Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, December 19, 2018

LISA PHẠM 656 | Khai Dân Trí Mới Nhất Ngày 19|12 |2018| Tin 3 sạch | có ...

ZTE ĐÃ NUỐT GỌN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM


----- Forwarded Message -----
From: H B <
To: PhungSuXaHoi <
Sent: Tuesday, December 18, 2018, 8:02:16 AM PST
Subject: [PSXH] ZTE ĐÃ NUỐT GỌN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM


ZTE ĐÃ NUỐT GỌN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Tran Hung.
Đa phần người Việt nam biết đến cái tên ZTE sau vụ Mỹ trừng phạt nó nhưng ít biết nó đã trở thành con chó sói nuốt chửng Việt nam, đặc biệt ở lĩnh vực thông tin tín hiệu đường sắt.
ZTE có tên đầy đủ là Công ty cổ phần hữu hạn Trung hưng Thông tấn. ZTE là một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung cộng có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông.
Trong lĩnh vực thông tin tín hiệu đường sắt ở Việt nam, ZTE được biết đến trong vai trò là nhà thầu chính của gói thầu sau:
1. Dự án Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Thái Nguyên và Khu đầu mối Hà Nội sử dụng vốn vay ODA Trung cộng, gọi tắt là Dự án 3+1.
Dự án 3+1 sau nhiều lần điều chỉnh đã có tổng mức từ 2.227,7 tỷ đồng tăng lên 3.511 tỷ đồng. Dự án này do ZTE làm nhà thầu chính, tiến độ chậm tới 6 năm theo tiến độ cam kết của hợp đồng.
2. Dự án Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh – Sài Gòn, tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn I vay vốn ODA Trung cộng, gọi tắt là Dự án VSG.
Dự án VSG giai đoạn I có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 2.423 tỷ đồng, tăng so với ban đầu là 1.102 tỷ đồng. Dự án này do ZTE làm nhà thầu chính, tiến độ chậm tới 7 năm theo tiến độ cam kết của hợp đồng.
Điều đáng nói ở đây ngoài việc hai dự án do ZTE đảm nhận trong lĩnh vực thông tin tín hiệu đường sắt tại Việt nam là ngoài việc luôn đội vốn đầu tư lên gần gấp 2 lần thì tiến độ luôn kéo dài hơn gấp đôi so với tiến độ cam kết trong hợp đồng, chất lượng thì khỏi phải nói bởi sau khi đưa vào khai thác đã bộc lộ hàng loạt sự cố khủng khiếp của quá trình chạy tàu, vào ga mà nguyên nhân đều xuất phát từ hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt gây ra. Trên tất cả thì việc sử dụng thiết bị của ZTE, mọi hoạt động chạy tàu của ngành đường sắt Việt nam đều bị ZTE giám sát, theo dõi thông qua chip gián điệp điện tử mà các nước tiến bộ đang lo sợ, tẩy chay.
Hàng ngày chúng ta chỉ lo lắng việc Trung cộng xâm lược Việt nam thông qua lấn biển, cướp đảo, mua đất, mua nhà, du nhập thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại, tiền tệ,… mà quên đi lĩnh vực thôn tính hệ thống viễn thông, đây cũng là một cuộc xâm lăng nguy hiểm nhưng tinh vi mà cộng sản Việt nam đã dính phải bả của Trung cộng./.
Tran Hung.
TẠI SAO TAI NẠN ĐƯỜNG SẮT LẠI XẢY RA "CẤP TẬP" TRONG LÚC NÀY ?
Tai nạn đường sắt cấp tập xảy ra là cớ để "đồng bộ" hệ thống thông tin tín hiệu vì hiện nay nó pha lẫn giữa hàng Tàu và hàng Tây (chủ yếu là Đức).
Ngành đường sắt sẽ đổ lỗi để tai nạn đường sắt xảy ra là do "khách quan và chủ quan". Chủ quan do nhân viên điều độ, gác ghi, gác chắn "tắc trách", cái này là chuyện nhỏ. Lỗi "khách quan" là do "hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt" của Việt Nam đang bị "thập cẩm, xô bồ" giữa thiết bị Tàu lẫn thiết bị Tây mà chủ yếu là của nước Đức.
Để khắc phục tình trạng "Tây-Tàu lẫn lộn", Bộ GTVT sẽ cho chủ trương "đổi mới đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đường sắt Việt Nam bằng hình thức đấu thầu mua sắm. Tuy nhiên, do mối quan hệ Việt-Đức đang căng thẳng do Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, phía Đức đang làm căng và đang truy nã các bị can trong đó có tướng công an Đường Minh Hưng. Vì vậy nguy cơ giao thương Việt-Đức có nguy cơ đình trệ rất cao, điều này sẽ không đáp ứng nhu cầu về mặt tiến độ hoàn thành việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của ngành ĐSVN nếu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế, kể cả hình thức chào hàng cạnh tranh…
Bộ GTVT kiến nghị chính phủ cho phép đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật ĐSVN bằng hình thức CHỈ ĐỊNH THẦU, các hạ tầng kỹ thuật hiện có do phương Tây sản xuất sẽ được tháo bỏ hoàn toàn, thay thế bằng hàng Trung cộng. Như vậy, vừa tận dụng được thiết bị của Trung cộng hiện có, vừa đồng bộ sau khi lắp đặt, kết nối. Một việc làm vừa tiết kiệm được thời gian, vừa "chống lãng phí" vì tận dụng lại thiết bị Trung cộng hiện có, vừa cạnh tranh về giá, vừa phù hợp với các văn kiện hợp tác mà Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tập Cận Bình, một công đôi ba việc ngu gì không "kiếm cớ-tạo cớ" để thực hiện ?
Chất lượng và tuổi thọ sản phẩm đảng không quan tâm vì "mạng dân Việt không bằng chiếc xe" như lời thị đảng viên đã nói. /.
Tran Hung.

DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************************

Muốn gia nhập: PhungSuXaHoi+subscribe@googlegroups.com
Muốn đăng bài: PhungSuXaHoi@googlegroups.com
---
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Phụng Sự Xã Hội".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến PhungSuXaHoi+unsubscribe@googlegroups.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Dan Vo 

Sunday, December 16, 2018

THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG KHÔNG ?

 

Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

 THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG KHÔNG ?
DODUYNGOC
Image result for sai gon ngap nuoc
THÀNH PHỐ ĐÁNG SỐNG KHÔNG ?

Khi Đà Nẵng, thành phố đáng sống của Việt Nam chìm trong bể nước, người ta mới chợt hiểu ta rằng: Ở Việt Nam, chẳng có thành phố nào đáng sống cả. 
Sao có thể gọi là đáng sống khi cuộc sống luôn bị đe doạ: nước ngập, cây đổ, điện giật, thức ăn và môi trường ô nhiễm, có thể bị đâm chết vì một cái nhìn, vì một lời nói, bị giật tài sản, bị xe đụng và muôn ngàn lí do khác để có thể bị chấm dứt mạng sống. Người ta cố tạo ra ảo tưởng một cuộc sống hạnh phúc để khuất lấp những việc làm sai trái. Những nguy hiểm đe doạ cuộc sống của người Việt đều do con người mà ra. Lâu nay thiên tai, dịch hoạ là mối lo của con người. 

Image result for sai gon ngap nuoc

Nhưng thời đại này ở Việt Nam, mối lo lớn nhất là nhân tai. Lãnh đạo từ trên xuống dưới đều nhắm vào đất và tài nguyên mà kiếm chác. Họ lấp biển, lấp sông, họ chặt rừng, phá bỏ các kinh rạch, hồ ao thoát nước để lập ra những dự án hàng nghìn tỷ, xây biệt thự, cao ốc. Họ chặt cây, phá đồi để buôn đất, bán cây. Hỏi làm sao mà nước không ngập, làm sao mà thành phố không biến thành sông. Mượn cớ phát triển thuỷ điện, người ta phá hàng ngàn mẫu rừng. Thế là nước trên nguồn đổ xuống, nước trong hồ chứa tuôn ra, hỏi sao không úng ngập. Mượn cớ quy hoạch, họ cướp trắng của dân hàng trăm, hàng ngàn mẫu đất rồi đem bán thu lợi, xô hàng ngàn con người phải sống màn trời chiếu đất, không có tương lai. Với tầm nhìn thiển cận và lòng tham vô đáy, họ đã mang tai hoạ đến cho toàn xã hội. Họ bỏ mặc lời khuyên của các giới chuyên môn, họ bỏ ngoài tai những lời cảnh giác, tất cả vì đồng tiền, tất cả vì những món lợi khổng lồ. Họ sẵn sàng ký những dự án chắc chắn sẽ mang lại những hiểm nguy và chết chóc, những bế tắc trong cuộc sống của dân, nhưng họ bất chấp và hậu quả đã đưa đến những cảnh đau lòng. Có những thành phố mà cán bộ lãnh đạo chỉ ngồi với nhau bàn chuyện cắt đất, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để bán đất. Có nhiều chỗ bộ mặt của địa phương có sự thay đổi nhưng đó cũng là những cuộc đồi chác mà người ta gọi là lấy đất đổi hạ tầng, nhưng đàng sau đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bán mua để thu lợi vào tay một nhóm người. 
Cảnh ngập lụt đang và đã diễn ra trên các thành phố ở Việt Nam là hậu quả của những cuộc quy hoạch chụp giật đó. Nạn nhân vẫn chính là những người dân nghèo. Cuộc sống của họ đang ổn định mấy đời, bỗng một ngày được lệnh dời đi. Có người có được đền bù không tương xứng với giá trị vốn có, có người đi tay không và không biết ngày mai. Người ta mang đất ấy bán lại với giá gấp ngàn lần và bỏ túi tiền chênh lệch. Thử hỏi cuộc sống như thế có gọi là đáng sống? Sao có thể đáng sống khi quanh mình toàn là tai ương rập rình.
Trong hoàn cảnh xã hội như thế, một số lớn người Việt hôm nay cố gắng thu vén cho mình một số vốn rồi tìm cách ra đi. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có số người tìm cách bỏ nước đi và số  người ước mơ ra đi nhiều như thế. Bởi họ đang muốn tìm một nơi được sống, đáng sống đúng nghĩa. Họ muốn có cuộc sống có tương lai, không lo sợ khi mưa xuống, không sợ hãi khi đêm về, không lo âu khi phải ra đường phố, không lo lắng con cháu mình rồi sẽ ra sao? Theo truyền thống của người Việt từ xưa, rời khỏi làng đã gọi là ly hương và ai phải xa quê là người bất hạnh. 

Image result for sai gon ngap nuoc
Nhưng bây giờ, họ phải rời xa cả đất nước, rời bỏ tất cả, nhưng họ vẫn chọn lựa làm kẻ ly hương. Có kẻ mãi ra đi và chẳng còn muốn trở về. Họ vẫn có nỗi đau của kẻ dứt áo giã từ, họ vẫn có nỗi khổ của kẻ phải xa gia đình, dòng họ, quê nhà nhưng họ chấp nhận để tìm nơi đáng sống, bởi thế giới bây giờ không còn chật hẹp như xưa. Có thể người ta trách họ là những kẻ ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân và và gia đình mình, không quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Nhưng thử hỏi họ làm gì được? Không chỉ có những người có tiền của, có điều kiện mới tìm cách ra đi mà ngay những quan chức có quyền cũng lẩn lượt tìm cách rời bỏ đất nước khi thu vén một gia tài khổng lồ từ tham nhũng và hối lộ. Họ cũng là người luôn to mồm nhất hô khẩu hiệu yêu tổ quốc, yêu nhân dân, viết điều trăn trở trước tình hình đất nước. 

Image result for sai gon ngap nuoc
Có người đặt câu hỏi ra đi hết rồi còn ai? Ừ thì còn dân nghèo, còn những kẻ đã bị hút hết máu xương và tài sản, còn những kẻ muốn ra đi nhưng không có điều kiện để đi. Và như thế đất nước chỉ còn là một khối rỗng không khi đất đã hết, tài nguyên đã cạn, núi đã bị san phẳng, rừng không còn cây, sông suối không  còn chảy và biển ngoài kia cũng đã lọt vào tay kẻ cướp. Còn chỗ nào đáng sống không?

Khi con người không còn gắn bó với đất đai, sông núi của tổ quốc mình. Khi con người cảm thấy không yên lòng khi sống trên đất nước mình và ngóng chờ một cuộc sống khác ở một vùng đất khác, đó là dấu hiệu số phận của một dân tộc lưu vong. Đôi khi họ lưu vong ngay chính trên đất nước của mình.

Sài Gòn 10.12.2018
DODUYNGOC




Virus-free. www.avast.com
__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

LISA PHẠM 653 | Khai Dân Trí Mới Nhất Ngày 16|12 |2018 | Cấp báo | Tin 3...

Sunday, December 9, 2018

Giám đốc Huawei bị truy nã vì tội lừa đảo, Viện Công Tố Canada không muốn cho tại ngoại hầu tra.


Chủ đề: Giám đốc Huawei bị truy nã vì tội lừa đảo, Viện Công Tố Canada không muốn cho tại ngoại hầu tra.



Giám đốc Huawei bị truy nã vì tội lừa đảo, Viện Công Tố Canada không muốn cho tại ngoại hầu tra.





                                                 Mạnh Vãn Châu.
            Hôm thứ Sáu 7/12, tại buổi điều trần trước tòa án Canada về việc bảo lãnh Giám Đốc Tài Chính Công Ty Huawei, Luật sư Hoàng gia Canada cho biết: Mạnh Vãn Châu (Wanzhou Meng) bị Mỹ truy nã vì liên quan đến tội lừa đảo.


                                    Mạnh Vãn Châu liên quan đến lừa đảo, chính phủ Mỹ phát lệnh truy nã:
            Hôm thứ Sáu 7/12, Công tố viên Canada John Gibb-Carsley nói với Thẩm phán trong phiên tòa bảo lãnh tại ngoại là Mạnh Vãn Châu bị cáo buộc tội lừa đảo, do y thị đã lừa dối nhiều ngân hàng về việc Huawei và Công ty Skycom tại Hồng Kông (được cho là làm ăn với Iran) không có mối quan hệ nào, nhằm né tránh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran từ năm 2009 đến năm 2014.
            Tại tòa, Công Tố Viên John Gibb-Carsley cho biết: Phía Hoa Kỳ cáo buộc họ Mạnh che giấu mối liên hệ giữa Công ty Huawei và Skycom, y thị cần phải được dẫn độ đến Mỹ, để tiến hành tố tụng theo luật pháp Hoa Kỳ. Ngoài ra, trước khi Hoa Kỳ dẫn độ, Canada không được thả y thị ra nha !.
            Sau khi họ Mạnh bị túm, theo các quy định, mụ đã yêu cầu “Lệnh cấm đưa tin” (tức không được công khai đưa tin ra bên ngoài), hôm thứ Sáu, lệnh cấm này đã được xóa bỏ trước khi diễn ra phiên điều trần tại tòa. 
            Ngày 1/12, Mạnh Vãn Châu bị bắt tại phi trường Vancouver, Canada, khi đang chờ chuyển chuyến bay, Canada thực thi lệnh bắt này là theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ. Công tố viên Canada nói: Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ họ Mạnh tới Mỹ vì liên quan đến tội lừa đảo.
            Theo báo The Globe and Mail tại Canada cho biết: Tại tòa hôm thứ Sáu, họ Mạnh mặc bộ quần áo Tù nhân màu xanh, không bị còng tay.  Một Thông dịch viên ngồi cùng y thị tại vị trí bị cáo.
            Ngày 22/8, Hoa Kỳ phát lệnh bắt đối với họ Mạnh, tỉnh British Columbia, Canada, cũng đã phát lệnh bắt tức khắc đối với y thị hôm 30/11.
            Tại phiên tòa bảo lãnh, để ngăn chận y thị được bảo lãnh, phía Viện Công Tố Canada nói với quan tòa rằng: Họ Mạnh có thể “chẩu" mất tiêu luôn, y thị và Vancouver không có bất cứ mối liên hệ nào có ý nghĩa, do mụ có rất nhiều tiền nên dù tiền bảo lãnh có nhiều đi nữa, thì đối với mụ cũng không đáng kể gì. Phía Công tố nhắc tới việc cha của họ Mạnh đang có tài sản lên tới 3.2 tỷ USD.  
            John Gibb-Carsley còn nói: Bảo lãnh tại ngoại hầu tra là dựa vào sự “Tín nhiệm”, họ Mạnh không có tư cách được bảo lãnh, bởi vì mụ có “Mô hình không thành thực” rồi đó (extensive pattern of dishonesty). Ngoài ra, Công tố viên còn đặc biệt nhắc nhở Quan tòa: Tàu Cộng và Canada, Mỹ đều không hề có Hiệp ước Dẫn độ.
            Phía Viện Công Tố Canada bổ sung thêm, họ Mạnh thường xuyên ra  ngoại quốc, trong thời gian từ năm 2014 đến 2016, y thị thường xuyên ra vào nước Mỹ, tuy nhiên, từ tháng 4 năm nay, sau khi đánh hơi được nguồn tin phía Mỹ bắt đầu điều tra đối với Huawei, mụ đã né tránh đến Mỹ, lần cuối cùng y thị đến Mỹ là tháng 3/2017.
            John Gibb-Carsley cho hay: Họ Mạnh bị cáo buộc nhiều tội danh, một khi bị tòa án quyết định luận tội, mỗi tội danh bị cáo buộc có thể phải chịu hình phạt tù cao nhất là 30 năm, do đó, nếu họ Mạnh được bảo lãnh, có thể  mụ sẽ chạy trốn mất tiêu luôn na !.
            Tại tòa, phía Viện Công Tố Canada đã đưa ra bằng chứng chứng minh Công ty Skycom Hồng Kông vẫn chịu sự kiểm soát của Huawei, ví dụ như một nhân viên của Skycom sử dụng hộp thư điện tử của Huawei (có đuôi @huawei.com), có nhiều tài khoản của Skycom được nhân viên của Huawei kiểm soát, có một số nhân viên của Skycom nói mình là nhân viên của Huawei.
            Phía Viện Công Tố Canada nói: Nếu một dụng cụ giám sát điện tử đeo vào chân,  mặc dù có thể giảm khả năng họ Mạnh chạy trốn, nhưng không thể nào hoàn toàn ngăn chặn được đâu đấy !.  
            Tuy nhiên, tại tòa, Luật sư của họ Mạnh là David Martin cho biết: Năm 2009, Huawei bán hàng cho Skycom, đồng thời cũng đưa ra nhiều lý do chứng minh họ Mạnh không có ý đồ chạy trốn đâu mà, trong đó có cả việc họ Mạnh và chồng mụ mua tài sản tại Canada năm 2009, từ năm 2009-2012, con trai y thị từng du học tại Canada, cho đến việc mụ có bệnh cao huyết áp và các bệnh khác, do đó không thể giam y thị lâu trong tù được.
            Luật sư họ Mạnh David Martin nói: Mụ đồng ý giao nộp tất cả passports, bao gồm cả passport còn thời hạn và đã hết hạn luôn. Hiện tại họ Mạnh có 2 passports, trong đó một passport Hồng Kông đã bị tịch thu trong cùng ngày mụ bị túm, và một cuốn passport khác là Tàu Cộng, hiện đang được gửi tới Canada.
            Phía Viện Công Tố Canada so sánh vụ án của Mạnh Vãn Châu với vụ án của Su Bin. Năm 2014, tỉnh British Columbia đã bắt một Điệp viên Tàu Cộng tên Su Bin, vì đánh cắp bí mật quân sự của Mỹ, khi đó tòa án tỉnh British Columbia đã từ chối cho Su Bin được bảo lãnh ra.
            Theo CBC đưa tin: Thủ tướng Canada Justin Trudeau chia sẻ với Báo giới hôm 6/12 rằng: Ông đã nhận dược thông báo về hành động bắt giữ trước vài ngày khi họ Mạnh bị bắt, khi đó ông không liên lạc với chính phủ CS Bắc Kinh, hoặc Đại sứ Tàu Cộng tại Canada về vụ việc này.



                                      Mối quan hệ giữa Mạnh Vãn Châu và CS Bắc Kinh:

             Mạnh Vãn Châu (còn có tên bằng tiếng Anh là Cathy, hoặc Sabrina) không chỉ là Giám Đốc Tài Chính của Huawei, mà còn là Phó Chủ Tịch Hội đồng Quản trị, và là con gái của người Sáng lập Công Ty Huawei.
            CEO của Huawei và là người Sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng là người của quân đội Tàu Cộng, phụ trách xây dựng hệ thống Tin tức trong quân đội TC.
            Huawei và chính quyền Tàu Cộng có mối quan hệ mật thiết, nhiều năm qua mối quan hệ này đã khiến cho Tình báo nhiều nước phải chú ý, đồng thời cũng có nhiều lo ngại rằng: Liệu chính quyền Tàu Cộng có thông qua các thiết bị của Huawei để tiến hành hoạt động Gián điệp hay không.
            Cựu Cục trưởng Cục Tình Báo An Ninh Canada Ward Elcock chia sẻ với CBC rằng: “Huawei về cơ bản là được chính quyền Tàu Cộng kiểm soát !.”
            Trong Liên Minh 5 mắt (Five Eyes), Mỹ và Úc, đều đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei, chính phủ New Zealand cũng đã cấm Công ty Viễn thông của mình sử dụng Công nghệ 5G của Huawei. Công Ty Viễn thông Anh Quốc (BT Group) cũng đã dỡ bỏ thiết bị 3G, 4G của Huawei trong mạng di động của họ trong tháng 12 này, và chắc chắn sẽ không dùng 5G của Hauwei trong tương lai nữa đâu !.
            Michael Hayden – Cựu Cục Trưởng Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ trả lời phỏng vấn của tờ Australian Financial Review cho biết: Các bằng chứng cho thấy Huawei đang hỗ trợ chính phủ CS Bắc Kinh tiến hành hoạt động Gián điệp.
            Truyền thông Úc Đại Lợi gần đây cũng có những bài viết nói: Quan chức Úc đã nhận được một bản báo cáo liên quan đến việc chính phủ Tàu Cộng sử dụng Huawei để “xâm nhập vào mạng internet của nước khác”.
            Theo “Luật Tình Báo Quốc Gia” (National Intelligence Law) của Tàu Cộng: Các Cơ quan và Tổ chức của Tàu Cộng phải ủng hộ, giúp đỡ, và phối hợp trong công tác Tình báo quốc gia.
            Quan chức cao cấp của 6 Cơ quan Tình báo lớn của Hoa Kỳ, trong đó có Cục Tình Báo Trung Ương (CIA), Cục Điều Tra Liên Bang (FBI), và Cục An Ninh Nội Địa (NAS) đều đưa ra cảnh cáo không nên sử dụng các sản phẩm của Huawei đấy !.
                        Theo HA (trithuctre)..

                                                                                                                                    Hết.



__._,_.___

Posted by: van tran 

LISA PHẠM Khai Dân Trí Số 646 Ngày 09/12/2018

LISA PHẠM Khai Dân Trí Số 646 Ngày 09/12/2018

Thursday, October 4, 2018

Lời ai điếu cho mô hình kinh tế Trung Quốc?



----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Thursday, October 4, 2018, 4:54:55 AM EDT
Subject: PHẦN IV ( ĐL 187): LỜI AI ĐIẾU CHO MÔ HÌNH KINH TẾ TQ (PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG DỊCH, TÁC GIẢ: Arvind Subramanian & Josh Felman)




1 attachment hi`nh

Lời ai điếu cho mô hình kinh tế Trung Quốc?
Published: 10/09/2018 | By: VQ2


Loi ai dieu - Hinh 1


Sau mấy thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, Trung Cộng đã nổi tiếng vì ổn định về kinh tế, ngay cả khi các khoản nợ ở trong nước đang gia tăng nhanh chóng. Nhưng triển vọng xuất khẩu giảm, cùng với việc đồng tiền đang ngày càng yếu đi, có thể làm cho nước này trật khỏi quỹ đạo phát triển bất chấp nợ nần của mình.
Từ Argentina đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Nam Phi đến Indonesia, các thị trường mới nổi lại bị những sự hỗn loạn trên thị trường tài chính làm cho bối rối. Nhưng xin hãy đừng quên nước lớn nhất và có thể là rắc rối nhất: Trung Cộng.
Trong mấy thập vừa kỷ qua, tốc độ tăng trưởng của Trung Cộng dường như trái với những quy luật kinh tế cơ bản. Ví dụ, quy luật Stein nói rằng nếu một cái gì đó không thể đi mãi mãi, thì nó sẽ dừng lại. Nhưng, các khoản nợ của Trung Cộng vẫn tiếp tục gia tăng.
Thật vậy, theo Quỹ tiền tệ quốc tế, trong thập kỷ vừa qua, nợ công ty, nợ chính phủ và nợ hộ gia đình của Trung Cộng đã tăng lên khoảng 23 nghìn tỷ USD, và tỷ lệ nợ trên GDP đã tăng khoảng 100%, tức là hơn 250%. Thông thường, đó là mức mà vượt qua nó thì khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra.

Chắc chắn là, một số khoản nợ của Trung Cộng đã được sử dụng nhằm mở rộng cơ sở công nghiệp và cơ sở hạ tầng của nước này. Nhưng phần lớn trong số đó cũng được sử dụng nhằm giữ cho bằng được các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ và đầu tư không ngừng nghỉ vào các công trình công cộng và nhà ở với hiệu quả rất thấp.

Sự mất cân bằng ở trong nước của Trung Cộng cho thấy một quy luật kinh tế khác mà nó đã tìm cách phá vỡ. Đối với bất kỳ quốc gia bình thường nào, xây dựng năng lực quá dư thừa sẽ dẫn đến sụt giảm mạnh trong đầu tư và tăng trưởng GDP. Và đến lượt nó, điều đó sẽ làm kiệt quệ về tài chính, kéo theo cuộc khủng hoảng, nếu các dấu hiệu cảnh báo bị lờ đi. Nhưng ở Trung Cộng thì khác. GDP tăng chậm lại, nhưng đầu tư vẫn mạnh, và hệ thống ngân hàng không hề căng thẳng.

Một cách giải thích phổ biến về việc khả năng không bị thương tổn thấy rõ của Trung Cộng là nước này có khoản tiết kiệm lớn ở trong nước và dự trữ ngoại hối khổng lồ (trên 3 nghìn tỷ USD), đấy là những khoản có thể được chi tiêu nhằm khắc phục khủng hoảng tài chính. Và bởi vì cân đối của chính phủ vẫn mạnh, đủ sức cứu các công ty tài chính không còn khả năng chi trả, chính phủ có thể giải quyết tất cả các nguồn gốc căng thẳng mới xuất hiện trong lĩnh vực quan trọng này.

Cách giải thích phổ biến khác là chính trị. Quá trình ban hành quyết định tập quyền hóa cao độ tạo điều kiện cho người ta thực hiện những hành động tức thời, có phối hợp, ví dụ, kiểm soát dòng ngoại hối đi ra. Và trong xã hội được kiểm soát – và có thể kiểm soát – có một không hai như thế – những căng thẳng xã hội sinh ra từ những vụ đổ vỡ về kinh tế có thể được quản lý một cách dễ dàng.

Dù những luận cứ này có đúng đến mức nào thì cũng đã đến lúc cần phải xem xét lại. Tính chất đặc biệt của nền kinh tế Trung Cộng hiện đang bị cơn bão của những căng thẳng hiện nay đe dọa – cụ thể là quá trình tích tụ nợ ở trong nước – và những rắc rối mới, trong đó có các rào cản thương mại của Mỹ, sự phản đối về mặt địa chính trị trước dự án Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Cộng, nhất là ở Mỹ.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Cộng đã chuyển mô hình kinh tế ra khỏi xuất khẩu và hướng về các nguồn tăng trưởng ở trong nước. Nhưng việc tái cân bằng đòi hỏi phải vay thêm và đầu tư thêm, và do đó, rủi ro sụp đổ cũng lớn hơn. Kết quả là, chính phủ đã phải thận trọng, họ chỉ tạo ra những kích thích vừa phải, khi cần. Không có hướng dẫn cách thức quản lý hoạt động cân bằng này. Chính sách can thiệp tưởng như vừa phải một lúc nào đó có thể trở thành can thiệp quá mức. Một lúc nào đó, quy luật của Stein sẽ có hiệu lực.

Đe dọa trước hết đối với tăng trưởng của Trung Cộng là chính sách thương mại của Mỹ. Cho đến nay, chỉ có khoảng 50 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu của Trung Cộng bị chính quyền Trump tăng thuế mà thôi. Nhưng trong tháng 7, Trump đã công bố vòng thuế mới nhắm vào số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Cộng vào Mỹ. Thấy được khả năng bị tổn thương ngày càng tăng, phản ứng của Trung Cộng trước những đe dọa liên tục của Trump là đặc biệt nhẹ nhàng.

Đe dọa thứ hai trước các đòi hỏi từ bên ngoài là do chính sách trọng thương của Trung Cộng đã kiệt lực. Trong những năm 1990 và 2000, Trung Cộng đã phát triển công nghiệp xuất khẩu đặc biệt lớn, một phần là do họ đã để đồng tiền của mình bị đánh gia thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nước này tiếp tục cách tiếp cận như thế bằng những phương tiện khác, mà cụ thể là Một Vành Đai, Một Con Đường – tài trợ cho những hàng hóa và dịch vụ từ Trung Cộng. Gọi là Chủ nghĩa trọng tương Trung Cộng 2.0.

Vấn đề là Chủ nghĩa trọng thương 2.0 hiện đang bị tấn công, cả về chính trị lẫn kinh tế. Về chính trị, các nước nhận các khoản vay của Trung Cộng – từ Sri Lanka đến Malaysia, rồi Myanmar – đã và đang phản đối Một Vành Đai, Một Con Đường và mùi đế quốc chủ nghĩa tân thời của nó.. Về kinh tế, các điều khoản tài chính Một Vành Đai, Một Con Đường nặng nề đã dẫn đến những khoản nợ lớn, ít nhất là ở tám nước, đấy là theo số liệu của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development).

Ví dụ, Malaysia đã hủy bỏ các dự án được Trung Cộng hậu thuẫn, trị giá tới 22 tỷ USD. Sri Lanka đã quay sang IMF nhờ giúp đỡ, đấy là do nước này đã nhập khẩu quá nhiều hàng hóa của Trung Cộng. Và có thể chẳng bao lâu nữa Pakistan cũng sẽ bị buộc phải làm như vậy. Khi nhiều quốc gia cảnh giác với Một Vành Đai, Một Con Đường, họ sẽ vay và nhập ít hơn hàng hóa từ Trung Cộng.

Trong khi đó, lãi suất ở Mỹ gia tăng liên tục là cú sốc thứ ba. Khi lãi suất ở Mỹ lớn hơn lãi suất ở Trung Cộng, vốn sẽ chảy ra khỏi Trung Cộng, cũng như chảy ra khỏi những thị trường mới nổi khác trong năm nay. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Cộng sẽ phải đối mặt với tình trạng khó xử kinh điển của thị trường mới nổi. Nếu để đồng nhân dân tệ yếu, trong ngắn hạn, họ có thể làm trầm trọng thêm việc tuồn vốn ra nước ngoài và Mỹ sẽ tung ra những cáo buộc về thao túng tiền tệ. Nhưng nếu muốn giữ giá đồng tiền, họ có thể phải chi một ngàn tỷ USD dự trữ nữa, như đã từng làm vào năm 2015.

Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng lại các biện pháp kiểm soát vốn khắt khe. Nhưng, làm như thế là bóp nghẹt nhu cầu từ bên ngoài, phá hoại ngầm công tác quản lý kinh tế rộng lớn hơn, và làm mất niềm tin vào tuyên bố về vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của nước này (trong đó có quốc tế hoá đồng nhân dân tệ).

Giữa cơn bão do những thách thức kinh tế gây ra, càng ngày người ta càng nghi ngờ về việc Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đang làm chủ được các sự kiện – ông ta muốn mọi người nghĩ như thế. Tập Cận Bình nên nhớ không chỉ quy luật Stein, mà cả quy luật Rüdiger Dornbusch nữa – Luật này nói rằng, “Cuộc khủng hoảng mất nhiều thời gian để tới hơn là bạn nghĩ, và sau đó nó xảy ra nhanh hơn hẳn, chứ không như bạn nghĩ”.

Trước sau gì, mô hình đặc biệt Trung Cộng cũng sẽ nhường chỗ cho các quy luật kinh tế. Thế giới nên tự chuẩn bị. Hậu quả có thể nghiêm trọng – và khác hẳn những hiện tượng đã xảy ra trong lịch sử gần đây.

Arvind Subramanian & Josh Felman

Bản dịch:
Phạm Nguyên Trường

– Arvind Subramanian, là cựu cố vấn trưởng về kinh tế của chính phủ Ấn Độ, là giáo sư thỉnh giảng tai Harvard’s Kennedy School of Government. Ông là tác giả cuốn Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance.
– Josh Felman là giám đốc công ty tư vấn JH.
(Posted by: Quocviet V <quocviet1717@yahoo.com>, Vi Dan Viet, Sept 11, 3.10AM)
__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 580 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ ) mới...

Monday, September 10, 2018

Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty ngoại quốc ở nước Tàu đua nhau tháo chạy.

Bài chuyển. Tùy nghi.

From: Kim Nguyen


Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty  ngoại quốc ở nước Tàu đua nhau tháo chạy.
 Bùng nổ từ đầu tháng 7, sau gần 2 tháng liên tiếp leo thang với các hành động Mỹ tăng thuế - Trung cộng trả đũa. Đến nay dưới áp lực của cuộc chiến này, môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi khiến hàng loạt công ty vốn của Đài Loan, Nhật, Nam Hàn…đã đua nhau tháo chạy khỏi nướcTàu…
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy
Các nhà máy gia công truyền thống cần nhiều nhân công đi đầu trong làn sóng "tháo chạy" khỏi Trung cộng
Làn sóng “chạy tháo mạng” của các công ty Đài Loan.
Theo Epoch Times, làn sóng triệt thoái của các công ty vốn Đài Loan thuộc ngành chế tạo đang nổi lên. Global Views Monthly đưa tin, việc các ông chủ Đài Loan hè nhau rút vốn đã khiến giới đầu tư Đài Loan đánh mất vị thế. Một nhà đầu tư Đài Loan thẳng thắn: tình hình rút vốn nghiêm trọng nhất ở ở khu vực Đông Hoàn, Thâm Quyến, hình thành “làn sóng tháo mạng”; kế đó là Thượng Hải, Côn Sơn. Ông này than thở, công ty của ông thời kỳ cao điểm có tới 200 cốt cán người Đài Loan, nay chỉ còn lại 50”.
 Bài báo dẫn một bản điều tra trong số các nhà đầu tư Đài Loan cho thấy, chỉ có 9% tự nhận “vẫn còn ưu thế”, 70% tỏ ra bi quan cho rằng “không còn được như trước”.
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy - Ảnh 1.
Tỷ phú Đài Loan Quách Đài Minh đầu tư 10 tỷ USD để xây dựng nhà máy mới ở Mỹ

Hãng tin Bloomberg đưa tin, ông Quách Đài Minh, chủ Tập đoàn Hồng Hải trở thành tỷ phú nhờ sản xuất linh kiện cho hãng Apple đã đầu tư 10 tỷ USD xây dựng một nhà máy ở bang Wisconsin, được coi là có tầm nhìn xa sáng suốt.
Sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Hoa tăng nhiệt, các công ty Đài Loan như Nhân Bảo, Anh Đạt Nghiệp chuyên gia công cho các hãng điện tử lớn nhất thế giới hiện đều chuẩn bị di chuyển nhà xưởng ra khỏi Hoa  Lục sang Đông Âu, Mexico và khu vực Đông Nam Á.
Tờ Business Week đưa tin, ngày 24/8, Mỹ bắt đầu đợt trừng phạt thứ 2, từ xe mô tô đến sản phẩm chất bán dẫn đều bị áp mức thuế tăng 25%. Ưu thế về giá thành ở nước Tàu  không còn nữa, lập tức thổi bùng làn sóng quay về Đài Loan. Hãng Gia Liên Ích chuyên sản xuất mạch in cho điện thoại Iphone từ cuối năm ngoái đã quay về Đài Loan săn lùng thuê đất; một nhà máy dệt lớn nghiến răng bỏ ra 7 tỷ Tân Đài tệ, tương đương 10 lần lợi nhuận năm ngoái để mua đất.
Đỗ Tú Trân, Chủ tịch Tập đoàn Cự Đại đầu ngành sản xuất xe đạp vốn định sản xuất xe ở Hoa Lục rồi tiêu thụ khắp thế giới, nay đã phân tán sản xuất, sẽ chuyển dây chuyền sản xuất 200 ngàn xe, tương đương 5% năng lực sản xuất về lại Đài Loan. Một quan chức chính quyền Đài Loan tiết lộ, trong 5 công ty điện tử lớn nhất Đài Loan đang làm ăn ở Đại Lục, đã có công ty tích cực tìm nhà xưởng, thuê công nhân ở Đài Loan. Các công ty Nhân Bảo, Hòa Thạc, Anh Nghiệp Đạt, Quảng Đạt…đều đã cân nhắc chuyển một bộ phận năng lực sản xuất về Đài Loan..
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy - Ảnh 2.
Tập đoàn Cự Đầu với sản phẩm xe đạp Giant nổi tiếng có kế hoạch chuyển một phần năng lực sản xuất về Đài Loan

Tập đoàn sản xuất máy biến thế Đài Đạt hàng đầu thế giới là công ty kỹ nghệ lớn tới Trung cộng đầu tư mở nhà máy đợt đầu, đã phải điều chỉnh nơi sản xuất bởi ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Mỹ-Hoa. Đài Đạt quyết định bỏ ra 2,7 tỷ để xây dựng nhà máy rộng 30 ngàn m2 ở Nam Khoa và dự tính bỏ ra 1,5 tỷ để mua đất xây dựng trung tâm nghiên cứu bên cạnh trụ sở công ty ở Đài Bắc.
Các công ty Nhật cũng nhanh chân bỏ chạy
Ngoài các công ty Đài Loan, các hãng Nhật trong chuỗi cung ứng cũng bắt đầu chạy khỏi nước Tàu. Có ý kiến cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc làm, ngoại thương, thu thuế, ngoại hối và thị trường chứng khoán của Trung cộng.
Theo Nihon Keizai Shimbun, Công ty chế tạo lớn Ashahi Kasei đã quyết định di dời nhà máy sản xuất linh, phụ kiện xe hơi về Nhật. Đồng thời, công ty chế tạo sản phẩm kỹ nghệ lớn thứ 2 thế giới Komatsu cũng sẽ chuyển việc sử dụng linh phụ kiện của máy ủi thủy lực từ sản phẩm nhà máy ở nước Tàu sang các sản phẩm sản xuất ở Mỹ, Nhật và Mexico.
Hãng Iris Ohyama thì có kế hoạch di chuyển các dây chuyền sản xuất máy lọc không khí và quạt chuyên tiêu thụ ở thị trường Mỹ từ Trung cộng sang nhà máy mới xây dựng ở Nam Hàn..
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy - Ảnh 3.
Hãng Komatsu cũng sẽ chuyển việc sử dụng linh phụ kiện của máy ủi thủy lực từ sản phẩm sản xuất tại nhà máy ở Hoa lục sang các sản phẩm sản xuất ở Mỹ, Nhật và Mexico.

Hãng điện cơ Mitsubishi cũng đang di dời các dây chuyền sản xuất ra khỏi Hoa lục. Nhà máy đặt ở Đại Liên cung cấp tới 70% sản phẩm xuất cảng sang Mỹ nhưng sắp tới nhà máy này sẽ bị đưa về Kyoto. Từ đầu năm tới nay đã có nhiều công ty lớn của Nhật như Nikon, Nitto, Olympus, Omron tới tấp tuyên bố đóng cửa các nhà máy ở Hoa lục.

Mười lăm ngàn công ty chạy khỏi Thâm Quyến.
Theo trang tin Đông Phương ngày 2/9, căn cứ “Báo cáo đi sâu cải cách tính kết cấu của chuỗi cung ứng” do ủy ban thành phố Thâm Quyến công bố, việc các ngành chế tạo tại Thâm Quyến di dời quy mô lớn đã thành trào lưu. Hiện đã có 15.000 công ty rút khỏi Thâm Quyến. Về nguyên nhân, báo cáo cho rằng do các tình hình tỷ lệ lợi nhuận nhân công giảm, giá nhân công và giá đất gia tăng, thuế cũng ngày một tăng.
Được biết, thu nhập lương tháng trung bình của công nhân trong các khu công nghiệp chế tạo Thâm Quyến khoảng hơn 5.000 NDT, nếu tính đủ các khoản chi phí thì tiền nuôi mỗi công nhân cần 12.000 NDT/tháng, so với mức chi phí cho mỗi công nhân ở Việt Nam (chỉ hơn 1.000 NDT) thì cao gấp 11 lần. Cho nên các ngành chế tạo truyền thống cần nhiều nhân lực ở Thâm Quyến, trừ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để gia tăng tỷ lệ lợi nhuận ra, không còn cách nào khác ngoài việc rời khỏi Thâm Quyến.

Gần 50% xuất cảng của Hoa lục đều trông nhờ vào công ty nước ngoài.
Ông Cao Vi Bang, một chủ doanh nghiệp Đài Loan cho phóng viên Epoch Times biết: “Nếu các thương gia nước ngoài rời đi, nhà máy sẽ đóng cửa, vấn đề đầu tiên sẽ là công nhân thất nghiệp, tiếp đến là một chuỗi ảnh hưởng đến tiền tệ, chứng khoán, thị trường nhà đất và có thể gây nên sự bất ổn”.
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy - Ảnh 3.
Hãng Iris Ohyama có kế hoạch di chuyển các dây chuyền sản xuất máy lọc không khí và quạt chuyên tiêu thụ ở thị trường Mỹ từ Hoa lục sang nhà máy mới xây dựng ở Nam Hàn.

Có ý kiến cho rằng, công ty nước ngoài rút đi, Trung cộng có công ty của mình thế chỗ, Trung cộng có thể tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, ông Cao Vi Bang nói, nếu Trung cộng vẫn tự lực cánh sinh được thì việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn sẽ không gây nên ảnh hưởng lớn nhưng những năm qua kinh tế Hoa lục dựa rất lớn vào các công ty nước ngoài. Phần lớn các sản phẩm đều đưa sang tiêu thụ bên Mỹ là do các công ty nước ngoài sản xuất.
Tuy xí nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 3% trong tổng số các xí nghiệp ở Hoa lục nhưng chúng đã sản xuất ra gần một nửa số lượng hàng xuất cảng; năm 2017 các công ty nước ngoài ở nước Tàu chiếm 43% ngoại thương xuất siêu. Ngoài ra, các công ty nước ngoài cũng tạo ra 20% thu nhập thuế.
Tại Quảng Châu, các công ty nước ngoài chiếm hơn 62% tổng giá trị sản lượng kỹ nghệ; tại Thượng Hải con số này là 2/3, còn ở Thâm Quyến là 70%...Việc các công ty nước ngoài bỏ đi sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng trăm triệu người dân.
Theo số liệu tính toán chính thức của Trung cộng, các công ty do nước ngoài đầu tư giải quyết việc làm cho hơn 45 triệu người; ngoài ra còn rất nhiều hãng cung ứng Trung cộng sống nhờ các công ty nước ngoài…tính sơ sơ cũng ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người.
Sau 2 tháng chiến tranh thương mại, các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đua nhau tháo chạy - Ảnh 4.
Hãng điện cơ nổi tiếng Mitsubishi cũng đang di dời các nhà máy và dây chuyền sản xuất ra khỏi Hoa lục.
Việc các công ty nước ngoài tập hợp rời khỏi nước Tàu cũng ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Một  phần ngoại hối dự trữ đến từ xuất cảng của các công ty nước ngoài, nay họ rút đi thì khoản tiền này không còn nữa. Ngoài ra,dự trữ ngoại hối còn bao gồm tiền vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu công bố mới đây của Cục quản lý ngoại hối Hoa lục, tính đến tháng 6/2018, dự trữ ngoại tệ của Trung cộng là 3.110 tỷ USD; tính đến tháng 3/2018 nợ nước ngoài là 1.840 tỷ USD, nếu trừ đi số nợ thì còn dư 1.270 tỷ USD, một phần là của các công ty nước ngoài. Tính đến tháng 6/2018, số vốn đầu tư nước ngoài chiếm 596 tỷ USD trong tổng số ngoại tệ dự trữ, chiếm 19,07%; cộng thêm số lợi nhuận mà các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng thì số tiền thuộc về các công ty nước ngoài vào khoảng 1.000 tỷ USD.
Chính vì vậy, nếu các công ty nước ngoài ồ ạt chạy khỏi Hoa lục với quy mô lớn thì sẽ không chỉ kéo theo mấy nhà máy, mấy khu đất, mà ảnh hưởng đến cả dự trữ ngoại hối của Trung cộng.
Một ảnh hưởng nữa là thị trường chứng khoán sẽ giảm sút mức độ lớn. Theo Bloomberg, tính đến ngày 2/8/2018, thị trường chứng khoán Trung cộng đã co lại còn 6.090 tỷ USD tụt xuống hàng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật (6.170 tỷ USD).




--
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?SHXhu7NuaCBLaW0gVGh1?= 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List