Subject: Hải
Vân Quan: 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan’.
Hải
Vân Quan: "Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
HẢI VÂN QUAN.
Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của
Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế về quân sự cũng như giao thông bằng đường bộ, đó là
cửa ngỏ phía Nam của vùng đất này. Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo vắt qua một rặng
núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn. Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496m so với
mực nước biển, cách Huế 77,3km về phía Nam, và cách Đà Nẵng 28,7km về phía Bắc.
Trong “Dư địa chí” đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên
soạn vào năm 1435, Tác giả đã nói đến địa danh “Ai Vân”, như là một yếu điểm
trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam.
Và hiện nay, cùng với Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, Hải Vân
Quan là một điểm đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng,
thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và biển.
21 Tháng 2
2012 ..
17 Tháng Bảy 2015 ...
https://www.youtube.com/watch?v=gEgsbOwVcP8
14 Tháng Ba
2016 ...
https://www.youtube.com/watch?v=5bE-iTllNw4
30 Tháng Sáu
2017 ...
Chinh phục Đệ
nhất hùng quan – Hải Vân Quan:
Đèo Hải Vân nằm vắt qua dãy
Trường Sơn như dải lụa mềm nối liền thành phố Đà Nẵng, và xứ Huế mộng mơ. Với
một bên là non xanh hùng vĩ, một bên hướng ra biển Đông, Hải Vân vẫn luôn được
người người khen ngợi là một trong những con đường đèo đẹp nhất Việt Nam
.
Thiên hạ đệ nhất hùng quan:
Với chiều dài đến 21km cùng với độ cao 500m, nhưng Hải
Vân lại không phải con đường đèo cao nhất hay dài nhất. Dù vậy, đây vẫn là cung
đường đèo đặc biệt và độc đáo với khung cảnh kỳ vỹ bên non cao bên biển thẳm,
mà bất kỳ ai khi đi ngang xứ sở này đều muốn được khám phá.
Từ hơn 700 năm trước, Vua Lê Thánh Tông khi vi hành ngang
qua, dừng ngắm đă tức cảnh sinh tình, và thốt lên bốn chữ “Đệ nhất
hùng quan”, và đến nay, vẫn còn vết tích bài thơ của Vua
trên Hải Vân Quan cùng với dòng chữ khắc “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Chỉ bấy nhiêu đã đủ khẳng định cho sự kỳ vỹ, sự độc đáo của Hải Vân đối với bất
kỳ ai. Và một khi đã ngang qua con đường đèo này, bất kỳ du khách nào cũng
phải dừng lại từng chặng, ngắm nghía đến no mắt khung cảnh hùng vỹ của núi non,
sự bao la của biển trời, và cả sự lộng lẫy của những dải ánh sáng bạc khi mặt
trời chênh chếch soi trên mặt biển.
Trên Hải Vân, trải dài theo tầm mắt du khách là màu xanh của
thảm thực vật phong phú được tô điểm bởi những đóa hoa dại nở bạt ngàn dọc theo
triền núi. Là màu xanh của biển, của trời. Là màu trắng của những đám mây vẫn
luôn bồng bềnh đâu đó tít đằng xa. Chắc hẳn chẳng có cung đường đèo nào
lại mang đến nhiều cảm xúc như vậy cho những ai đi ngang qua nó, dẫu chỉ
một lần.
Những đường cong mềm mại uốn lượn quanh co, đưa chúng ta đi
từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác chỉ trong tích tắc. Mới
phút trước ta ồ lên kinh ngạc với khúc cua tay áo, thì phút sau, chúng ta đã
lại lặng người ngắm vịnh biển Lăng Cô hiện ra dưới chân đèo, như một bức tranh
với đủ đầy những màu sắc tươi mới và tràn đầy sức sống.
Chia hai miền khí hậu:
Không chỉ là ranh giới địa phận của hai tỉnh, đèo Hải Vân còn
là ranh giới tự nhiên chia hai vùng đất thành hai miền khí hậu hoàn toàn khác
nhau. Những đám mây mọng nước chẳng thể vượt đèo, đọng lại, khiến cho du khách
khi đi từ đầu này đến đầu kia con đèo đã thấy mình đi qua cả nắng ráo lẫn sương
mù, đôi lúc còn được ướt mình trong cơn mưa bất chợt.
Du khách đến đây sẽ phải bất ngờ, khi vừa mới đây thôi thành
phố Đà Nẵng đang nắng ráo, vậy mà vừa qua khỏi khúc quanh co đã thấy bên này
mây đen mù mịt sẵn sàng đổ mưa bất cứ lúc nào. Dường như, chính sự thay đổi khí
hậu đó lại khiến cho việc chinh phục Hải Vân thêm phần thú vị.
Đã có lúc, việc di chuyển trên đèo Hải Vân khá khó khăn. Khi
đó hầm
chui Hải Vân vẫn chưa được xây dựng. Khó khăn khi di
chuyển trên đèo đâu chỉ một hai điều. Phần địa lý trắc trở với con đường quá
quanh co, phần vì núi cao vực sâu, phần do khí hậu thay đổi liên tục, cùng với
sương mù dày đặc khiến cho việc di chuyển trở nên gian nan gấp nhiều lần. Việc
hầm Hải Vân đi vào hoạt động đã giảm tối đa được lượng người di chuyển
trên đèo, cũng chính nhờ vậy nơi đây mới thực sự trở thành địa điểm du lịch
khám phá cực kỳ thú vị cho những ai vẫn luôn mê mẩn với những con đường
đi qua non cao hùng vỹ.
Lặng ngắm làng chài Lăng Cô từ Hải Vân:
Từ phương Nam, để đến với đất kinh kỳ thơ mộng, chúng ta phải
vượt đèo Hải Vân, và đến với Lăng Cô như điểm dừng đầy hấp dẫn. Chỉ
cần vừa xuống tới chân đèo, làng chài Hải Vân hiện ra cùng với doi cát trắng,
ánh nắng chiều chiếu nghiêng tạo thành mặt gương óng ánh vàng. Biển lặng. Gió
nhẹ. Và chúng ta, chẳng thể nào dừng được việc đứng lại, và lặng ngắm một chiều
bình yên của xóm chài bé nhỏ.
Nằm cách phố thị Đà Nẵng chỉ một con đèo, nhưng làng chài Hải
Vân vẫn giữ được cho mình sự trong trẻo, hoang sơ, và bình dị đến lạ kỳ. Đám
trẻ con vẫn rộn ràng nói cười với những trò chơi dân dã, người lớn vẫn trung
thành với nghề chài lưới, ngày ngày chờ nước xuống đem bán mớ tôm con cá. Chẳng
thể nào kiếm tìm được bình yên nào hơn thế.
Hải Vân Quan 'Thiên hạ đệ nhất
hùng quan’:
Hải Vân Quan xây từ đời Trần và được trùng tu
vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - năm 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên
đề ba chữ 'Hải Vân Quan', cửa trông xuống Quảng Nam đề 'Thiên hạ đệ nhất hùng
quan'. Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh
đô Huế từ phía Nam.
Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ
"Hải Vân Quan", cửa trông xuống Đà Nẵng đề "Thiên hạ đệ nhất
hùng quan”.
Dù đã có đường hầm xuyên núi, song nhiều du
khách vẫn thích đi đường đèo để thưởng ngoạn cảnh rừng núi tuyệt đẹp…
Hải Vân Quan mỗi ngày thu hút hàng nghìn
lượt khách trong và ngoài nước.
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận Thị
trấn Lăng Cô, (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc
(quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Công trình được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực
nước biển, xưa kia là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống
thành lũy, nhà kho, pháo đài thần công.
Hải Vân Quan xây từ đời Trần và được trùng
tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - năm 1826).
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân là
di tích lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật.
Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải
quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Nằm trong tuyến du lịch
"Con đường di sản miền Trung", chính giữa 2 thành phố du lịch nổi
tiếng là Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, được bao quanh là khung cảnh non nước hữu
tình, nên nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới thăm viếng.
Năm 2017, cửa ải Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết
định xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Minh Đức.
Hải Vân Quan
thời du lịch, tìm quán bên đường.
Bài NGUYÊN QUANG.
Nói tới Hải Vân Quan, có lẽ phải nhắc tới con đường thiên lý Bắc – Nam, nhắc tới hành trình đi mở cõi về phương Nam, và đèo Hải vân dài ngót nghét 20 km đường rừng như một thử thách không nhỏ đối với ông cha. Quan trọng hơn, Hải Vân Quan được xây dựng năm 1826 bởi vua Minh Mạng như một dấu tích về mối quan tâm đến biên giới biển, an ninh biển, và những vấn đề liên đới. Hiện tại, sau nhiều thăng trầm, thời gian bụi mờ và hoang phế, Hải Vân Quan được xếp vào diện di tích quốc gia như một bước đệm cho ngành du lịch, từ chỗ xếp hạng này, nó phát sinh hàng trăm niềm vui, và cũng có hàng trăm nỗi oan trái.
Nói tới Hải Vân Quan, có lẽ phải nhắc tới con đường thiên lý Bắc – Nam, nhắc tới hành trình đi mở cõi về phương Nam, và đèo Hải vân dài ngót nghét 20 km đường rừng như một thử thách không nhỏ đối với ông cha. Quan trọng hơn, Hải Vân Quan được xây dựng năm 1826 bởi vua Minh Mạng như một dấu tích về mối quan tâm đến biên giới biển, an ninh biển, và những vấn đề liên đới. Hiện tại, sau nhiều thăng trầm, thời gian bụi mờ và hoang phế, Hải Vân Quan được xếp vào diện di tích quốc gia như một bước đệm cho ngành du lịch, từ chỗ xếp hạng này, nó phát sinh hàng trăm niềm vui, và cũng có hàng trăm nỗi oan trái.
Đà Nẵng nhìn từ Hải Vân Quan (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Những năm trước 2005, hầm Hải Vân (do công ty của Nhật Bản
xây dựng) chưa khánh thành, tuyến đường Bắc – Nam phải đi qua đèo Hải Vân,
không có tài xế xe vận tải, xe đò, hay xe gia đình nào mà không sợ những khúc
cua gấp cùi chõ của đèo Hải Vân. Đường đèo lúc đó hẹp, vỏn vẹn 6 mét ngang,
nhìn một bên thấy vách núi dựng đứng, nhìn sang bên kia thì hố thẳm và biển
mênh mông.
Cả một con đèo có vài hầm cứu nạn do các Việt Kiều về bỏ tiền san ủi, đây là một việc công đức không hơn không kém. Hầu như ai nghe đi qua đèo Hải Vân thì phải lạnh tóc gáy. Nhất là cảnh ban đêm chạy xe máy qua đèo, thỉnh thoảng gặp một miếu hoang bên đường, khói nhang nghi ngút, cánh tài xế xe vận tải đi qua thì bật xi-nhan dừng lại thắp nén nhang, xem như một lời cầu xin với thế giới bên kia để “họ” che chở mà qua khỏi con đèo. Và không ai nói ra nhưng ai cũng biết trong hàng chục ngôi miếu nhỏ bên đường là những điểm nóng, nơi đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, chết chóc…
Những năm đó, đi từ chân đèo lên đỉnh đèo, điều làm người ta nhớ nhất là cái quán nước bên đường, chỗ mà ngồi từ đó có thể nhìn lên thấy Hải Vân Quan đứng tịch mịch trong mây trắng, có thể thấy Biển Đông như một tấm thảm xanh bao la tận chân trời, và thành phố Đà Nẵng gắn bên viền tấm thảm ấy như một hạt cát li ti, lấp lánh.
Cả một con đèo có vài hầm cứu nạn do các Việt Kiều về bỏ tiền san ủi, đây là một việc công đức không hơn không kém. Hầu như ai nghe đi qua đèo Hải Vân thì phải lạnh tóc gáy. Nhất là cảnh ban đêm chạy xe máy qua đèo, thỉnh thoảng gặp một miếu hoang bên đường, khói nhang nghi ngút, cánh tài xế xe vận tải đi qua thì bật xi-nhan dừng lại thắp nén nhang, xem như một lời cầu xin với thế giới bên kia để “họ” che chở mà qua khỏi con đèo. Và không ai nói ra nhưng ai cũng biết trong hàng chục ngôi miếu nhỏ bên đường là những điểm nóng, nơi đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, chết chóc…
Những năm đó, đi từ chân đèo lên đỉnh đèo, điều làm người ta nhớ nhất là cái quán nước bên đường, chỗ mà ngồi từ đó có thể nhìn lên thấy Hải Vân Quan đứng tịch mịch trong mây trắng, có thể thấy Biển Đông như một tấm thảm xanh bao la tận chân trời, và thành phố Đà Nẵng gắn bên viền tấm thảm ấy như một hạt cát li ti, lấp lánh.
Đường lên ngắm Ải Vân do ông Lại Thanh Hà tự xây dựng (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Những năm đó, dường như ít ai có tiền để mà giắt lưng, khi xe
dừng thì ngồi vào quán uống nước. Trên những chuyến xe đường dài, hành khách
còn than thở vì nạn “quán chuồng”. Nghĩa là các quán ăn đường dài dùng dây
thừng hoặc hàng rào kẽm gai vây khách trong khoảng sân của quán, khách không
được phép di chuyển ra khỏi sân quán với lý do “anh/ chị/ ông/ bà/ mày/ mi/ ôn/
mụ/ mệ /nẫu… đã rửa mặt, đi vệ sinh (toilet) trong quán thì phải mua đồ, ăn cơm
của quán, không được mua bên ngoài!”.
Và giá trong quán đường dài thường là giá cắt cổ. Một dĩa cơm
ở quán đường dài những năm trước 2010 thường có giá đắt từ gấp 4 đến gấp
10 lần dĩa cơm quán bên ngoài, và nó đặc biệt hơn là dở, dơ cũng gấp chừng 10
lần so với các quán bình dân. Tôi nhớ thời Sinh viên vào Sài Gòn học, khổ nhất
là đi xe, vào quán cơm. Đi xe tốn 150 ngàn đồng tiền vé (giá theo mùa, bình
thường chừng 80 ngàn đồng, đến mùa thi, mùa nhập học thì tăng gấp đôi). Dĩa cơm
hồi những năm cuối 1990, giá bên ngoài, ở các quán Sinh viên có giá 3 ngàn
đồng, 5 ngàn đồng nhưng ở quán đường dài thì quán nào rẻ là 30 ngàn đồng, mắc
là 50 ngàn đồng. Nhà xe thì được chăm bẵm rất kỹ, miễn phí, chỉ có người đi xe,
hay nói đúng hơn là dân nghèo thì chịu khổ. Tôi từng chứng kiến một người mẹ đi
thăm con, để tiết kiệm tiền xe, bà mang theo mấy trái bắp luộc, khi vào quán bà
lấy ra ăn, ăn xong bà lại rót ly nước trà uống, bị quán chém đẹp 20 ngàn đồng,
bà vừa mếu máo khóc vừa trả tiền…
Biển ghi rõ nơi ngắm cảnh miễn phí trong quán nước của ông Lại Thanh Hà. (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Nhắc chuyện cũ để thấy rằng: Thời đó, ai ghé vào quán Hải Vân
để uống nước cũng gồng mình lắm, vì quán giữa đèo, ai biết được ra sao. Nhưng
hầu như hành khách đều không biết rằng trên suốt chặng đường thiên lý Bắc – Nam
lúc đó, nếu tìm một quán tử tế, có lẽ là quán này. Cái quán nằm chơi vơi bên
đèo, của một ông nông dân, cũng là một Thi sĩ, mà cũng là người giữ rừng tự
nguyện. Có thể nói rằng: Cái quán ứng xử có văn hóa nhất lúc đó cũng là đây,
giá mọi thức uống đều ngang giá thị trường, không có tăng giá, chỉ có giá
toilet là hơi cao, 1,000 đồng ($0.04). Nhưng lúc đó, bên ngoài toilet có để bản
giải thích: “Mỗi đồng quí vị góp trả sau khi đi vệ sinh sẽ góp tay giúp cho trẻ
nghèo có thêm chăn ấm !”. Và chuyện này là thật, vì sau này, khi làm báo, tôi
từng tìm hiều nhiều về chủ quán, mới vỡ lẽ, ông này hơi “điên”.
Cái quán bên đường, nơi heo hút đèo, vi vút mây và lạnh cóng gió ấy, tưởng như không còn sau hơn một thập niên người ta không đi qua đèo, việc đi lại bằng đường hầm vừa nhanh, vừa an toàn vừa tiết kiệm xăng (thay vì vượt hơn 20 km đường dốc uốn ẹo, người ta chỉ tốn 10 km qua hầm). Thế rồi trong một ngày tình cờ, bạn bè rủ gia đình tôi đi chơi đèo Hải Vân, gặp lại quán cũ, gặp lại ông chủ quán hơi “điên” một thuở…
Cái quán bên đường, nơi heo hút đèo, vi vút mây và lạnh cóng gió ấy, tưởng như không còn sau hơn một thập niên người ta không đi qua đèo, việc đi lại bằng đường hầm vừa nhanh, vừa an toàn vừa tiết kiệm xăng (thay vì vượt hơn 20 km đường dốc uốn ẹo, người ta chỉ tốn 10 km qua hầm). Thế rồi trong một ngày tình cờ, bạn bè rủ gia đình tôi đi chơi đèo Hải Vân, gặp lại quán cũ, gặp lại ông chủ quán hơi “điên” một thuở…
Tôi là một Thi sĩ, tôi yêu cái đỉnh đèo này:
Ông chủ quán mà tôi muốn nhắc tới đây chính là ông Lại Thanh Hà, biệt danh Lại Phiền Hà. Có thể nói, ông Hà là một người giới thiệu về Hải Vân Quan thú vị và hay nhất tôi từng gặp: “Trong Dư địa chí đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, Tác giả đã nói đến địa danh Ai Vân, như là một yếu điểm trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam. Và hiện nay, cùng với Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, Hải Vân Quan là một điểm đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và biển… Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế về quân sự cũng như giao thông bằng đường bộ, đó là cửa ngỏ phía Nam của vùng đất này. Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo vắt qua một rặng núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn. Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496 m so với mực nước biển cách Huế 77.3 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 28.7 km về phía bắc…”.
Ông chủ quán mà tôi muốn nhắc tới đây chính là ông Lại Thanh Hà, biệt danh Lại Phiền Hà. Có thể nói, ông Hà là một người giới thiệu về Hải Vân Quan thú vị và hay nhất tôi từng gặp: “Trong Dư địa chí đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, Tác giả đã nói đến địa danh Ai Vân, như là một yếu điểm trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam. Và hiện nay, cùng với Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, Hải Vân Quan là một điểm đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và biển… Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế về quân sự cũng như giao thông bằng đường bộ, đó là cửa ngỏ phía Nam của vùng đất này. Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo vắt qua một rặng núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn. Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496 m so với mực nước biển cách Huế 77.3 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 28.7 km về phía bắc…”.
Một trong những bài thơ của ông Lại Thanh Hà (Nguyên Quang/Viễn Đông).
“Chú ở trên đèo này được bao nhiêu năm rồi?”
“Xưng anh em thôi, mình là Thi sĩ, đã là Nghệ sĩ thì không có ranh giới tuổi tác, em cứ gọi bằng anh. À, anh nhớ không lầm thì anh ở trên đèo này hơn 40 năm rồi. Hồi đó anh tự nguyện làm người bảo vệ rừng, anh có cái bồn nước bơm dưới suối lên trên đỉnh và chứa đó, có máy bơm xăng để hút mỗi khi có cháy rừng, ống dây của anh thì có vài chục cuộn, cả ngàn mét. Nhưng may là không có vụ cháy nào trầm trọng trên đỉnh đèo, mới thấy cháy là anh chữa à. Còn làm công tác vệ sinh thì anh làm 40 năm rồi, anh xây toilet và bán quán, sống qua ngày. Tiền thu từ toilet rất nhiều nhưng dùng cho mục đích chia sẻ. Có lẽ đời anh dành cho thơ và chia sẻ nhiều nên bà vợ chịu không nổi, sau nhiều lần cự nự với anh mà không thành, bà bỏ đi. Đi hơn mười năm rồi!”
“Anh xây dựng khá công khu, đặc biệt là có hai điểm ngắm biển rất đẹp, có thể ngồi chơi, uống nước, thậm chí ăn uống, picnic… Nhưng lại miễn phí. Sao anh không tính giá thấp một chút cho dễ chịu?”
“Ồ không, mình là Thi sĩ mà, đã là Thi sĩ, thì mình phải biết phụng vụ cuộc sống bằng lòng trắc ẩn của mình. Phụng vụ chứ không phải phục vụ nhé! Phục vụ thì mình phục vụ nước, lấy tiền lãi rồi. Nhưng phụng vụ thì không có lệ phí, không toan tính. Hai cái lầu ngắm sơn thủy và hai phòng mình xây dựng tiêu chuẩn rất cao, như phòng khách sạn, chỉ có kính cường lực và màn rèm bên trong, nếu thích ngắm nhìn thì kéo rèm, toilet, wifi và các thứ đều có. Nhưng mỗi phòng mình dự định thu chừng 50 ngàn đồng/24 giờ thôi. Còn hai cái lầu thì luôn miễn phí. Cuộc đời này mình thấy rồi, ăn của rừng rưng rưng nước mắt. Có rất nhiều người dựa vào thế thần này nọ chỉ muốn bứng mình ra khỏi chỗ này. Nhưng mình giữ nguyên tắc, kiếm tiền bằng phục vụ, làm thơ bằng phụng vụ. Mình có nhiều thơ về Hải Vân lắm!”
Nói đến đây, ông lấy những bài thơ in photocopy ra ký tặng và đọc vài bài cho chúng tôi nghe, trong đó, bài thơ về chữa lửa mà chúng tôi đã chụp hình, được ông in trên một tấm bản lớn để kêu gọi bảo vệ rừng cũng được ông ngâm nga, diễn cảm… Xong, ông lại nói về Hải Vân Quan, nói về thời cuộc, “Đứng từ Hải Vân Quan này, nhìn ra Biển Đông, đương nhiên không thể thu Hoàng Sa, Trường Sa vào tầm mắt nhưng chính cái độ cao lý tưởng này nó thu biển đảo vào tâm thức, nó giúp mình yêu quê hương và trân quí những gì đang có. Ông Minh Mạng phải thực sự là người có tầm nhìn, Hải Vân Quan chứa nhiều điều quí giá. Rất tiếc, đây bây giờ trở thành nơi cho kẻ khác đứng dòm ngó!”
“Cái kẻ khác mà anh nói đây là ai? Họ dòm ngó cái gì?”
“Anh sống ở đây 40 năm, anh chứng kiến nhiều thứ, cách đây 10 năm, người TC ghé tới đỉnh đèo này đông một cách bất thường, họ chụp ảnh, ngắm nghía… Kết quả là khu vực Bắc Hải Vân có cả một khu sinh thái mới xây dựng, nhưng rất bất minh về chủ nhân của nó. Bây giờ, trên đỉnh đèo này, nhà nước đang có chính sách mở rộng du lịch, du khách TC tới đây cũng rất đông, anh lại thấy lo.”
“Anh lo vụ gì?”
Toàn cảnh Hải Vân Quan nhìn từ vọng cảnh của ông Lại Thanh Hà (Nguyên Quang/Viễn Đông).
“Lo nhiều thứ, nhưng thứ dễ thấy nhất là nguy cơ mình bị bứng
khỏi nơi đây với lý do đây là rừng đặc dụng, trong khi đó, trước đây anh kiến
tạo khu này là có giấy phép hẳn hoi. Nhưng giờ họ nói rừng đặc dụng, thu hồi
xong lại cho một con cá mập khác lên làm du lịch, nói là nằm trong chính sách
mở rộng du lịch thì thật là oan cho anh. Bởi anh là người chấp nhận mọi cay
đắng của cuộc đời này để gắn với đỉnh đèo này. Anh không phải vì tham, mà nếu
nói tham thì anh tham từ chính mồ hôi, nước mắt và cả sự trả giá của anh chứ
anh đâu có chặt chém ai. Hơn nữa, ước mơ làm du lịch là ước mơ rất lớn của anh.
Anh nghĩ, tại sao để người khác làm du lịch mà anh không được làm? Trong khi
anh làm du lịch có văn hóa, có bề dày? Hay là đâu đó, có một thứ gì đó to tát
hơn, trắc ẩn và bất minh hơn đã bứng anh đi, không cho anh làm du lịch nơi
này?” như vậy?”
“Vì anh thấy mọi chuyện diễn ra cứ cào bằng, kẻ xấu bị đưa ra ánh sáng công lý thì người tốt cũng bị đấu tố vì sự ghen tị, đố kỵ. Nghiệt nỗi, cả hai đều cùng nhân danh sự công bằng và lấy cái cớ toàn dân! Khó, chỉ thấy buồn!”
Cái chữ buồn đánh thượt sau câu nói của ông Hà khiến người nghe cảm thấy bùi ngùi. Vì trong thực tế, đèo Hải Vân, đặc biệt là vị trí của ông Hà trụ suốt 40 năm nay là vị trí cực đẹp, vị trí vàng của du lịch, bù cho vài mươi năm trước, nó là nơi khỉ ho cò gáy ma khóc quỉ tru. Điều này cũng làm tôi nhớ đến chùa Hải Vân Sơn Tự nằm dưới thung lũng Hải Vân, ngay chỗ ông Hà lội xuống chừng 5 km đường rừng. Chùa vốn là trạm dừng chân, nghỉ ngơi của lính đồn trú Hải Vân Quan, được xây bằng gạch cổ, tường dày 1 m, sau 1945 bị bỏ hoang.
“Vì anh thấy mọi chuyện diễn ra cứ cào bằng, kẻ xấu bị đưa ra ánh sáng công lý thì người tốt cũng bị đấu tố vì sự ghen tị, đố kỵ. Nghiệt nỗi, cả hai đều cùng nhân danh sự công bằng và lấy cái cớ toàn dân! Khó, chỉ thấy buồn!”
Cái chữ buồn đánh thượt sau câu nói của ông Hà khiến người nghe cảm thấy bùi ngùi. Vì trong thực tế, đèo Hải Vân, đặc biệt là vị trí của ông Hà trụ suốt 40 năm nay là vị trí cực đẹp, vị trí vàng của du lịch, bù cho vài mươi năm trước, nó là nơi khỉ ho cò gáy ma khóc quỉ tru. Điều này cũng làm tôi nhớ đến chùa Hải Vân Sơn Tự nằm dưới thung lũng Hải Vân, ngay chỗ ông Hà lội xuống chừng 5 km đường rừng. Chùa vốn là trạm dừng chân, nghỉ ngơi của lính đồn trú Hải Vân Quan, được xây bằng gạch cổ, tường dày 1 m, sau 1945 bị bỏ hoang.
Người của các hàng quán trên đỉnh Hải Vân, đoạn Hải Vân Quan mời gọi khách vào quán của mình. (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Một vị sư người Đà Nẵng tìm ra ẩn tu và tái thiết thành chùa, trước chùa vẫn còn con đường bằng đá tròn lát dọc bờ suối mà đi theo con đường đó sẽ băng qua tận dãy Bạch Mã, rồi vòng ngược qua núi Ngự, đến tận lăng Tự Đức để từ đó lại đi đường cái quan men theo Kim Long về kinh thành Huế. Nhưng rồi, khi du lịch đến, ngôi chùa bị tịch thu và không biết bây giờ số phận của Hải Vân Sơn Tự ra sao, các sư đi về đâu?!
Chiều tà, đứng nhìn mây bay đỉnh núi, hợp rồi tan, tan rồi hợp, tự dưng, thấy một dòng vô thường đang trôi qua trước mắt, thấy những phận người, thấy những tấm lưng gồng gánh cuộc đời, số phận và rủi may, thấy cả Trường Sa, Hoàng Sa, Gạc Ma, Tư Chính đang gồng gánh nỗi buồn thiên cổ!
Một góc đỉnh đèo Hải Vân (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Hải Vân Quan lúc 10 giờ sáng một ngày hè (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Một góc thân thiện ở quán của ông Lại Thanh Hà (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Hải Vân Quan đang ngày càng thu hút khách du lịch bởi vị trí và lịch sử. (Nguyên Quang/Viễn Đông)
Những hàng quán ven đường ở đỉnh đèo Hải Vân (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Sơ đồ vị trí đường cứu nạn đèo Hải Vân được dựng ở Hải Vân Quan (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Khách đến Hải Vân Quan không chỉ là người Việt (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Đoạn cua ở Hải Vân Quan, điều lạ là khách, xe, quán xá nhiều, nhưng đoạn đường này khá an toàn và không chộn rộn. (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Hải Vân Quan (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Bài thơ Cấm Lửa của ông Hà (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Nhà cầm quyền hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đang có ý định trùng tu một số hoang phế, phá bỏ, di dời một số hoang phế xuống cấp ở Hải Vân Quan. (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Một trong những cùi chỏ trên tuyến đường qua đèo Hải Vân (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Hải Vân Quan lúc vắng khách (Nguyên Quang/Viễn Đông).
Hết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.