Vì sao gần nửa triệu doanh
nghiệp ngừng hoạt động?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một cửa hàng
quần áo bán các sản phẩm sản xuất trong nước ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày
29 tháng 10 năm 2014.
Khó có nền kinh tế nào có thể cất cánh trong tình trạng doanh nghiệp
chết hàng loạt, giải thể hay ngừng hoạt động. Giới chuyên gia mô tả tình trạng
bất bình thường, qua sự kiện 46% doanh nghiệp ngừng hoạt động trong vòng 10 năm
qua.
Theo các số liệu chính thức của các cơ quan chuyên môn như Tổng
cục Thống kê, Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch Đầu tư, riêng trong năm 2015,
số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là hơn 71.000 đơn vị, tăng hơn 22% so với
năm trước. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động gia tăng hàng năm, đến nỗi
có sự ví von là một doanh nghiệp ra đời chưa kịp tham gia thị trường, thì lại
có một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn, lâm cảnh nợ nần và phải ngừng
hoạt động.
Việt Nam nên nghiên cứu một tổ chức giúp đỡ cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ, vì đây thể hiện hơn 90% tổng số doanh nghiệp.
- Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành
- Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành
Có nhiều nguyên do để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải rời sân
chơi thị trường, thứ nhất là cạn vốn
mà không có chỗ để vay thêm.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá thành cao, phẩm chất hàng hóa chưa tốt vì công nghệ lạc hậu,
năng suất lao động thấp. Ngoài thuế và phí theo
qui định, tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam dù công hay tư đều phải chấp nhận những khoản chi tiêu không chính
thức, không biết kê vào mục nào.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt Kiều về nước làm
việc ở Hà Nội từ hơn 20 năm qua, nhận xét về nguyên nhân mà ông cho là lớn nhất
khiến các doanh nghiệp tư nhân chết hàng loạt.
“Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp ấy chưa có được sự
hỗ trợ của nhà nước để phát triển từ nhiều mặt. Thí dụ doanh nghiệp chưa
tiếp cận được nguồn vốn, nếu tiếp cận được thì lãi suất vẫn còn quá cao.
Vì vậy trong thời gian tới cần có chính sách tiền tệ như thế nào để cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý. Ngoài ra Việt
Nam nên nghiên cứu một tổ chức giúp đỡ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đây thể
hiện hơn 90% tổng số doanh nghiệp. Nhà nước nói là tạo mọi điều kiện để cho
doanh nghiệp phát triển, thế thì mọi điều kiện đó là cái gì…Nhà nước cần ngồi
lại với các doanh nghiệp để đưa ra những quyết sách mới…”
Trò chuyện với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nguyên thành
viên Ban Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Phan Văn Khải, từng phân tích là về
nguyên tắc, nguồn tín dụng trên thị trường mà các doanh nghiệp tư nhân trông
chờ có thể bị giảm đi khá nhiều, vì các nhà đầu tư đi tìm lợi nhuận cao hơn và
chắc chắn hơn, thông qua việc mua trái phiếu chính phủ được phát hành rất nhiều
trong thời gian qua. Trong dịp đề cập tới những vấn đề bất ổn đang giăng bẫy
nền kinh tế Việt Nam, chuyên gia Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Về khu vực tư nhân trong nước thì rất nhiều doanh nghiệp bị ngừng
hoạt động, số ngừng hoạt động cứ tiếp tục tăng lên. Nhiều doanh nghiệp lớn hơn
không phải ngừng hoạt động, tình trạng hoạt động khá hơn thì lại đi bán cho các
công ty khác qua các thương vụ mua lại sáp nhập… Chính sách của nhà nước vẫn thiên về hỗ trợ
nhiều hơn cho khu vực đầu tư nước ngoài, thay vì khu vực tư nhân trong nước…”
Một cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội, ảnh
chụp ngày 08 tháng 12 năm 2015.
Theo báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015 do Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phổ biến, tổng số doanh nghiệp đã đăng ký thành
lập vào khoảng 941.000 đơn vị, tính từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm
2000. Riêng trong giai đoạn từ 2007 đến 2015 tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt
động lên tới 428.000 đơn vị tương đương 45,5% tổng số doanh nghiệp. Như vậy
tính đến cuối năm 2015 Việt Nam đang có khoảng 513.000 doanh nghiệp, đại đa số
là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh các vấn đề thuộc về chính sách như thuế, phí và tỷ giá, doanh
nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi thủ tục hành chính nhiêu khê và bất hợp lý. Vấn đề
này vô hình chung góp phần tăng thời gian và chi tiêu của doanh nghiệp. Báo chí
Việt Nam thường ví von thủ tục hành chính: hành là chính, còn nguyên Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì từng cám cảnh, thủ tục bây giờ ác độc lắm không
có tiền là không xong.
Trong xu hướng cải cách ở Việt Nam, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng
việc cần làm ngay là cải cách một cách thực chất về thủ tục hành chính. Ông
nói:
“Lãnh đạo nhà nước đã nói bế tắc lớn nhất của chúng ta là vấn đề thủ
tục hành chính chưa được khai thông. Cho nên cải cách hành chính là vấn đề ưu
tiên hàng đầu đối với việc quản lý nhà nước. Như vậy đã biết hướng đi rồi còn
lại là cải cách hành chính như thế nào. Ở cấp Trung ương phải làm gì, ở cấp địa
phương thực hiện ra sao, đi đến chỗ những người tiếp cận với nhân dân có thái
độ như thế nào để được nhân dân ủng hộ. Việc này không chỉ thay đổi tư duy mà
còn là phong cách xử lý trong quan hệ với dân, để cho nhà nước và nhân dân gần
nhau hơn, có được sự hợp tác chặt chẽ giữa nhân dân và nhà nước để có thể vươn
lên, việc này là ưu tiên hàng đầu…”
Được biết Chính phủ Việt Nam đã tiến hành cải cách hành chính theo
nghị quyết 30 năm 2011. Cho đến nay, kế hoạch này đã đi nửa đoạn đường 2011-2020
nhưng kết quả đạt được không đáng kể. Tình trạng này đã được các đại biểu Quốc
hội khóa 13 nhận xét nặng nề, trong kỳ họp cuối cùng trước khi mãn nhiệm.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành tiếp lời:
Chính sách của nhà nước vẫn thiên về hỗ trợ nhiều hơn cho khu vực
đầu tư nước ngoài, thay vì khu vực tư nhân trong nước.
- chuyên gia Phạm Chi Lan
- chuyên gia Phạm Chi Lan
“Muốn cải cách hành chính thì cải cách thể chế như thế nào. Cái gì
cần cải cách trong thể chế, cái gì cần phải đưa ra trong những qui định mới,
trong việc xử lý công việc của các bộ các ngành như thế nào, tổ chức ra những
cơ chế gì để ủng hộ doanh nghiệp phát triển, cơ chế gì để cho nhân dân có thể
tham gia phát triển, không chỉ kinh tế mà thôi mà còn về vấn đề tự do, phát huy
dân chủ, làm chủ đất nước...”
Tệ nạn tham nhũng làm suy yếu hệ thống công quyền và mất niềm tin
của nhân dân. Trong các cuộc hội thảo, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp
phản ánh rất nhiều về tình trạng phải thực hiện các khoản chi không chính thức.
Riêng ông Bùi Kiến Thành mô tả tham nhũng ở Việt Nam là một quốc nạn, mà đã đến lúc phải có các nỗ lực quyết liệt để
giảm bớt tình trạng này. Ông nói:
“Phòng chống tham nhũng cần phải làm quyết liệt hơn các thời trước,
phải có phương pháp nào để trên bảo dưới phải nghe…phải có kỷ cương phép nước
như thế nào, để cho các công chức nhà nước thực sự phục vụ nhân dân chứ không
phải là lãng quên trách nhiệm của mình là người phục vụ nhân dân…”
Vấn đề doanh nghiệp chết hàng loạt có xu thế gia tăng trong thời
gian tới. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thông báo, tân Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đồng ý tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp tư nhân dự kiến vào
cuối tháng 4/2016 sắp tới tại Dinh Thống Nhất Saigon. Tân Thủ tướng mong muốn
lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp để tìm giải pháp phát triển, trong bối cảnh đã
có tới 428.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động vì khó khăn trong 10 năm qua.
207.187 tỷ đồng mỗi năm biến đi đâu?
Bởi Admin
12/04/2016
0 phản hồi
Mạnh Kim
Hồ sơ Panama Papers, cho đến thời điểm này, chưa thấy tiết lộ
thông tin gì liên quan Việt Nam nhưng tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Global Financial
Integrity (GFI, Washington DC; được thành lập năm 2006 với mục đích khảo sát
dòng tiền phi pháp tuồn ra nước ngoài của các quốc gia, đặc biệt các nước đang
phát triển) đã thống kê số tiền phi pháp được tuồn khỏi Việt Nam. Báo cáo GFI
công bố tháng 12-2015 cho biết, từ năm 2004 đến 2013, các nước đang phát triển
thất thoát đến 7,8 ngàn tỷ USD với tỉ lệ tăng trung bình 6,5%/năm - gấp đôi tỉ
lệ GDP toàn cầu.
Dòng chảy tài chính bất hợp pháp (illicit financial flows) được
định nghĩa là những phi vụ chuyển tiền hoặc vốn từ nước này đến nước kia. Gọi là
“bất hợp pháp” bởi nguồn tiền được chuyển là tiền có được từ những hoạt động
phi pháp chẳng hạn buôn lậu hoặc tham nhũng. Việc lập công ty ma ở những thiên
đường trốn thuế được xem là phi pháp và việc cắn xé nguồn vốn ODA để tư túi và
chuyển cất ở nước ngoài tất nhiên cũng không hợp pháp. Với Việt Nam, báo cáo GFI cho biết, dòng tiền
phi pháp chảy ra nước ngoài đã tăng liên tục:
Năm 2004: 4,034 tỷ USD
Năm 2005: 4,665 tỷ USD
Năm 2006: 4,964 tỷ USD
Năm 2007: 5,473 tỷ USD
Năm 2008: 7,633 tỷ USD
Năm 2009: 13,054 tỷ USD
Năm 2010: 8,358 tỷ USD
Năm 2011: 11,967 tỷ USD
Năm 2012: 14,940 tỷ USD
Năm 2013: 17,837 tỷ USD
Tổng cộng: 92,935 tỷ USD (tức trung bình 9,293 tỷ USD/năm)
Năm 2005: 4,665 tỷ USD
Năm 2006: 4,964 tỷ USD
Năm 2007: 5,473 tỷ USD
Năm 2008: 7,633 tỷ USD
Năm 2009: 13,054 tỷ USD
Năm 2010: 8,358 tỷ USD
Năm 2011: 11,967 tỷ USD
Năm 2012: 14,940 tỷ USD
Năm 2013: 17,837 tỷ USD
Tổng cộng: 92,935 tỷ USD (tức trung bình 9,293 tỷ USD/năm)
Trong bài viết trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (1-4-2016), kinh tế
gia Vũ Thành Tự Anh cho biết, “trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh
ngân sách xấu như bây giờ”. Không chỉ vậy, nợ công Việt Nam đang tiến đến ngưỡng
“chết chùm”. Chiếc đồng hồ đo nợ công toàn cầu (cập nhật liên tục) của The
Economist (truy cập ngày 12-4-2016) cho biết, nợ công Việt Nam hiện là 94.854.098.361 USD, tức mỗi đầu người, bất luận trẻ nhỏ hay cụ
già, ông bán vé số hay cô nhân viên ngân hàng, phải gánh khoản nợ công là
1.039,67 USD. Điều trớ trêu là con số tổng thất thoát tài chính Việt Nam từ 2004 đến 2013 như nói ở
trên (92,935 tỷ USD), mà tất nhiên người
nghèo không hề liên quan, lại khá gần bằng với con số tổng nợ công (hơn 94,854
tỷ USD).
Trong bối cảnh kinh tế co thắt và khủng hoảng ngân sách sâu, bởi
chủ yếu tình trạng thu chi bừa bãi và lạm dụng nguồn vốn vay ODA, tức một nền
kinh tế cực kỳ bấp bênh không an toàn, người giàu chắc chắn còn tiếp tục chuyển
tiền và tài sản ra nước ngoài, hợp pháp lẫn bất hợp pháp, như cơn sốt diễn ra
lâu nay. Dòng tiền này dường như không được giám sát hoặc ngăn chặn. Cần biết,
tổng ngân sách cho giáo dục năm 2015 là gần 225.000 tỷ đồng. Trong khi đó, mỗi
năm lại có 9,293 tỷ USD (khoảng 207.187 tỷ đồng) được chuyển ra nước ngoài, một
cách bất hợp pháp. Ai chuyển và bằng cách nào? Dĩ nhiên khi liệt kê hơn 140
quốc gia và công bố các thương vụ chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp hàng
năm, GFI phải có nguồn. Họ không thể công bố bừa bãi mà không có bằng chứng. Chẳng
phải tự nhiên mà Ngân hàng Thế giới tuyên bố ngưng cho vay ODA từ năm sau
(2017).
Ngân sách khô hạn, tài chính quốc gia lại bị “xuất huyết”, đất
nước xác xơ chỉ còn lại những tấm lưng nghèo. Người dân tiếp tục đối mặt với nợ
chồng nợ, theo đà cơn sốt lễ hội tốn kém quanh năm và những công trình tượng
đài chưa bao giờ mang lại phúc lợi xã hội và đóng góp cho tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế. Không dính dáng gì đến những cuộc “nhậu ngân sách” điên cuồng vô tội
vạ, người dân bây giờ lại bị buộc phải “đổ vỏ”, phải gánh cái khoản nợ chết
tiệt mà họ chưa bao giờ có trách nhiệm gây ra.
Con số ước tính dòng tiền phi pháp chảy khỏi Việt Nam mỗi năm.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.