Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Sunday, December 7, 2014

CSVN loãng trí trơ trẽn 'hoan nghênh' Hạ viện Hoa Kỳ ra nghị quyết Biển Đông


CSVN loãng trí trơ trẽn 'hoan nghênh' Hạ viện Hoa Kỳ ra nghị quyết Biển Đông

Di Cư 54 - Di Tản 30.04 & Vượt Biên sau ngày 30.04.75



image





Preview by Yahoo
















Bạn đọc Danlambao - Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình vừa ra tuyên bố ‘hoan nghênh’ Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết về Biển Đông, trong đó có nội dung lên án các hành động khiêu khích của Trung Cộng trong vụ giàn khoan HD 981.

“Việt Nam hoan nghênh việc Hạ viện Mỹ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình nói hôm 5/12/2014.

Trước đó, hôm 3/12, hạ viên Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết  H. Res-714 với số phiếu thuận tuyệt đối kêu gọi hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trong các tranh chấp tại Biển Đông và Hoa Đông.

Ngược lại, tính từ thời điểm Trung Cộng đưa giàn khoan 981 cùng hàng trăm tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đến nay, quốc hội CSVN trải qua liên tiếp 2 kỳ họp vẫn tiếp tục không có bất cứ động thái nào thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Không một bản tuyên bố chính thức, cũng không có bất cứ một nghị quyết nào được quốc hội CSVN đưa ra nhằm thể hiện thái độ phản đối Trung Cộng xâm lược.

Thậm chí, tại cuộc họp quốc hội hôm 19/6, do quá nóng ruột nên đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phải đột ngột 'chiếm diễn đàn' nghị trường nhằm lên tiếng kêu gọi quốc hội Việt Nam ra một nghị quyết tuyên bố chính thức về Biển Đông, thể hiện rõ thái độ trước các hành vi xâm lược của Trung Cộng.

Dù vậy, lời kêu gọi của luật sư Trương Trọng Nghĩa sau đó đã không hề được quốc hội CSVN hưởng ứng. 

Dù không có tranh chấp tại Biển Đông, nhưng quốc hội Hoa Kỳ đã liên tục có các động thái lên án Trung Cộng gia tăng khiêu khích tại Biển Đông, đặc biệt là từ thời điểm Trung Cộng mang tàu chiến cùng giàn khoan 981 xâm phạm chủ quyền VN.

Sự tương phản này một lần nữa cho thấy rõ bộ mặt hèn hạ và trơ trẽn của chế độ CSVN.



Vì sao Quốc hội Việt Nam không ra một nghị quyết về Biển Đông?

Bauxite Việt Nam

Thời gian gần đây, nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng gia tăng âm mưu lấn chiếm vùng lãnh hải Biển Đông thuộc chủ quyền CHXHCN Việt Nam, bằng cách xây dựng các công trình quốc phòng trên khu vực thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một trong số đó là đảo Gạc Ma, tên tiếng Anh là Johnson South Reef.

Vùng đá ngầm Gạc Ma là một rạn san hô nằm ở đầu phía tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong sáu đảo mà Trung Quốc chiếm vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Khu này nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa.

Ngày 25 tháng 5 năm 2014, Hoàn cầu thời báo cho biết, Trung Quốc “xây dựng một đảo nhân tạo tại Trường Sa có thể là Gạc Ma, trên đó có một sân bay, hải cảng để cho tàu chiến có thể đáp ứng nhanh“.

Gạc Ma vốn là bãi đá ngầm không lớn nhưng có vị trí quan trọng trên Biển Đông, bởi nó cách đại lục hàng ngàn ki lô mét, được Trung Quốc sử dụng như một căn cứ phòng thủ chiến lược, đồng thời là nơi trung chuyển vũ khí, khí tài cho một kế hoạch lâu dài độc chiếm Biển Đông. Bất kể ngày đêm, các tàu công suất lớn liên tục hút cát bơm từ biển lên hàng triệu mét khối thành một hòn đảo nhân tạo có diện tích đến 100.000 mét vuông (10 ha) rồi chuyển vật liệu từ đất liền ra xây dựng các cơ sở hạ tầng cho một dự án lớn. Tất nhiên ai cũng biết đó là các công trình quân sự như sân bay, bến cảng, các kho ngầm, nhưng, bề ngoài Trung Quốc tuyên bố cơ sở này làm “trạm cung cấp” cho ngư dân và xây dựng các văn phòng, nhà nghỉ, gồm cả nông trại. Cảng biển có thể tiếp nhận các tàu lên đến 5.000 tấn.

 

Hình do vệ tinh chụp giữa Tháng 8, 2014 cho thấy đảo nhân tạo Gạc Ma đang được Trung Quốc gấp rút xây dựng. (Hình: Airbus DS / Spot Image S.A. / IHS). Báo Người Việt: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=195420&zoneid=1#.VH3Gyr6AAlJ  

Có thể coi vụ Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 như một phép thử phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam. Phép thử thành công và Bắc Kinh đã đọc được “vị” của Hà Nội, vì vậy, vụ Gạc Ma, thực chất chỉ là các động thái tiếp theo của một kịch bản dàn dựng sẵn mà đạo diễn đã lường trước đến cả tình huống “cháy vở”. Tuy nhiên tất cả đều diễn ra suôn sẻ. Từ đó có thể thấy, việc Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 rút trước thời hạn so với tuyên bố ban đầu của Trung Cộng cũng là một trò mỵ dân nhằm “rửa mặt” cho đám đàn em, bị đặt vào tình thế bất khả kháng, hoàn toàn không phải “do thái độ mềm dẻo, đấu tranh bền bỉ, có phương pháp của Đảng và Nhà nước ta”.

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 xét đến cùng chỉ là đám hoả mù đùa cợt với cộng đồng thế giới theo kiểu “đánh rắn động cỏ”, Gạc Ma mới là bản chất của vấn đề sau bản đồ Đường lưỡi bò nhằm âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Sự kiện Trung Quốc biến bãi đá Gạc Ma thành hòn đảo nhân tạo làm cho cả thế giới quan ngại, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á. Các tờ báo lớn của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Úc… đều đồng loạt đưa tin với những bình luận sắc sảo, chỉ trích hành vi côn đồ, hung hăng, bất chấp luật pháp Quốc tế của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh. Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 20/11/2014 đã thông qua một nghị quyết về Biển Đong và Biển Hoa Đông. Trong khi đó, Việt Nam là bên bị hại, thì tới lui cũng chỉ thấy Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình “kiên quyết phản đối”!

Nếu Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 là cái gai nhọn cắm trên vùng biển thuộc đặc quyền khai thác của Việt Nam, thì các công trình quốc phòng xây cất trên đảo Gạc Ma chẳng khác gì Cột đồng Mã Viện mấy ngàn năm trước dựng trên Ải Bắc. Đó là thứ cột đồng  cắm sâu vào tâm thức người Việt có tàu ngầm hạt nhân và máy bay tiêm kích cùng hàng chục tàu chiến yểm hộ, tạo nên một căn cứ quân sự kiên cố độc nhất vô nhị vùng Đông Nam Á.

Lịch sử đã từng chứng kiến những sự kiện đau lòng. Trước khi Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân bất ngờ tấn công sáu tỉnh biên giới Việt Nam, Ải Nam Quan đã lùi sâu về phía Đồng Đăng vài trăm mét. Sau khi cuộc chiến biên giới nổ ra, thác Bản Giốc mất hai phần ba. Tháng 1 năm 1974, mất Hoàng Sa. Năm 1988, mất một phần Trường Sa. Và bây giờ là Gạc Ma.

Trước thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt lấn chiếm biển đảo theo phương châm gặm nhấm dần từng bước của đế quốc Đại Hán, Đảng Cộng sản Việt Nam dường như vẫn tỏ ra vô cảm với khẩu hiệu “Kiên trì đấu tranh bằng đường lối hoà bình” để che giấu nỗi khiếp nhược của mình. Cho nên, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội, qua hai kỳ họp vẫn không ra nổi một nghị quyết về Biển Đông, Nhà nước Việt Nam sợ kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế cũng không có gì là lạ. Tổ Quốc lâm nguy. Biển đảo đang mất dần vào tay ngoại bang mà người ta vẫn véo von ca ngợi tình hữu nghị trên các phương tiện truyền thông mà không thấy ngượng với quốc dân đồng bào!

Cột đồng Mã Viện ngày xưa đã thành bụi tro lịch sử. Nhưng còn Gạc Ma, thứ cột đồng công nghệ cao, đứng sừng sững giữa biển trời Tổ Quốc như một nỗi sỉ nhục cho phẩm giá chín chục triệu con cháu Lạc Hồng, thì những bậc “trí tuệ đỉnh cao thời đại” đang chăn dắt muôn dân, các vị nghĩ sao?

Hỡi ôi! Quốc hội! Các nghị sĩ đáng kính còn lấn cấn điều gì, hay là bởi áp lực của “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt” mà “thiên triều” hào phóng ban cho?

Đánh đổi dù chỉ một tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc, lấy thứ hữu nghị hão huyền của kẻ thù dân tộc, các vị sẽ là tội đồ thiên cổ với dân tộc và lịch sử!

BVN

***

Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi đá Tư Nghĩa: Ngày càng lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông

(LĐ) – Số 136 NHÓM PHÓNG VIÊN 

Những thông tin hình ảnh mới nhất từ hiện trường cho thấy Trung Quốc không chỉ xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, mà còn thực hiện hàng loạt hành động đưa tàu vận tải công suất lớn cấp tập xây dựng tại bãi đá Tư Nghĩa – một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn – thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Dòng sự kiện Trung Quốc ngày càng lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông

Ghi nhận của Lao Động tại hiện trường cho thấy Trung Quốc đã điều tàu vận tải công suất lớn, tàu cuốc Thiên Kình mở luồng, hút phun cát, cấp tập xây dựng trên bãi đá Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo các chuyên gia pháp luật quốc tế, hành động trên là bằng cứ sống động thể hiện rõ âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Bằng hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, ngang nhiên cấp tập xây dựng căn cứ quân sự, xây dựng đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma, bãi đá Tư Nghĩa… Trung Quốc đã tự ý xé bỏ thoả thuận DOC, bất chấp pháp luật quốc tế.

Những hình ảnh ghi nhận từ hiện trường cho thấy không chỉ quy mô xây dựng, mà còn là bằng chứng sinh động thể hiện sự ngang nhiên của Trung Quốc trong việc xây dựng trái phép các công trình trên bãi đá Tư Nghĩa.


Những ngư dân Việt Nam đánh cá quanh khu vực này cho biết, tàu cuốc Thiên Kình liên tục hoạt động ầm ầm suốt ngày đêm, mở luồng, phun những cột cát cao hàng chục mét. Ngoài ra Trung Quốc còn điều nhiều tàu quân sự đến bảo vệ cho việc xây dựng này.

Trước đó, Báo Philstar (Philippines) dẫn báo cáo mật của Chính phủ Philippines cho biết, Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất trái phép không phải trên 1 mà là 5 khu vực – đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Tư Nghĩa, đá Ga Ven và đá Én Đất – thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các quan chức cấp cao Philippines cũng xác nhận với Đài TV5 và chỉ ra rằng, Philippines đã phát hiện ra các hoạt động nạo vét trái phép và di dời vật liệu của tàu Trung Quốc. Cụ thể, các bức ảnh mà họ cung cấp cho TV5 cho thấy tàu kéo, tàu hút bùn với những đường ống dài ngang ngược cắm xuống đáy biến hút vật liệu rồi đổ lên các rạn san hô.


 Những quan chức này cho rằng Trung Quốc đã hoàn thành hoạt động trái phép này của mình tại đá Gạc Ma từ cuối tháng 3. Các hoạt động trái phép khác tại đá Én Đất và đá Châu Viên sẽ kéo dài khoảng 1 tháng. Tại đá Ga Ven, việc cải tạo đất trái phép có thể kéo dài khoảng 1 tháng hoặc hơn.

Hiện tại Philippines không phát hiện các hoạt động tương tự tại 3 khu vực khác mà Trung Quốc đang chiếm đóng và xây dựng cơ sở đồn trú trái phép là đá Chữ Thập, đá Su Bi và đá Vành Khăn. Tuy nhiên, báo cáo không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục cải tạo chúng sau khi hoàn tất mọi việc trên 5 rạn san hô trên.

Báo cáo cũng dự đoán rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bắt đầu thực hiện các hoạt động trái phép của mình ở đá Chữ Thập và đá Su Bi trước tiên.

Các nhà quan sát Philippines và quốc tế đều thống nhất quan điểm cho rằng, việc Trung Quốc mở rộng các cơ sở đồn trú của mình ở những khu vực đó là một phần trong những âm mưu của nước này nhằm đạt được tham vọng nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trong khu vực.

Hồi tháng 3, Philippines đã tố cáo Trung Quốc tiến hành cải tạo đất trái phép tại đá Chữ Thập. Bộ Ngoại giao nước này đã công bố những bức ảnh cho thấy những thay đổi của 2 cơ sở đồn trú của Trung Quốc, từ một diện tích nhỏ đã lên tới gần 9ha, chỉ sau 2 năm.

Theo Philstar, Trung Quốc được cho là sẽ xây dựng một sân bay tại đá Gạc Ma. Một khi đi vào hoạt động, sân bay này sẽ là một cơ sở để Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.


Trên cơ sở đồn trú trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã triển khai hệ thống radar giám sát mặt đất và trên không cũng như hệ thống truyền dữ liệu vệ tinh, bãi đỗ trực thăng, cầu tàu. Đã có 200 lính Trung Quốc đóng phi pháp trên đó cùng nhiều vũ khí hạng nặng.

Còn tại cơ sở đồn trú trái phép trên đá Su Bi, Trung Quốc cũng đã xây dựng bãi đỗ trực thăng và bố trí khoảng 200 lính đồn trú.

Trang web Stratfor – chuyên phân tích về các vấn đề địa chính trị – đánh giá rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược khai thác dầu và cải tạo đất để củng cố những đòi hỏi chủ quyền phi lý trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời làm suy yếu khả năng các quốc gia khác thách thức quyền lực của mình. Stratfor cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng biên giới của mình bằng chiến lược đó khi mà nước này vẫn đang nâng cao năng lực hậu cần hải quân.

 

Giá dầu giảm mạnh, Việt Nam ảnh hưởng gì?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-12-02
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12022014-giadau-ml.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
043_dpa-pa_50236953.jpg
Một nhà máy lọc dầu tại Hamburg, Đức chụp hôm 10/7/2014
 AFP photo




Giá dầu thế giới giảm mạnh trong vài tuần qua khiến cho các nước sản xuất dầu điêu đứng. Tuy nhiên đối với Việt Nam, việc giảm giá dầu nếu có biện pháp thích nghi thì đây là cơ hội tốt để tăng trưởng kinh tế do hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu rớt giá. Mặc Lâm phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
VN hưởng lợi?
Mặc Lâm: Thưa TS với việc giá dầu thế giới liên tục giảm trong mấy tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ tài chính nghiên cứu để có phương án đối phó với nó, theo TS việc giá dầu hạ có đáng lo cho nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn hiện nay hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Giá dầu giảm thì làm giảm nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu dầu bởi vì Bộ tài chính hiện nay vẫn dự toán giá dầu là 100 đô la một thùng và dự toán đó đã được trình lên quốc hội cho dự toán ngân sách năm 2015. Giá dầu hiện nay đã giảm xuống mức 72 đô la một thùng và thậm chí có thể còn giảm hơn nữa cho nên thâm hụt ngân sách từ giá dầu sẽ rất đáng kể. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Tài chính phải có phương án giải quyết là điều cần thiết.
Mặc khác Việt Nam nhập khẩu xăng và nhiều sản phẩm khác được sản xuất từ dầu lửa như chất dẻo, sợi tổng hợp hay phân bón, thuốc trừ sâu và một loạt các sản phẩm khác. Hiện nay chưa có phương án tính toán nếu giá dầu hạ thì các sản phẩm kia cũng giảm và như vậy tức là phần Việt Nam được lợi từ giá dầu giảm do các nguồn nhập khẩu đó hiện nay chưa được trình ra trước Hội nghị chính phủ ngày hôm qua. Tôi cũng chưa thấy báo chí thông tin nhưng tôi nghĩ rằng phần được lợi là đáng kể bởi nó sẽ dẫn đến việc ổn định chỉ số lạm phát và dẫn đến giảm chi phí về vận tải, mà vận tải đường bộ tại Việt Nam là rất đáng kể.
Giá dầu hiện nay đã giảm xuống mức 72 đô la một thùng và thậm chí có thể còn giảm hơn nữa cho nên thâm hụt ngân sách từ giá dầu sẽ rất đáng kể.
- TS Lê Đăng Doanh
Từ đấy thì giá các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu cũng giảm và nếu Việt Nam nắm bắt được cơ hội này có thể khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường sản xuất một cách có hiệu quả với nhiều doanh nghiệp mới tham gia thì tôi nghĩ rằng nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp sản xuất ra có hiệu quả hơn có thể sẽ bù đắp lại được một phần thiệt hại do giá dầu giảm kia.
Tuy nhiên cần phải có phương án tính toán một cách đầy đủ theo mô hình kinh tế học định lượng thì mới có thể lượng định được mặt được và mất của việc giảm giá dầu này đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào.
Mặc Lâm: Với những hình ảnh mà TS vừa đưa ra VN rõ ràng có thể hưởng lợi với giá nhập khẩu rẻ vì giá dầu hạ, tuy nhiên các ngành xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là mặt hàng thủy sản xuất sang Nga, liệu mối lợi từ nhập khẩu có bù đắp nổi với thiệt hại do xuất khẩu rớt giá hay không thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Đương nhiên việc giá dầu giảm sẽ tác động đến thị trường thế giới và nước Nga hiện nay đang chịu tác động nặng nề vì giá dầu. Người ta đã ước tính giá dầu giảm sẽ làm cho nước Nga thiệt hại từ 100 tới 150 tỷ đô la. Nếu cộng thêm những tác động từ lệnh trừng phạt và cấm vận khác của các nước châu Âu thì nền kinh tế nước Nga có thể sẽ gặp khó khăn và vì thế nhập khẩu của Nga sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng giá dầu giảm thì nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng và kéo kinh tế châu Á tăng trưởng theo. Điều này các nhà kinh tế học đã tính toán ra rồi vì vậy Việt Nam cần phải tìm cách chuyển thị trường và có phản ứng năng động, nhanh nhạy để có thể tránh được các thiệt hại từ các thị trường bị thiệt hại nhiều do giá dầu và chuyển sang các thị trường mà nền kinh tế có thể hồi phục và tăng trưởng nhờ giá dầu giảm này.
Khó khăn gì?
Mặc Lâm: Riêng về nợ xấu của các tập đoàn tổng công ty cho thấy là rất đáng quan ngại, nhất là tập đoàn dầu khí Việt Nam với món nợ xấu gần 10 ngàn tỉ đồng. Liệu số nợ này có tăng thêm mối khó khăn do giá dầu giảm mạnh như hiện nay hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Việc Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị nợ xấu thì đã có lâu rồi và gần đây thì Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã chịu thiệt hại từ việc đầu tư vào khai thác dầu ở Venezuela và do đồng tiền của Venezuela bị mất giá rất nặng nề cho nên dầu khí Việt Nam phải bỏ công trình đó và chịu thiệt hại đáng kể. Ngoài ra còn có các nguồn gốc khác nữa.
Tôi nghĩ rằng vấn đề nợ của Tập đòan dầu khí Việt Nam cần phải giải quyết bằng các biện pháp trước mắt và điều cơ bản hơn là cần những bước cải thiện cách quản trị doanh nghiệp. Phải tìm ra những lỗ hổng những mặt kém hiệu quả và nguyên nhân dẫn đến thua lỗ đó
Mặc Lâm: Thưa TS nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng giá dầu như hiện nay chưa phải là mức cuối mà có thể nó sẽ rớt tới đáy như thời kỳ khủng hoảng trước đây vào năm 2009 là 45 USD một barrel. Theo ông nếu tiên đoán này trở thành hiện thực thì Việt Nam sẽ ra sao?
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay chưa biết được là giá dầu sẽ giảm như thế nào và đến đâu. Người ta dự báo trước mắt là giá dầu sẽ giảm đến 60 đô la một thùng và tôi nghĩ đấy là viễn cảnh mà chưa có ai dự đoán được. Thế nhưng liệu giá dầu có giảm tiếp sau đó hay không thì có lẽ cần được tính toán theo nhiều phương án và tôi nghĩ tính toán theo các phương án đó là công việc của Viện Nghiên cứu Việt Nam cần phải tiến hành và đưa cho chính phủ xem xét. Việc giảm quá đáng đến 45 đô la một thùng có thể ảnh hưởng đến công nghệ dùng áp lực thủy lực để khai thác dầu từ đá phiến của Hoa Kỳ bởi vì chi phí cho công nghệ này tương đối cao và cao hơn chi phí bơm dầu đang phổ biến thí dụ như tại Ả rập Saudi chẳng hạn, họ có thể chịu được một cái giá rẻ hơn. Đây là bài toán có những tác động khác nhau để có thể có những dự báo hiện thực rằng giá dầu sẽ hạ đến đâu.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.


Hạ viện Mỹ : Phải tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

BIỂN ĐÔNG VIETNAM
BIỂN ĐÔNG VIETNAM
Trong một động thái nêu bật mối quan tâm của Mỹ đối với tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, Hạ viện Mỹ vào hôm qua, 04/12/2014, đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các nước giải quyết trong hòa bình các tranh chấp chủ quyền tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nghị quyết đã được nhất trí thông qua không một lời phản đối.
Mang ký hiệu H. Res-714, nghị quyết này đã được trình lên Hạ viện Mỹ để xem xét từ ngày 08/09/2014, nội dung tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết cũng tái khẳng định hậu thuẫn đối với quyền tự do hàng hải và hàng không, đồng thời lên án những hành vi cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực để ngăn cản việc thực thi các quyền tự do sử dụng vùng biển hay không phận quốc tế.
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ đã liệt kê một loạt những vụ ngăn trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển từ năm 2010 đến nay mà tác giả là Trung Quốc khi tàu tàu Trung Quốc tấn công hay uy hiếp tàu cá, tàu công vụ của Việt Nam, Philippines, Ấn Độ tại Biển Đông.
Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất sai trái trong việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, và việc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông từ đầu tháng Năm đến giữa tháng Bảy 2014.
Trên các cơ sở đó, nghị quyết đã kêu gọi Trung Quốc tự kiềm chế trong việc thực thi các quy định về Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bi cho là trái với các quy định quốc tế, và tránh những hành động tương tự ở những nơi khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo nhận định của các nhà quan sát, nếu Thượng viện Mỹ – định chế có chức năng đối ngoại – đã nhiều lần chính thức lên tiếng quan ngại về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, đây là lần hiếm hoi mà Hạ viện Mỹ – chủ yếu phụ trách các hồ sơ đối nội – ra nghị quyết về vấn đề này.
T.N.
Nguồn:

Tản mạn sau bữa tiệc: Côn an to hay đảng to?


Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - ...Thời gian gần đây ngành công an tổ chức một đơn vị đặc biệt có mật danh là "Côn-an". Tổ chức mật này tạm thời hoạt động trong khuôn khổ phá hoại các tang lễ của công dân, ném đá vào xe ô tô công dân, ném cứt, đồ bẩn vào nhà công dân, hành hung gây thương tích cho công dân, lợi dụng hỗn quân, hỗn quan đánh cắp tài sản của công dân. (Không loại trừ công dân - nạn nhân là đảng viên ĐCSVN) Nhưng với cái đà này, họ có thể làm được nhiều điều to hơn nữa...

1. Chống cộng giả vờ?


Hôm qua nhà có giỗ. Khách mời của gia đình là hai nữ nhà văn trẻ cùng ở Hải Phòng, trong đó có một cô là đảng viên đảng cộng sản. Trong bữa ăn khá thân mật, không hiểu sao mà tôi lại buột mồm ra một câu sau:

- Chú là người chống CS giả vờ... và cháu (với cô đảng viên ĐCS) cũng là người chống "phản động" giả vờ nốt. Chúng ta ở hai đối cực mà ngồi được với nhau thế này, không phải là giả chống nhau sao?.

Tất cả cùng cười. Một lúc, cô ĐVĐCS giải thích "Chú và cháu ở hai đối cực, nhưng mà từ trước đến nay chú cháu ta vẫn là chú cháu ta, không thể là người khác được. Tôi không bết nói sao, chỉ bấu vào cái an ủi rằng ở Quốc nội, xung quanh những người CHỐNG CỘNG có nhiều người hơn nằm trong tổ chức" CHỐNG những người chống cộng". 

Họ, có người là bạn, là anh, em ruột, thậm chí là bố, mẹ, vợ, con... của ta. Do vậy hầu hầu hết, từ cả hai phía lâm vào tình trạng như tôi và nhà văn nữ kia. Thế mới biết chống cộng (để được tiếng là không giả vờ) cực khó. (Lại liên hệ đến HĐC đang ở Mỹ. Ở Hải Ngoại, tỉ lệ CS không cao như trong Quốc nội, nên chống dễ hơn và dễ thắng hơn). 

Tôi bàn với vợ, lần giỗ sau ta phải chống cộng quyết liệt, không mời cô cháu ấy nữa, Vợ tôi bảo, không được! Cháu nó quan hệ tốt với gia đình mình từ khi anh chưa là "Phản động" và nó cũng chưa nằm trong tổ chức "chống phản động".

2. Công an to hay đảng to?

Sắp kết thúc bữa cơm thì lù lù đi vào một Đ/c công an. Đ/c này được giao phụ trách "giúp tôi" thực hiện bản án quản chế. Chắc là nghe điện thoại của nhóm trinh sát báo nhà tôi có khách lạ nên phóng vội xe máy đến, ghé vào "thăm" và "chúc mừng". (Họ không kịp chúc mừng anh Nguyễn Văn Túc với khẩu hiệu chụp ở nhà tôi lần trước, nên rút kinh nghiệm). 

Đ/c công an nhìn chằm chằm vào hai thực khách bữa giỗ của nhà tôi, khiến tôi phải nổi nóng can thiệp (Hai thực khách nữ không xinh đẹp đến độ “Hoa hậu thiếu phụ”, để mà được hưởng cái nhìn thôi miên như thế!). Rồi vị khách không mời mà đến cũng được "...mời ra ngoài". 

Bấy giờ thực khách đảng viên mới thổ lộ rằng cô, lần trước đã được rồi cái việc công an theo về tận nhà hỏi lý do đến nhà gã "nhà văn tự phong, phản động Nguyễn Xuân Nghĩa." Cô hoảng. Ngày còn bé, mỗi khi hờn dỗi, bố mẹ đều nói "Im đi, Công an đấy!" thế là thành tượng “người bú vú mẹ trong lòng mẹ”. Sau lớn lên, đặc biệt từ khi vào ĐCS, biết công an là người của nhân dân, là công cụ của đảng mình nên không sợ công an nữa. 

Nhưng lúc này đây, ngồi trước mặt đ/c công an ít tuổi hơn mình, có khi tuổi đảng cũng ít hơn mình mà không hiểu sao nhớ đến ngày bé người lớn đưa công an ra dọa, bèn toát mồ hôi. Rồi trấn tĩnh tư duy. Mình là đảng viên, mình không vi phạm pháp luật, Đ/c này là CA. Công an to hay đảng to?. 

Luẩn quẩn vài phút trong đầu, tự mình nghĩ là công an to hơn nên phải xuống giọng... thì... là... mà... Thắng lợi tinh thần là chỉ phải nghe khuyên nhủ nhẹ nhàng, không phải lấy lời khai, ký biên bản gì ráo trọi.

Đấy cũng là một ví vụ nhỏ trong nhiều ví dụ lớn hơn. Có những bậc cha, chú đảng viên, ba, bốn chục năm tuổi đảng, vào sống ra chết ngoài chiến trường, khi về hưu mang lon thiếu tá, trung tá ra khoe với bàn dân thiên hạ những lúc có lễ hội trong làng, trong tỉnh;... tự dưng trở dại, rách việc đến nhà tôi, chỉ với mục tiêu xem tôi to bằng đâu, có bằng con châu chấu không. Hệ lụy là được vài ba cháu công an đeo vài sao trên một vạch chỉ vào cái ghế, mời ngồi, thế là hoảng hồn, khiếp vía quay về tắp lự với tờ báo Nhân dân, không còn gan đâu nghĩ đến chuyện gì khác. 

Ai cũng hỏi tại sao mình sợ công an đến thế mà không ai dám nghĩ ra câu trả lời.

Thời gian gần đây ngành công an tổ chức một đơn vị đặc biệt có mật danh là "Côn-an". Tổ chức mật này tạm thời hoạt động trong khuôn khổ phá hoại các tang lễ của công dân, ném đá vào xe ô tô công dân, ném cứt, đồ bẩn vào nhà công dân, hành hung gây thương tích cho công dân, lợi dụng hỗn quân, hỗn quan đánh cắp tài sản của công dân. (Không loại trừ công dân - nạn nhân là đảng viên ĐCSVN) Nhưng với cái đà này, họ có thể làm được nhiều điều to hơn nữa. 

Trong lịch sử VN, triều Hậu Lê có loạn kiêu binh. Chúng có thể đánh nhừ đòn, dí được gươm vào cổ cả quan đại thần. Đặc biệt các chế độ độc tài càng tạo ra nhiều tổ chức lộng quyền hơn. Đức quốc xã có Ghettapo, ngay đến các đảng viên kỳ cựu, cán bộ có công của đảng Quốc xã cũng bị chúng sát hại. Liên xô cũ có "Ủy ban bảo vệ cách mạng" dưới sự điều khiển của Beria. Chúng ghiết hại đến hơn mười nghìn cán bộ cỡ ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng cộng sản trung thành với Stalin rồi mới bị phát hiện, giải tán. Ở nước cộng sản Trung Hoa có Hồng vệ binh của cuộc cách mạng văn hóa vô sản. Người cao nhất mà chúng gông cổ là phó chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, không kể đến các vị nguyên soái,đại tướng, công thần của chế độ. May cho ĐCS Trung Quốc, chúng mới chỉ hạ phóng Đặng Tiểu Bình chứ chưa cưỡng bức tự treo cổ... bằng khăn lụa trắng.

Với cái đà này, tổ chức "côn-an" VN có khả năng trở thành Kiêu Binh như thời Hậu Lê không? Thành “ủy ban bảo vệ cách mạng thời Xô - viết không? Thành cậu bé “Hồng vệ binh” thời CMVH Trung quốc không? Câu hỏi gần nhất đối với người dân VN là: ai to, công an hay đảng?



No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List