châu lại ca bài ca cũ rích: "Về việc chậm trễ trong chi trả tiền hỗ trợ
cho các hộ dân bị thiệt hại UBND huyện đang tập trung chỉ đạo xử lý. Quan điểm
của huyện là xử lý nghiêm, ai sai, sai đến đâu, xử lý đến đó”.
- Ôi cái bài ca “sai đến đâu, xử lý đến đó” sao mà
nghe cổ hơn cái bài ca cải lương từ muôn đời xưa. Sao bây giờ ở cửa miệng các
quan nó lại trở nên xôm tụ đến thế. Nghe chán lắm rồi các quan ơi!
Căn biệt thự “khủng” của ông Phó ban Nội chính tỉnh ủy tỉnh ủy Đắk Lắk
Lại đến chuyện căn biệt thự “khủng” của gia đình ông
Phó ban Nội chính tỉnh ủy Đắk
Lắk xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp biệt lập khu với dân cư. Căn biệt
thự đó lại đứng tên bà Quách Thị Tuất vợ ông Nguyễn Sỹ Kỷ - Phó trưởng Ban Nội
chính tỉnh ủy hiện nay.
Bà Tuất đứng tên chủ sử dụng ba thửa
đất có tổng diện tích gần 1 ha tại tổ dân phố 11, phường Ea Tam. Về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, ba thửa trên thuộc quy hoạch đất trồng cây lâu năm. Cổng
chính và cổng phụ được làm bằng các tấm cửa sắt lớn.
Ông Phó ban Nôi chính chối tội
Ông Kỷ bèn nói: “chủ yếu là từ tiền
làm vườn của vợ và rồi con cái gom góp vào. Vị Phó ban Nội chính cho biết khu đất
vợ chồng ông làm nhà được mua từ trước năm 2005 và dựng nhà cấp bốn để ở. Đến
năm 2011, gia đình mới quyết định làm nhà?
Ông lại học theo cách chối tội của
các đàn anh đi trước như ông Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ đã
số tiền xây dựng căn biệt thự này là từ 7 tỷ đồng tiền của vợ chồng ông
dành dụm và 4 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú quận 9, TP HCM và hiện
ông đang ở trong căn nhà này. Ông thanh minh rằng:
Biệt thự do Trần Hoàng Anh con trai ông Trần Văn Truyền
đứng tên tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Căn biệt thự ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre (Bến Tre) có diện
tích hơn 16.500 mét vuông là đất của ông Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát giao
thông Công an tỉnh là của con trai ông chứ không phải của ông.
Một quan chức mới nổi trong thời gian này
Quan đó là ông Nguyễn Sĩ Kỷ, đương kim Phó Ban Nội
chính tỉnh Đắk Lắk. Ông ba hoa rằng:
"Ngày tôi làm ở thanh tra tỉnh, tối thì lo chạy
xe ôm thâu đêm. Vợ chồng còn phải nuôi heo, gà cóp nhặt từng đồng”.
Biệt thự của gia đình ông Nguyễn Sỹ Kỷ Phó ban Nội
chính tỉnh ủy Đắk Lắk
Một người dân ở xã này đã lên tiếng:
“Tôi cũng chạy xe ôm, cũng nuôi heo, nuôi gà, chạy ngược
chạy xuôi, ai thuê gì làm nấy. Vậy mà, chạy xe ôm, ngày giỏi lắm cũng chỉ kiếm
được vài ba chục ngàn bạc. Còn nuôi heo năm may mắn được vài lứa, tiền lãi khá
lắm cũng chỉ đủ mua được chỉ vàng. Nếu không may bị dịch bệnh thì mất toi cả vốn
lẫn lời”.
- Ông chạy xe ôm không biết rằng các quan thanh tra đã
có rất nhiều kinh nghiệm về các vụ cướp đất của dân, nghênh ngang xây biệt thự
rồi chạy tội “rất đáng thương” của các quan.
Ông thanh tra mà đào đất đến thối cả móng tay* thì lạ
thật. Thế mới biết ở VN bây giờ nhiều chuyện lạ thật. Quá lạ!!!
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Virus-free. www.avast.com
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.