Vụ Formosa rồi
sẽ ra sao?
Lữ Giang
Trong
bài “Vụ Formosa sắp
bùng nổ lớn?” phổ biến ngày 26.5.2016, chúng tôi đã tóm lược những nét
chính về những bất thường trong việc cho phép tập đoàn Formosa Hà Tĩnh thành
lập nhà máy sản xuất gang thép và khai thác cảng nước sâu Sơn Dương ở Vũng Áng
Hà Tĩnh, bất chấp các thủ tục điều tra cần thiết, với hậu quả đầu tiên là hàng
trăm tấn cá chết đã nổi lên từ Vũng Áng kéo dài đến Thừa Thiên, đưa tới những
cuộc biểu tình lớn bùng nổ từ Bắc vô Nam. Đây là hiện tượng chưa từng có từ
30.4.1975 đến nay.
OBAMA ĐÃ CỨU
ĐẢNG CSVN!
Trong
khi làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng như nước vỡ bờ, ngày 23.5.2016 Tổng Thống
Obama đã tới thăm Việt Nam, mục tiêu chính là mở rộng thị trường bán vũ khí và
thuyết phục Việt Nam gia nhập một liên minh trong khu vực để ngăn chận sự bành
trướng của Trung Quốc. Người Việt đấu tranh ở trong nước cũng như hải ngoại chờ
đợi ông lên tiếng về vụ cá chết, nhưng ông đã không làm như thế. Trong bài diễn
văn dài đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 24.5.2015, ông không
nói gì đến vụ cá chết mà nhấn mạnh đến sự cần thiết phải gia tăng sự hợp tác
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông nêu cao tinh thần chống Trung Quốc của người Việt
và cổ võ tinh thần tự do dân chủ. Ông tuyên bố: “Việt Nam là một quốc gia
độc lập, có chủ quyền, và không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp
đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn” (như Mỹ đã làm
dưới thời VNCH) và “Hoa
Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam”… Mọi
người vỗ tay ào ào!
Quả
thật bài diễn văn của ông có giá trị thuyết phục rất cao. Sau khi nghe bài diễn
văn đó, nhiều người Việt ở trong cũng như ngoài nước, nhất là người Việt đấu
tranh, tin rằng Mỹ đang trở lại Việt Nam như trước năm 1975. Một người tự coi
mình là “siêu lãnh tụ” của Miền Nam, từ khi qua Mỹ đến nay vẫn nằm im, nay nghe
bài diễn văn đó, đã bật đứng lên kêu gọi đàn em phải “vùng dậy” và quay về lại
Việt Nam vì “thời cơ đã đến!”
Lớp trẻ
mới lớn lên biết rất ít về lịch sử đất nước, chuyện vui mừng không có gì lạ.
Rất nhiều người thuộc lớp già tuy đã từng chiến đấu với Mỹ 20 năm và đã sống
trên đất Mỹ 40 năm, nay được Tổng Thống Obama cho uống nước đường, cũng bổng
trở lại ngây thơ như những đứa trẻ. Họ quên rằng, trước khi ký Hiệp Định Paris,
ngày 14.11.1972 Tướng Haig được cử đến Saigon trao cho Tổng Thống Thiệu một
thông điệp trong đó Tổng Thống Nixon có cam kết mạnh mẽ như sau: “Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà
Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi cương quyết sẽ có
hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt.” Nhưng trưóc đó,
ngày 20.6.1972 Kissinger đã đến Bắc Kinh bí mật trao Miền Nam cho Trung Quốc!
Tổng Thống Thiệu vì quá ngây thơ và yếu kém đã để mất Miền Nam chỉ trong 40
ngày.
Sau khi
Tổng Thống Obama đến Việt Nam và cho uống nước đường, vụ cá chết đang bùng lên
như nước vở bờ, bỗng nhiên lắng xuống một cách kỳ lạ. Khi gặp Tổng Thống Obama,
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đứng ép sát vào vai ông ta với nụ cười sung
sướng gióng một đứa trẻ thấy mẹ đi chợ về: Bây giờ “Địch” và “Đồng Minh” đã trở thành
một! Báo chí Đảng ca tụng “Dấu ấn Obama” đã “để lại nhiều thành tựu
và ấn tượng tốt đẹp cho cả hai phía”!
ĐIỀU TRA ĐI TỚI ĐÂU?
Khi
vụ cá chết bắt đầu nổi lên tại Vũng Áng ngày 4.4.2016 thì ngày 21.4.2016 Bộ
trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã thông báo cho Công ty Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh biết sẽ kiểm tra việc xử lý các chất thải của công ty này. Cuộc kiểm
tra sẽ bắt đầu vào ngày 26/4.
Theo
Bộ Công Thương, Đoàn kiểm tra gồm Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công
nghiệp, Tổng cục Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặng và Sở Công thương Hà Tĩnh.
Cuộc kiểm tra có sự tham dự của một số chuyên viên ngoại quốc.
Bộ
Tài nguyên - Môi trường cho biết ngày 5.5.2015 các tổ không chỉ làm việc tại Formosa
mà còn đi kiểm tra các doanh nghiệp khác ở Khu kinh tế Vũng Áng như Công ty
điện lực dầu khí Vũng Áng và khu Trung tâm dịch vụ và hạ tầng Khu kinh tế Vũng
Áng.
Tổ 2
kiểm tra về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, mua bán và xử dụng hóa chất của Formosa,
toàn bộ quá trình súc rửa đường ống của dự án và các nhà thầu tham gia có liên
quan.
Tổ 3
kiểm tra về bảo vệ môi trường với các công trình thu gom vận chuyển và xử lý nước
thải sinh hoạt, nước thải sinh hóa, nước thải công nghiệp; việc nhập khẩu và sử
dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải, xưởng xử lý nước cấp, hệ thống
thoát nước mưa và nước thải của toàn bộ dự án của Formosa.
Một lãnh
đạo cao cấp của Công ty Formosa Hà Tĩnh cho biết những ống cống chôn dưới lòng
biển là một phần của hệ thống kênh xả thải thuộc dự án Formosa. Kênh rộng 1m,
dài 1,5 km, nằm ở độ sâu cách mặt nước 17 m và cách bờ khoảng 1,5 km. Theo
thiết kế công ty muốn xây một đường ống ngầm dưới lòng đất, nhưng nhà chức
trách địa phương không cho, họ muốn kiểm tra thường xuyên. Do đó, chúng tôi
thay đổi thiết kế xây hệ thống kênh.
Một bản
tin được công bố ngày 10.5.2016 cho biết giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường nói rằng công tác quản lý chất thải công nghiệp
hiện nay đang có vấn đề. Theo kế hoạch ban đầu, nước thải dự án Formosa sẽ xả ra sông Quyền
nhưng khi đi vào vận hành lại đổ ra biển. Ông đặt câu hỏi: “Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Tĩnh ở đâu, và họ có giám sát trong quá trình doanh nghiệp xây dựng
dự án?” Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho rằng vì việc
đầu tư hệ thống xử lý chất thải có chi phí rất cao, xây dựng đắt đỏ, vận hành
khó khăn nên có những nhà máy buổi ngày cho vận hành hệ
thống xử lý thải, nhưng tối lại cho xả trộm.
Trong
cuộc họp báo chiều ngày 2.6.2016 ở Hà Nội, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ
ông Mai Tiến Dũng khẳng định rằng các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân
cá chết. Tuy nhiên Thủ tướng chỉ đạo mời tư vấn trong ngoài nước
để phản biện.
VnExpress
trích lời Bộ trưởng Thông tin Truyển thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh rằng, việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên
quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Theo lời ông Bộ
trưởng, ngoài bằng chứng khoa học còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm
pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường.
CHƯA THẤY GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Việc
kiểm tra nói trên chỉ mới là kiểm tra về quản lý môi trường mà thôi, chưa có giám
định tư pháp theo luật định.
Bộ luật
Hình sự 1999 của Việt Nam ở Chương 17 có quy định “Các tội phạm về môi trường”
trong đó có các tội danh như sau:
(1)Tội
gây ô nhiễm không khí, (2) Tội gây ô nhiễm nguồn nước, (3) Tội gây ô nhiễm đất,
(3) Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo
đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, (4) Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người, (4) Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, (5) Tội
huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, (6) Tội huỷ hoại rừng, (7) Tội vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm và (8) Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt
đối với khu bảo tồn thiên nhiên.
Nếu Công
ty Formosa Hà Tịnh bị xác định vi phạm việc quản lý môi trường đã gây ra vụ cá
chết nói trên, ngoài trách nhiệm hành chánh và dân sự, các nhân vật quản lý
công ty cũng như các nhân vật chính quyền dung dưỡng cho Công ty Formosa vi phạm
luật pháp đều phải bị truy tố về các tội hình sự theo quy định nói trên. Nhưng muốn truy tố, phải cho thực hiện ngay công tác
Giám định Tư pháp, chứ không thể căn cứ vào phúc trình về vi phạm quản lý môi
trường để truy tố được. Các phúc trình này chỉ được coi là thông tin
(information) chứ không phải bằng chứng luật định.
Người phụ trách
việc giám định tư pháp hình sự phải là những người được quy định trong điều 60
của Bộ Luật Hình Sự Tố Tụng năm 2003 chứ không phải
các chính phủ ngoại quốc hay bất cứ cha chằng chú kiết nào khác như nhiều người
đã tưởng.
Sau khi
cơ quan điều tra về quản lý môi trường hay cơ quan tư pháp xác định người hay
cơ quan có trách nhiệm gây ra vụ cá chết, những người bị thiệt hại mới có thể
nộp đơn xin bồi thường thiệt hại.
ĐIỀU TRA ĐẦU TƯ THEO PHONG BÌ
Tài liệu
cho thấy ngày 15.1.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh gởi đơn xin đầu tư ở Vũng Án
thì ngày 16.1.2008, tức chỉ một ngày sau, ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, đã đích thân làm tờ trình xin Thủ tướng
cho phép Công ty Formosa đầu tư. Như vậy ông Cự đã không cho mở cuộc điều tra
xem công ty này có khả năng sản xuất gang thép hay không, việc cho mở nhà máy
tại Hà Tĩnh có phương hại gì đến môi trường và an ninh quốc phòng hay không,
thị trường gang thép trên thế giới lúc đó như thế nào… Tại sao ông lại đề nghị
một cách vội vàng như vậy? Có phải do phong bì hay không?
Chưa
đầy 2 tháng sau, ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn
mang số 323/TTg-QHQT đồng ý cho thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh và khai thác
cảng Sơn Dương. Ngày 21.5.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh nộp đơn xin chấp nhận
Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương. Mới hơn nữa
tháng, ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã vội ký Công
văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện hai dự án nói
trên.
Nói
tóm lại, từ Bí Thư Võ Kim Cự, đến
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đêu đã hành động
một cách hấp tấp, không mở các cuộc điều tra và tham khảo các cơ quan chuyên
môn theo luât định, chẳng quan tâm kết quả sẽ như thế nào... Nếu không có phong
bì lớn, không ai dại gì làm nhanh như vậy.
Nay Nguyễn
Tấn Dũng đã bị bãi chức, Võ Kim Cự qua làm Bí thư, Chủ tịch Đảng đoàn Liên minh
HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020, còn Hoàng Trung Hải được cho vào Bộ Chính Trị
và làm Bí Thư Thành Ủy
Hà Nội. Nghe nói Nguyễn Phú Trọng đang dọn đường cho Hoàng Trung Hải lên
làm Tổng Bí Thư? Làm gì thì làm, công luận sẽ không thể tha thứ những tên tội
phạm nầy được.
ĐÀI LOAN MUỐN
NHÚNG TAY VÀO?
Hôm nay
16.6.2016 đã có một cuộc họp báo tại Quốc hội Đài Loan về công ty Formosa Hà
Tĩnh do ba dân biểu Ngô Côn Dụ, Tô Trị Phân và Vưu Mỹ Nữ tổ chức với sự tham dự
của các tổ chức phi chính phủ, các nhóm bảo vệ môi trường và các luật sư. Các
dân biểu Đài Loan nói rằng nếu Formosa là thủ phạm của hàng tấn cá chết thì có thể gây tổn hại cho chính sách của tân Tổng
thống Thái Anh Văn vì bà muốn xúc tiến đầu tư vào Đông Nam Á trong
nỗ lực giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Dân biểu Tô Trị
Phân nhấn mạnh: «Sẽ là xáo trộn bất tận» cho chính sách
Hướng Nam, nếu tân chính phủ không thận trọng giải quyết trước những quan ngại
lớn lao của công chúng Việt Nam trước thảm họa này.
Ông Vương
Kiếm Bình cho biết Đài Bắc đã đề nghị hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc điều
tra hiện tượng cá chết, nhưng bị từ chối. Trong cuộc họp hôm 8.6.2016 tại
Washington DC, Đại sứ Ted Osius của Mỹ cũng cho biết sứ quán Mỹ cũng đã có đề
nghị giúp đỡ tìm nguyên nhân cá chết với Việt Nam nhưng Việt Nam đã không nhận
lời.
Trên
nguyên tắc, về phương diện chủ quyền quốc gia, không một chính phủ nào để
cho chính phủ khác điều tra các vụ việc xảy ra trên đất nước mình. Các chuyên viên ngoại
quốc có thể được mời tham gia, nhưng phúc trình của họ chỉ có giá trị như những
thông tin (information) chứ không được coi là bằng chứng pháp lý, không
dùng để truy tố được.
HƯỚNG GIẢI
QUYẾT VỤ FORMOSA
Phải
nói ngay rằng không người Việt Nam nào chấp nhận cho một công ty ngoại quốc đem
đổ vào Việt Nam nhưng thứ rác rưởi đã gây nhiều tai họa đang bị thế giới đẩy ra,
chỉ có những người được nhận phong bì lớn mới dám làm chuyện đó, bất chấp sự
sống chết của những người khác. Bao lâu Công ty Formosa chưa ra đi, các biến động
sẽ tiếp tục xảy ra và ngày càng lớn, ông Obama sẽ không còn cứu vãn được nữa.
Vấn
đề đặt ra là làm thế nào để Công ty Formosa có thể ra đi mà chính phủ không
phải bồi thường (khoảng 4 tỷ USA) theo như hợp đồng Ủy Ban Nhân Dân Hà Tĩnh đã
ký kết sau khi nhận phong bì. Chúng tôi nghĩ rằng nếu xác định được Công ty Formosa
Hà Tĩnh là thủ phạm vụ cá chết, việc truy tố phải được tiến hành ngay. Dĩ
nhiên, Công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ thuê những luật sư danh tiếng để tranh tụng,
vấn đề giám định hay tái giám định tư pháp phải được thực hiện nhiều lần, do đó vụ
tranh tụng có thể kéo dài trong nhiều năm. Việt Nam cần thương thảo
với chính phủ Đài Loan để dàn xếp cho mọi việc được tiến hành nhanh chóng và
Công ty Formosa Hà Tĩnh ra đi càng sớm càng tốt.
Riêng
với ba thủ phạm chính là Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải và Võ Kim
Cự, sau khi diều tra có kết quả, chính phủ cũng phải truy tố ngay.
Bao che hay kéo dài cũng sẽ đưa tới biến động. Thời đại thông tin điện toán
không cho phép giải quyết như trước đây được nữa.
Ngày
23.6.2016
Lữ Giang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.