Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, July 18, 2019

Từ “Cà phê Cây Cam” đến “Cà phê Chanh Dây”




----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Wednesday, July 17, 2019, 5:25:01 AM EDT
Subject: PHẦN VII ( DL 192: GS LÊ ĐÌNH CAI: Từ “Cà phê Cây Cam” đến “Cà phê Chanh Dây”



1 attachment: trang 11-DL 192



Từ “Cà phê Cây Cam”
đến “Cà phê Chanh Dây”


Lê đình Cai

(tản mạn về nhóm QH 59-62)

Kể từ khi chính thức nghỉ hưu đến nay đã được 3 năm rồi, đầu óc tôi từ đó lười suy nghĩ, không muốn cầm cây viết và động não cho bất cứ một vấn đề gì dù là thuộc về chính trị, sử học hay văn hóa, giáo dục … Riết rồi thấy mình giống như cây tầm gửi, không còn tích sự hay ích lợi gì cho xã hội nữa … Tuổi già thường hay bị bi quan yếm thế, nhất là hàng ngày vẫn hay đọc được những cột phân ưu trên báo, rồi những bạn bè quen biết, đồng sàng đồng lứa lần lượt ra đi … giống như ý tưởng của một nhà văn nào đó mà mình đã đọc được “… tuổi tụi mình rồi ai cũng sắp hàng xuống mộ …” hay nói theo Giáo sư Triết học Trần văn Toàn (Đại học Văn khoa Huế) của đầu thập niên 1960 là “vòng tròn hiện hữu của đời người sẽ thu hẹp dần khi người thân và bạn bè lần lượt chia xa…” Khi không còn bon chen lo toan cho cuộc sống “cơm áo gạo tiền” của đời sống hàng ngày, không còn phải khuya sớm thao thức để soạn bài, chấm bài như những ngày còn phong độ của một thời tuổi trẻ, thời gian bóng xế phút chốc ập xuống thân phận đời người bằng những vết hằn cay nghiệt. Những bạn bè của thế hệ QH 59-62 gồm 5 lớp Đệ Nhất A, 8 lớp Đệ Nhất B và 3 lớp Đệ Nhất C, tổng số 16 lớp với hơn 800 học sinh. Tuổi đời của thế hệ này cũng đã hơn thất thập, gần 80 cả rồi. Trong số khoảng 800 anh chị em học sinh Đệ Nhất ngày ấy có một số các chị từ trường Đồng Khánh qua (vì lúc đó trường ĐK chưa có lớp Đệ Nhất) và một số học sinh khác cả nam lẫn nữ từ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và có cả Bình Định và Nha Trang nữa. Riêng trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị của chúng tôi được vào lớp Đệ Nhất trường Quốc Học không quá 20 người (năm đó trường Nguyễn Hoàng có khỏang 100 thí sinh thi Tú Tài 1 và tỷ lệ đậu chỉ gần 20%). Nêu lên con số tỷ lệ như vậy để thấy hồi đó đỗ được Tú Tài I đã khó mà đỗ được Tú Tài II lại càng khó hơn. Khi được vào học năm cuối của bậc trung học ở trường Quốc Học, chúng




Hinh 1 (attachment tr. 11- ĐL 192)




      Họp mặt QH 50 NĂM Kỳ I

tôi là những con em nhà nghèo của vùng địa đầu giới tuyến cảm thấy vô cùng hãnh diện vì đã được học ở một ngôi trường lớn nhất miền trung: Trường Quốc Học Huế.
Tám trăm nam nữ học sinh Đệ Nhất QH hồi đó (nk 1961-1962) cho đến ngày nay ai còn, ai mất, ai vẫn còn ở lại trong nước và ai đã may mắn ra được hải ngoại, nào ai có thể biết chắc được. Thế hệ chúng tôi lớn lên khi cuộc chiến tranh Quốc Cọng đến hồi khốc liệt nhất. Kỳ thi Tú Tài II năm đó (mùa hè năm 1962) với tỷ lệ đậu khoảng chừng dưới 20% nghĩa là vào khoảng từ 100 đến 150 học sinh may mắn vượt được vũ môn để bước chân vào các phân khoa của Viện Đại học Huế, không kể một số ít các gia đình khá giả tìm cách cho con em vào các trường Đại học tại Sài Gòn hay Đà Lạt. Cũng có một số đã theo tiếng gọi của non sông mà lên đường nhập ngũ vào các Trường như Võ bị Đà Lạt hay Hải Quân, Không Quân…

Bây giờ xin giới thiệu cho các bạn về Cà phê Cây Cam ở San Jose.
Lúc đầu, hàng tuần chúng tôi hẹn nhau uống cà phê tại một tiệm đâu đó ở San Jose vào khoảng 2008. Sau một thời gian bạn Trần đình Tuấn bỗng đưa ý kiến là tại sao chúng ta không kiếm một chỗ cố định, vào ngày thứ Ba hàng tuần để cùng nhau uống cà phê và tán gẫu. Bạn Tuấn là người đầu tiên tình nguyện mời cà phê tại nhà. Anh em vô cùng hoan nghênh vì được uống cà phê “chùa” và nói chuyện thoải mái mà không sợ làm phiền hàng xóm “đang cần sự yên lặng để nghỉ




Hi`nh 2 (attachment tr. 11- ĐL 192)




Họp Mặt 50 Năm Kỳ 2 – Trên du thuyền

ngơi”. Tại nhà bạn Tuấn chúng tôi uống cà phê ở “patio” nên cũng không phiền hà gì nhiều cho gia đình bạn Tuấn. Sau một thời gian, tiếng lành đồn xa, anh em thuộc niên khóa từ 1959 đến 1962 của trường QH ùn ùn kéo đến càng ngày càng đông và có nhiều khi nhân số lên đến trên 20 mạng. Đến đây tôi xin nói lý do tại sao lại có tên cà phê Cây Cam. Số là gần bàn chúng tôi hay ngồi uống cà phê có một cây Cam trái thật nhiều, đến mùa, cam chín vàng rực cả một góc vườn, chúng tôi tự bảo nhau tại sao quán cà phê chúng ta lại không có tên.. Ai đó lên tiếng có cả “một vườn cam” vàng rực như thế này thì đây là “Cà phê Cây Cam” chứ còn tìm gì nữa. Cả nhóm đồng ý. Thế là Cà phê Cây Cam ra đời và nổi tiếng từ đó. Nó nổi tiếng đến độ tiếng đồn lan đến tận Việt Nam, một vài bạn ở VN đã gọi phone và nói: “Nghe nói quán cà phê của Tuấn đông khách lắm phải không? Chắc bây giờ đã trở thành đại gia rồi”. Như thế là Cà phê Cây Cam đã vang dội tận VN !!!
Như đã nói ở trên, lúc đầu nhóm cũng chỉ có vài người như Lê văn Ni, Hồ tăng Dư, Tôn thất Thống, Trần như Cường, Nguyễn văn Kha, Trần đình Tuấn … Dần dần “tiếng thơm” đồn xa, anh em QH cùng niên khóa tụ tập về đây để uống cà phê, đấu láo, chọc phá nhau để vui cười cho thỏa thích, cũng là cách để xả bớt “stress”. Nhân số tăng lên dần dần như: Lê khắc Huy, Tôn thất Cầm, Lê trung Hiếu, Cao hữu Tùng, Lê văn Mễ, Bùi văn Miều, Nguyễn văn Mai, Lữ Quỳnh (Phan Ngô), Lê đình Cai, Nguyễn khoa Phiên, Nguyễn khoa Tần, Đoàn Lô, Tôn thất Thục, Trần đình Khải, Hoàng Đoàn, Trần Hồng, Hà thúc Hạo. Cũng có những bạn vì đa đoan công việc nên thỉnh thoảng mới ghé đến như: Lê bá Tiếp, Lê Đơn, Nguyễn hữu Quang, Triệu Lợi, và thỉnh thoảng cũng có người thuộc lớp đàn anh đến cùng uống cà phê với chúng tôi như anh Võ văn Dật…. Các thành viên cà phê Cây Cam cũng rất buồn vì có vài bạn đã không thèm uống cà phê Cây Cam mà bỏ đi tìm đến quán Thiên Đường xa xôi nào đó… như bạn Hồ tăng Dư, bạn Đoàn Lô… chẳng hạn.
Ngoài ra cà phê Cây Cam còn là nơi đón tiếp các bạn từ phương xa đến thăm viếng San Jose. Bây giờ thì cà phê Cây Cam có thể đổi tên thành “Tụ Hiền Trang” được rồi, vì không một bạn nào khi đến San Jose mà không ghé quán Cây Cam này. Ở nước Mỹ này, tôi có thể nhớ: Trần đình Thanh Lam từ Washington; Trần đình Ngân, Trần xuân Thời từ Minnesota; Tôn thất Hoa, Trần văn Huyền, Lê xuân Khôi từ Texas; Nguyễn mậu Trinh, Tăng quốc Ái từ Virgina; Trần minh Trung, Nguyễn mậu Hưng từ Florida; Bửu Uyển từ San Diego; Hoàng ngân Hà, Hồ đăng Định từ Sacramento… Từ Việt Nam sang có các bạn Trần anh Tuấn, Tôn thất Khiêm, Nguyễn tư Triệt, Thân trọng Minh…. Vì tuổi già nên có thể sót một vài người, mong các bạn tha thứ.
Hàng tuần chúng tôi bắt đầu “ngụm” cà phê đầu tiên khoảng 10 giờ ngày thứ Ba với bánh ngọt, chuối, khoai tây… Riêng ngày thứ Ba đầu tháng thì đặc biệt hơn là có đồ nhắm và vài chai rượu đỏ. Đồ nhắm thì có khi là cá nục kho khô ăn với xôi, khi thì gà bóp với cháo gà, khi thì beefsteak với bánh mì … nghĩa là cũng sang trọng không thua chi nhà hàng. Trong lúc thưởng thức cà phê hoặc nhâm nhi chúng tôi thường bàn cãi với nhau bất cứ đề tài nào chợt xuất hiện, có thể là chuyện thời sự nóng hổi, có thể là chuyện chọc ghẹo nhau và biết bao nhiêu chuyện không tên khác nữa để cười vang và rồi không ai giận hờn chi ai. Thật là khó kiếm cho ra một nhóm bạn nào lại xuề xòa vui vẻ đên thế. Những giây phút như rứa thật mới quý làm sao. Tất cả đều cảm thấy mình như trẻ lại với những tiếng mầy tau sao mà thân thương quá thể.
Tường thuật lại những sinh hoạt như thế này của nhóm cà phê Cây Cam phải là những bạn có khả năng viết tếu, còn cá nhân người viết tự nhận không có khả năng này, nên mong các bạn thông cảm. Cũng phát xuất từ gợi ý của nhóm cà phê Cây Cam, các anh chị em QHĐK đã tổ chức được nhiều lần họp mặt cho học sinh Quốc Học Đồng Khánh tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới. Chẳng hạn lần họp mặt đầu tiên với danh xưng: “Quốc Học 50 năm gặp lại” được tổ chức tại San Jose từ ngày 21 đến 27 tháng 4 năm 2012 do bạn Lê khắc Huy làm Trưởng Ban Tổ chức. Cứ theo đà này chúng tôi đã có lần hội ngộ thứ 2 tại Florida vào tháng 4 năm 2014 do bạn Nguyễn mậu Hưng điều hợp, lần thứ 3 tại Washington DC vào tháng 10 năm 2015 do bạn Tăng quốc Ái đảm trách, lần thứ 4 trở lại San Jose vào tháng 6 năm 2017 cũng do anh Lê khắc Huy làm Trưởng ban. Tiếp đến sẽ là lần thứ 5 tại Texas vào tháng 5 năm 2019 do bạn Tôn thất Hoa chịu trách nhiệm. Riêng lần Họp mặt đầu tiên tại San Jose, các bạn cho tôi được “nổ” một chút: đây là cuộc hội ngộ của “cựu học sinh QHĐK toàn thế giới” vì sự có mặt của các bạn đến từ Việt Nam như: Hồ thanh Ngạn, Nguyễn thị Dung (rất đau buồn là hai bạn này đã mất), Lê văn Anh (cũng vừa mất ở Huế), Thân trọng Minh-Vũ thị Thanh Hằng, Lê văn Duy, Nguyễn chí Minh, Nguyễn đức Giao, Cao quảng Văn-Nguyễn thị Thu, Vĩnh Tân, Hoàng ngọc Đức, Nguyễn đình Vũ. Các nước khác thì có: Ngô thị Tố Lan, Lê Thanh Duyên, Nguyễn đức Văn Hùng ở Canada; Nguyễn ngọc Diệp ở Bỉ; Tôn thất Mậu ở Úc; và chắc cũng còn vài bạn nữa mà lâu quá rồi nên tôi không còn nhớ hết …
Họp mặt Quốc Học 50 năm kỳ 5 sẽ được tổ chức tại Houston Texas từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 5 năm 2019 với Trưởng ban là bạn Tôn thất Hoa cùng một chương trình thật là hấp dẫn như: thăm viếng San Antonio để biết cuộc chiến đấu oai hùng của người dân Texas với quân đội của Mexico đông gấp nhiều lần để giữ đồn ALAMO và cuối cùng chỉ còn 2 mẹ con của một quân nhân  sống sót, bạn nào đã từng xem phim Alamo sẽ thấy hình ảnh cảm động này ở cuối phim. Tản bộ để ngắm cảnh hoặc đi thuyền ở Riverwalk, và đặc biệt nhất là sẽ có chuyến đi “cruise” 4 ngày 3 đêm ở vùng biển Caribbean, các bạn sẽ tha hồ mà hàn huyên tâm sự trên du thuyền..
Bây giờ xin trở lại với cà phê Cây Cam. Bạn Tuấn trong một lần về thăm quê nhà ở Việt Nam được bạn bè trong nước chúc mừng “quán chủ” cà phê Cây Cam làm ăn phát tài, ngày càng đông khách, tiếng đồn lan đến tận VN khiến bạn bè ai cũng ao ước được đến Hoa Kỳ để được uống một ly cà phê Cây Cam rồi có ra đi cũng an




Hinh 3 (attachment tr. 11- ĐL 192)





Họp Mặt 50 năm Kỳ III – Washington DC

lòng!.Thiệt là “oan ơi ông địa” cho bạn Tuấn nhà mình biết bao!
Bây giờ chúng tôi xin trình bày tại sao có tựa đề của bài viết này là “Từ cà phê Cây Cam đến cà phê Chanh Dây”. Như các bạn đã biết sở dĩ có tên cà phê Cây Cam vì ở chỗ chúng tôi ngồi uống cà phê có một cây cam thật “sây” trái. Đến mùa, trái cam vàng rực cả một góc vườn có thể nói không ngoa là trái nhiều hơn lá. Tuy nhiên đến mùa thu năm nay (2018) cà phê Cây Cam đã đổi thành “cà phê Chanh Dây” vì lý do: không biết vì sao cây cam trong vườn nhà bạn Tuấn năm nay tự nhiên héo úa, rụng hết lá chỉ còn trơ lại thân cây mặc dù bạn Tuấn đã cố gắng tự chữa trị cũng như hỏi bạn bè làm cách nào để cho cây cam sống lại. Theo bạn Tuấn thì thân cây cam đã bị rỗng ruột vì phần gốc đã bị mối ăn hết nhựa nên cây trở nên héo úa và giờ thì đã chết hẳn. Thế nhưng tất cả thành viên của cà phê cây cam đều đồng ý với nhau là tại bạn Tuấn làm biếng đi vào “rest room” và làm bậy tại gốc cây cam khiến cây cam mới chết. Tất cả đều cười ồ lên để chọc bạn Tuấn nhà mình. Lạ một điều là cây chanh dây trước hiên nhà Tuấn nay lại sum sê lạ thường, uốn lượn như con rồng đang bay lên mà đầu thì hướng về ngõ vào còn đuôi thì phủ kín cây cam đến nổi nếu không nhìn kỹ ở dưới gốc thì cứ nghĩ đó là cây chanh dây với trái đeo lủng lẵng. Không ai đếm được bao nhiêu trái nhưng các bạn cứ nói là có đến 1000 trái (lại nổ nữa). Cây cam thì đã chết mà chanh dây lại đang sống hùng sống mạnh nên anh em đồng ý đổi tên là quán “cà phê Chanh Dây” từ đó..
Từ cà phê Cây Cam đến cà phê Chanh Dây quán hiện diện cũng đã hơn 10 năm với bao thăng





Hi`nh 4 (attachment tr. 11- ĐL 192)




        Họp Mặt 50 Năm Kỳ IV – Trở lại San Jose

trầm, vui buồn, giận hờn, cãi cọ … nhưng rồi cuối cùng cũng vẫn vui vẻ cùng nhau. Nhớ những lần chủ quán có công chuyện phải xa nhà khoảng một tháng, anh em chạy tìm điểm hẹn như “chó đạp phải lửa”, nay ở nhà bạn này, mai ở quán cà phê nọ… Rốt cuộc tất cả đều nghiệm ra rằng chỉ có cà phê của Trần đình Tuấn là nhất. Do đó anh em đã bầu cho bạn Tuấn là “Quán chủ muôn năm” vì không có ai dễ thương hơn Tuấn: phục vụ niềm nở, cãi cọ như điên nhưng lại không giận hờn một ai. Đúng là một người bạn quí hiếm!!!
Rất cám ơn “quán chủ” Trần đình Tuấn đã hết lòng hết dạ với anh em, không quản nhọc nhằn, thức khuya dậy sớm để lo cho anh em những cử cà phê đậm đà tình bằng hữu. Cũng không quên cám ơn “quán chủ phu nhân” vì nếu không có sự cảm thông của Chị thì quán cà phê từ Cây Cam đến Chanh Dây khó mà tồn tại cho đến bây giờ.

San Jose, ngày vào đông 2018
Lê đình Cai
__._,_.___

Posted by: Alex Tran <

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List