Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, February 7, 2018

Thị trường tài chính thế giới lao dốc, 4 ngàn tỉ đôla tan biến




Thị trường tài chính thế giới lao dốc, 4 ngàn tỉ đôla tan biến

Nguyên nhân ban đầu gây ra tình trạng bán tháo chứng khoán là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng đột biến hồi...

Thị trường tài chính thế giới lao dốc, 4 ngàn tỉ đôla tan biến

06/02/2018

Thị trường chứng khoán ở Tokyo, Nhật Bản, rớt điểm ngày 6/2/ 2018.
Các thị trường tài chính thế giới rớt giá mạnh sang ngày thứ tư liên tiếp, tình đến ngày 6/2, khiến 4 ngàn tỉ đôla tan biến trên thị trường mà mới cách đó 8 ngày đã lập giá trị kỷ lục.

Các thị trường chính của châu Âu hôm 6/2 giảm khoảng 2%, khiến các nhà đầu tư phải chuyển vốn sang những chọn lựa truyền thống và an toàn như vàng và một trong những chứng khoán đã gây ra tình trạng bán tháo này, đó là trái phiếu chính phủ.
Các hợp đồng kỳ hạn của Phố Wall có được một ít hy vọng khi giá tăng được đôi chút ở châu Âu, nhưng thị trường thương phẩm vẫn mù mịt, với giá dầu, giá kim loại tiếp tục giảm sau những tín hiệu hồi đầu năm là giá sẽ nhanh chóng tăng cao.
Các kinh tế gia ở Ngân hàng Robobank nói rằng thời kỳ thị trường tăng liên tục đã chấm dứt, “thị trường biến động nhắc các nhà đầu tư một kinh nghiệm đắt giá là con đường một chiều tăng mà thôi không hiện hữu.”
Việc bán tháo chứng khoán được một số nhà phân tích xem là một cách điều chỉnh giá trị trường lành mạnh sau một năm giá tăng quá nhanh ở châu Á và châu Âu.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 của Wall Street giảm 4,6% và 4,1% trong ngày 5/2. Đây là vụ rớt giá lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2011. Đây còn là vụ mất điểm lớn nhất lịch sử của chỉ số Dow Jones.
Các thị trường châu Âu rớt giá khiến chỉ số STOXX 600 của châu lục này rơi xuống mức thấp nhất so trong 6 tháng qua.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản mất 4,7%, mức rớt giá nặng nhất kể từ tháng 11/2016.
Nguyên nhân ban đầu gây ra tình trạng bán tháo chứng khoán là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng đột biến hồi cuối tuần trước sau khi các số liệu cho thấy mức lương ở Mỹ tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2009. Đó là những dấu hiệu cảnh báo lạm phát sẽ tăng và lãi suất cũng sẽ tăng.


Thâm thủng mậu dịch của Mỹ tăng cao

07/02/2018

Ảnh tư liệu - Một tàu container neo đậu tại cảng Miami, Florida ngày 05/02/2018
Trong năm 2017, thâm thủng mậu dịch của Mỹ lên đến mức cao nhất trong 9 năm, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump mang lại cân bằng nhiều hơn cho các quan hệ mậu dịch của nước Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ ngày 6/2 loan báo khoảng cách thương mại về hàng hóa và dịch vụ lên đến 566 tỉ đô la vào năm ngoái, mức cao nhất so với 708,7 tỉ đô la trong năm 2008. Nhập khẩu đạt mức kỷ lục 2.900 tỉ đô la so với xuất khẩu là 2.300 tỉ đô la.
Thâm thủng mậu dịch về hàng hóa của Mỹ là 810 tỉ đô la và thặng dư 244 tỉ đô la trong các ngành dịch vụ như ngân hàng và giáo dục.
Thâm thủng về hàng hóa với Trung Quốc đạt mức kỷ lục 375,2 tỉ đô la trong năm 2017 và thâm thủng đối với Mexico ở mức 71,1 tỉ đô la.
Ông Trump đã tìm cách giảm bớt thâm thủng với Trung Quốc và Mexico. Chính quyền của ông đang cân nhắc là có nên áp đặt chế tài về thương mại đối với Trung Quốc hay không vì nước này đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Mỹ cũng đang thương thuyết lại Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ với Mexico và Canada.
Tổng cộng thâm thủng mậu dịch tháng 12 về hàng hóa và dịch vụ lên đến 53,1 tỉ đô la so với 50,4 tỉ đô la trong tháng 11 và cao nhất kể từ tháng 10 năm 2008.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List