Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, May 4, 2017

Sống chung với xác lợn thối



Image result for Văn Quang viết từ Sài Gòn              
   Văn Quang viết từ Sài Gòn - 01.5.2017
Sống chung với xác lợn thối

Trong bài trước tôi đã tường thuật cùng bạn đọc cảnh tiêu điều của tình trạng khai thác cát quá mức, gây ra nhiều nỗi khổ cho người dân. Biển đã bị đầu độc, rừng cũng bị tàn sát không thương tiếc. Từ tỉnh đến trung ương hứa “sẽ giải quyết nhanh chóng ở khắp mọi miền đất nước.” Nhưng đến nay đã làm được gì? Nỗi khổ của dân vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong những ngày gần đây nhiều người dân ở các tỉnh như Hà Nam, Hải Dương, Đà Nẵng… người dân vẫn phải sống chung với đủ thứ chất độc hại từ môi trường thải ra từ xác lợn thối ngập đầy đồng đến tình trạng cá chết trên đồng ruộng Bắc Hưng Hải hàng nghìn hecta lúa có nguy cơ mất trắng. Ô nhiễm vẫn tràn ngập khắp nơi. Các nhà máy, các bệnh viện cũng thi nhau xả rác độc hại cho dân hưởng cái chết trắng, các quan chỉ ngồi họp, ngồi bàn rồi thảnh thơi ra về mặc kệ thằng dân. Một thí dụ điển hình như ở Hà Nam xác lợn ngập tràn ngõ xóm dân tha hồ sống chung với xác chết lợn thối.

Điêu đứng vì ô nhiễm môi trường

Người dân thôn Điền, xã An Nội (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) nhiều năm nay điêu đứng vì ô nhiễm môi trường khi sống chung với xác lợn chết ngập tràn mương nước.
Khoảng 2 năm nay, tại mương tiêu Điện Biên chảy qua thôn Điền, xã An Nội xuất hiện hàng loạt xác lợn chết trôi nổi đã mục rữa giữa dòng nước.

Ông Trịnh Văn Úy, người dân thôn Điền cho biết: Tình trạng trên xảy ra thường xuyên khoảng 2 năm nay, cứ mỗi lần nước từ xã An Ninh, huyện Bình Lục chảy về là khu vực thôn Điền lại ngập ngụa xác lợn. Số lợn chết dạt về có ngày lên đến 50 - 60 con.

Cụ thể ngày 13-4 vừa qua, cả nhánh kênh dài chảy qua địa phận thôn Điền nhuốm màu đen kịt, bốc mùi hôi nghẹt thở. Những xác lợn chết dạt vào hai bờ kênh, ruồi bọ bu kín.

Nhiều xác lợn được chặt thành từng khúc, nhét vào bao tải, buộc chặt trôi nổi giữa dòng nước.
Người dân sống cạnh bờ kênh chỉ biết chuẩn bị sẵn cây sào tre để mỗi lần có xác lợn dạt về là dùng sào đẩy đi chỗ khác. Cứ tuần tự, nhà này đẩy sang nhà khác, rồi đẩy ra sông.
Image result for Văn Quang viết từ Sài Gòn
Xác lợn chết đang phân hủy trên mương nước chảy qua thôn Điền

Các quan xã đá việc lên cấp trên

Trong khi Xác lợn trôi về như bão thì Ông Đinh Văn Toàn, Phó chủ tịch xã An Nội xác nhận tình trạng xác lợn trôi nổi gây ô nhiễm. Nếu ngày thường không bơm nước thì không sao, nhưng khi nước ào xuống, xác lợn tràn về "nhiều như bão.” Số lợn chết này hầu hết không phải của người dân xã An Nội vứt ra sông mà từ xã như An Ninh, Bồ Đề... trôi về.

Image result for Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn
Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn, mùi nồng nặc ra môi trường.

Ngoài ra, ông Toàn cho biết, trong các cuộc họp ở huyện, vấn đề này cũng được đưa ra để bàn bạc, phương án là tuyên truyền cho nhân dân các xã “tự xử lý,” vớt xác lợn đem đi chôn lấp. Tuy nhiên tình trạng xác lợn ngập tràn trên mương nước chảy qua thôn Điền vẫn không được cải thiện.

Image result for Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn
Nhà nhà bịt kín cửa để tránh mùi hôi thối

Thì ra các quan dạy thằng dân “tự xử lý” với nhau, quan không biết đâu.

Ông Phan Văn Hương, bí thư chi bộ thôn Điền: "Người dân sống cạnh mương rất bức xúc, trong các cuộc họp đều đưa vấn đề này ra bàn bạc và kiến nghị lên cơ quan cấp trên nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để.”

Các quan xã lại đổ cho các quan trên nên “vẫn chưa giải quyết triệt để,” thế là xong việc của ông. Lại theo ông, kế hoạch xây hố rác cho các thôn ở xã An Nội đã được một đơn vị môi trường ở Hà Nam đặt ra từ năm 2015. Thế nhưng đến nay, việc này vẫn còn nằm trên giấy.

“Công văn bỏ túi quần, chỉ thị bỏ túi áo, kế hoạch còn nằm trên giấy” là những thói quen của các quan ở VN.
Ngoài tỉnh Hà Nam còn tỉnh Hải Dương cũng có hàng nghìn hecta lúa nguy cơ mất trắng.
Các công ty tha hồ xả độc vào sông, dân không dám dùng để nấu cơm
Nhiều cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp Tân Hồng (tỉnh Hải Dương) ồ ạt xả thải khiến sông Bắc Hưng Hải có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối và cá chết hàng loạt

Sông Bắc Hưng Hải là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày cho nhiều xã của huyện Bình Giang (Hải Dương). Thời gian gần đây, nước sông ô nhiễm nặng khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hàng nghìn ha lúa đang thời kỳ làm đòng, rất cần nước nhưng chính quyền đóng các trạm bơm rồi khuyến cáo người dân “không được lấy nước từ sông vào đồng ruộng cũng như sử dụng để sinh hoạt.” Có nghĩa là không được nấu cơm, không được tắm rửa, không được nấu nước uống.

Image result for Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn
Người dân bất lực nhìn cảnh dòng kênh ô nhiễm

Trước việc hàng nghìn ha lúa lâm vào tình trạng khô hạn, chính quyền địa phương đã bơm nước từ nơi khác vào sông Bắc Hưng Hải để dồn, đẩy toàn bộ nước ô nhiễm về hạ nguồn nhưng không thành công.
Bây giờ người dân chỉ trông chờ vào thời tiết. Nếu mưa lớn sẽ giải cứu được dòng sông và diện tích lúa chiêm xuân của huyện khỏi nguy cơ mất mùa,

Ngày 18/4, bà Nguyễn Thị Hải Hòa, chuyên viên của Sở Tài nguyên cho hay, ba tháng trước, Sở đã phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra chống tội phạm về môi trường tỉnh Hải Dương kiểm tra, phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến việc xả nước thải không đạt chuẩn, nước thải độc hại ra sông Bắc Hưng Hải của các công ty Lục Nam; Quốc Pháp; Công ty cổ phần Tiến Long và nhà kinh doanh Nguyễn Văn Tuấn tại cụm công nghiệp Tân Hồng.

Image result for Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn
Đoạn kênh dài ngập ngụa rác thải và xác lợn đang thối rữa.

Tuy nhiên, các công ty và ông Tuấn không chấp hành, tiếp tục xả thải.
Tại sao các công ty này coi cơ quan chống tội phạm về môi trường không ra gì có phải đã có quan trên “chống lưng” rồi không?

Một người dân là bà Hòa than thở: “Bây giờ chỉ trông chờ vào thời tiết. Nếu mưa lớn sẽ giải cứu được dòng sông và một phần diện tích lúa chiêm xuân của huyện khỏi nguy cơ mất mùa.”

Người dân đành phải chờ ông Trời cứu mình thôi, đừng trông mong gì vào các quan từ làng đến tỉnh. Ráng chịu đi bà con ơi !!!

Trong khi người dân sống dở chết dở thì có tỉnh lại có tỉnh mang tiền tỉ mua ấm chén tặng lung tung.

Chào mừng đủ thứ lễ

Cách đây nhiều năm, từng có số liệu thống kê cho thấy tổng số ngày kỷ niệm trong nước và quốc tế tại Việt Nam là 428 ngày, trong đó có 120 ngày kỷ niệm trong nước (sự kiện quốc gia; ngày thành lập ngành, ngày thành lập, tái lập tỉnh, thành), 308 ngày lễ kỷ niệm quốc tế (sự kiện quốc tế; ngày quốc khánh các nước). Số liệu này còn chưa bao gồm các ngày kỷ niệm các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… Thôi thì đủ thứ lễ lạc liên miên. Mỗi dịp như thế tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng tiền của dân.

Riêng tỉnh Vĩnh Phú làm lễ “chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh,” UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tặng một bộ ấm chén đại các vị đại biểu đến dự lễ kỷ niệm và cho mỗi gia đình có hộ khẩu thường trú tại tỉnh. Bộ ấm chén tặng quan khách và đại biểu có giá trị cao hơn bộ ấm chén tặng người dân.

Image result for Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn
Bộ ấm chén làm quà tặng được tỉnh Vĩnh Phúc mua biếu tặng quan khách

Tổng giá trị các gói thầu mua sắm quà tặng tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc lên tới gần 65 tỉ đồng.

Một tỉnh nhỏ như Vĩnh Phúc dám bỏ ra gần 3 triệu USD để mua bộ ấm chén làm quà tặng nhân dịp 20 năm tái lập tỉnh khiến dư luận giật mình!

Tôi chỉ nêu ý kiến của người dân:
- Bạn đọc Thành An viết: "Tết Nguyên đán Thủ tướng cấm đốt pháo hoa để cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, vậy mà tỉnh Vĩnh Phúc lấy tiền ngân sách nhà nước cũng là tiền của dân chi mua ấm chén để làm quà biếu... Thật không hiểu....”

- Trong khi đó, bạn đọc Đặng Phương la làng: "Trời ơi, các vị có biết trong tỉnh các vị còn bao gia đình nghèo đói, bao nhiêu học sinh - sinh viên học giỏi mà hoàn cảnh nghèo khó, bao nhiêu trẻ mồ côi không nơi nương tựa, bao nhiêu cầu đường, trường trạm hư hỏng cần sửa chữa... Biết bao nhiêu công trình ý nghĩa để chào mừng sự kiện tái thành lập tỉnh cho dân được nhờ. Mang ngần ấy tiền mua quà tặng thì chỉ có các vị nảy ra tối kiến này được "ấm bụng" mà thôi"!

- Một bạn đọc ký tên “Tôi là nông dân” viết: "Nông dân bán: 1kg gà 15.000-19.000đ, 1kg heo hơi 22.000-24.000đ, 1 ký ớt 4.000-5.000 đồng, 1 ký dưa 1.500 đồng, 1 ký bắp cải 800 đồng... Vậy mà người ta chi 64 tỉ mua bộ ấm chén làm quà tặng... Chỉ còn biết kêu trời thôi.”

Image result for Lò đốt rác của BVĐK Ninh Bình xả khói đen ngòm kèm bụi bẩn
Những bao tải chứa xác lợn được tập trung trên mương nước 

- Cùng bất bình với việc này, bạn đọc tên Bình bổ sung: "Đọc xong mà tội nghiệp học sinh tui. Bớt quà sáng, nhịn ăn sáng để tham gia các phong trào Đội ủng hộ thiên tai, lũ lụt; ủng hộ đồng bào phía Bắc. Vậy mà họ chi 65 tỉ mua đồ chơi.”

- Bạn có tên Nam viết:
“Tôi chưa thấy nước nào tặng quà lưu niệm cho cả tỉnh bao giờ. Chắc sắp tới nhà nước tiếp tục tặng quà cho nhân dân cả nước...?. Nếu tất cả phải qui ra tiền. Chỉ có cán bộ Việt Nam mới "thông minh" cỡ này. Tôi chưa thấy nước nào tặng quà lưu niệm cho cả tỉnh bao giờ. Chắc sắp tới nhà nước tiếp tục tặng quà cho nhân dân cả nước nhân dịp ... nào đó?. Nếu có, tất cả phải qui ra tiền. Chỉ có cán bộ Việt Nam mới "thông minh" cỡ này!

Vâng, thưa bạn đọc!
Những ông cán VN bây giờ thông minh nhất thế giới nên ông nào cũng giàu, cũng đi xe hơi đẹp, nhà cửa toàn là nhà lầu giữa phố. Còn thằng dân sống ra sao mặc xác tụi bay. Mày sống với xác lợn thối hay ăn nước thối chứ ông ở nhà lầu ông có thấy gì đâu.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List