Văn Quang viết từ Sài Gòn - 06.6.2017
Những dự án ngàn tỉ chết yểu làm khổ người
dân như thế nào?
Đã có không biết bao nhiêu “dự án” của
các địa phương được các quan ký giấp phép cho xây dựng rồi bỏ hoang khiến đời sống
của người dân càng thêm cơ cực. Các quan địa phương dỗ ngon dỗ ngọt người dân
nhường đất cho nhà máy xây dựng xong sẽ có đời sống tươi đẹp hơn, con cháu sẽ
có việc làm, sẽ được ăn học tử tế để “đổi đời.” Nhưng khi nhà máy xây dựng xong
ruộng đất nhường hết cho nhà máy, nay không còn đất để cày cấy không còn đất để
sống.
Một thí dụ điển hình như một xã ở tỉnh
Thanh Hóa
Cách đây 9 năm về trước, ở xã vùng cao
Thúy Sơn (xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) rầm rộ, nhộn nhịp như thành
phố mới, bởi nơi đây đón nhận được dự án xây dựng nhà máy xi măng hàng nghìn tỷ
(hàng chục triệu Mỹ kim).
Nhà máy xi măng mới xây dựng đã đắp chiếu.
Nói về dự án “siêu khủng” này, người dân
Thúy Sơn vui mừng lắm, vì khi nhà máy về con em họ sẽ có công ăn việc làm ổn định.
Bởi lẽ đó, mà nhà nhà bàn giao đất cho các cấp chính quyền giải phóng mặt bằng.
Công tác thu hồi đất diễn ra nhanh chóng.
Lò ấp tiến sĩ
Có mặt bằng, phía chủ đầu tư làm lễ khởi
công hoành tráng vào tháng 12, 2007. Hàng trăm xe hơi các loại đổ về tham dự.
Người dân Thúy Sơn vui mừng, bỏ cả công việc đồng áng để đến xem lễ khởi công.
Không chỉ riêng xã Thúy Sơn mà người dân
khắp các xã trong huyện cũng hiếu kỳ đến xem làm cho lễ khởi công đông vui như
một ngày hội. Rồi từ đó các con đường giao thông mọc lên, nhà công nhân được
xây dựng… Theo kế hoạch, khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp sản phẩm xi
măng cho thị trường phía tây Thanh Hóa, Lào, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Ông Hùng chỉ còn biết nói đã nhiều lần kiến nghị tới các cơ quan chức năng phải có biện pháp khắc phục.
Dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn có tổng
vốn đầu tư lên đến hơn 1.4 nghìn tỷ đồng ($61 triệu Mỹ kim), trên tổng diện
tích gần 36 hecta đất (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất ở) của hơn 200
người dân bị ảnh hưởng thuộc 4 thôn: Thanh Sơn, Vân Sơn, Lương Sơn và Hồng Sơn
của xã Thúy Sơn.
Sau hai năm (2007 – 2009), dự án bỗng nhiên bị “treo” giữa chừng, nhà máy cũng bỏ hoang, không ai thèm ngó ngàng gì đến đời sống của người dân. Ông chủ đầu tư chỉ mới làm được một số hạng mục công trình rồi để đấy, ông chủ cuốn gói đi mất tiêu bỏ mặc tường rào, băng chuyền, nhà ở công nhân hư hỏng, toàn bộ diện tích gần 36 hecta để hoang.
Để tận dụng mảnh đất bị bỏ hoang, nhiều người dân đã đưa trâu bò vào khu vực nhà máy chăn bò. Hơn 10 dãy nhà từng được dự định là nơi ở của hàng ngàn công nhân, bây giờ được một số người dân chuyển thành chuồng nuôi dê, nuôi lợn.
Sau hai năm (2007 – 2009), dự án bỗng nhiên bị “treo” giữa chừng, nhà máy cũng bỏ hoang, không ai thèm ngó ngàng gì đến đời sống của người dân. Ông chủ đầu tư chỉ mới làm được một số hạng mục công trình rồi để đấy, ông chủ cuốn gói đi mất tiêu bỏ mặc tường rào, băng chuyền, nhà ở công nhân hư hỏng, toàn bộ diện tích gần 36 hecta để hoang.
Để tận dụng mảnh đất bị bỏ hoang, nhiều người dân đã đưa trâu bò vào khu vực nhà máy chăn bò. Hơn 10 dãy nhà từng được dự định là nơi ở của hàng ngàn công nhân, bây giờ được một số người dân chuyển thành chuồng nuôi dê, nuôi lợn.
Người dân nói gì?
Ông Phạm Đình Hòa, thôn Vân Sơn cho biết,
nhà ông có bốn người với diện tích đất nông nghiệp gần 5 sào đã phải nhường hết
cho nhà máy xi măng, tưởng rằng khi nhà máy đi vào hoạt động con cái ông cũng
kiếm được một chân làm công nhân trong đó. Nhưng giờ nhà máy “đắp chiếu,” đất sản
xuất nông nghiệp lại không còn ông đành phải vay mượn mua đôi bò thả trong khu
đất nhà máy.
Còn ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã Thúy Sơn cho biết, hiện tại nhà máy xi măng bỏ hoang khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.
Ông kể, “Xã cũng chỉ biết kiến nghị lên các cấp xem xét làm sao cho nhà máy hoạt động trở lại, nếu chủ đầu tư không có khả năng làm nữa thì tỉnh cũng phải có biện pháp chuyển đổi hay thu hồi lại dự án để người dân còn có đất mà làm.”
Còn ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã Thúy Sơn cho biết, hiện tại nhà máy xi măng bỏ hoang khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.
Ông kể, “Xã cũng chỉ biết kiến nghị lên các cấp xem xét làm sao cho nhà máy hoạt động trở lại, nếu chủ đầu tư không có khả năng làm nữa thì tỉnh cũng phải có biện pháp chuyển đổi hay thu hồi lại dự án để người dân còn có đất mà làm.”
Khuôn viên nhà máy thành nơi thả bò.
Mấy năm nay, năm nào ông cũng phải làm tờ
trình báo cáo lên cấp trên. Mới đây nhất là việc đề nghị “xử lý” tường rào nhà
máy xi măng sập đổ, tường rào đã bị sụp đổ xuống mương tưới tiêu trên cánh đồng
ba thôn (Vân Sơn, Hồng Sơn, Ngọc Sơn), toàn bộ gạch, cát, xi măng lấp hết ruộng
gây ảnh hưởng tới tính mạng của người dân.
Ông chủ tịch chỉ ngồi làm báo cáo lên quan trên còn mặc kệ người dân. Ông quên rằng đã có thời gian chính cái cơ quan của ông đã dụ dỗ người dân nhường đất cho nhà máy sẽ có đời sống tươi đẹp hơn. Người dân bị cú lừa trắng trợn cũng đành ngậm miệng có người đã phải bỏ làng đi tha phương.
Ông chủ tịch chỉ ngồi làm báo cáo lên quan trên còn mặc kệ người dân. Ông quên rằng đã có thời gian chính cái cơ quan của ông đã dụ dỗ người dân nhường đất cho nhà máy sẽ có đời sống tươi đẹp hơn. Người dân bị cú lừa trắng trợn cũng đành ngậm miệng có người đã phải bỏ làng đi tha phương.
Ông Toản trưởng thôn đang thống kê những gia đình bỏ làng đi làm ăn xa.
Nhà máy xi măng hứa lèo
Ngày đó, theo chủ trương, nhà nào có đất
bị thu hồi, nhà máy sẽ cho một suất đi học nghề sau về làm công nhân tại nhà
máy.
Chính vì vậy mà ở xã Thúy Sơn có tới 260 người được nhà máy đưa đi học, có nhà được hai, ba người con đi học.
Ông Hoàng Văn Toản (trưởng thôn Vân Sơn) cho biết, thôn có 65 gia đình, 261 người Trước khi nhà máy chưa về xây dựng thì thôn này được coi là thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nhì xã, với diện tích khoảng 15 hecta.
Nhưng khi nhà máy về, diện tích đất đó bị thu hồi đến nay chỉ còn vỏn vẹn khoảng 3 hecta.
Cụ thể như ông Phạm Đình Hòa, cả gia đình có hơn bốn sào ruộng đã bị thu hồi hết. Hai đứa con ông được đưa đi học nghề với hy vọng sau này về làm trong nhà máy.
Chính vì vậy mà ở xã Thúy Sơn có tới 260 người được nhà máy đưa đi học, có nhà được hai, ba người con đi học.
Ông Hoàng Văn Toản (trưởng thôn Vân Sơn) cho biết, thôn có 65 gia đình, 261 người Trước khi nhà máy chưa về xây dựng thì thôn này được coi là thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nhì xã, với diện tích khoảng 15 hecta.
Nhưng khi nhà máy về, diện tích đất đó bị thu hồi đến nay chỉ còn vỏn vẹn khoảng 3 hecta.
Cụ thể như ông Phạm Đình Hòa, cả gia đình có hơn bốn sào ruộng đã bị thu hồi hết. Hai đứa con ông được đưa đi học nghề với hy vọng sau này về làm trong nhà máy.
Các hạng mục công tình của nhà máy xi măng Thanh Sơn bỏ hoang.
Hy vọng của gia đình ông Hòa tan thành
mây khói. Bây giờ ông mới biết đã bị một cú lừa của cả các quan cấu kết cùng
nhà máy xi măng. Hai “ông lớn” đó cùng nhau lừa dân còn biết kêu ai? Đơn gửi đi
thưa bị quan xã “ngâm tôm”chẳng bao giờ đến được tay các quan trên. Mà có đến
tay các quan trên cũng lại nằm đấy, đợi dài cổ cả nhà vẫn thất nghiệp.
Chủ tịch xã cũng bị lừa
Ở xã vùng
cao Thuý Sơn này, người vui nhất lúc đó phải kể đến nhà ông Đỗ Xuân Tám, Chủ tịch
Hội nông dân xã. Ông có tới ba người con được công ty chấp nhận cho đi đào tạo
để làm công nhân cho nhà máy.
Lúc đó nhiều
người xì xào, có người còn ghen tỵ bởi nhà ông có tới ba người sau này sẽ “được
làm trong nhà máy, hưởng lương cao ngất.” Thế nhưng niềm vui chẳng trọn vẹn khi
dự án “chết yểu,” con cái thất nghiệp, vợ chồng ông khốn đốn lo trả nợ số tiền
trên 80 triệu (US$3,500) vay mượn cho các con ăn học.
Ông Hoàng Văn Toản (trưởng thôn Vân Sơn) chua xót nói, các cháu trong làng chạy đua theo học nghề, đến bây giờ tiền mất, tật mang.
Sở dĩ ông nói như vậy là vì trong số 260 người được nhà máy đưa đi học nghề, chẳng ai ra trường mà cầm được cái bằng trong tay.
Nghe đâu, Cty xi măng đang nợ tiền học phí ở nhà trường, vì vậy ai muốn lấy được bằng thì phải đóng vào 6 triệu nữa (US$260).
Chính vì vậy, ở huyện Ngọc Lặc này chẳng có xã nào mà nhiều con em đi học nghề như Thúy Sơn, học xong lại chẳng ai có bằng cả.
Nhà máy hứa lèo để thu đất xong rồi biến mất làm gì có bằng? Nếu có bằng cũng chỉ là “bằng lừa” cũng như những ông tiến sĩ giấy ở VN đã từng xảy ra nhiều năm nay. Có cả công ty chuyên cung cấp bằng tiến sĩ cho ai có tiền, người ta đã ví von như “lò ấp tiến sĩ” như ấp gà.
Chỉ khổ các bậc phụ huynh, nhà hai, ba đứa con đi học, phải vay mượn khắp nơi chu cấp cho con. Đến bây giờ, chẳng ai có việc, họ lại phải nai lưng trả số tiền cả trăm triệu vay mượn của người khác lấy gì mà trả đây!
Ông Hoàng Văn Toản (trưởng thôn Vân Sơn) chua xót nói, các cháu trong làng chạy đua theo học nghề, đến bây giờ tiền mất, tật mang.
Sở dĩ ông nói như vậy là vì trong số 260 người được nhà máy đưa đi học nghề, chẳng ai ra trường mà cầm được cái bằng trong tay.
Nghe đâu, Cty xi măng đang nợ tiền học phí ở nhà trường, vì vậy ai muốn lấy được bằng thì phải đóng vào 6 triệu nữa (US$260).
Chính vì vậy, ở huyện Ngọc Lặc này chẳng có xã nào mà nhiều con em đi học nghề như Thúy Sơn, học xong lại chẳng ai có bằng cả.
Nhà máy hứa lèo để thu đất xong rồi biến mất làm gì có bằng? Nếu có bằng cũng chỉ là “bằng lừa” cũng như những ông tiến sĩ giấy ở VN đã từng xảy ra nhiều năm nay. Có cả công ty chuyên cung cấp bằng tiến sĩ cho ai có tiền, người ta đã ví von như “lò ấp tiến sĩ” như ấp gà.
Chỉ khổ các bậc phụ huynh, nhà hai, ba đứa con đi học, phải vay mượn khắp nơi chu cấp cho con. Đến bây giờ, chẳng ai có việc, họ lại phải nai lưng trả số tiền cả trăm triệu vay mượn của người khác lấy gì mà trả đây!
Ông Toản
than thở, “Bây giờ người dân thôn mình bần cùng, khốn khổ lắm. Đất không còn để
sản xuất, con cái không có việc làm. Chính vì vậy mà từ khi nhà máy đắp chiếu,
trong thôn đã có bảy gia đình rời bỏ địa phương kéo nhau đi tha phương. Người
dân Thúy Sơn chỉ biết nói, Mong chờ và hy vọng nhà máy hoạt động trở lại, có
như vậy thì họ mới bớt khổ được”.
Ông chủ nhà máy sau khi mua đất của người dân, biết không làm giàu được đã cuốn gói chuồn thẳng, không để lại tung tích gì. Chẳng bao giờ nhà máy hoạt động lại đâu.
Sự mong chờ và hy vọng của người dân Thúy Sơn cũng như bao nhiêu gia đình ở nhiều nơi khác, khi các quan địa phương bắt tay với những “đại gia” cùng nhau lừa dân thì người dân chỉ biết khóc thầm. Người nông dân VN bị hàng trăm cú lừa nên đời sống lúc nào cũng bị đe dọa như đề phòng bọn trộm cướp vặt ở khắp mọi nơi.
Chưa bao giờ người nông dân VN khổ như ở thời đại này.
Văn Quang
Ông chủ nhà máy sau khi mua đất của người dân, biết không làm giàu được đã cuốn gói chuồn thẳng, không để lại tung tích gì. Chẳng bao giờ nhà máy hoạt động lại đâu.
Sự mong chờ và hy vọng của người dân Thúy Sơn cũng như bao nhiêu gia đình ở nhiều nơi khác, khi các quan địa phương bắt tay với những “đại gia” cùng nhau lừa dân thì người dân chỉ biết khóc thầm. Người nông dân VN bị hàng trăm cú lừa nên đời sống lúc nào cũng bị đe dọa như đề phòng bọn trộm cướp vặt ở khắp mọi nơi.
Chưa bao giờ người nông dân VN khổ như ở thời đại này.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Virus-free. www.avastcom
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.