Kết quả biết
trước của những trò “hiệp thương” được sắp xếp chỉn chu từ đám “quân xanh” của
Đảng
Tiếp theo tin tức ở Sài Gòn và các nơi mà BVN
đã đưa, hầu hết những cuộc “hiệp thương” giữa “cử tri” và người tự ứng cử ĐBQH
tại Hà Nội cũng đều đã… hạ hồi phân giải. Đúng như dự đoán của nhều người và
của ngay các cử tri, những trò lố này không thể đưa lại những điều tốt
đẹp cho người tự ứng cử. Có lẽ trong dịp này ông Nguyễn Phú Trọng không phải
lấy khăn lau nước mắt như cái lần thua đồng chí X vài năm trước đây.
Nhưng xin ông chớ có vội hể hả. Tất cả những màn diễn rất vụng,
giả tạo nữa – gây căng thẳng và chia rẽ trong mọi tầng lớp dân chúng, có vẻ như
đang sống lại không khí đấu tố của CCRĐ hơn 6 thập niên trước – của cái
gọi là “Mặt trận Tổ quốc” các phường xã khắp từ Nam đến Bắc tiến hành suốt mấy
hôm nay đều có giá trị những cái tát nẩy lửa làm sưng má những ai cứ luôn mồm
nhắc đến “dân chủ đến thế là cùng”. Và chưa biết sức công phá của cái tát ấy sẽ
để lại di chứng lâu dài như thế nào đâu. Đòn
đau nhớ đời – câu thành ngữ ấy hình như đúng nghĩa cho cả hai
phía từ nay sẽ vĩnh viễn đối diện nhau trước… – đành dùng một từ
hơi to tát chỉ vì nó đúng – tòa án lịch sử.
Dưới đây chúng tôi xin nêu lên 4 trường hợp nóng hổi mà báo chí lề
dân đây đó mới đăng tải, cũng là 4 trường hợp tiêu biểu cho 4 cách làm và 4
cách ứng xử có sắc thái khác nhau. Rất tiếc trường hợp TS Nguyễn Xuân Diện,
“khổ chủ” chưa tường thuật xong đầu đuôi câu chuyện “hiệp thương” của anh, nên
dù muốn cũng phải đành gác lại.
Bauxite Việt Nam
1. Về trường hợp TS
Nguyễn Quang A
Một buổi tiếp xúc cửi tri đúng tính chất nhà sản
9-4-2016
13h40′ tôi đến nhà văn hóa Phường Gia Thụy đã thấy khoảng 20 anh
chị em “phản động” đứng ngồi trước nhà VH. 13h55 khi TS Nguyễn Quang A tươi cười
đi đến thì đã có hơn 100 anh chị em ùa ra đón, chào anh trước mấy chục an ninh
chìm, nổi gờm gờm. Bắt tay những người gần nhất xong, TS thong thả bước qua cái
cửa nhà văn hóa dày đặc an ninh, dân phòng và một anh già có lẽ ở tổ dân phố
với TS vì ông ta chào biết tất cả mọi cử tri đến dự. Phần lớn cử tri là các ông
bà già có lẽ trong óc các bác ấy không có kiến thức XH gì khác ngoài các thông
tin từ VTV, VOV, báo nhân dân, Quân
đội, An ninh và cái văn bản
vu khống của VietVision mà ông Bái tổ trưởng dân phố số 13 phân phát cho từng
nhà trước đó.
Tôi, nhà báo Đoan Trang và một số anh chị em vừa tiến vào cửa xin
vào quan sát buổi tiếp xúc thì lập tức anh già kia ngăn lại cùng với những cánh
tay của những thanh niên lực lưỡng giăng ra hỗ trợ. Tôi hỏi: Có văn bản luật
nào cấm cử tri vào dự? Ông ta nói thẳng: Không cần văn bản nào cả!
Anh già và đội quân ngăn chặn tại cửa hội trường
Một số anh em khác cũng xin vào dự nhưng có lẽ chỉ muốn họ diễn
lại cảnh ngăn cản một cách thô bạo để ghi hình…
Anh chị em chờ TS bên ngoài hội trường.
Mọi người chờ đến khoảng 15h20 thì cuộc tiếp xúc xong, TS A tươi
cười nhận bó hoa của anh chị em và trả lời phỏng vấn của đông đảo nhà báo lề dân
ngay tại cửa.
TS Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn báo lề dân.
Theo TS thì ông không ngạc nhiên với kết quả 6/75 ủng hộ. Tại đây
chỉ có 6 ý kiến phát biểu với ý chính: TS không tham gia sinh hoạt với tổ dân
phố và “học hành nhiều nhưng không đóng góp gì cho đất nước”. Có thể nói họ cố
tình không hiểu hay không biết rằng TS là một trong những người người sớm nhất
đem công nghệ máy tính, nghề kinh doanh ngân hàng vào VN…
Có lẽ TS mừng vì trong hoàn cảnh họ chọn từng người, tuyên truyền
vu khống như vậy mà vẫn có 6 người công khai ủng hộ không sợ bị trù dập là một
sự an ủi lớn. Bà Nguyễn Thị Phượng cho biết: Anh A công tác nhà nước về ở đây
chưa lâu thì việc đòi hỏi phải sinh hoạt trong tổ dân phố như chúng tôi là
không thực tế. Tôi thấy bác A là người tốt, có tài xứng đáng vào Quốc hội…
Chị Nguyễn Thị Phượng, một trong nhừng cử tri dũng cảm công khai
tín nhiệm TS Nguyễn Quang A.
Từ khi bắt đầu tham gia ứng cử mọi người đã nhận định tất cả những
anh chị em bất đồng chính kiến không thể vượt qua giai đoạn “gửi xe” là chính
xác. TS Nguyễn Quang A cũng không ngoại lệ. Bởi vì tất cả các công đoạn bầu cử
đều do đảng CS thiết kế kịch bản và điều hành thì làm sao cưỡng lại được.
N.Đ.A.
***
2. Về trường hợp chị
Nguyễn Thúy Hạnh
a) Tôi cất tiếng!
(tại buổi hiệp thương tổ dân phố tối nay)
(tại buổi hiệp thương tổ dân phố tối nay)
Nguyễn Thúy Hạnh
“Là một công dân Việt Nam, tôi tha thiết mong muốn được cống hiến nhiều
nhất cho Tổ quốc, cho Nhân dân. Chính động lực đó đã thúc đẩy tôi ứng cử đại
biểu Quốc hội, mặc dù tôi biết trước điều gì sẽ xảy ra cho những ứng viên không
do đảng chọn như chúng tôi.
Thưa các quý vị cử tri. Mọi người có biết cái “tội gây rối” của tôi
mà chủ tọa cố tình gọi tên rất chung chung nó là gì không?
Nó là giương biểu
ngữ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, cướp bóc đánh đập ngư dân
Việt Nam trên chính vùng biển của mình.
Tại sao tôi làm vậy? Vì tôi yêu Tổ quốc
tôi. Yêu Tổ quốc mà bị coi là gây rối thì chắc các vị đã hiểu (vì sao tôi ghét
đảng cộng sản).
Tại công ty, nơi tôi làm việc suốt 18 năm, một công ty có gần một ngàn
công nhân viên, tôi đã được 100% phiếu tín nhiệm, điều đó nói lên năng lực và
tư cách của tôi từ sự đánh giá của những người biết về tôi nhất.
Nhưng thật đáng buồn là cái trò đấu tố thời cải cách ruộng đất,
cái tội ác, cái vết đen trong quá khứ thiết tưởng người ta phải vùi lấp nó đi
thì giờ đây nó vẫn được lôi ra sử dụng ở giữa thế giới văn minh này, và đáng buồn
hơn nữa là vẫn có rất nhiều người làm công cụ cho nó.
Nhưng tôi không giận không trách các vị, tôi chỉ thấy thương.
Nhưng tôi không giận không trách các vị, tôi chỉ thấy thương.
Một lần nữa cám ơn các vị đã vì tôi mà bỏ thời gian có mặt tại
buổi hội nghị hôm nay.
Giờ thì tôi ra khỏi nơi này, bởi tôi đã TẨY CHAY nó từ trước rồi!”.
Giờ thì tôi ra khỏi nơi này, bởi tôi đã TẨY CHAY nó từ trước rồi!”.
Mình tươi cười khoác ba lô bước ra khỏi hội trường, bỏ lại đằng
sau đám người cuồng nộ và ngơ ngác.
Nhóm bảo vệ (đứng đông đặc ở ngoài) chạy theo giữ mình lại. Mình
nhẹ nhàng nói:
– Các cháu có thấy người ta đấu tố cô không? Vì cô dám tự ứng cử
Quốc hội đấy!”
– Dạ, cháu hiểu ạ. Cậu bảo vệ nói nhỏ rồi buông mình ra.
Một mình đi bộ về nhà trong đêm tối, chợt nghĩ biết đâu lại gặp
nguy hiểm với đám hồng vệ binh, mình nhờ một cháu bảo vệ đưa về đến sảnh.
– Cô có cần cháu đưa lên tận nhà không ạ? Cậu ta lo lắng hỏi.
– Không, đến đây là ổn rồi, cám ơn cháu!
– Không, đến đây là ổn rồi, cám ơn cháu!
***
Tôi tẩy chay buổi hiệp thương này, và giữ nguyên quan điểm. Nhưng
tôi đã đến đó, xem người ta giở trò thế nào, và để sử dụng 6 phút ít ỏi cất lên
tiếng nói của mình, rồi mỉm cười bước ra khỏi phòng đấu tố bằng câu nhắc lại
TẨY CHAY.
Nếu như TS Nguyễn Xuân Diện bị 2 đơn tố cáo, thì tôi có tới 4 đơn
tố cáo. Tội của tôi là:
– Những lần tụ tập gây rối trật tự công cộng.
– Giương biểu ngữ “GHÉT ĐỘC TÀI, KHÔNG ƯA CỘNG SẢN”.
– Tụ tập giương biểu ngữ trước cổng tòa án đòi tự do cho anh Basam Nguyễn Hữu Vinh.
– Giương biểu ngữ “GHÉT ĐỘC TÀI, KHÔNG ƯA CỘNG SẢN”.
– Tụ tập giương biểu ngữ trước cổng tòa án đòi tự do cho anh Basam Nguyễn Hữu Vinh.
– Không đóng góp các quỹ ở tổ dân phố cũ (đây là một sự vu khống
trắng trợn).
Và những hồng vệ binh cao tuổi được phép thi nhau ném đá như say mồi, đến nỗi chủ toạ (Chủ tịch phường) đôi khi phải nhắc nhở là đã quá giờ (quá trớn). Tuy vậy khi phát biểu, tôi vẫn thấy đâu đó những ánh mắt thiện cảm.
(Có một điều là, cử tri ở tòa nhà R6 của tôi có mặt tại hội nghị không người nào tham gia vào trò ném đá này, tất cả đều ở R1, nơi không ai biết gì về tôi).
GIỜ THÌ TÔI CÓ THỂ CHỨNG MINH CHO CẢ THẾ GIỚI THẤY CÁI “DÂN CHỦ
ĐẾN THẾ LÀ CÙNG” CỦA ÔNG TỔNG TRỌNG!
Một trong những “vật chứng” mà tôi bị đem ra đấu tố đây.
N.T.H.
b) Kể nốt chuyện đấu tố
Nguyễn Thúy Hạnh
Bởi sáng nay đã nộp đơn tẩy chay buổi hiệp thương, nên cả ngày
mình bận bịu với công việc, chẳng nghĩ đến nó nữa.
8h30, đang lau nhà thì có tiếng chuông cửa, mình ra mở, thấy mấy người
MTTQ và tổ trưởng dân phố R1, họ năn nỉ mình ra dự, rằng mọi người chờ mình đã
30 phút.
Mình kiên quyết từ chối, nhưng trong đầu bỗng lóe lên một ý nghĩ, rằng
tại sao không ra đó xem họ diễn trò gì, để mà đập lại, để mà tố cáo.
Thế là mình cứ mặc nguyên quần áo tuềnh toàng đi theo họ.
Xuống đến sân mới biết là họ đi ô tô. Bước lên xe, mình bảo:
– Tôi biết các bác làm công việc nên phải theo họ, nhưng trong đầu
các bác cũng biết đó là sai trái!
Họ cười cười không nói gì.
Khi mình bước chân vào hội trường thì tất cả ồn ào phê phán mình
đến muộn khiến họ phải đợi lâu (và suốt trong cuộc đấu tố họ luôn nhắc đến điều
này. Họ cũng nói rằng chắc mình làm việc không ra gì nên công ty mới không cử
người đến dự).
Lúc phát biểu, mình nói: “Tôi không đến, chứ không phải là đến
muộn. Sáng nay tôi đã nộp đơn tẩy chay tận tay ông Chủ tịch MTTQ phường, ông ấy
cố tình không nói ra điều này để gây hiểu lầm cho tôi là đến muộn. Và cũng vì
tôi thông báo tẩy chay nên công ty tôi không cử người đến nữa…”.
Nhưng cảm giác mà mình nhớ nhất ở buổi hiệp thương hôm nay là lúc
họ mở cửa xe và mình bước xuống. Giăng khắp từ sảnh vào đến tận hội trường chao
ôi những là bảo vệ mặc đồng phục, lẫn cả bóng cảnh sát và đám thanh niên lạ.
Khi họ dẫn mình đi giữa đám ấy để vào hội trường, mình cảm thấy như đang bị dẫn
giải ra chỗ thi hành án lưu động. Và thật lạ, tâm hồn mình lúc ấy phơi phới cảm
giác hào hùng. Mình muốn cất lên những câu hát mà thời thanh niên mình yêu
thích trong bài TỰ NGUYỆN: “Nếu là người… “.
một “vật chứng” nữa mà mình bị đem ra đấu tố đây ạ.
P/S
Ngay từ khi nộp đơn ứng cử mình đã quyết định sẽ một mình đối mặt tại hiệp thương, không phiền bạn bè chờ đợi ở ngoài. Ngay cả anh Chênh mình cũng yêu cầu: “Hãy đợi ở nhà”.
Thế nên phường Thượng Đình hôm nay đã hoài công bố trí “lực lượng phản ứng nhanh” vòng trong vòng ngoài để bảo vệ cái dân chủ “gấp vạn lần tư bản” của họ.
Ngay từ khi nộp đơn ứng cử mình đã quyết định sẽ một mình đối mặt tại hiệp thương, không phiền bạn bè chờ đợi ở ngoài. Ngay cả anh Chênh mình cũng yêu cầu: “Hãy đợi ở nhà”.
Thế nên phường Thượng Đình hôm nay đã hoài công bố trí “lực lượng phản ứng nhanh” vòng trong vòng ngoài để bảo vệ cái dân chủ “gấp vạn lần tư bản” của họ.
N.T.H.
***
3. Về trường hợp nhà
giáo Đỗ Việt Khoa
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa tường trình
Đã xong việc lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi công tác và nơi cư trú
đối với tôi.
a) Nơi công tác, 14h ngày 09/04/2016:
– Những ngày trước, trong cơ quan tôi – là trường THPT Thường Tín
– các giáo viên đã bàn nhau không bỏ phiếu tín nhiệm tôi.
Lý do khá bi hài: Thầy Khoa quá vất vả rồi. Mình thầy chẳng thay
đổi được gì đâu. Người ta xắp xếp hết rồi. Chính quyền đã phá kinh tế nhà thầy
rồi đó… Rất nhiều lời khuyên hãy rút đơn đi.
– Tại hội nghị nơi công tác, các gv đã phát biểu về tôi như sau:
+ Cô TB thì nói thầy Khoa rất hòa đồng, được gv và hs yêu quý,
nhưng thầy chẳng nổi bật lên trong trường cho chúng tôi soi gương.
+ Thầy A nói là anh Khoa rất là tốt mà quá vất vả rồi, đừng tham
gia QH làm gì, chúng tôi muốn anh chỉ dạy học cùng chúng tôi thôi, kệ họ đi. Cứ
lo kinh tế gđ cho tốt. Hôm nay anh em sẽ gạt anh, vì thương anh chứ không có ý
gì khác đâu.
+ Thầy Th nói: Nước ta nghèo nhất khu vực mà thầy Khoa phấn đấu
[cho] một nền giáo dục không thu tiền thì đó là điều không hiện thực. Phải thu
hơn nữa mới có tiền chi tiêu. Thầy Khoa nói thế là không đủ tầm, dù tâm thầy có
thừa.
+ Thầy VB thì nói: ĐBQH phải là người dẫn đầu trường mọi thứ. Thầy
Khoa cứ bình bình thế thì không thể đại diện cho nhà trường làm ĐBQH được….
+ Thầy Y. nói thầy Khoa rất có tâm, nhưng chúng tôi không muốn
thầy làm ĐBQH, mà muốn thầy chỉ dạy học, và lo cho gđ. Trường mình thiếu gv mà
đi họp mấy tháng trời thì lấy ai ra dạy bây giờ.
– Cuối cùng, mình chỉ được 10.1% phiếu.
b) 14h chiều chủ nhật 10/4 đã lấy tín nhiệm nơi cư trú.
Mọi việc diễn ra giống hệt kịch bản mà các cơ quan sắp đặt đối với
các ứng cử viên khác.
Nhiều công an canh giữ cổng trường không cho những người khác vào.
– Cử tri xóm tôi chỉ có 15 người dân đến dự còn lại không phải
người của xóm tôi, trong đó có gần 1/2 là các sĩ quan an ninh mặc thường phục từ
nơi khác đến, chủ tọa Bùi Văn Sơn nói đó là người của Trung tâm An ninh K70.
– Ông đại diện sau khi giới thiệu, đọc lý lịch, cấm quay phim chụp
ảnh ghi âm… thì đã nói, có 1 đơn tố cáo ông Khoa bị điếc nặng không nghe thấy
gì đâu, và có quyết định xử phạt hành chính tôi từ tháng 3/2016 vì bị thiếu
giấy tờ điều kiện kinh doanh.
– 3 người của cơ quan an ninh (K70) mà tôi không biết là ai phát
biểu nói như vậy tôi không đủ tư cách.
– Ông Trưởng xóm tên là Lực nói hùa theo là không tham gia cống
hiến gì cho xóm, có con chó ỉa sang sân nhà hàng xóm bị phàn nàn, kinh doanh internet
như vậy là không hợp đạo đức…
– Đến lượt tôi phát biểu, bị ngắt lời 2 lần, tôi vẫn tranh thủ tóm
tắt vài nội dung: Những gì tôi làm được từ trước đến nay là rất lớn không ai
làm được, từ chấn chỉnh 1 đầu gấu gv sàm sỡ hs, phanh phui tiêu cực thi cử 2006
tại Phú Xuyên, tại Đồi Ngô, Bắc Giang, tại Hòa Bình, và hàng chục vụ sai phạm
khác trên cả nước…
Ngay tại trường trung học phổ thông Vân Tảo Hiệu trưởng Lê Xuân
Trung từ khi về đã gây thảm họa cho nhân dân đuổi học mỗi năm trên 100 học sinh,
thu tiền trái phép hàng chục tỷ đồng, quan hệ bất chính với gv, ép buộc cả giáo
viên và học sinh phải học thêm, xây dựng trường thì cầm gạch rút được ra khỏi
tường, thuê đầu gấu xã hội đen đánh tôi. Tôi đã báo cáo lên các cấp nhưng mọi
công cụ của chính quyền đều bị vô hiệu hóa. Cái xấu cái ác tiếp tục lộng hành.
Nay tôi muốn ứng cử để góp phần làm cho ngành giáo dục tốt lên,
không có động cơ nào khác Nếu trúng cử tôi sẽ mang hết sức mình đang làm việc nếu
không tôi vẫn sẽ làm một công dân tốt. Tuy nhiên việc ứng cử của tôi đã bị gây
khó khăn ngay từ đầu. Chính quyền cố tính mang tờ phạt hành chính đến trường và
xã bôi nhọ tôi. Có sức ép bắt tôi rút đơn…
– Kết quả tôi sẽ được 13/75 phiếu tín nhiệm trong đó 13/15 người
dân trong xóm ủng hộ.
(Hồi 2007 tôi ứng cử được 76% tín nhiệm nơi cư trú và 0% nơi công
tác là trường Vân Tảo)
(Nói thêm về ông Lực Trưởng xóm tôi: 2 vợ chồng ông Lực đi công an
nghĩa vụ bị cho ra khỏi ngành từ lâu vì lý do xấu. Các năm 2007-2012, Hiệu
trưởng trường Vân Tảo – Lê Xuân Trung cho ông Lực làm Hội phó Hội phụ huynh hs.
Ông Lực mách tôi rằng thằng Trung thu tiền bất chính, Hội trưởng Khôi thu hàng
tỉ đ.. như thế phải đưa công an cho chúng nó đi tù. Khi nhà báo về gặp, ông Lực
lại phát biểu ngược lại ca ngợi Hiệu trưởng Trung. Ông Lực đưa bố mẹ từ Hòa
Bình về đây sinh sống, nhưng bắt bố mẹ nằm ngủ ở lều vịt ngoài nghĩa trang,
không cho về nhà 2 tầng chung sống).
Đ.V.K.
***
4. Về trường hợp nhà báo
Phạm Thành
a) Thông báo đến các bạn
Thành Phạm
19h30 tối nay, 10.04.2016, tại nhà văn hóa của khu phố (sát trường
tiểu học Đồng Tâm, theo lối rẽ từ trạm biến thế điện đi vào) thuộc Khu tập thể
128C Đại La – Đài Tiếng nói Việt Nam – sẽ diễn ra Hội nghị lấy ý kiến cử
tri đối với ông Phạm Chí Thành, ứng cử viên tự do Đại biểu Quốc hội Việt Nam
khóa XIV, nhiệm kỳ 2016- 2021.
20h ngày 8.4 tôi nhận được giấy mời này.
9h ngày 9.4 tôi có Đơn yêu cầu gửi trực tiếp cho ông Chủ tịch MTTQ
phường với ba yêu cầu:
“1. Yêu cầu Mặt trận mời tất cả cử tri nơi tôi đang cư trú đến dự và việc mời phải được thông báo mời công khai trên hệ thống loa đài truyền thanh của phường, ít nhất 3 buổi truyền thanh, bắt đầu từ chiều ngày 9 cho đến hết ngày 10.4.2016. Tôi không đồng ý chỉ mời một số cử tri theo hình thức giấy mời, vì rằng, với số cử tri ít ỏi được Mặt trận lựa chọn, dù có 100% phiếu ủng hộ tôi thì nó cũng không phản ánh đúng sự lựa chọn đồng ý hay không đồng ý của khoảng 20 vạn cử tri được phân bố bầu cho một Đại biểu Quốc hội.
“1. Yêu cầu Mặt trận mời tất cả cử tri nơi tôi đang cư trú đến dự và việc mời phải được thông báo mời công khai trên hệ thống loa đài truyền thanh của phường, ít nhất 3 buổi truyền thanh, bắt đầu từ chiều ngày 9 cho đến hết ngày 10.4.2016. Tôi không đồng ý chỉ mời một số cử tri theo hình thức giấy mời, vì rằng, với số cử tri ít ỏi được Mặt trận lựa chọn, dù có 100% phiếu ủng hộ tôi thì nó cũng không phản ánh đúng sự lựa chọn đồng ý hay không đồng ý của khoảng 20 vạn cử tri được phân bố bầu cho một Đại biểu Quốc hội.
2.
Yêu cầu Mặt trận phải
cho tổ giúp việc của tôi (gồm 3 người) được vào hội trường diễn ra hội nghị để
quay phim, chụp ảnh, ghi hình, ghi tiếng tại Hội nghị này, vì rằng tôi cần phải
rút kinh nghiệm cho những lần gặp gỡ cử tri sau.
3.
Yêu cầu Mặt trận phải
cho kiểm phiếu công khai tại hội nghị.
Thưa Mặt trận:
Những yêu cầu nêu trên của tôi hoàn toàn phù hợp với tính công
khai, minh bạch và không thuộc vào điều cấm nào trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp và luật pháp hiện hành của Việt Nam”.
Và trong đơn này tôi khảng định:
“Nếu 3 yêu cầu trên của tôi không được Mặt trận đáp ứng, tôi sẽ
khước từ tham gia Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi tôi cư trú”.
Lúc này đã là gần 10 h, tôi chưa hề nhận được câu trả lời của Mặt trận.
Vì vậy, khả năng cao nhất là tôi sẽ không ra hội nghị, chỉ cho người đưa đến
văn bản “Tôi không đồng ý Hội nghị lấy ý kiến cử tri lần này”.
Thưa anh em,
Như vậy, chỉ với mỗi việc con con ấy, mình tôi “chiến đấu” là đủ.
Các bạn hãy cứ làm việc của các bạn đi.
Vậy, Phạm Thành kính báo cho các bạn biết.
T.P.
b) Tuyên bố tẩy chay kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV
Thành Phạm
Hôm qua làm đơn, 10 giờ hôm nay có giấy mời của Mặt trận lên giải
quyết. Công việc nào mà cũng nhanh như vậy thì tốt quá.
3 giờ chiều nay, tôi đã ra Ủy ban Mặt trận TQ phường Đồng Tâm. Ông
Chủ tịch Mặt trận TQ phường làm việc rất chu đáo và tôn trọng các ý kiến của
tôi. Tôi vẫn giữ quan điểm của tôi là: phải có thông báo trên loa, phải có
người của tôi đến quay phim chụp ảnh, nhưng ông Chủ tịch không đồng ý. Biên bản
đã được lập như vậy và tôi tuyên bố sẽ không đi dự Hội nghị cử tri và xin dừng
việc ứng cử. Ông Chủ tịch Mặt trận phường lấy làm tiếc vì thực lòng ông ta mong
tôi trúng cử Đại biểu Quốc hội.
Với một thủ tục và phương cách tiến hành không công khai, minh
bạch, tôi tuyến bố tấy chay kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Vậy tôi xin kính báo cho anh em được rõ. Mọi người hãy làm việc
của mình.
T.P.
Kết thúc triều đại “đảng cử dân bầu”? Biếm họa của Trần Thế Kỷ
trên VNTB.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.