Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, April 22, 2016

Mặt trái đàng sau vụ Hồ Sơ Panama



Mặt trái đàng sau vụ Hồ Sơ Panama
Lữ Giang
Báo Washington Post ngày 6.4.2016 và nhiều báo khác đã kể lại rằng khoảng đầu năm 2015 có một người nặc danh đã gọi cho phóng viên Bastian Obermayer của báo Sueddeutsche Zeitung ở Đức với câu mở đầu như sau: “Hello. This is John Doe. Interested in data?” (Đây là John Doe. Quan tâm các tài liệu không?). Obermayer trả lời vắn gọn rằng “tôi đây”, Doe liền chuyển dần cho Obermayer đến 11,5 triệu tài liệu. Đó là Hồ Sơ Panama (Panama Papers).
Theo ký giả Paul Farhi của Washington Post, năm 2014 Doe cũng đã chuyển cho Obermayer và đồng nghiệp của ông ta là Federik Obermaier những tài liệu liên quan đến tình hình thế giới. Obermayer nói rằng ông ta không hề biết người này và cũng không thể định danh được người đó là ai. Người cung cấp tài liệu cũng không hề đòi hỏi tiền bạc hay sự đáp trả nào ngoài một vài biện pháp về an ninh.
Phóng viên Bastian Obermayer
Tổ hợp Quốc Tế của các Ký Giả Điều tra (ICIJ) ở Mỹ đã hợp tác với báo Sueddeutsche Zeitung và dung các chuyên gia để khai thác đống tài liệu đó, định danh các khuôn mặt nổi tiếng rồi mới công bố ngày 3.4.2016.


NHỮNG CÂU HỎI ĐƯỢC ĐẶT RA
Việc lấy cắp tài liệu của một tổ hợp luật như tổ hợp Mossack Fonseca của Panama không phải là khó lắm vì các loại tổ hợp này thường không bảo mật hồ sơ chặt chẽ, một tin tặc (hacker) loại thường cũng có thể làm được, nhưng ít ai tin rằng chỉ vì tinh nghịch, một người hay một nhóm hacker nào đó đã bỏ ra một số lớn thì giờ để làm công việc này, trong khi kết quả chẳng những không đem lại lợi ích gì cho họ mà có khi còn bị nguy hiểm nếu bị phát hiện. Nhiều người tin rằng chỉ có CIA hay cơ quan thuế vụ IRS của Mỹ mới bõ công sức ra để làm công việc đó.

Câu hỏi thứ hai là mục tiêu chính của việc công bố tài liệu này là gì? Panama có nhiều tổ hợp luật lớn như Icaza, Gonzalez-Ruiz & Aleman, Pardini & Associates, Cambra La Duke & Co, Abogados Lombardi Aguilar Group, Adja Attorneys at Law, Mata & Pitti, v.v, cùng làm các công việc như Mossack Fonseca, tại sao không chọn tổ hợp nào khác mà lại nhắm vào Mossack Fonseca?

Image result for Mossack Fonseca pictures
Văn phòng Mossack Fonseca

Một số người tin rằng CIA đã theo dõi và phát hiện có một số người Trung Quốc và người Nga đến Panama liên lạc với tổ hợp Mossack Fonseca nên quyết định đánh cắp tài liệu của Mossack Fonseca, tìm xem những tài liệu đó có liên hệ đến các nhân vật quan trọng của Nga và Trung Quốc hay không. Việc có rất ít người Mỹ dính líu đến vụ Hồ Sơ Panama đã dưa tới nghi ngờ: Phải chăng trong vụ này có bàn tay thao túng của CIA nhằm gây bất ổn cho một số nước như lời cáo buộc của Nga?

Nếu giả thiết này đúng thì trò chơi này quá tốn kém, và thực tế cho thấy kết quả không xứng các công sức bỏ ra, chưa nói đến một số “đồng minh” của Mỹ cũng bị vạ lây. Vả lại nếu so với vụ “thiên đường thuế” ở tiểu bang Delaware của Hoa Kỳ, vụ này nhỏ bé hơn nhiều.
Để giải tỏa dư luận, hôm 20.4.2016, Phòng Công Tố Liên Bang Hoa Kỳ ở New York đã gửi cho Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế một lá thư mong muốn nói chuyện với Hiệp Hội với hy vọng sẽ thu thập được những tài liệu liên quan đến cuộc điều tra (về các cá nhân hay công ty Mỹ vi phạm luật pháp).

VẤN ĐỀ TRỐN THUẾ VÀ RỬA TIỀN
Chuyện trốn thuế và rửa tiền là chuyện xảy ra hàng ngày trên thế giới, từ các hình thức đơn giản như khai gian hay chuyển ngân lậu đến việc hình thành các tổ chức đại quy mô để giấu thuế hay hợp thức hóa các số tiền lớn đã thu nhận qua các hoạt động bất hợp pháp như tham nhũng, kinh doanh ngoài vòng pháp luật, buôn lậu ma túy, buôn người…
Để thu hút nguồn vốn này, rất nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ thiếu hụt về tài chánh hay muốn có nguồn tài chánh để mở rộng việc phát triển, đã ban hành những luật pháp dễ dãi, tạo ra những “THIÊN ĐƯỜNG THUẾ” (Tax Havens) và các “CÔNGTY BÌNH PHONG” (Shell Companies) để giúp những người muốn che giấu tài sản hay trốn thuế thực hiện mục tiêu của họ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước lượng có khoảng 50% lượng giao dịch trên toàn thế giới đã đi qua các thiên đường thuế. Khoảng 4.000 ngân hàng, 2/3 quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu và khoảng 2 triệu công ty bình phong khư trú tại các thiên đường thuế với khoảng 7.000 tỉ USD nằm chết tại đây. Giáo sư kinh tế Gabriel Zucman thuộc Trường đại học Kinh tế Paris cho rằng tổng số tiền các cá nhân nắm giữ ở các thiên đường thuế chiếm tới 8% tổng số lượng tài chính của cả thế giới.
Tổ chức Tax Justice Network cho biết trên thế giới có 10 thiên đường thuế lớn là Switzerland, Hong Kong, Delaware ở Mỹ, Singapore, The Cayman Islands, Luxembourg, Lebanon, Germany, Bahrain và United Arab Emirates.
Trước khi bàn đến các thiên đường thuế tiêu biểu, chúng tôi xin trình bày khái lược về hai phương thức trốn thuế và rửa tiền có quy mô lớn nhất hiện nay.
CÁCH TRỐN THUẾ VÀ RỬA TIỀN LỚN
Hiện nay, có hàng ngàn cách để rửa tiền và trốn thuế khác nhau, nhưng có hai cách có quy mô nhất là “thiên đường thuế” và “công ty bình phong”.
1.- Các thiên đường thuế (tax havens)
Tổ chức Phát triển Kinh tế và Hợp tác (OECD ) cho rằng các thiên đường thuế (tax havens) có những đặc tính chính sau đây: nơi đó không có thuế hoặc thuế suất rất thấp, kèm theo những quy định pháp lý có lợi cho những người muốn giữ bí mật về tài sản như có cơ chế bảo mật ngân hàng, không đòi hỏi cung cấp thông tin, không cần chứng minh nguồn gốc tài sản, không có những kiểm tra chặt chẽ, v.v.
Hiện nay trên thế giới khoảng 80 quốc gia hay vùng lãnh thổ có thiết lập các thiên đường thuế, một số lớn nằm trong vùng Caribean. Có 8 thiên đường thuế lớn được nhiều tỷ phú và các viên chức quan trọng trên thế giới đến rửa tiền hay trốn thuế, đó là Belize, British Virgin Islands, Cayman, Costa Rica, Monaco, Puerto Rico, Paanama và Seychelles (Tây Phi).

Ngay tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang cũng đã cho hình thành các thiên đường thuế để thu hút nguồn tài chánh, đặc biệt là các tiểu bang Delaware, Montana, South Dakota, Wyoming và thành phố New York. Nhưng Trung Quốc vốn được coi là thiên đàng thuế lớn nhất thế giới.

2.- Các ông ty bình phong (shell companies)
Công ty bình phong (shell companies) còn được gọi là Công ty võ bọc, Công ty hộp thư (Đức) hay Công ty ma. Đó là những công ty chỉ có trên giấy tờ và người đứng tên không phải là chủ của công ty. Công ty không hoạt động kinh doanh, nhưng có các chương mục để ghi các hoạt động kinh doanh không có trong thực tế, các số tiền gởi đến và gởi đi... Nói một cách rõ ràng hơn, sổ sách kế toán và văn kiện giao dịch của các công ty này đều giả.
Loại công ty này được thành lập với các mục tiêu chính sau đây: (1) Che giấu người hay công ty đứng làm chủ tài sản; (2) Tránh các vụ kiện người hay công ty làm chủ tài sản; (3) Được chịu thuế nhẹ; (4) Rửa tiền hay trốn thuế.
Muốn rửa tiền, chỉ cần chuyển số tiền muốn rửa đến một công ty ở các thiên đường thuế. Công ty này sẽ giúp chuyển số tiền đó thành các cổ phiếu vô danh thuộc quyền sở hữu của một công ty bình phong mà không ai biết chuyện đó. Do tính vô danh, người có cổ phiếu có thể xử dụng nó như những tờ giấy bạc mà không cần chứng minh quyền sở hữu.

 Về phương diện pháp lý, công ty bình phong là một công ty hoàn toàn hợp pháp, còn các hoạt động bất hợp pháp được tiến hành trong công ty đó lại là một chuyện khác. Khi bị điều tra, tổ hợp luật Mossack Fonseca nói rằng họ không làm gì bất hợp pháp. Họ chỉ giúp làm các thủ tục hình thành các công ty, còn các công ty đó hoạt động như thế nào họ không biết.

Tổ hợp luật Mossack Fonseca đã thành lập 214.488 công ty bình phong trong 40 năm tồn tại từ 1977 đến 2015, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của tình trạng rửa tiền và trốn thuế trên thế giới ngày nay. Chúng tôi chỉ cần nói đến tình trạng rửa tiền và trốn thuế tại hai quốc gia có tổng sản lượng quốc nội (GDP) lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc, độc giả có thể nhìn thấy rõ hơn tầm quan trọng của thảm họa này.

DELAWERE: CÔNG TY NHIỀU HƠN DÂN SỐ!
Tờ Washington Post ngày 5.4.2016 đã cho phổ biến một tài liệu dưới đầu đề Làm thế nào Hoa Kỳ trở thành một trong những thiên đàng thuế lớn nhất thế giới do bà Ana Swanson, một chuyên viên phân tích về thương mại và kinh tế biên soạn. Tài liệu này cho biết tòa nhà một tầng tại số 1209 North Orange St. ở trung tâm thành phố Wilmington của Delaware trông nhạt nhẽo và vô hại, nhưng trong vài năm qua tòa nhà này đã là địa chỉ đăng ký cho hơn 250.000 doanh nghiệp của các công ty trên toàn thế giới, giúp họ hưởng lợi từ những luật lệ ưu đãi dành cho các doanh nghiệp địa phương.
Tòa nhà một tầng số 1209 North Orange St.

Trong khi đó, dưới đầu đề Delaware: Một Thiên Đường Thuế trên Đất liền (Delaware: An Onshore Tax Haven), Viện về Thuế và Chính Sách Kinh Tế (ITEP) ở Washington DC đã công bố một phúc trình khá đầy đủ và nạn rửa tiền và trốn thuế của các đại tỷ phú ở bang Delaware (gần Washington DC). Bản phúc trình nhấn mạnh “Delaware có nhiều công ty hơn người” (Delaware has more companies than people): Delaware đứng thứ 46 về dân số trong 50 tiểu bang Hoa Kỳ, tại đây chỉ có 935.000 dân nhưng năm 2014 có đến 1.100.000 công ty, bao gồm 65% tài sản của 500 công ty mẹ.
Theo tờ Wall Street Journal, Delaware có luật đảm bảo bí mật tuyệt đối cho hoạt động của các doanh nghiệp. Vì thế sau khi Hồ Sơ Panama được công bố, nhiều quốc gia ở Đông Âu như Nga, Ukraine, Lithuania, Hungary... có công ty bình phong ở Mỹ đã yêu cầu Bộ Tư Pháp Mỹ cung cấp các thông tin về các trường hợp bị nghi là rửa tiền. Chuyên gia Mark Hays nhấn mạnh: “Chúng ta thường nói Hoa Kỳ là một trong những nơi dễ dàng nhất để thành lập cái gọi là các công ty bình phong vô danh”.
Khi tập đoàn Enron của Mỹ bị điều tra, người ta phát hiện công ty này có đến 881 chi nhánh "bình phong" và 692 trong số đó đăng ký hoạt động chỉ riêng ở quần đảo Cayman! Enron là một công ty về khai thác dầu khí có trụ sở ở Texas.
Tổ chức Tax Justice Network đã xếp Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba sau Thụy sĩ và Hồng Kong trong danh sách các quốc gia có chứa chấp nạn rửa tiền và trốn thuế của các công ty nước ngoài, nhưng đứng trước Cayman Islands and Luxembourg.

THẾ GIỚI TÀI CHÁNH NGẦM
Bài phóng sự điều tra ngày 28.3.2016 của hãng tấn AP cho thấy có rất nhiều hình thức rửa tiền ở Trung Quốc, kể cả việc thông qua các ngân hàng lớn của Nhà Nước, hệ thống xuất nhập khẩu và các mạng lưới chuyển tiền ngầm tồn tại từ hàng nghìn năm nay.
Trước những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán và tiền tệ trong nước, Bộ Công An Trung Quốc đã chỉ đạo triệt phá các ngân hàng ngầm. Từ tháng 4/2015 đến nay, đã phá được 170 vụ ngân hàng ngầm hoạt động chuyển tiền tham nhũng, rửa tiền với số tiền lên tới hơn 800 tỷ NDT (126 tỷ USD).

Ngày 20.11.2015, Cục cảnh sát kinh tế Thâm Quyến thông báo đã triệt phá được 10 ngân hàng ngầm, bắt 23 nghi phạm, phong tỏa 1.009 tài khoản với số tiền lên tới 51,6 tỷ NDT.
Cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỷ vào tháng 9/2015 cho hay một mạng lưới rửa tiền toàn cầu do 3 người Colombia cầm đầu ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, từng chuyển hơn 5 tỉ USD cho các băng tội phạm buôn bán ma túy ở Tây Ban Nha và Mexico. Mạng lưới này bị tình nghi hoạt động ở Mỹ, Colombia, Tây Ban Nha, Ecuador và Venezuela.
Ông John Cassara, cựu đặc vụ tình báo tài chính của Bộ Tài chính Mỹ nhận xét: “Đi tới đâu cũng bắt gặp người Trung Quốc ngày càng nhiều. Họ ra nước ngoài nhưng không quên mang theo kiểu làm ăn ở quê nhà, trong đó không thể thiếu thế giới tài chính ngầm”.

Nhiều mạng lưới tội phạm người Israel đang làm ăn với người nhập cư Trung Quốc trên khắp châu Âu để rửa tiền thông qua các mạng lưới chuyển tiền ngầm Trung Quốc, được gọi là “fei qian” (tiền bay). Tháng 2/2016 vừa qua, 6 nhà lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) tại Tây Ban Nha đã bị bắt giữ do nghi ngờ trợ giúp các hoạt động rửa tiền trên khắp châu Âu. Các vụ bắt giữ diễn ra sau khi cảnh sát lục soát văn phòng của ngân hàng lớn nhất Trung Quốc này tại Madrid để điều tra nghi án rửa tiền ít nhất 40 triệu euro. ICBC bị cáo buộc cho phép nhiều người Trung Quốc và tổ chức tội phạm Tây Ban Nha chuyển tiền kiếm được từ các hoạt động tội phạm như buôn lậu, lừa đảo thuế, bóc lột lao động... về Trung Quốc dưới hình thức có vẻ hợp pháp.
Image result for Picture of bank of china in milan
Ngân hàng Trung Quốc ở Milan
Tháng 6 năm ngoái, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) chi nhánh Milan cũng bị giới chức Ý cáo buộc liên quan đến một vụ rửa tiền quy mô 4,5 tỉ euro. Số tiền này được chuyển từ Ý sang Trung Quốc với nguồn gốc được cho là từ các hoạt động mại dâm, làm hàng giả, trốn thuế và bóc lột lao động.
Hiệp Hội Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế cho biết có 16.300 công ty bình phong (1/3) được thành lập ở nước ngoài qua ngõ Hồng Kong và Trung Quốc.
QUYỀN LỰC RỬA TIỀN VÀ TRỐN THUẾ
Hiện nay, vùng Caribean là vùng có nhiều thiên đường thuế nhất gồm 16 hải đảo. Hai đảo Cayman Islands và British Virgin Islands thuộc lãnh thổ hải ngoại của Anh, là nơi có những hoạt động rửa tiền và trốn thuế tấp nập nhất. Các đảo độc lập nầy đều có những luật pháp riêng để bảo vệ quyền lợi của họ. Lâu lâu mới có một vụ nỗi sóng như vụ Hồ Sơ Panama, nhưng rồi đâu lại vào đó. Quyền lợi của các thiên đường thuế cũng là quyền lợi của nhiều quyền lực trên thế giới. Quyền lợi của phía này làm phát sinh ra quyền lợi của phía kia nên họ bảo vệ nhau.
Với Trung Quốc, đài BBC cho rằng “Thật khó để tìm bất kì tài liệu hay nghiên cứu nào về Hồ Sơ Panama ở Trung Quốc. Đặc biệt về những cáo buộc về những họ hàng thân thiết của bảy nhà lãnh đạo hiện tại hay đã nghỉ hưu để chứng minh rằng họ có sự liên kết với công ty nước ngoài.” Khi Trung Quốc hay Mỹ quyết định đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế thì thế giới đành bó tay.
Theo đánh giá của tổ chức Tax Justice Network, năm 2012 có khoảng từ 21.000 đến 32.000 tỷ USD đang được những người siêu giàu trên thế giới giấu trong các công ty ở nước ngoài.
Ngày 20.4.2016
Lữ Giang






__._,_.___

Posted by: Son Tran 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin Cuối ngày-14/11/2024

My Blog List