Cơ
bản về chiến tranh mậu dịch
Nguyễn
Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Ban
Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, Chính quyền
của Tổng thống Donald Trump đã gây chấn động khi thông báo hôm Thứ Năm mùng
một, là Hoa Kỳ có thể tăng thuế 25% trên sản phẩm thép và 10% trên sản phẩm
nhôm để bảo vệ các doanh nghiệp và công nhân Hoa Kỳ sản xuất ra hai kim loại
đó. Vì vậy trong hai ngày liền, cổ phiếu Mỹ sụt giá vì viễn ảnh của trận chiến
mậu dịch giữa Hoa Kỳ và các nước sản xuất. Nhưng qua ngày Thứ Hai mùng bốn thì
tình hình lại đảo ngược vì các thị trường cho là rủi ro về chiến tranh ngoại
thương không đến nỗi trầm trọng như vậy. Theo dõi chuyện này, ông giải thích
thế nào cho thính giả của chúng ta?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước khi đi vào căn bản của hồ sơ mậu dịch hay thương mại, tôi
thiển nghĩ chúng ta nên nhớ vài chi tiết xa xôi sau đây. Thứ nhất, từ cả năm
nay, Chính quyền Donald Trump kết hợp yếu tố an ninh vào quan hệ kinh tế của
Hoa Kỳ với các nước. Thứ hai, ngày 19 Tháng Tư năm ngoái, ông Trump chỉ thị Bộ
Thương Mại cấp tốc nghiên cứu xem việc nhập khẩu thép có đe dọa an ninh của Hoa
Kỳ không. Hôm 27 Tháng Tư sau đó ông cho điều tra thêm ngành nhôm hay aluminum.
Ngày nay, Bộ Thương Mại hoàn tất việc nghiên cứu và hôm Thứ Sáu 16 tháng Hai,
mùng một Tết Mậu Tuất, Bộ đề nghị Tổng thống dùng quyền hạn của mình để bảo vệ
an ninh của Hoa Kỳ. Chi tiết đáng chú ý khi ấy là Chính quyền Trump viện dẫn
khoản 232 của Đạo Luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962 để Hành pháp có thể quyết
định về mậu dịch, như thuế nhập nội hay hạn ngạch nhập khẩu, hầu bảo vệ an ninh
và lách khỏi sự hạn chế của Quốc Hội.
Cuộc chiến mậu dịch
xuất phát từ Hoa Kỳ?
Nguyên Lam: Tức là theo dõi vụ này, ông thấy chuyện thép và nhôm manh nha từ
năm ngoái mà vì sao bây giờ mới gây chấn động?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Về bối cảnh, Hoa Kỳ có đạo luật Thương Mại Mở Rộng năm 1962,
trong đó có khoản 232 cho phép Hành pháp thương thuyết và giảm quan thuế biểu
tới 80% nếu việc ấy không xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng sau khi nghiên cứu
và thấy có xâm phạm an ninh thì Hành pháp có thể đòi Quốc Hội cho nâng thuế
nhập nội hay hạn ngạch nhập khẩu. Chuyện cần biết là Tổng thống phải xin phép
Quốc hội sau khi Bộ Thương Mại và Đại sứ Thương Mại đề nghị. Ông Trump đang
tiến hành thủ tục rắc rối ấy với sự ủng hộ của phe Dân Chủ theo xu hướng bảo hộ
và trước sự ngần ngại của đa số Cộng Hòa theo chủ trương tự do mậu dịch. Chi
tiết thứ ba đáng chú ý là phong cách của ông Trump khi nêu ra nhiều thay đổi
đầy mâu thuẫn làm người ta không hiểu khi nào ông nói thật, nhưng biết đâu là
ông dùng cái thuật đó để thăm dò, vận động và mặc cả!
Nguyên Lam: Thưa ông, có lẽ còn một vấn đề rộng lớn hơn. Đó là khi công ty
sản xuất thép và nhôm bị cạnh tranh bất lợi nên cần bảo vệ và coi như được một
phần, nhưng các doanh nghiệp tiêu thụ và dân chúng có khi bị thiệt vì mua nhôm
thép ngoại nhập với giá đắt hơn. Thưa ông, vì vậy phải chăng tranh luận mới
bùng nổ về sự lợi hại hay lẽ được thua của chế độ bảo hộ mậu dịch và mối nguy
của một cuộc chiến mậu dịch xuất phát từ Hoa Kỳ?
Còn chi tiết thứ năm ít ai chú ý là Chính quyền Trump thống nhất
quan điểm về mối nguy thật và lâu dài cho an ninh và kinh tế Hoa Kỳ là Trung
Quốc.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi không làm thính giả của chúng ta thêm nhức đầu để nói về các
trường phái lý thuyết kinh tế từ cổ điển đến hiện đại liên quan tới việc mua
bán hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Tôi chỉ xin nhắc tới chi tiết thứ tư là
Chính quyền Donald Trump, từ Nội các tới Ban Tham mưu, có các doanh gia và kinh
tế gia với quan điểm trái ngược. Trong Nội các, Đại sứ Thương mại Robert
Lighthizer và Tổng trưởng Thương mại là tỷ phú Wilbur Ross ủng hộ quan điểm
cứng rắn của Tổng thống. Mới được nâng cấp từ Tháng Chín, Cố vấn Thương mại là
Giáo sư Peter Navarro là thành phần được gọi là bảo hộ mậu dịch. Nhưng Cố vấn
Kinh tế Quốc gia là doanh gia Gary Cohn hay Ngoại trưởng Rex Tillerson, vốn
cũng là doanh gia cao cấp, và nhiều người khác, kể cả Tổng trưởng Ngân khố
Steven Munchin và các kinh tế gia đã cố vấn cho ông Trump như Arthur Laffer,
Larry Kudlow hay Stephen Moore không đồng ý với vụ tăng thuế. Còn chi tiết thứ
năm ít ai chú ý là Chính quyền Trump thống nhất quan điểm về mối nguy thật và
lâu dài cho an ninh và kinh tế Hoa Kỳ là Trung Quốc.
Nói chung, các nhân vật đó, kể cả ông Trump, đều biết quy luật
được/thua trên toàn cảnh và trường kỳ. Được về mậu dịch trong ngắn hạn với
ngành thép sử dụng 140 ngàn công nhân mà lại thua về kinh tế trong trường kỳ vì
các ngành tiêu thụ nhôm thép như năng lượng, xây dựng, ráp chế xe hơi, sản xuất
nước uống, v.v… tuyển dụng tới sáu triệu rưởi công nhân. Tôi nghĩ họ gây tranh
luận để thăm dò nghe ngóng lợi hại của các cuộc vận động từ mọi phía. Vì vậy,
ta không nên chạy theo thời sự hàng ngày mà cần nhìn vào toàn cảnh, vào căn bản
của mậu dịch.
Nguyên Lam: Nói về chuyện căn bản đó, ông muốn thính giả của chúng ta hiểu
thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta cứ hăm dọa về nguy cơ chiến tranh mậu dịch mà quên mất
nhiều chuyện cơ bản. Sau Thế Chiến II, thời Chiến Tranh Lạnh giữa Thế giới Tự
do và khối cộng sản, yếu tố an ninh lấn át kinh tế khiến Hoa Kỳ nâng đỡ kinh tế
các nước để có đồng minh, và trở thành thị trường tiêu thụ sau cùng mà lớn nhất
cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ và Hoa Kỳ ngày càng thất thế về ngoại
thương, bị khiếm hụt cán cân thương mại, là nhập hơn xuất. Ngày nay, Chính
quyền Trump hết muốn tiếp tục khuynh hướng đó nữa, nhất là khi các nền kinh tế
mới phát triển, kể cả Trung Quốc, lại gây sức ép về cạnh tranh cho doanh nghiệp
và công nhân Hoa Kỳ. Ta nên hiểu ra sự hợp lý của phản ứng ấy khi xứ nào cũng
muốn bán hàng cho Mỹ và khi an ninh bị đe dọa lại trông vào sự bảo vệ của Hoa
Kỳ.
Nguyên Lam: Nhưng nếu vì vậy mà Hoa Kỳ lại gây ra trận chiến thương mại thì
phải chăng là mọi người đều thua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thuyết đấu trí hay game theory có nói phe nào sợ thua thì sẽ
thua! Ta nên đi vào căn bản của vấn đề mậu dịch là tương quan lực lượng giữa
các quốc gia trong quan hệ buôn bán với nhau. Tìm hiểu chuyện đó, ta thấy ra
một thực tế đầy nghịch lý. Là nước nào cần xuất khẩu nhiều thì sẽ sợ thua và
cuối cùng thì dễ nhượng bộ! Xét về cơ cấu sản xuất, các nước công nghiệp hóa
đều cần bán hàng và xuất khẩu chiếm hơn 30% của Tổng sản lượng. Điển hình là
Đức, Canada hay Nhật Bản, Nam Hàn. Sau đó là các nước mới nổi, đặc biệt nhất là
Trung Quốc, với chiến lược đầu tư mạnh, sản xuất thừa và bán thật rẻ để tạo ra
công ăn việc làm ở bên trong, và ngày nay sản xuất phân nửa lượng thép của toàn
cầu và đang cần bán rất rẻ.
Các con số xuất khẩu 12% của tổng sản lượng có nghĩa là nếu chiến
tranh mậu dịch bùng nổ và các nước phản đòn bằng cách bớt mua hàng của Mỹ thì
cũng tựa muỗi đốt gỗ!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Ảnh hưởng của chiến
tranh mậu dịch lên Hoa Kỳ
Nguyên Lam: Thưa ông, thế còn trường hợp của Hoa Kỳ thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ là một ngoại lệ chói lọi! Xứ này có sức sản xuất cao
nhất mà xuất khẩu chỉ chiếm 12% của Tổng sản lượng, còn 88% là sản xuất nội
địa. Các con số trừu tượng ấy có nghĩa là nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ và
các nước phản đòn bằng cách bớt mua hàng của Mỹ - như Liên Âu dọa sẽ bớt mua xe
gắn máy Harley Davidson, quần Jean Levy’s và rượu Bourbon theo tỷ lệ một phần
ba của ba sản phẩm ấy - thì cũng tựa muỗi đốt gỗ! Vì trận đánh mậu dịch ấy chỉ
thu hẹp trong phần xuất khẩu là 12% của Tổng sản lượng Mỹ thôi. Bên kia chiến
tuyến, các nước cần xuất khẩu nhiều mới dễ bị thua.
- Ngược lại, vẫn nói về tương quan lực lượng trong trận chiến mậu
dịch ai cũng sợ và muốn tránh, thì kinh tế Mỹ lại có sức tiêu thụ cao nhất, như
có hậu phương sâu rộng nhất khả dĩ chống trả các đối thủ. Đâm ra, nạn nhập siêu
là nhập nhiều hơn xuất, của nước Mỹ lại là một lợi thế trong trận chiến mậu
dịch giả định này.
Nguyên Lam: Nguyên Lam phải ngẫm nghĩ và nhắc lại điều ông vừa phát biểu. Vì
ít lệ thuộc vào xuất khẩu lại có thị trường tiêu thụ lớn nhất trong các nước,
nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ thì Hoa Kỳ lại chiếm thế mạnh. Thưa ông, đó là
một nghịch lý hơi bất ngờ cho nhiều thính giả của chúng ta. Có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì thiên hạ cứ tri hô về nguy cơ chiến tranh mậu dịch, ta cần đi
xuống cái đáy của vấn đề. Thí dụ dễ nhớ là Trung Quốc đạt xuất siêu mấy trăm tỷ
đô la với Hoa Kỳ, nên 3% Tổng sản lượng của họ tùy thuộc vào sức bán hàng cho
Mỹ. Ngược lại, việc xuất khẩu của Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc chỉ bằng nửa
phần trăm của Tổng sản lượng thôi. Khi lên chiến hào để nã đạn mậu dịch vào
nhau thì kinh tế Trung Quốc mới lâm thế yếu. Các quốc gia lâm chiến kia cũng
vậy. Chính quyền Trump bị kết án là đòi gây chiến tranh mậu dịch, nếu cho rằng
điều ấy đúng thì các nước sẽ xử trí và phản đòn ra sao với một nền kinh tế ít
cần xuất khẩu mà thừa sức chống trả bằng thuế nhập nội hay hạn ngạch? Vẫn biết
chiến tranh là có tổn thất, nhưng các nước như Canada, Mexico, Nam Hàn, Đức hay
Trung Quốc bị tổn thất nặng hơn Hoa Kỳ trong trận chiến đó.
Chiến tranh mậu dịch
có thực sự tốt?
Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta dần dần hiểu ra vì sao Chính quyền
Donald Trump cứ bảo chiến tranh mậu dịch là điều tốt. Thưa ông, phải chăng đấy
là một cách nói quá cho các nước cùng nhìn lại tương quan lực lượng trong thực
tế và tìm giải pháp hòa dịu qua đàm phán và thương thảo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ vậy, và không quên rằng đối tượng ưu tiên cần đối
phó của Hoa Kỳ, về cả an ninh lẫn kinh tế chính là Trung Quốc. Khi thấy Chính
quyền Trump không sợ chiến tranh mậu dịch mà còn đòi lấn tới thì các nước phải
nghĩ tới kịch bản xấu nhất là Hoa Kỳ sẽ gây chiến thật. Khi đó, xứ nào cần xuất
khẩu mới bị kẹt. Thế rồi vì Trung Quốc lại đang gây ứ đọng về thép, và cố bán
rẻ, các nước lâm chiến về thép với Mỹ sẽ khó bán cho Mỹ mà cố bán cho nhau. Hậu
quả gián tiếp là Trung Cộng sẽ khó bán thép! Nếu cuộc chiến lại lan qua ngành
nhôm thì Bắc Kinh mới gặp vấn đề an ninh trong kinh tế vì các doanh nhiệp sản
xuất nhôm của họ có thể bị vỡ nợ!
Nguyên Lam: Đề tài kỳ này quả là đặc biệt vì như ông vừa nhắc, chẳng ai muốn
có chiến tranh, nhưng khi lâm chiến thì lẽ thắng bại là gì. Nguyên Lam xin đề
nghị chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nêu ra một kết luận sơ khởi.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lẽ thắng bại của một cuộc chiến tùy thuộc vào nhiều yếu tố
nhưng nói theo ngôn từ bình dân của ta là “đối đế” thì yếu tố căn bản vẫn là
tương quan lực lượng sau khi các phe tham chiến đã tuyên truyền, hiệu triệu hay
hăm dọa. Tương quan ấy cho thấy xứ nào cũng đòi hăm trả đòn Hoa Kỳ mà lại lệ
thuộc vào xuất khẩu nhiều hơn kinh tế Mỹ và sẽ bị tổn thất nặng hơn. Vì vậy,
lời hăm che giấu nhược điểm của họ, nhờ đó mà chiến tranh mậu dịch lại khó xảy
ra!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên
gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầy nghịch lý này.
.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.