19-3-2016
1. Dự cả hai lần hội nghị hiệp
thương, khi được mời góp ý, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ – nguyên Tham mưu trưởng
Quân khu 7 – nói: “Vừa rồi họp ở địa phương, tôi cũng nói việc lựa chọn ĐBQH
hết sức cẩn thận.
Nhìn vào danh sách ứng cử ĐBQH thì thấy ngoài Đảng quá nhiều,
tự ứng cử quá nhiều. Đây là tổ chức thứ tư (ý ông Thổ nói MTTQ VN – PV) của
Đảng sau Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội chứ có phải ai muốn vào thì vào, ai muốn
ra thì ra”.
2. Trả lời câu hỏi về việc tới nay
liên quan tới kiện toàn các chức danh nhà nước thì đã có ai nộp đơn xin từ chức
chưa, thí dụ như trường hợp của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, không
nhất thiết những trường hợp này phải nộp đơn xin từ chức, vì công tác nhân sự
là của Đảng.
3. Tổng Bí thư nhấn mạnh, để hạn chế
thấp nhất thiệt hại, không để người dân thiếu nước ngọt, cần chủ động phương án
phòng chống, thích ứng cho cả trước mắt và lâu dài, nghiên cứu chuyển đổi cây
trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế phù hợp, như phát triển công nghiệp chế biến gắn
với vùng cây nguyên liệu vốn là tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Trước mắt, cần kiểm tra xử lý kịp
thời tình trạng xâm nhập mặn, làm sao ngăn mặn, giữ ngọt, tìm ra những nguyên
nhân không chỉ khách quan mà cả chủ quan để tháo gỡ giải quyết, cái gì vướng
mắc thì đề nghị Trung ương hỗ trợ, cần có phương án chủ động, tính toán kỹ
lưỡng các kịch bản có thể xẩy ra.
Ba sự kiện, ba kiểu phát ngôn của
các quan chức cấp cao của Đảng.
Phát ngôn đầu tiên là của thiếu
tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên tham mưu trưởng Quân khu 7. Ông bày tỏ nỗi ấm ức
của ông trước thực trạng số Đại biểu tự ứng cử Đại Biểu Quốc Hội năm nay quá
nhiều so với các kỳ bầu cử trước.
Trong cơn bực tức của mình, ông đã buột miệng
nói trắng ra, là Mặt trận tổ quốc cùng với Chính phủ, Nhà nước và Quốc hội tất
cả đều là thành phần trong 4 tổ chức của Đảng mà thôi.
Một lời nói rất thật
lòng của một đảng viên cấp cao cho thấy bản chất của nền chính trị Việt Nam, dù
cơ quan tuyên huấn vẫn ngày ngày rao giảng nói về nhà nước và quyền lực thuộc
về nhân dân. Ông Thổ có lẽ đã cho mình trèo qua hiến pháp khi bất bình về cái
quyền ứng cử, vốn là quyền đương nhiên của công dân căn theo hiến pháp và cả
Luật bầu cử quốc hội được thông qua ngày 22/06/2015 vốn vẫn chưa ráo mực.
Cũng trong cùng mạch sự kiện, ông
Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc hội, khi trả lời về công tác quyết định nhân
sự cấp cao của chính phủ, vốn được Hiến pháp ghi rõ là thẩm quyền thuộc về Quốc
hội thì cũng đã trả lời rất thẳng thắn: “Công tác nhân sự là của Đảng”
Có lẽ cả ông Phúc và ông Thông không
lường hết được tính lan truyền và phổ cập của thông tin toàn cầu. Cũng có thể
các ông quá tự tin và cho rằng chẳng có gì phải dấu diếm. Dù sao thì những câu
nói rất thật lòng của các ông chỉ phơi bày một sự thật duy nhất thôi: Ở đất
nước này, người dân chẳng có quyền gì ngoài quyền đóng thuế. Mọi sự bầu bán,
mọi thứ được gọi là lá phiếu, chỉ là câu chuyện riêng của Đảng Cộng Sản với 4,5
tr đảng viên.
Liệu còn bao nhiêu người Việt Nam nữa còn chưa chịu nhìn thẳng
vào sự thật mà chính các đảng viên cao cấp nhất của ĐCS đã thẳng thắn phơi bày.
Cuối cùng, nhân sự kiện cả vùng đồng
bằng sông Cửu long chết khát, lúa chết, người cũng đang khát, Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng công cán đến ngó xem và để lại một phát ngôn dân tuý: “Trung
ương luôn sát cánh cùng bà con hạn mặn vượt khó khăn”
Cảnh báo về thiếu nước ngọt vùng
đồng bằng sông Cửu Long đã được đưa ra từ 20 năm qua khi Trung Quốc bắt đầu xây
những con đập đầu tiên tại thượng nguồn và cổ suý các nước khác xây đập trên
dòng chính sông Mekong.
Trong khoảng 10 năm qua, dù liên tục trải qua bất ổn,
thay chính phủ liên tục và đảo chính liên miên, nhưng Thái Lan, dù bất cứ ai
nắm quyền, cũng đều có những kế hoạch dài hơi để đối phó vấn đề này, dù mức
chịu ảnh hưởng của Thái thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Ngày hôm nay, hạn nặng
khắp vùng hạ lưu sông MeKong, nhưng người Thái đã sẵn sàng các trạm bơm, hồ
nước và đập chứa để đối phó tình hình.
Gần nhất là họ đang bơm 47 triệu m3 nước
từ dòng chảy chẳng còn nhiều của sông Mekong để dự trữ cho nông nghiệp Thái
Lan. Tất nhiên, những trạm bơm và hồ chứa ấy không tự nhiên sinh ra. Người Thái
đã chuẩn bị cho chúng trong hàng chục năm.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ
cần phải hỏi ông điều này, Đảng cộng sản đã luôn cầm quyền và luôn được nghe
cảnh báo. Mười năm qua, đã có bao nhiêu hồ chứa, bao nhiêu đập trữ nước được
chuẩn bị để đối phó với tình hình ở đồng bằng sông Cửu long?
Để đến nỗi bây giờ
hạn hán cạn khô, Đảng chỉ còn cách cầu xin Trung Quốc xả van mà hầu hết các
chuyên gia tính toán điều đó chẳng cứu được gì nhiều cho cơn khát tại Nam bộ.
Cuối cùng thì đất nước này còn cần quỳ gối trước Trung Quốc thêm bao nhiêu lần
nữa cùng với các ông, để đổi lại vẫn là đói nghèo và chết khát???
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.