Subject: Chiến tranh mậu dịch
Mỹ-TC có thể sẽ ‘lớn nhất lịch sử kinh tế thế giới’.
Chiến tranh mậu dịch Mỹ-TC có thể sẽ
‘lớn nhất lịch sử kinh tế thế giới’.
Một
kiện hàng container được đưa lên tàu tại cảng Savannah ở Georgia.
(AP Photo/Stephen B. Morton)WASHINGTON, DC (AP) – Cuộc chiến mậu dịch bộc phát hôm Thứ Sáu, 6 Tháng Bảy
giữa Mỹ và TC tiềm tàng nguy cơ leo thang, có thể gây ra sự ngần ngại trong
việc đầu tư, làm người dân ít mua sắm, gây bất ổn cho thị trường tài chánh, và
đưa nền kinh tế thế giới vào giai đoạn trì trệ.
Phát súng đầu tiên trong trận chiến này đã nổ ra sau lúc nửa đêm ngày Thứ Năm bước sang ngày Thứ Sáu, khi lệnh tăng quan thuế 25% của chính phủ TT Trump nhắm vào lượng hàng hóa trị giá $34 tỷ nhập cảng từ TC bắt đầu có hiệu lực.
CS Bắc Kinh ngay lập tức trả đũa bằng cùng mức gia tăng trên cùng số trị giá hàng hóa nhập cảng từ Mỹ. Chính quyền TC cáo buộc rằng: Phía Mỹ làm bùng ra “cuộc chiến mậu dịch lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới !.”
Trong vòng đầu của cuộc chạm trán này, các Doanh gia Mỹ khởi sự phải trả thêm tiền cho các sản phẩm làm ở TC như: Máy móc dùng trong xây cất, và các loại cơ khí khác. Người tiêu thụ ở Mỹ sẽ cảm thấy ảnh hưởng của việc này khi các Công ty nhập cảng tăng giá bán.
Trong khi đó, các nhà Sản xuất sản phẩm Mỹ như: Đậu nành, thịt heo, và rượu whiskey sẽ mất lợi thế thương trường ở TC, vì giá bán nay cao hơn..
Tuy vậy, việc tăng quan thuế sẽ không gây ảnh hưởng trầm trọng cho cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Ông Gregory Daco, người đặc trách về kinh tế Mỹ ở Công ty Oxford Economics, tính toán rằng: Điều này chỉ làm giảm tăng trưởng kinh tế ở cả hai quốc gia vào khoảng 0.2% hoặc ít hơn, từ nay đến năm 2020.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu có thể sẽ sớm leo thang.
Tổng Thống Donald Trump, người từng nói rằng: Chiến thắng trận chiến mậu dịch là điều dễ dàng đối với Mỹ, cho biết ông sẵn sàng tăng quan thuế nhắm tới $550 tỷ trị giá hàng hóa nhập cảng từ TC. Con số này còn cao hơn trị giá lượng hàng TC bán sang Mỹ hồi năm ngoái là $506 tỷ.
Việc leo thang trong cuộc chiến mậu dịch chắc chắn sẽ làm giới Đầu tư ngần ngại, và chờ xem tình hình diễn biến ra sao, trước khi bỏ tiền ra đầu tư vào các Doanh nghiệp.
Nhiều giới chủ nhân có thể sẽ tạm ngưng thuê thêm người, cho đến khi tình hình rõ ràng hơn. Các thiệt hại này cũng có thể xóa đi một số các thành quả kinh tế đạt được nhờ việc giảm thuế hồi năm ngoái.
“Việc mậu dịch bị ngăn trở có thể là mối đe dọa lớn nhất cho sự phát triển kinh tế toàn cầu,” theo lời ông Dec Mullarkey, người Điều hành Chiến lược Đầu tư tại Sun Life Investment Management.
Điều đáng lo ngại nữa là Mỹ hiện không chỉ có chiến tranh mậu dịch với TC, mà còn đối đầu với Âu Châu, Canada, và Mexico nữa.
Chính phủ TT Trump đã tìm cách giới hạn ảnh hưởng của việc tăng quan thuế vòng đầu đối với các gia đình Mỹ, bằng cách nhắm vào các sản phẩm kỹ nghệ của TC, chứ không nhắm vào các sản phẩm tiêu dùng.
Nhưng việc tăng quan thuế sẽ tăng chi phí đối với các Công ty Mỹ vốn phải trông cậy vào máy móc, hay các phụ kiện sản xuất tại TC. Và sau cùng rồi các Công ty này phải bán sản phẩm của họ với giá cao hơn cho các Công ty bán lẻ, và việc tăng giá chẳng bao lâu sau đó sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Những người thường đến tiệm Chick-fil-A thì có thể sẽ cảm thấy ảnh hưởng của việc tăng quan thuế này.
Ông Charlie Souhrada thuộc Hiệp hội các nhà Sản xuất Dụng cụ Chế biến Thực phẩm Bắc Mỹ (North American Food Equipment Manufacturers), nói rằng: Tăng quan thuế có thể ảnh hưởng đến nồi áp suất mà Công ty Chick-fil-A đang sử dụng.
Một thí dụ khác là Công ty Bobcat của Mỹ chuyên chế tạo các xe cơ giới được nông gia, các Công ty làm vườn, và Công ty xây dựng Mỹ sử dụng. Tuy nhiên, các món phụ kiện được gắn vào xe để dùng cho các mục đích khác nhau này, như: đồ cào, móc, giá nâng hàng…, lại không được chế tạo ở Mỹ, và phải nhập cảng từ TC.
Công ty Bobcat thông báo: Họ sẽ phải tăng giá bán để đối phó với việc tăng quan thuế này.
Ông Jay Timmons, Chủ tịch Hiệp hội các nhà Sản xuất Mỹ (National Association of Manufacturers) cảnh cáo rằng: “Tăng quan thuế sẽ đem lại các biện pháp trả đũa và có thể tăng thêm thuế khác. Không ai chiến thắng trong cuộc chiến mậu dịch đâu !.”
Phát súng đầu tiên trong trận chiến này đã nổ ra sau lúc nửa đêm ngày Thứ Năm bước sang ngày Thứ Sáu, khi lệnh tăng quan thuế 25% của chính phủ TT Trump nhắm vào lượng hàng hóa trị giá $34 tỷ nhập cảng từ TC bắt đầu có hiệu lực.
CS Bắc Kinh ngay lập tức trả đũa bằng cùng mức gia tăng trên cùng số trị giá hàng hóa nhập cảng từ Mỹ. Chính quyền TC cáo buộc rằng: Phía Mỹ làm bùng ra “cuộc chiến mậu dịch lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới !.”
Trong vòng đầu của cuộc chạm trán này, các Doanh gia Mỹ khởi sự phải trả thêm tiền cho các sản phẩm làm ở TC như: Máy móc dùng trong xây cất, và các loại cơ khí khác. Người tiêu thụ ở Mỹ sẽ cảm thấy ảnh hưởng của việc này khi các Công ty nhập cảng tăng giá bán.
Trong khi đó, các nhà Sản xuất sản phẩm Mỹ như: Đậu nành, thịt heo, và rượu whiskey sẽ mất lợi thế thương trường ở TC, vì giá bán nay cao hơn..
Tuy vậy, việc tăng quan thuế sẽ không gây ảnh hưởng trầm trọng cho cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Ông Gregory Daco, người đặc trách về kinh tế Mỹ ở Công ty Oxford Economics, tính toán rằng: Điều này chỉ làm giảm tăng trưởng kinh tế ở cả hai quốc gia vào khoảng 0.2% hoặc ít hơn, từ nay đến năm 2020.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu có thể sẽ sớm leo thang.
Tổng Thống Donald Trump, người từng nói rằng: Chiến thắng trận chiến mậu dịch là điều dễ dàng đối với Mỹ, cho biết ông sẵn sàng tăng quan thuế nhắm tới $550 tỷ trị giá hàng hóa nhập cảng từ TC. Con số này còn cao hơn trị giá lượng hàng TC bán sang Mỹ hồi năm ngoái là $506 tỷ.
Việc leo thang trong cuộc chiến mậu dịch chắc chắn sẽ làm giới Đầu tư ngần ngại, và chờ xem tình hình diễn biến ra sao, trước khi bỏ tiền ra đầu tư vào các Doanh nghiệp.
Nhiều giới chủ nhân có thể sẽ tạm ngưng thuê thêm người, cho đến khi tình hình rõ ràng hơn. Các thiệt hại này cũng có thể xóa đi một số các thành quả kinh tế đạt được nhờ việc giảm thuế hồi năm ngoái.
“Việc mậu dịch bị ngăn trở có thể là mối đe dọa lớn nhất cho sự phát triển kinh tế toàn cầu,” theo lời ông Dec Mullarkey, người Điều hành Chiến lược Đầu tư tại Sun Life Investment Management.
Điều đáng lo ngại nữa là Mỹ hiện không chỉ có chiến tranh mậu dịch với TC, mà còn đối đầu với Âu Châu, Canada, và Mexico nữa.
Chính phủ TT Trump đã tìm cách giới hạn ảnh hưởng của việc tăng quan thuế vòng đầu đối với các gia đình Mỹ, bằng cách nhắm vào các sản phẩm kỹ nghệ của TC, chứ không nhắm vào các sản phẩm tiêu dùng.
Nhưng việc tăng quan thuế sẽ tăng chi phí đối với các Công ty Mỹ vốn phải trông cậy vào máy móc, hay các phụ kiện sản xuất tại TC. Và sau cùng rồi các Công ty này phải bán sản phẩm của họ với giá cao hơn cho các Công ty bán lẻ, và việc tăng giá chẳng bao lâu sau đó sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Những người thường đến tiệm Chick-fil-A thì có thể sẽ cảm thấy ảnh hưởng của việc tăng quan thuế này.
Ông Charlie Souhrada thuộc Hiệp hội các nhà Sản xuất Dụng cụ Chế biến Thực phẩm Bắc Mỹ (North American Food Equipment Manufacturers), nói rằng: Tăng quan thuế có thể ảnh hưởng đến nồi áp suất mà Công ty Chick-fil-A đang sử dụng.
Một thí dụ khác là Công ty Bobcat của Mỹ chuyên chế tạo các xe cơ giới được nông gia, các Công ty làm vườn, và Công ty xây dựng Mỹ sử dụng. Tuy nhiên, các món phụ kiện được gắn vào xe để dùng cho các mục đích khác nhau này, như: đồ cào, móc, giá nâng hàng…, lại không được chế tạo ở Mỹ, và phải nhập cảng từ TC.
Công ty Bobcat thông báo: Họ sẽ phải tăng giá bán để đối phó với việc tăng quan thuế này.
Ông Jay Timmons, Chủ tịch Hiệp hội các nhà Sản xuất Mỹ (National Association of Manufacturers) cảnh cáo rằng: “Tăng quan thuế sẽ đem lại các biện pháp trả đũa và có thể tăng thêm thuế khác. Không ai chiến thắng trong cuộc chiến mậu dịch đâu !.”
Hết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.