Subject:
"Oẳn tù tì" = 20 triệu.
“ Oẳn
tù tì “ = 20 triệu.
Câu chuyện
về cuộc chơi
"oẳn tù tì" giá trị nhất lịch
sử: Tâm lý chiến cực
căng
thẳng, người thắng "mất"
20 triệu dollar.
Vào năm 2005, vì không biết phải
chọn ai trong 2 khách hàng,
ông chủ Tập đoàn Điện tử
khổng lồ Maspro Denkoh của
Nhật Bản đã
cho họ… "oẳn tù tì". Cái trò "bao kéo
búa" tưởng
đơn giản mà
hóa
ra lại là cuộc chiến tâm
lý
cực kỳ cam go.
"Bao
kéo búa" - hay "oẳn
tù
tì"
là
trò
chơi
bằng
tay. Người
chơi
sẽ
dùng
tay tạo
ra 1 trong 3 hình
thức
là
bao (xòe
cả
bàn
tay), kéo
(cụp
3 ngón,
xòe
2 ngón
như
cây
kéo),
và
búa
(nắm
đấm) để đấu thắng thua.
Theo nghiên cứu lịch sử thì "bao kéo búa" có nguồn gốc phương Đông, được ghi chép trong một văn bản thuộc triều đại Nhà Minh (1368-1644), Tàu, là xuất hiện từ Triều Hán (206 TCN đến năm 220).
Từ Tàu, trò "bao kéo búa" lan sang Nhật Bản - quốc đảo vốn bị ảnh hưởng văn hóa sâu sắc. Đến đầu thế kỷ 20, khi người phương Tây đến Nhật, và bị mê hoặc bởi trò chơi này, họ đem nó đi khắp Châu Á trên đường xâm lược và chiếm thuộc địa.
Nguyên lý của "bao kéo búa" rất đơn giản: búa thắng kéo nhưng thua bao, bao thắng búa nhưng thua kéo, kéo thắng bao nhưng thua búa, còn nếu ra cùng một kiểu thì hòa.
Vào mùa Xuân xinh đẹp của năm ấy, Tập đoàn Điện tử khổng lồ Maspro Denkoh của Nhật Bản tổ chức bán đấu giá bộ Sưu tập Nghệ thuật được ví như "châu ngọc trên miện báu" của mình. Chúng bao gồm tranh vẽ của các Họa sĩ bậc Thầy thuộc Trường phái Ấn tượng như: Paul Cézanne (1839-1906, Pháp), Pablo Picasso (1881-1973, Tây Ban Nha), Vincent van Gogh (1853-1890, Hòa Lan)…
Sau cuộc đấu giá, có 2 khách hàng lọt vào vòng trong cùng là Đại diện của các công ty Sothbody và Christie. Cả 2 đều được Chủ tịch của Maspro Denkoh lúc bấy giờ là Takashi Hashiyama mời tới văn phòng tại Tokyo để… "oẳn tù tì”.
Vì cái "công bằng nhất" của ông, Chủ tịch công ty Christie là Kanae Ishibashi phải cắm đầu vào cuộc nghiên cứu "bao kéo búa" nghiêm túc nhất cuộc đời mình. Bà thậm chí còn tìm đến các “Chuyên gia" là cặp con gái song sinh (vẫn còn trẻ con) của Giám đốc Nicholas Maclean (cùng công ty).
Đến ngày quyết đấu, Ishibashi cùng đối thủ cạnh tranh từ Sotheby bước vào phòng Hội đồng. Tuy nhiên thay vì mặt đối mặt "oẳn tù tì", bà lại được yêu cầu viết hình thức định ra lên giấy.
Tin lời cặp song sinh của Nicholas, Ishibashi vẽ biểu tượng ra kéo lên tờ giấy của mình rồi giao nộp. Bà thắng ngay lập tức. Đối thủ quả nhiên ra bao y như dự đoán.
Và hậu quả của sự "trông chờ vào may mắn" ấy là thất bại ngay trong lượt đầu tiên. Mặc dù "búa kéo bao" chỉ là trò chơi của trẻ con thật, nhưng nếu đưa vào tính toán, nó vẫn đủ rắc rối để tạo thành một ma trận phức tạp.
Cũng sau sự kiện này, "búa kéo bao" trở thành đối tượng được phân tích và nghiên cứu trên toàn cầu. Người ta phát hiện, hình thức dễ thắng nhất là ra kéo.
Riêng Phòng thí nghiệm Ishikawa Watanabe của Đại Học Tokyo, Nhật Bản còn nhiệt tình đến mức lập trình và tạo ra một robot "búa kéo bao" trăm trận trăm thắng, nhờ khả năng quan sát động tác tay của người chơi và phản ứng lại chỉ trong 0,001s.
Song nói gì thì nói, "bao kéo búa" vẫn còn đó sự "may-rủi". Mọi tính toán đều có thể… trật lất hết, và đó cũng chính là cái thú vị của trò chơi.
Hết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.